Lý thuyết về lợi nhuận:

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 26)

* Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho thị trường, các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trình sản xuất và bán hàng hóa với giá cao nhất để sau khi trừ chi phí cho các đầu vào ít nhất và bán hàng hóa với giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn dư dôi để không chỉ sản xuất giản đơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích lũy phát triển sản xuất, củng cố va tăng cường vị trí của mình trên thị trường.

Còn tối đa hóa lợi nhuận hoặc cực tiểu hóa chi phí sản xuất là hành vi và hoạt động làm tăng lợi nhuận cực đại cho doanh nghiệp.

- Còn lợi nhuận là thu nhập mặc nhiên, là phần thu nhập của doanh nghiệp về lao động của chính họ hoặc vốn đầu tư của chính họ, nghĩa là các nhan tố sản xuất mà họ cung cấp (lợi nhuận tiềm ẩn).

- Lợi nhuận bình thường là mức lợi nhuận chỉ vừa đủ để giữ cho các nhà kinh doanh tiếp tục công việc của mình và tồn tại với tư cách là một bộ phận của tổng chi phí. Tất cả các khoản tiền mà các nhà doanh nghiệp nhận trên mức bình thường, còn gọi là lợi nhuận trên mức bình thường, còn gọi là lợi nhuận dị thường, lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận độc quyen. Trong các lợi nhuận, quan trọng nhất là quan điểm coi lợi nhuận là một thu nhập hàm ẩn, tức là các khoản thu nhập từ những nhân tố của bản thân của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tài liệu chuẩn ôn thi cao học môn kinh tế học đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thái nguyên (Trang 26)