Sự phối hợp chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 45)

* Về mặt lý thuyết

Hai chính sách là hai cách giải quyết khác nhau của Chính phủ. Tuy nhiên, cuối cùng đều tác động đến tổng cầu và sản lượng. Vì thế, cùng thực hiện mục tiêu trên, có hai cặp chính sách thường được áp dụng:

- Tài khoá lỏng, tiền tệ lỏng khi AD quá thấp (thời kỳ suy thoái) sẽ làm tăng tổng cầu và tăng thu nhập.

- Tài khoá chặt, tiền tệ chặt khi AD ở mức quá cao (thời kỳ hưng thịnh) sẽ làm tổng cầu giảm, thu nhập giảm và lạm phát giảm.

- Tài khoá chặt, tiền tệ lỏng hoặc ngược lại khi AD ở mức vừa phải nhằm ổn định AD (vì các hãng, hộ vẫn tăng chi tiêu, đầu tư nên Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu để ổn định tổng cầu).

Có nhiều yếu tố tác động đến thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ. Vì thế hiệu lực của các chính sách không diễn ra hoàn toàn như lý thuyết. Tuy nhiên, chính sách tài khoá vẫn được coi trọng hơn chính sách tiền tệ, vì chính sách tài khoá tác động trực tiếp đến AD (diễn ra nhanh); còn chính sách tiền tệ phải qua sự lan truyền của thị trường tiền tệ rồi mới tác động đến tổng cầu (chậm phát huy tác dụng), hơn nữa rất có thể tăng cung tiền vẫn không đẩy được đường LM sang phải mà chuyển toàn bộ vào giá gây lạm phát trầm trọng.

* Tai sao phải phối hợp:

- Nếu chỉ thay đổi chính sách tài khóa đơn lẻ mà không áp dụng chính sách tiền tệ thì sẽ dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư. Ví dụ: Tăng chi tiêu của Chính phủ thì tổng cầu tăng, cung tiền không tăng làm cho lãi suất tăng dẫn đến đầu tư giảm dẫn đến làm cho tổng cầu giảm.

- Nếu chỉ áp dụng chính sách tiền tệ đơn lẻ mà không áp dụng chính sách tài khóa khi thực hiện các mục tiêu của nền kinh tế sẽ chậm. Ví dụ: Khi nền kinh tế suy thoái mà chỉ áp dụng tăng tiền, giảm lãi suất mà không áp dụng chính sách chi tiêu của Chính phủ thì sẽ dẫn đến sản lượng sẽ tăng chậm

Cho nên phối hợp các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thì nó giải quyết được các mục tiêu đặt ra nhanh hơn, tốt hơn.

* Cách thức phối hợp:

- Khi nền kinh tế suy thoái cách thức phối hợp là: Mở rộng chính sách tài khóa và nới lỏng chính sách tiền tệ. Mở rộng chính sách tài khóa có nghĩa là tăng chi tiêu của Chính phủ và giảm thuế; nới lỏng chính sách tiền tệ là tăng cung tiền và giảm lãi suất.

- Khi nền kinh tế lạm phát: Thu hẹp chính sách tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ.

Câu 24: Cầu tiền

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 45)