ÔN THI TNTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013-2014 PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Để đáp ứng được yêu cầu phần câu hỏi này theo định hướng của Bộ GD, học sinh cần ôn và nắm vững những kiến thức về văn bản ,cụ thể : @/ Văn bản là gì? @/ Các loại văn bản trong chương trình đã học : - Văn bản nói . - Văn bản viết : + Văn bản thông tin ( hành chính, báo chí; khoa học, nhật dụng). + Văn bản văn học ( Văn bản văn học hư cấu; Văn bản văn học không hư cấu ) @ Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ. A/ ĐỊNH HƯỚNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : Theo định hướng của Bộ GD về cách ra đề thi TNTHPT môn văn năm 2014 , thì các câu hỏi phần đọc hiểu tập trung vào một số khía cạnh như: I. Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: Dạng đề này thường cho một đoạn văn có sai sót và cho học sinh nhận biết từ đó trả lời các câu hỏi. 1. Các lỗi sai trong văn bản : -Lỗi về câu ( lỗi cấu tạo câu; lỗi dấu câu; lỗi liên kết câu) - Lỗi về từ ( lặp từ; từ không đúng nghĩa; từ không phù hợp phong cách) - Lỗi đoạn văn ( lỗi về nỗi dung; lỗi về hình thức ) - Lỗi chính tả ( lỗi do phát âm; lỗi do không nắm vững quy tắc chính tả ) * Lưu ý : Trong một văn bản không chỉ có một loại lỗi mà thường xuất hiện đồng thời nhiều loại lỗi. 2. Kỹ năng xác định lỗi trong đoạn văn bản: - Đọc kỹ văn bản.Xác định nội dung và thể loại, phong cách văn bản . - Phân tích cấu tạo câu ( các thành phần của câu) - Xem xét vị trí các câu và sự liên kết câu trong văn bản. - Xem xét về lỗi chính tả và cách sử dụng từ ngữ. @/ Ví dụ Đọc đoạn văn bản sau đồng thời anh, chị hãy chỉ ra những sai sót về ngữ pháp, chính tả, cách dùng từ, tính logic trong đoạn văn đó : “ cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện lên là một sinh thể có linh hồn với những tính cách đối địch: vừa hung bạo, vừa dữ rằn. Đây là lối nhân cách hóa những đặc điểm vốn có của giòng sông thiên nhiên mà chực quan có thể nhìn thấy”. - Cách phát hiện lỗi sai : Với hình thức hỏi như trên, sau khi đã đọc kỹ văn bản, xác định được cấu tạo câu và sự liên kết câu cũng như thể loại, phong cách ngôn ngữ và hình thức chính tả và cách trình bày,cách dùng từ ,chữ viết ta có thể trả lời như sau: + Sai ngữ pháp: Câu thứ nhất trong đoạn văn. Sai chính tả: dữ rằn; giòng sông; chực quan + Dùng từ sai: đối địch. Sai logic: vừa hung bạo, vừa dữ dằn II. Nhận biết nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; hiểu ý nghĩa của văn bản, tên văn bản: @/Ví dụ: Văn bản sau nói về vấn đề gì ? Đặt tên cho văn bản… “Ở người lớn tuổi ít vận động cơ bắp, nếu chế độ ăn giàu chất colesteron (thịt, trứng, sữa ) sẽ có nhiều nguy cơ bị bệnh xơ vữa động mạch. Ở bệnh này, colesteron ngấm vào thành mạch kèm theo các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, không còn nhẵn như trước, xơ cứng và vữa ra. Động mạch xơ vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Động mạch xơ vữa còn dễ bị vỡ gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết người”. (Sinh học - lớp 8. NXB Giáo Dục 2007) - Đối với ví dụ trên, ta thấy: đoạn văn nói đến căn bệnh xơ vữa động mạch và nguyên nhân dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy ta có thể đặt tên cho đoạn văn bản đó là: “Bệnh xơ vữa động mạch và hậu quả của nó” hoặc “Đề phòng với xơ vữa động mạch”. => Cách đọc và nhận biết văn bản đối với dạng câu hỏi này: + Đọc kỹ đoạn văn bản của đề ra. + Tìm và gạch dưới những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần văn bản ( đây là những từ mà người viết có ý nhấn mạnh thông tin muốn nói). Tìm hiểu nội dung của những từ ngữ đó nói về điều gì ? + Xác định mối quan hệ ngữ pháp ( các câu và các thành phần phụ của câu trong đoạn văn bản). + Từ đó xác định được nội dung chính của đoạn văn bản và đề xuất cách đặt tên cho văn bản. III. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản: Với dạng câu hỏi này các em cần: a. Ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ , tu từ về câu và tác dụng của các biện pháp tu từ khi được sử dụng trong văn bản như: - So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm. - Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm . - Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người. - Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. - Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm. - Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự. - Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh. - Chơi chữ: Cách dựa vào những đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước. b. Ôn, nắm vững các đặc điểm về cách cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp …trong văn bản văn học. @/ Ví dụ: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn thơ sau: “Chúng đem bom ngàn cân Dội lên trang giấy trắng Mỏng như một ánh trăng ngần Hiền như lá mọc mùa xuân” (Trang giấy học trò - Chính Hữu) - Căn cứ vào những kiến thức về các phương tiện biểu đạt trong thơ , ta có thể trả lời : + Các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ : Ẩn dụ, đối lập và so sánh ( hình ảnh trang giấy trắng chỉ sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ; đối lập: bom nghìn cân với trang giấy mỏng manh; so sánh: trang giấy mỏng như…, hiền như…) + Tác dụng của việc sử dụng phối hợp những biện pháp nghệ thuật này : khắc họa sự tàn khốc của chiến tranh và tội ác của kẻ thù; lòng căm giận và thương cảm của nhà thơ với trẻ thơ . B/ BÀI TẬP LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN VÀ TIẾP NHẬN VĂN BẢN : * Đề số 1 : Mạo hiểm “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai làm nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì[ ] Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vũng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng, cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi đường thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn; mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được. Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục; mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt, ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”. (Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm) -Câu 1: Trong đoạn văn trên đã sử dụng thao tác lập luận nào A. Thao tác lập luận phân tích B. Thao tác lập luận so sánh C. Thao tác lập luận bình luận D. Kết hợp cách thao tác lập luận - Câu 2: Đoạn văn trên khuyên nhủ thanh niên điều gì? A, Mạo hiểm vượt lên cái khó của chính bản thân mình B. Mạo hiểm vượt qua nỗi sợ của chính bản thân mình C. Mạo hiểm xông pha, thoát ra khỏi bàn tay bảo hộ của cha mẹ để tự lập D. Phải biết nhẫn nhục, mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng lấy làm khổ sở -Câu 3: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn? A. Vì ngăn sông cách núi B. Vì con người không có gan mạo hiểm C. Vì thích sống an nhàn vô sự D. Vì không biết nhẫn nhục chịu đựng khổ sở -Câu 4: Lối sống thừa của những kẻ ru rú như gián ngày khiến giống với kiểu tính cách gì A. Sống không có luân lí B. Sống không có đoàn thể C. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai D. Hèn nhat, bạc nhược, trong bao -Câu 5: Nguyễn Bá Học đã phê phán những nỗi e sợ của kể học trò? Kể tên 5 nỗi sợ được nhắc đến trong bài? -Câu 6: Những đức tính mà kẻ học trò cần phải có để vùng vẫy trong trường cạnh tranh? -Câu 7: Trong những quyết định quan trọng nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro nhất định có thể thành công cũng có thể thất bại. Suy nghĩ của em? ……………………………………………………………………………………………………………… * Đề 2 Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên “Đối với ông già, bà già, thanh niên phải có thái độ kính nhường và hết lòng giúp đỡ, bởi vì một lẽ dễ hiểu là có ông già, bà già thì mới có chúng ta Khi đi tàu, đi xe, thanh niên không được chen lấn phụ nữ. Trong trường hợp phụ nữ, nhất là phụ nữ có thai, chưa có chỗ ngồi, thanh niên phải nhường chỗ của mình cho họ Trong xã hội ta, nhiều thanh niên biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp; lúc chiến tranh xông pha lửa đạn để bảo vệ tính mạng và tài sản của đồng bào; lúc bình thường cứu giúp trẻ em bị tai nạn, đỡ đần người đi đường bị ốm đau, Thanh niên phải luôn có tinh thần xung phong, gương mẫu; bất cứ việc gì tập thể cần thì thanh niên phải làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất; song phải luôn luôn khiêm tốn, thật thà, không phô trương, dối trá Thanh niên cũng phải dành thì giờ nhất định để giúp đỡ cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo một phần công việc gia đình” (Ngữ văn 12, tập một, NXBGD 2013, trang 37) - Câu hỏi 1. Nội dung chính của văn bản trên là gì? A. Nêu những nghĩa cử cao đẹp thanh niên cần phải làm B. Nêu những hành vi thiếu văn hóa thanh niên không nên làm. C. Nêu những việc nên làm và không nên làm của thanh niên. D. Nêu tinh thần và thái độ của thanh niên với nhân dân. -Câu hỏi 2. Kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên? A. Câu tường thuật B. Câu cảm thán C. Câu nghi vấn D. Câu cầu khiến - Câu hỏi 3. Qua đoạn văn trên, em thấy phẩm chất cần có nhất của thanh niên là gì? A.Thương yêu, kính trọng nhân dân như thương yêu, kính trọng cha mẹ và người thân của mình. B. Kính nhường và hết lòng giúp đỡ người già, cha mẹ, săn sóc các em, chăm lo việc gia đình. C. Có tinh thần xung phong, gương mẫu; việc gì tập thể cần phải làm với tinh thần trách nhiệm cao. D. Biết tỏ lòng thương yêu quý mến nhân dân bằng hành động dũng cảm và hào hiệp - Câu hỏi 4. Bên cạnh phép lặp từ vựng, đoạn văn trên còn sử dụng phép tu từ nào? A. Phép so sánh B. Phép ẩn dụ C. Phép hoán dụ D. Phép liệt kê. - Câu hỏi 5. Ngoài những phẩm chất cần có trên, theo em thanh niên thời đại hiện nay cần có thêm những phẩm chất gì? Vì sao? Gợi ý trả lời: Học sinh có thể trả lời theo các ý sau:. - Thanh niên ngày nay cần phải có sức khỏe tốt để xây dựng sự nghiệp cho bản thân và cống hiến được nhiều hơn cho nhân dân, đất nước. - Thanh niên cần phải có tri thức, có văn hóa để làm chủ các phương tiện công nghệ thông tin góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cũng như sự phát triển của nền kinh tế tri thức đã và đang được đặt ra trong thời đại ngày nay. - Thanh niên phải sống có lý tưởng cao đẹp, biết giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. . ÔN THI TNTHPT MÔN NGỮ VĂN NĂM HỌC 2013-2014 PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Để đáp ứng được yêu cầu phần câu hỏi này theo định hướng của Bộ GD, học sinh cần ôn và nắm vững những kiến thức về văn. @/ Văn bản là gì? @/ Các loại văn bản trong chương trình đã học : - Văn bản nói . - Văn bản viết : + Văn bản thông tin ( hành chính, báo chí; khoa học, nhật dụng). + Văn bản văn học ( Văn. văn học ( Văn bản văn học hư cấu; Văn bản văn học không hư cấu ) @ Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ. A/ ĐỊNH HƯỚNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU VĂN BẢN : Theo định