Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 28)

* Mối quan hệ giữa MR và MC có 3 trường hợp xảy ra:

- Nếu MR > MC chủ doanh nghiệp phải mở rộng quy mô sản xuất, tăng sản lượng để tăng lợi nhuận.

- Nếu MR < MC càng sản xuất kinh doanh, chủ doanh nghiệp càng thua lỗ. Do đó cần phải thu hẹp quy mô sản xuất, giảm sản lượng để tăng lợi nhuận (giảm thua lỗ).

- Nếu MR = MC chủ doanh nghiệp đã đạt sản lượng tối ưu để có được lợi nhuận tối đa.

* Quy tắc tối đa hoá lợi nhuận

Từ mối quan hệ MR với MC ta có quy tắc chung để tối đa hoá lợi nhuận,

các chủ doanh nghiệp sẽ chọn sản xuất mức sản lượng tại điểm có MR = MC.

Tuy nhiên, trong thực tế kinh doanh ngoài mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp vẫn có thể theo đuổi mục tiêu tối đa hoá doanh thu (doanh thu cao nhất). Để đạt được mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng tại điểm có MR = 0; hoặc mức sản lượng tại điểm có E = 1 (độ co dãn của cầu theo giá = đơn vị).

* Tối đa hóa trong sản xuất ngắn hạn có hai loại chi phí: Chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC). Doanh nghiệp phải có quyết định: có nên tiếp tục sản xuất hay tạm ngừng sản xuất và nếu tiếp tục sản xuất thì sản xuất 1 lượng cần xác định là bao nhiêu?

Doanh nghiệp sẽ đạt được lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà ở đó doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên (MR = MC).

Đồ thị minh họa: Các mqh giữa Dt cận biên (MR), CP cận biên (MC), CP biến đổi BQ (ATC) (trang 124 – KTH Vi mô)

* Tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất dài hạn: Trong sản xuất dài hạn không còn chi phí cố định, doanh nghiệp có thể quyết định nên xây dựng một

năng lực sản xuất đến mức nào là tối ưu, tức là xác định lượng chi phí cố định tối ưu.

- Để tối đa hóa lợi nhuận cần phải loại trừ chi phí cố định (có nghĩa là mọi chi phí đều biến đổi) như: phương pháp ngắn hạn, doanh nghiệp coi giá cả thị trường là cho trước và doanh thu cận biên của doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên. Doanh nghiệp sẽ giảm sản lượng khi chi phí cận biên vượt doanh thu cận biên(MC>MR). Doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa bằng việc cân bằng doanh thu cận biên và chi phí cân biên.

Đồ thị minh họa: viec tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn(trang 126 – KTH Vi mô)

* Tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh và độc quyền.

- Hành vi và quyết định tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo: các doanh nghiệp chỉ tăng cường nếu hoạt động nào có doanh thu tăng thêm vượt mức chi phí tăng them. Nếu một sự gia tăng về sản lượng làm tăng doanh thu nhiều hơn chi phí thì việc tăng sản lượng đó sẽ làm tăng lợi nhuận. Còn trường hợp ngược lại nếu một sự gia tăng về sản lượng làm thu nhập ít hơn chi phí thì việc tăng chi phí thì việc tăng sản lượng đó sẽ làm giảm lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp lựa chọn mức sản lượng đó sẽ làm giảm lợi nhuận. Ở mức sản lượng này doanh nghiệp sẽ tối đa hóa được lợi nhuận. Trường hợp giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất hoặc cung ứng được thị trường chấp nhận thì điều kiện đó sẽ là MR=MC=P (P là giá cả).

Đồ thị minh hoại: Một doanh nghiệp cạnh tranh tạo ra lợi nhuận dương(trang 127 – KTH Vi mô)

+ Nếu mức gia tăng đầu vào tăng đầu trong quá trình sản xuất mang lại nhiều thu nhập hơn chi phí thì việc gia tăng đầu vào này sẽ mang lại thêm lợi nhuận. Còn ngược lại, nếu việc tăng đầu vào làm tăng thêm thu nhập ít hơn so với chi phí thì việc gia tăng này sẽ làm giảm lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp sẽ lựa chọn mức sử dụng đầu vào ở mức sản phẩm doanh thu cận biên (MRP) bằng chi phí cận biên của nó. Khi đó lợi nhuận sẽ cực đại.

- Hành vi và quyết định tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cạnh tranh độc quyền: Biểu hiện tập trung nhất của vấn đề này là quyết định số lượng (Q) và giá cả (P) hàng hóa bán ra trên thị trường. Cạnh tranh độc quyền là một cấu trúc của thị trường bao gồm nhiều doanh nghiệp sản xuất và bán ra những sản phẩm tương tự nhưng có phân biệt với nhau chút ít.

Về ngắn hạn, cạnh tranh độc quyền giống như độc quyền, đều bảo đảm MR=MC khi tối đa hóa lợi nhuận. Còn về dài hạn, tất cả lợi nhuận thuần túy sẽ được cạnh tranh bằng hết.

Chương 4: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô Câu 15: Khái niệm tổng sản phẩm quốc dân (GNP):

Tổng sản phẩm quốc dân là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các

hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường là 1 năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình.

- Là chỉ tiêu đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một nước tiến hành trong một thời kỳ.

- Nó được sử dụng bằng thước đo tiền tệ cho các hàng hoá khác nhau mà các hộ, hãng, Chính phủ tiêu dùng trong một thời kỳ.

- Là những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của hộ gia đinh (quần áo, thức ăn); thiết bị, nhà xưởng mới xây của hãng; hàng hoá và dịch của các cơ quan quản lý Nhà nước; phần chênh lệch xuất và nhập khẩu.

Ưu điểm: dùng giá trị để quy đổi hàng hoá do đó so sánh được với các nước

khác nhau, giữa các thời kỳ.

Nhược điểm: do lạm phát đưa mức giá lên, vì thế việc đánh giá chỉ tiêu thiếu chính

xác.

Khắc phục: sử dụng 2 khái niệm GNP danh nghĩa (GNPn) và GNP thực tế (GNPr).

- GNPn đo lường tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá hiện hành. - GNPr đo lường tổng sản phẩm quốc dân tính theo giá cố định.

- Cầu nối GNPn với GNPr là chỉ số giá cả hay gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP.

GNPn GNPn D = 100 hay GNPr = GNPr D

Như vậy khi biết chỉ số D, ta tính được GNPr từ GNPn; hoặc biết D và GNPr ta tính được GNPn cùng một thời kỳ.

Tuỳ mục tiêu phân tích mà ta sử dụng GNP nào. Dùng GNPn để phân tích mối quan hệ tài chính, ngân hàng; dùng GNPr để phân tích tăng trưởng.

Câu 16: Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội (GDP):

GDP đo lường tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản

xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Thành phần của GDP: mọi công dân, mọi hãng (kể cả người nước ngoài sản xuất trên quốc gia mình); nhưng không tính hàng hoá sản xuất ở nước ngoài do công dân nước đó mang về. Phần thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài là chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước ta. Từ đó có công thức thể hiện mối quan hệ giữa GNP và GDP như sau:

GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài GDP = GNP - Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài

Từ 2 đẳng thức, do đó tuỳ nguồn số liệu ta có thể tính GDP theo GNP hoặc GNP theo GDP.

Câu 17: Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ

- So sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới thông qua tỷ giá hối đoái theo đồng tiền mạnh (đồng đô la).

- Tính tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm. - Phân tích sự thay đổi mức sống của quốc gia.

GNP bình quân đầu người =

GN P

Dâ n số

GNP bình quân đầu người phụ thuộc GNP và dân số, vì vậy vấn đề đời sông là giải quyết dân số và năng suất lao động.

- Dùng để hoạch định chiến lược phát triển kinh tế và kế hoạch ngân sách, tiền tệ.

Với ý nghĩa quan trọng của GNP, do đó cần phải có phương pháp tính chính xác.

Câu 18: Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu GNP, NNP, Y và YD:

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w