Phân loại lợi nhuận

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 27)

- Lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu với tổng chi

phí tính toán (số tiền thực tế doanh nghiệp phải bỏ ra và thu về trong sản xuất kinh doanh; không tính chi phí tiềm ẩn).

- Lợi nhuận kinh tế được phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả kinh tế của quá

trình sản xuất kinh doanh. Nó là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu khi bán hàng với tổng chi phí kinh tế (cả chi phí thực tế và chi phí cơ hội. Vì vậy, nó là chỉ tiêu để lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh cho hiệu quả Kinh tế cao.

- Lợi nhuận trung bình là phần lợi nhuận được tính toán trên cơ sở tỷ lệ lãi

của vốn đầu tư mà chủ doanh nghiệp đã bỏ vào quá trình kinh doanh. Do vậy, khi lợi nhuận đạt mức trung bình thì lợi nhuận kinh tế bằng không. Phấn đấu để lợi nhuận kinh tế cao hơn lợi nhuận trung bình là mục tiêu của sự lựa chọn đối với chủ doanh nghiệp.

.2 Nguồn gốc lợi nhuận

Trong sản xuất kinh doanh, có nhiều lý do để hình thành nên lợi nhuận: - Nắm được thời cơ kinh doanh: cơ hội thị trường, hợp tác kinh tế, chính sách của quốc gia, quốc tế.

- Chọn được phương án tối ưu trong sản xuất kinh doanh (kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào cho sản lượng tối đa).

- Kiểm soát được gía cả và sản phẩm bán ra trên thị trường (lợi thế độc quyền).

- Mạo hiểm, sáng tạo, đổi mới hàng hoá kinh doanh, dịch vụ: dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm rủi ro.

Câu 14: Doanh thu cận biên và quy tắc tối đa hoá lợi nhuận

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 27)