1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tài liệu ôn tập môn lý luận hành chính nhà nước thi cao học quản lý công

28 1,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lựcnhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được nhànước uỷ q

Trang 1

NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN HCNN

THI CAO HỌC QUẢN LÝ CÔNG ĐỢT II - NĂM 2013

*****************

PHẦN I: HÀNH CHÍNH VÀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I QUAN NIỆM VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm quản lý

Quản lý là những hoạt động mang tính định hướng, có tổ chức và liên tục củachủ thể quản lý, tác động vào đối tượng quản lý nhằm điều chỉnh hành vi của đốitượng quản lý theo mục tiêu đã định trước trong một môi trường biến đổi

2 Khái niệm quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lựcnhà nước, do các cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được nhànước uỷ quyền thực hiện, sử dụng pháp luật làm công cụ để điều chỉnh hành vi củacon người trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm thoả mãn nhu cầu hợp phápcủa nhân dân, duy trì ổn định và phát triển xã hội

3 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước

Quản lý HCNN được hiểu là hoạt động của các cơ quan thực thi quyền hànhpháp, là hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan HCNN

Quản lý hành chính nhà nước là sự tác động bằng pháp luật, có tổ chức và liêntục của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước đối với các trình xã hội và hành vicủa con người nhằm thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, duy trì trật tự,

ổn định và phát triển xã hội, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu hợp pháp của dân cư

II VAI TRÒ CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1 Hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, các ý tưởng của các nhà chính trị

-những người đại diện của nhân dân

Chủ thể HCNN có trách nhiệm chấp hành quyết định của các cơ quan chính trịnhằm đạt được các mục tiêu chính trị của quốc gia, phục vụ lợi ích đất nước, nhândân

2 Điều hành các hoạt động KT-XH nhằm đạt mục tiêu tới mức tối đa với hiệu

quả cao nhất

Vai trò này xuất phát từ chức năng cụ thể của điều hành HCNN: định hướng;điều chỉnh các quan hệ xã hội; hướng dẫn, tổ chức thực hiện; kiểm tra, thanh tra, xử

lý vi phạm pháp luật

3 Duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển ổn định theo định hướng.

HCNN có vai trò duy trì và tạo lập những điều kiện thuận lợi cho sự phát triểncủa các yếu tố cấu thành xã hội (nguồn tài nguyên, nhân lực, vật lực )

4 Thỏa mãn nhu cầu xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ công.

III ĐẶC ĐIỂM CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trang 2

(***) Chú ý: Nội dung hay ra đề thi

1 Tính lệ thuộc vào chính trị

- Nền HCNN là một bộ phận cấu thành của HTCT, do đó nó bị lệ thuộc vàràng buộc vào HTCT

Nhà nước nói chung, hệ thống HCNN nói riêng có hai chức năng: Duy trì trật

tự chung, lợi ích chung của xã hội và bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền Theoquan điểm của C.Mác thì chính trị là lĩnh vực thể hiện ý chí, lợi ích của các giai cấpthống trị Như vậy, hành chính không thể thoát ly chính trị

+ Hành chính nhà nước trước hết là phục vụ chính trị, thực hiện những nhiệm

vụ chính trị do cơ quan quyền lực nhà nước quyết định, dưới sự lãnh đạo của Đảng

+ Bộ máy hành chính nhà nước là trung tâm của hệ thống chính trị, hoạt độngcủa nó có ảnh hưởng lớn đến hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính trị

- HCNN có tính độc lập tương đối, thể hiện ở tính chuyên môn, kỹ thuật; CB,

CC HCNN vận dụng hệ thống tri thức khoa học vào việc thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của mình

2 Tính pháp quyền

Quản lý hành chính nhà nước dựa trên quyền lực nhà nước, được đảm bảobằng sức mạnh cưỡng chế của bộ máy nhà nước HCNN thực hiện quản lý bằng phápluật và theo pháp luật, tuân thủ pháp luật trong tổ chức và hoạt động

- HCNN phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao

- Áp dụng đúng pháp luật

- Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của cấp trên

3 Tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

- Tính liên tục, ổn định trong hoạt động HCNN

+ Là hoạt động thỏa mãn các nhu cầu xã hội, HCNN phải hoạt động thườngxuyên, liên tục mới có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu và đảm bảo không bị gián đoạntrong bất kỳ tình huống chính trị- xã hội nào, không có tình trạng “tân quan tân chínhsách”

+ HCNN hôm nay là tiền đề cho tương lai, thể hiện trong hệ thống các chínhsách, các VB QPPL và hoạt động lưu trữ văn bản

+ Trong HCNN, tránh làm theo phong trào (không giữ được nhịp độ của hoạtđộng)

- Tính ổn định tương đối và thích ứng

Nhà nước là một sản phẩm xã hội Đời sống KT-XH luôn luôn biến động, vìvậy nền HCNN cũng luôn phải có những thay đổi để không bị lạc hậu, đáp ứng đượccác yêu cầu phát triển KT-XH, ổn định về chính trị trong giai đoạn mới

Tính tương đối ổn định được thể hiện trong việc thiết lập cơ cấu tổ chức của hệthống

4 Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

Lý do:

- QLHCNN vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là dạng lao động phức tạp,mang tính tổng hợp, phức tạp do đối tượng HCNN rất đa dạng, quản lý mọi lĩnh vực

Trang 3

xã hội, toàn dân, toàn diện QLHCNN có nội dung đa dạng, phức tạp và chuyên mônhoá sâu trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi các nhà hành chính phải

có kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn sâu rộng

- HCNN là hoạt động có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội Cần giảm thiểutối đa các sai sót trong hoạt động vì nếu có nó sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của đờisống xã hội Do vậy cần phải chuyên môn hóa trong hoạt động để nâng cao năng lựchoạt động hành chính

Những biểu hiện:

- Trình độ đào tạo của CB, CC;

- Kỹ năng và năng lực giải quyết công việc của CB, CC;

- HCNN có tính mệnh lệnh phục tùng nên phải có thứ bậc trên dưới rõ ràng

- HCNN sử dụng quyền lực nhà nước nên phải tạo ra hệ thống để kiểm soát lẫnnhau

6 Tính không vụ lợi

- HCNN không có mục đích tự thân, nó tồn tại vì xã hội, có nghĩa vụ phục vụ

lợi ích công và lợi ích công dân Những người làm việc trong cơ quan HCNN không

có quyền đòi hỏi thù lao, không bao giờ được mưu lợi cho lợi ích cá nhân trong quátrình thực thi nhiệm vụ của mình

- HCNN hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng phải xem xét tính hiệu

quả trong các hoạt động, không thể để bộ máy HCNN trở thành cỗ máy lãng phí tiềnthuế của nhân dân

Trang 4

- Hoạt động của các cơ quan HCNN phải tôn trọng con người, phục vụ conngười, vì sự phát triển của con người Không phân biệt đối xử, đảm bảo mọi công dânđều bình đẳng trước pháp luật.

Tính nhân đạo được thể hiện trong các phương pháp QLHCNN

IV CÁC NGUYÊN TẮC TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HCNN

Nguyên tắc HCNN là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo, những tiêu chuẩnhành vi đòi hỏi các chủ thể HCNN phải tuân thủ trong tổ chức và hoạt động HCNN

Nguyên tắc HCNN phụ thuộc vào thể chế chính trị, thể chế nhà nước, lịch sửnền hành chính của mỗi quốc gia Vì vậy, nguyên tắc HCNN khác nhau giữa cácquốc gia

Các nguyên tắc QLHCNN cơ bản ở nước ta là:

1 Nguyên tác Đảng lãnh đạo toàn diện đối với HCNN

Sự lãnh đạo của Đảng đôi với HCNN được thể hiện:

- Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho quá trình tổ chức và hoạtđộng của HCNN

- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực vàgiới thiệu vào đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước thông qua con đườngbầu cử dân chủ

- Đảng kiểm tra hoạt động của các cơ quan HCNN trong việc thực hiện đườnglối, chủ trương của Đảng

- Các cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng gương mẫu trong việc thực hiệnđường lối, chủ trương của Đảng

2 Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý và giám sát đối với HCNN

Quyền tham gia hoạt động chính trị, hoạt động QLNN là quyền Hiến định cơbản của công dân, mức độ tham gia ấy thể hiện bản chất, trình độ của nền dân chủ xãhội; Là cơ chế đối trọng, phản biện xã hội đối với chính sách, hoạt động của nềnHCNN

Nguyên tắc này đòi hỏi:

- Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của công dân vào việc giảiquyết các công việc của Nhà nước

- Nâng cao chất lượng của hình thức dân chủ đại diện

- HCNN có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lý và các điều kiện tài chính, vậtchất cho các tổ chức xã hội hoạt động; định ra những hình thức và biện pháp để thuhút sự tham gia của các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia vào hoạt động HCNN

3 Nguyên tắc tập trung dân chủ

Đây là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và vận hành bộ máy HCNN Nguyêntắc này đòi hỏi một mặt giữ vững quyền tập trung quản lý những vấn đề cơ bản trongtay nhà nước ở TW; mặt khác phân cấp quản lý, giao đầy đủ quyền và trách nhiệmcho những cấp, những nơi đủ khả năng, điều kiện thực thi để phát huy dân chủ mạnhmẽ

Tập trung trong HCNN thể hiện trên các nội dung:

- Tổ chức bộ máy HCNN theo hệ thống thứ bậc;

Trang 5

- Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển;

- Cấp dưới được tham gia thảo luận, góp ý kiến về những vấn đề trong quản lý

- Cấp dưới chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao vàchịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình

Hai nội dung tập trung và dân chủ liên quan hữu cơ với nhau, tác động bổ trợcho nhau Tập trung trên cơ sở dân chủ và dân chủ trong khuôn khổ tập trung Thựchiện nguyên tắc tập trung dân chủ ở bất kỳ cấp nào cũng đòi hỏi sự kết hợp hài hòahai nội dung đó để tạo ra sự nhất trí giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa người chỉ huy

và người thừa hành

4 Nguyên tắc pháp chế

- HCNN phải chịu sự giám sát của các cơ quan lập pháp, tư pháp và xã hội

- Tổ chức và hoạt động HCNN trong phạm vi do pháp luật quy định, khôngvượt quá thẩm quyền

- Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục mà phápluật quy định

- Các quyết định HCNN phải được ban hành đúng pháp luật

5 Nguyên tắc công khai, minh bạch

- Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị thông tin chính thức về văn bản,hoạt động hoặc nội dung nhất định Tất cả những thông tin của HCNN phải đượccông khai cho người dân trừ trường hợp có quy định cụ thể với lý do hợp lý và trên

cơ sở những tiêu chí rõ ràng

- Minh bạch trong HCNN là những thông tin phù hợp được cung cấp kịp thờicho nhân dân dưới hình thức dễ sử dụng, đồng thời các quyết định, quy định hànhchính nhà nước phải rõ ràng và được phổ biến đầy đủ

Bản chất hoạt động hành chính nhà nước là đưa pháp luật vào phục vụ đờisống nhân dân, sử dụng công quyền, công sản, vì mục tiêu công ích và lợi ích côngdân, do đó phải minh bạch hoá các hoạt động của HCNN: quy trình, thủ tục hànhchính, các phân biệt đối xử, ưu đãi xã hội, tài chính công mở rộng sự tham gia củanhân dân vào trong các quá trình xây dựng chính sách công, kiểm tra, giám sát, đánhgiá hoạt động của bộ máy HCNN, nhằm chống tha hoá quyền lực, nâng cao hiệu quảHCNN

6 Nguyên tắc kết hợp và phân định giữa QLNN về KT với quản lý SXKD

Phân định quản lý nhằm tăng tính độc lập cho các chủ thể.

Nguyên tắc này yêu cầu:

Trang 6

- Đối với cơ quan nhà nước: Không can thiệp sâu vào nghiệp cụ kinh doanhcủa doanh nghiệp (khắc phục tình trạng Bộ chủ quản, chỉ tiêu pháp lệnh).

- Đối với các tổ chức kinh tế: Phải hoạt động theo pháp luật, chấp hành cácquyết định của các cơ quan HCNN

Tuy cần phân biệt giữa QLNN về KT và quản lý kinh doanh song cũng cầntháy hai mặt đó không tách rời nhau một cách máy móc mà kết hợp với nhau, thốngnhất với nhau trong hệ thống kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế

7 Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý địa phương, vùng lãnh thổ

- Quản lý theo lãnh thổ là dạng quản lý truyền thống, hình thành trên cơ sởthiết lập các đơn vị hành chính theo địa bàn tụ cư tự nhiên của dân cư Xuất phát từnhu cầu phát triển đa dạng của các vùng tự nhiên, kinh tế, sinh thái, xã hội khác nhau,nội dung QLHCNN theo lãnh thổ là tổ chức sự điều hành, phối hợp hoạt động giữacác ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội,

an ninh, quốc phòng trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ, đảm bảo tính thống nhất, ổn định

và sự phát triển của cả cộng đồng

- Quản lý theo ngành, lĩnh vực xuất phát từ yêu cầu của phân công lao động xãhội, của tính chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc trong tất cả các mặt hoạt động của xãhội hiện đại Quản lý theo ngành, lĩnh vực nhằm đáp ứng tính đặc thù của các ngànhkinh tế - xã hội khác nhau, đòi hỏi phải thống nhất quản lý trong toàn bộ đất nướctheo mục tiêu, chiến lược, lộ trình phát triển một cách nhất quán

Kết hợp quản lý theo ngành, lĩnh vực và quản lý theo lãnh thổ là kết hợp giữa 2trục quản lý ngang và dọc, nhằm đảm bảo tính thống nhất, tập trung trong quản lý nhànước và phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng củacác khu vực tự nhiên - kinh tế - sinh thái - xã hội khác nhau

Những nguyên tắc QLHCNN ở Việt Nam được xác định trên nền tảng của Nhànước Việt Nam (thể chế chính trị, thể chế nhà nước) Một số nguyên tắc không thayđổi, nhưng cũng có một số nguyên tắc cần biến đổi cho phù hợp với môi trường bênngoài của HCNN

PHẦN II: CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

(***)

I CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH NỀN HCNN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC

BỘ PHẬN ĐÓ

1 Quan niệm về nền HCNN

Trang 7

Nền HCNN là khái niệm dùng để chỉ tập hợp các yếu tố: Hệ thống thể chếHCNN; hệ thống các cơ quan HCNN (bộ máy HCNN); đội ngũ nhân sự làm việctrong các cơ quan HCNN và các nguồn lực vật chất cần thiết đảm bảo cho việc thựchiện nhiệm vụ QLHCNN.

2 Các yếu tố (bộ phận) cấu thành nền HCNN

a Hệ thống thể chế HCNN

* Khái niệm

- Theo nghĩa rộng: Thể chế HCNN là toàn bộ các yếu tố cấu thành HCNN để

HCNN thực hiện QLNN một cách hiệu quả đạt được mục tiêu quốc gia

- Theo nghĩa hẹp: Thể chế HCNN là tổng hợp các quy định chính thức của

Nhà nước nhằm tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan HCNN thực hiện chức nănghành pháp và cho mọi cá nhân, tổ chức sống và làm việc theo pháp luật

- Thể chế quy định về công chức và hoạt động công vụ

- Hệ thống các TTHC nhằm giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước với côngdân và với các tổ chức xã hội

- Hệ thống các chế định về TPHC nhằm giải quyết các tranh chấp hành chínhgiữa công dân với nền hành chính

Hệ thống thể chế HCNN thiết lập hành lang pháp lý cho mọi hoạt động HCNN

b Hệ thống tổ chức HCNN

* Khái niệm

Cơ quan HCNN là những bộ phận hợp thành của bộ máy nhà nước, được thành

lập để chuyên thực hiện chức năng HCNN Các cơ quan HCNN liên kết với nhau

thành một hệ thống thống nhất, được sắp xếp theo cấp và theo phân hệ trong một trật

tự, có quan hệ qua lại, ràng buộc chặt chẽ với nhau

Hệ thống các cơ quan HCNN là một chỉnh thể thống nhất, toàn vẹn, có mối liên

hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau, chịu sự chỉ đạo, điều hành chung từ một trung tâm làChính phủ

* Phân loại

Thứ nhất, theo tiêu chí lãnh thổ hành chính:

- Tổ chức hành chính cấp trung ương: Bộ máy HCTW có nhiệm vụ quản lý

HCNN trên phạm vi toàn quốc Thuật ngữ “Chính phủ” có thể được dùng để chỉ cơquan HCNN TW hoặc chỉ chung cho bộ máy hành chính CP thường là một cấu trúchoạt động theo chế độ tập thể bao gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các thànhviên có hàm Bộ trưởng Các Bộ là những cơ quan hoạt động trên một hay một số lĩnhvực chuyên môn nhất định, giúp CP quản lý một số mặt trên phạm vi toàn quốc

Trang 8

Bộ máy HCTW ở nước ta hiện nay:

- Tổ chức chính quyền địa phương: Chính quyền ĐP là bộ máy thực hiện chức

năng quản lý hành chính trên phạm vi một địa bàn hành chính nhất định Tùy thuộcvào lịch sử hình thành quốc gia và quan điểm về mối quan hệ giữa TW và ĐP mà ởcác nước khác nhau có cách thức tổ chức chính quyền địa phương không giống nhau(về số lượng cấp và cơ cấu tổ chức)

Chính quyền địa phương ở VN hiện nay:

Thứ hai, theo tính chất thẩm quyền: Cơ quan HCNN được chia thành 2 loại: cơ

quan HCNN thẩm quyền chung và cơ quan HCNN thẩm quyền riêng

Hệ thống cơ quan HCNN giữ vai trò quan trọng, là điều kiện thiết yếu để tiếnhành các hoạt động hành chính công Tất cả chức năng, nhiệm vụ của nhà nước đượcthực hiện thông qua bộ máy HCNN

c Nhân sự trong bộ máy HCNN

* Khái niệm

Hiểu theo nghĩa rộng nhất, đội ngũ nhân sự làm việc trong bộ máy HCNN làtất cả những người lao động làm việc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máyHCNN Họ có thể có quan hệ lao động khác nhau với cơ quan nhà nước

Những người làm việc chủ yếu trong bộ máy HCNN ở nước ta gồm:

- Công chức: Công chức là công dân VN, được tuyển dụng, bổ nhiệm vàongạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ NSNN hoặc được bảođảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danhchuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từNSNN

- Cán bộ: Cán bộ là công dân VN được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức

vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan Nhà nước ở TW, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện,trong biên chế và hưởng lương từ NSNN

Cán bộ cấp xã là công dân VN, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trongTT.HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu các tổ chức chínhtrị - xã hội

- Viên chức: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làmviệc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từquỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật

- Lao động hợp đồng:

* Phân loại công chức

Đội ngũ công chức được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: ngạch, vị trícông tác, trình độ đào tạo

Đội ngũ nhân sự có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quảcủa hoạt động công vụ Chỉ có thông qua những hoạt động cụ thể của đội ngũ cán bộ,công chức mà hệ thống pháp luật được đưa vào quản lý xã hội

d Các nguồn lực vật chất cần thiết cho hoạt động HCNN

Trang 9

Nguồn lực vật chất cho các hoạt động hành chính công là tất cả những trangthiết bị vật chất gồm: công sở, trang thiết bị làm việc và các nguồn tài chính côngkhác cần thiết để tiến hành các hoạt động HCNN.

- Công sở của cơ quan HCNN: là trụ sở làm việc của cơ quan HCNN, có têngọi riêng, có địa chỉ cụ thể, bao gồm công trình xây dựng, các tài sản khác thuộckhuôn viên trụ sở làm việc

- Trang thiết bị làm việc: là những phương tiện, trang thiết bị cần thiết để tiếnhành công vụ

- Tài chính công: là nguồn tiền nhà nước sử dụng cho các hoạt động HCNN.Đây là nguồn lực vật chất quan trọng nhất, được nhà nước sử dụng như công cụ chủyếu để điều chỉnh, chi phối các hoạt động xã hội theo định hướng thống nhất củamình

Nguồn lực vật chất giữ vị trí quan trọng trong việc hoàn thành công vụ của CB,

CC

2 Mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền HCNN

Nền hành chính của một quốc gia là một thể thống nhất, một cấu trúc để thựcthi pháp luật, do đó, các yếu tố cấu thành nền hành chính có mối quan hệ gắn bó hữu

cơ, không thể tách rời và có ảnh hưởng lẫn nhau

- Thể chế HCNN là cơ sở để tạo lập bộ máy HCNN và tạo cơ sở pháp lý để bộmáy này thực hiện được các chức năng QLHCNN, xác lập và bố trí đội ngũ nhân lựccũng như xác định các yếu tố vật chất cần thiết để HCNN thực thi được các chứcnăng, nhiệm vụ của mình

- Bộ máy HCNN là thiết chế cần thiết để thực thi pháp luật, điều hành xã hộitrong vòng trật tự, ổn định và phát triển Không tổ chức và vận hành bộ máy HCNN,mọi thể chế nhà nước chỉ dừng lại ở quy định trên giấy Bộ máy được tổ chức khoahọc, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ sẽ giúp CB, CC thực thi công vụ dễ dàng, pháthuy được năng lực cá nhân để đạt hiệu quả công việc cao nhất, đồng thời cũng tiếtkiệm được tối đa các nguồn lực vật chất, đặc biệt là sử dụng tiết kiệm nguồn NSNN

- Đội ngũ CB, CC là hạt nhân trong bộ máy HCNN, là người có quyền đưa racác quyết định bắt buộc xã hội phải tuân thủ, là người tổ chức và thực thi pháp luật vàcác quyết định đó Do vậy, thể chế HCNN có hoàn chỉnh, đồng bộ hay không phụthuộc rất nhiều vào nhận thức của đội ngũ này trong từng điều kiện và giai đoạn lịch

sử cụ thể Một cơ cấu tổ chức tốt cũng không có giá trị nếu đội ngũ những người làmviệc trong đó không đủ năng lực, động lực để làm việc, không có đạo đức công vụ, vànhư vậy tình trạng tham nhũng, lãng phí có thể xảy ra

- Bất kỳ một hoạt động nào cũng không thể tiến hành nếu thiếu nguồn lực vậtchất cần thiết

Trang 10

2 Vai trò của thể thế HCNN

a Thể chế HCNN là cơ sở pháp lý của quản lý HCNN

- Thể chế HCNN với một hệ thống pháp luật (bao gồm luật, các văn bản phápquy dưới luật) do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chính là cơ sở pháp

lý cho các cơ quan HCNN các cấp thực hiện quản lý, bảo đảm thống nhất QLNN trênphạm vi quốc gia Đồng thời tạo điều kiện cho các chủ thể khác kiểm soát được hoạtđộng HCNN theo đúng quy định của pháp luật

- Hệ thống VBPL ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, hoàn thiện, Nhà nướcngày càng hướng đến một Nhà nước dân chủ, hiện đại, pháp quyền với ý nghĩa đầy

đủ của nó thì thì tính hiệu lực của các thể chế Nhà nước và thể chế HCNN ngày càngđược nâng cao

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực của pháp luật là yếu tố đảmbảo cho hệ thống HCNN quản lý tốt đất nước theo hướng: Nhà nước QLNN bằngpháp luật và mọi công dân, mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức xã hội bình đẳngtrước pháp luật

b Thể chế HCNN là cơ sở để xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN

- Thể chế tổ chức bộ máy HCNN là một vấn đề được mọi quốc gia trên thế giớiquan tâm dựa trên những quan điểm, nguyên tắc nhất định Cách thức tổ chức đó phải

được thể chế hóa trong văn bản pháp luật của Nhà nước Thể chế HCNN về tổ chức xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các cơ quan HCNN và mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau.

- Vấn đề phân công, phân chia quyền hạn trong tổ chức bộ máy HCNN sẽ là cơ

sở cho việc xác định:

+ Bộ máy HCNN TW cần bao nhiêu Bộ, bao nhiêu đầu mối thực hiện chứcnăng QLHCNN thống nhất trên tất cả các lĩnh vực

+ Có bao nhiêu đơn vị chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; những căn

cứ nào và những tiêu chí gì để xác định số lượng và quy mô của các đơn vị hànhchính lãnh thổ

Nghiên cứu phân chia một cách khoa học chức năng, thẩm quyền của bộ máyHCNN để huy động cao nhất mọi khả năng của các chủ thể trong hoạt động quản lý

là một trong những vấn đề và là một nội dung quan trọng của thể chế HCNN

c Thể chế HCNN là cơ sở pháp lý để xác lập và quản lý nhân sự trong các cơ quan HCNN.

Thể chế hành chính quy định rõ ai là nhân sự hành chính Trên cơ sở xác định

rõ chức năng, nhiệm vụ sẽ bố trí hợp lý được từng người cụ thể vào các vị trí chứcdanh cụ thể, tránh sử dụng con người một cách lãng phí

- Thể chế HCNN được hiểu rõ, quy định cụ thể chức năng QLHC, từ đó có thểxác định rõ hệ thống các hoạt động cụ thể: Ai phải làm gì, được trao quyền gì và phảilàm như thế nào, do đó có thể bố trí được đội ngũ nhân sự hợp lý

- Thể chế HCNN với các quy định về tuyển dụng, sử dụng, phát triển và đánhgiá CB, CC là cơ sở pháp lý để quản lý đội ngũ nhân sự một cách hợp lý, hiệu quả

Trang 11

d Thể chế HCNN là cơ sở để xây dựng quan hệ cụ thể giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Nếu quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội không đượcxác lập cụ thể, đầy đủ bằng một hệ thống thể chế đúng đắn thì Nhà nước và HCNN sẽ

tổ chức xã hội theo sở thích tùy tiện của người được Nhà nước trao quyền quản lý

Sự quyết định mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hộithể hiện ở hai mặt:

- Nhà nước với tư cách quyền lực công, có chức năng tạo ra một khung pháp lýcần thiết để quản lý nhà nước, quản lý xã hội Như vậy, xét trên phương diện này,mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tổ chức xã hội mang ý nghĩa khôngbình đẳng, có tính bắt buộc, cưỡng bức

- Nhà nước thực hiện cung ứng các dịch vụ công, có trách nhiệm đáp ứng đầy

đủ mọi yêu cầu chính đáng của công dân và tổ chức xã hội đã được pháp luật ghinhận Điều này phản ánh thực chất của Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”

Một Nhà nước không giải quyết tốt quan hệ giữa hai mặt đối lập trên của thểchế HCNN sẽ không tạo ra được một nhà nước mạnh

Luật Hành chính ra đời với hệ thống tài phán hành chính là công cụ cần thiết

và có hiệu lực để xác lập, kiểm tra, kiểm soát mối quan hệ giữa nhà nước và côngdân

e Thể chế HCNN là cơ sở pháp lý để quản lý và sử dụng các nguồn lực vật chất của hệ thống hành chính.

3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thể chế HCNN

Xây dựng hệ thống pháp luật nói chung và thể chế HCNN nói riêng phải dựatrên nhiều yếu tố Tùy thuộc vào điều kiện CT-KT-XH các yếu tố có thể tác động vàảnh hưởng khác nhau đến việc xây dựng thể chế hành chính

Trong điều kiện của VN, xây dựng thể chế HCNN cần quan tâm đến một sốyếu tố cơ bản sau:

a Chế độ chính trị

- Chế độ chính trị của quốc gia (tổ chức quyền lực nhà nước và quan hệ giữa

quyền lực nhà nước với xã hội dân sự) có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chínhquyền nhà nước và thể chế HCNN Bản chất chính trị, cơ cấu tổ chức hệ thống nhànước, vấn đề phân bổ quyền lực nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung của thểchế HCNN

- Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có vai trò trung tâm của quyền lựcchính trị thể hiện ý chí nhân dân Nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền lực củanhân dân và là thiết chế biểu hiện tập trung quyền lực của Đảng cầm quyền

Thể chế HCNN của nước ta mang tính chất và nội dung chính trị của nền dânchủ XHCN, bảo đảm quyền con người và quyền công dân được pháp luật quy định vàcũng vì vậu, cơ quan nhà nước, trực tiếp là cơ quan HCNN phải tuân thủ thể chế hànhchính do mình đề ra và trong quá trình đề ra các thể chế hành chính phải tôn trọng

Trang 12

pháp luật Mặt khác, các cơ quan HCNN phải tạo điều kiện để công dân thực hiện vàchấp hành nghiêm chỉnh thể chế HCNN.

b Nền kinh tế và vai trò của HCNN trong quản lý kinh tế

- Thể chế kinh tế của quốc gia bao gồm hệ thống quy định pháp luật địnhhướng, dẫn dắt và can thiệp vào các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền KTQD vậnđộng theo cơ chế thị trường có sự định hướng của nhà nước Thể chế KT là nền tảng

cơ bản để các cơ quan HCNN tiến hành các hoạt động QLNN đối với nền kinh tế

- Bản chất hoạt động kinh tế, chế độ kinh tế, mức độ phát triển của KT-XH ởcác quốc gia là khác nhau Vai trò của nhà nước, sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước

và thể chế HCNN cũng rất khác nhau Tuy nhiên, hệ thống thể chế kinh tế và thể chếquản lý kinh tế cần phải được xem xét và điều chỉnh cho phù hợp với mức độ pháttriển của kinh tế để tạo cơ hội cho kinh tế phát triển mạnh hơn và Nhà nước có thểquản lý tốt hơn sự vận động của nền kinh tế

c Truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán

Quá trình hình thành và phát triển lâu dài của một quốc gia hay một cộng đồng

đã hình thành nên những giá trị chung mang tính truyền thống văn hóa có ảnh hưởngsâu sắc, lâu dài, tiềm ẩn và vô hình Do đặc tính này mà mọi quy định để điều tiếthành vi của các đối tượng trong xã hội phải được xây dựng phù hợp với các chuẩnmực chung được thừa nhận trong truyền thống, văn hóa Một hệ thống thể chế chỉ tốt

và được tự nguyện áp dụng khi nó phát huy được những ưu điểm của các giá trịtruyền thống và loại bỏ đi những nhược điểm

Việc tiếp thu có chọn lọc những yếu tố phù hợp trong văn hóa truyền thống,kết hợp nó với đặc trưng thời đại để xây dựng một thể chế hành chính mang đặc điểmViệt Nam là một vấn đề hết sức quan trọng Nếu như luật quy định hướng cho xã hộivận động và phát triển thì hành chính nhà nước phải dựa vào các giá trị văn hóa đểđưa ra các quyết định cụ thể

d Các yếu tố quốc tế

Sự phát triển của các quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực như KT, CT, VHgiữa các nước đã ảnh hưởng đến thể chế hành chính mỗi nước Cần chủ động tiếpnhận một cách sáng tạo những nhân tố tiên tiến để tạo lập một thể chế HCNN phùhợp, đảm bảo cho hoạt động QLNN hiệu quả

PHẦN III: CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP CỦA HCNN

Mỗi một chức năng HCNN là tổng thể các hoạt động, tác động cùng loại nhấtđịnh của các cơ quan HCNN đối với các đối tượng quản lý (đối với dân, đối với nền

Trang 13

KTTT, đối với xã hội và đối với bên ngoài) nhằm giải quyết có hiệu lực, hiệu quảnhững mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Các hoạt động cùng loại được nhóm vào với nhau đểhình thành nên các đơn vị theo chức năng.

2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng HCNN

- Thứ nhất, nghiên cứu chức năng HCNN giúp xác định được các nội dung của

HCNN

Nội dung của HCNN với tư cách như là quá trình được thể hiện qua các chứcnăng HCNN Nếu không làm rõ chức năng HCNN thì không thể hình dung được cácquá trình hành chính, cấp độ các thể chế HC, TTHC theo các khâu, các cấp hànhchính, cũng như các hoạt động chi tiết, cụ thể của quá trình ấy trong một hệ thốngnhất định Coi hành chính là sự tập hợp những chức năng hành chính đã cho phép cáccông chức lãnh đạo giải quyết thành công nhiều vấn đề trong thực tiễn

- Thứ hai, chức năng hành chính là một căn cứ quan trọng để thiết lập các cơ

quan HCNN và cũng là lý do chính đáng của sự tồn tại một chủ thể hành chính nhấtđịnh

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện các chức năng HCNN là một quá trìnhlịch sử, khách quan Quá trình đó ngày càng trở nên phức tạp do sự phát triển khôngngừng của LLSX, QHSX, QHXH, quan hệ quốc tế Trên góc độ này, chức năngHCNN là sản phẩm của quá trình phân công, chuyên môn hóa, tổng hợp hóa lao độngtrên lĩnh vực thực thi quyền hành pháp

- Thứ ba, bảo đảm quá trình hành chính được tiếp cận một cách bao quát, toàn

diện đối với từng cơ quan, từng chức vụ, từng cấp hành chính trong các ngành, lĩnhvực khác nhau của đời sống xã hội, cũng như đối với chính quyền địa phương

Điều này có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp đến thiết kế bộ máy; thiết lập mốiquan hệ phối hợp ngang, dọc giữa các ngành, các cấp hành chính với nhau; cơ cấukiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và xây dựng phong cách, chế độ làm việc của đội ngũ CB,

CC trong các công sở hành chính

- Thứ tư, tạo cơ sở khách quan cho việc xác định khối lượng công việc, theo

từng chức năng, xác định định biên, xây dựng mô hình tổ chức cho từng loại cơ quanhành chính, đặc biệt mô hình tổ chức bộ máy Bộ, cơ quan ngang Bộ và mô hình tổchức UBND các cấp

- Thứ năm, nghiên cứu chức năng hành chính giúp cho việc xác định mối quan

hệ giữa các cơ quan trong bộ máy HCNN, bảo đảm sự phù hợp, ăn khớp giữa cácchức năng của các cơ quan HCNN, giảm thiểu sự chồng chéo hoặc bỏ trống chứcnăng trong hệ thống HCNN

- Thứ sáu, nghiên cứu chức năng HCNN để phân biệt với chức năng của hệ

thống các cơ quan nhà nước khác (chức năng lập pháp, chức năng tư pháp)

- Thứ bảy, nghiên cứu chức năng HCNN tạo cơ sở khoa học cho việc xác định

thể chế hành chính, quy chế công vụ và các chính sách phát triển nguồn nhân lựchành chính

3 Phân loại chức năng HCNN

Có nhiều cách phân loại khác nhau theo mức độ tổng quát và chi tiết

Trang 14

- Theo phạm vi thực hiện chức năng chia ra chức năng đối nội và chức năngđối ngoại.

- Theo tính chất hoạt động: Chức năng lập quy, chức năng hành chính

- Theo lĩnh vực và các mặt hoạt động: Trong xã hội có bao nhiêu chức lĩnh vực

sẽ có bấy nhiêu chức năng

1 Chức năng hoạch định

- Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý, là quá

trình kết hợp tất cả các mặt của tổ chức, đồng thời nó là cơ sở để thực hiện các chứcnăng còn lại

- Lập kế hoạch là quá trình xác định những mục tiêu tương lai và các cách thứcthích hợp để đạt mục tiêu đó

- Lập kế hoạch có vai trò đặc biệt quan trọng trong HCNN: Giúp cơ quanHCNN đối phó với sự bất định và thay đổi trong tương lai; tập trung được nỗ lực của

cơ quan vào việc hoàn thành mục tiêu đề ra; tạo cơ sở cho việc kiểm soát và khả năngtiết kiệm được các nguồn lực của cơ quan

- Lập kế hoạch gồm 3 giai đoạn:

Dự báo xu thế phát triển của tổ chức

+ Thứ hai, xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu.

Cần xây dựng các giải pháp và xác định các bước đi cụ thể để thực hiện mụctiêu

+ Thứ ba, thẩm định kết quả của kế hoạch.

Giai đoạn này được tiến hành sau khi kế hoạch được thực hiện Đánh giá xemviệc thực hiện kế hoạch có đạt mục tiêu như trong kế hoạch đề ra không (hoàn thành,hoàn thành vượt mức hay không hoàn thành kế hoạch)

2 Chức năng tổ chức bộ máy

Là xây dựng được một bộ máy gọn, có hiệu quả nhằm xác định các mối quan

hệ chỉ đạo, quan hệ ngang-dọc, quan hệ phối hợp; quản lý chặt chẽ cường độ, năngsuất hoạt động của bộ máy; quản lý sự thay đổi của tổ chức

Đây là chức năng then chốt gồm nhiều nhiệm vụ và hoạt động cụ thể như:

Ngày đăng: 19/01/2015, 21:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w