Khảo sát hiện trạng và tình hình phát triển nuôi tâm sú thâm canh tại Bến tre
Trang 11.1 Đặt Vấn Đề
Theo xu hướng phát triển về nhiều mặt của đất nước ta trong những năm gần đây, bên cạnh đó nguồn sản phẩm được chế biến từ thủy hải sản đã chiếm một phần rất quan trọng trong khẩu phần thực phẩm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Trước vấn đề thực tiển đó, nước ta đã mở rộng quy mô các mô hình nuôi trồng và chế biến thủy hải sản để đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước
ngoài Trong đó nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đã và đang phát triển mạnh trong
những năm gần đây Nguồn xuất khẩu tôm sú đã mang lại một lợi nhuận rất đáng kể cho đất nước Việt Nam, ước đoán có thể đạt đến 4,5 – 5 tỷ tấn trong năm 2010 Thị
trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Nhật và các nước EU (Nguồn: http://www.vinaseek.com, năm 2005)
Diện tích nuôi tôm trong cả nước rất lớn, trong đó vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chiếm một diện tích nuôi tôm lớn nhất trong cả nước, đã giúp cho người dân trong vùng này cải thiện được đời sống rất rỏ rệt Trong đó tỉnh Bến Tre là một trong những tỉnh phát triển mô hình nuôi tôm sú thâm canh rất mạnh ở một số huyện như: Ba Tri, Thạnh Phú, Bình Đại,…
Huyện Ba Tri đã và đang mở rộng phát triển nghề nuôi tôm sú rất mạnh, tổng diện tích nuôi của huyện năm 2004 là 3.088ha sản lượng thu được là 4.805 tấn Việc nuôi tôm đã giúp cho huyện giảm được số hộ nghèo, bên cạnh đó cũng giải quyết được phần nhiều số lao động trong huyện Tuy nhiên trong quá trình nuôi không tránh khỏi một số vấn đề thường gặp như: dịch bệnh, con giống kém chất lượng, kỹ thuật nuôi,… làm cho tôm phát triển kém và giảm năng suất Chính vì vậy và được sự đồng ý của Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh đã để cho chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát hiện trạng nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh tại xã
Vĩnh An Huyện Ba Tri - Tỉnh Bến Tre”
1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Điều tra hiện trạng và tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú thâm canh ở huyện
Ba Tri mà trọng điểm là xã Vĩnh An Chúng tôi khảo sát hiện trạng và tình hình phát triển nghề nuôi tôm thâm canh trong vùng Để từ đó tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế – xã hội – kỹ thuật của nghề nuôi thâm canh
Trang 2Tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của người nuôi tôm sú thâm canh trong vùng này
Trang 3II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình Hình Nuôi Tôm Sú Trên Thế Giới
Nghề nuôi tôm sú trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nghề nuôi tôm hiện đại chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1930 khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được tôm giống nhân tạo Nghề nuôi tôm cũng chỉ thực sự bùng phát từ những năm 80 khi tôm giống đã được sản xuất ra với một số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi
Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn nhất là Tây bán cầu gồm các nước Châu Mỹ Latinh và Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á Theo Nguyễn Văn Hảo, 2000 thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầu, Ecuador đạt được 130.000 tấn chiếm 66% tổng sản lượng tôm nuôi của khu vực Khu vực Đông bán cầu sản lượng tôm nuôi đạt 462.000 tấn chiếm 70% tôm nuôi trên Thế Giới Trong đó, Thái Lan là nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam
Xét về năng suất trung bình, những nước có tổng diện tích nuôi tôm ít (< 2.500 ha) thường đạt năng suất bình quân cao (> 2000kg/ha) Ngược lại các nước có diện tích nuôi tôm lớn, các hình thức nuôi quảng canh và bán thâm canh chiếm tỷ lệ cao có năng suất bình quân thấp Việt Nam với 80% diện tích nuôi quảng canh và nuôi bán thâm canh chưa phát triển mạnh có năng suất bình quân thấp nhất trên thế giới, chỉ đạt 150kg/ha (Nguyễn văn Hảo, 2000)
Nhu cầu thị trường đối với tôm vẫn không ngừng tăng cao trong thời gian qua làm cho tôm có một giá trị hấp dẫn và ngành nuôi tôm thâm canh có đầu ra ổn định Lợi nhuận hấp dẫn và giá trị xuất khẩu cao của tôm nuôi đã tác động đến chính sách phát triển của một số nước nuôi tôm Chính điều này đã làm cho nghề nuôi tôm được mở rộng và giá thành sản xuất tôm cũng thấp hơn các nước cạnh tranh rất nhiều
2.2 Tình Hình Nuôi Tôm ở Việt Nam
Ở nước ta nghề nuôi tôm đã có từ lâu đời nhưng nuôi theo hình thức quảng canh nên năng suất rất thấp Trong những năm gần đây nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về con tôm đã được đưa vào sản xuất, đặc biệt là kỹ thuật sinh sản tôm giống nhân tạo, cùng với những kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm, sản xuất các loại thức ăn, các mô hình nuôi tôm,… đã thúc đẩy nghề nuôi tôm sú phát triển, đạt năng suất cao mang lại hiệu quả kinh tế lớn Nghề nuôi tôm đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá có hiệu quả và mang lại nhiều lợi nhuận cho nước nhà
Việt Nam là một trong những nước có vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản Với bờ biển dài 3.260km trải dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang là tiềm năng to lớn cho thủy sản nước mặn và lợ Diện tích nuôi tôm đã
Trang 4không ngừng gia tăng từ 50.000ha năm 1985 đến 295.000ha năm 1998 với 30 tỉnh có nuôi tôm sú (Bộ Thuỷ Sản,1999)
Vùng châu thổ đồng bằng Bắc Bộ kéo dài từ Quảng Ninh đến Hà Tỉnh có nhiều sông ngòi trong đó sông Hồng giữ vị trí quan trọng Hằng năm nơi đây được cung cấp lượng phù sa lớn, tốc độ bồi lắng nhanh trở thành bãi triều rộng lớn Tuy nhiên khí hậu nơi đây lại trở nên khắc nghiệt với tôm sú nhiệt độ giữa các mùa lại có biến động khá lớn Hiện nay các mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến và bán thâm canh thì năng suất nuôi tôm sú cũng đã tăng lên đáng kể với tổng diện tích là 39.42ha(Bộ Thủy Sản,1999)
Ở ven biển miền Trung đến Bình Thuận, khu vực này ít sông ngòi, có những chỉ tiêu thủy lý hóa thuận lợi cho sản xuất giống tôm sú Đây là khu vực đi đầu trong lĩnh vực phát triển công nghệ ở nuớc ta Theo thống kê năm 1999 của Bộ Thủy Sản thì tổng diện tích nuôi tôm sú ở miền Trung là 12.530ha
Ở miền Nam, từ Bà Rịa – Vũng Tàu đến Kiên Giang có tổng diện tích nuôi tôm sú là 238.279 ha (Bộ Thủy Sản,1999) Nơi đây có điều kiện thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi tôm sú
Nghề nuôi tôm tuy chỉ mới phát triển trong vài thập kỷ qua nhưng đã hình thành nhiều hình thức nuôi khác nhau Các hình thức chính: nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh
Bên cạnh đó còn có các hình thức khác như: nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi tôm trong rừng ngập mặn, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm trong ruộng muối
2.3 Sơ Lược Về Đặc Điểm Sinh Học và Phân Bố của Tôm Sú
Loài: Penaeus monodon
Tên khoa học:Penaeus monodon (Fabricius 1798)
Tiếng Anh: Tiger shrimp
Tiếng Việt: Tôm sú/ tôm cỏ
Trang 52.3.2 Phân bố
Trên thế giới: tôm sú phân bố rộng ở các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới, tập trung ở Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Phi từ Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến Bắc Australia Đặc biệt, phân bố tập trung ở vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin và Việt Nam
Ở Việt Nam: tôm sú phân bố ở ba miền: miền Nam, miền Trung và miền Bắc tập trung nhiều nhất là ở vùng Duyên Hải miền Trung
2.3.3 Tập tính sống
Tôm sú sống chủ yếu ở vùng nước lợ và ở vùng cửa sông ven biển, tôm có tập tính sống đáy nơi có bùn cát Thường hoạt động bắt mồi vào ban đêm và có tập tính là lột xác để trưởng thành
2.3.4 Chu kỳ sống
Các giai đoạn phát triển ấu trùng tôm sú:
Nauplli: Gồm 6 giai đoạn, các Nauplli bơi từng đoạn ngắn rồi nghĩ, lột vỏ 4 lần mỗi lần khoảng 7 giờ, chúng tự sống bằng noãn hoàng không cần cho ăn
Zoea: Gồm 3 giai đoạn, các Zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, ăn thực vật phiêu sinh
Mysis: Gồm 3 giai đoạn, các Mysis bơi hướng xuống sâu, đuôi đi trước đầu đi sau
+ M1: dài khoảng 3,4mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại
Trang 62.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú là loại ăn tạp, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm hơn là xác thối rửa hay mảnh vụn hữu cơ, đặc biệt rất ưa ăn giáp xác, thực vật dưới nước, mảnh vụn hữu, cơ giun nhiều tơ, loại hai mảnh vỏ và côn trùng Tôm sống ngoài tự nhiên đa phần là ăn giáp xác, cua nhỏ, động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và một số ít thì ăn cá, giun nhiều tơ và mảnh vụn hữu cơ Tôm hoạt động bắt mồi nhiều vào sáng sớm và chiều tối, thời gian tiêu hóa trong dạ dày của tôm khoãng 4 – 5 giờ
2.3.6 Tốc độ tăng trưởng
Tôm sú có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong các loại tôm nuôi và có kích thước lớn nhất trong họ tôm he
Nếu nuôi trong điều kiện thích hợp thì tôm sú sẻ đạt trọng lượng trung bình từ 33 – 40 con/kg trong thời gian từ 3 – 4 tháng nuôi Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên ở một mức độ nhất định thì tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên, sự lột xác trong vòng đời của tôm xảy ra với tần suất cao trong giai đoạn ấu trùng và giảm dần sau đó Sau 10 tháng tuổi tôm đạt tuổi trưởng thành và có thể sinh sản được
2.3.7 Đặc điểm sinh sản
Tôm ở ngoài tự nhiên khi đạt đến tuổi trưởng thành thì bắt đầu di cư ra ngoài biển để tìm bãi đẻ, khi tìm được bãi đẻ phù hợp với đặc tính của tôm thì tôm cái sẽ đẻ trứng Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm lúc gần về sáng, số lượng trứng đẻ còn phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng của tôm mẹ Sức sinh sản của tôm sú ngoài tự nhiên khoảng 200.000 – 1.200.000 trứng/con tôm mẹ Trứng sau khi đẻ sẽ nở thành ấu trùng và phát triển qua các giai đoạn: Nauplius, Zoea, Mysis, Poslarvae, tôm giống, tôm giống trưởng thành và trưởng thành Ngoài tự nhiên tôm sú đẻ tập trung vào hai thời kỳ chính: vào tháng 3 – 4 và từ tháng 7 – 10 hàng năm
2.3.8 Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
2.3.8.1 Yếu tố vật lý
a Nhiệt độ
Trang 7Tôm sú là loài động vật rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường Tôm thích nghi và tăng trưởng rất mạnh ở nhiệt độ nước dao động từ 25 – 300C Nếu nhiệt độ nước nhỏ hơn 230C và cao hơn 320C sẽ gây ảnh hưởng lớn đến khả năng bắt mồi làm cho quá trình trao đổi chất bị chậm lại, giảm khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm và làm cho tốc độ tăng trưởng của tôm phát triển chậm lại
b Độ mặn
Tôm sú là một loài rộng muối, sống được ở độ mặn 1 – 20/00 và cả ở biển Tôm thích hợp nhất cho sự tăng trưởng ở độ mặn từ 15 – 200/00 Độ mặn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu của tôm
c Độ trong
Qua độ trong có thể đánh giá được tình trạng ao để có biện pháp xữ lý thích hợp Độ trong thích hợp trong ao nuôi tôm là 30cm – 40cm Các nguyên tố ảnh hưởng đến độ trong là sinh vật nổi, mùn bã hữu cơ trong nước, bùn cát và một số vật khác Nếu độ trong cao hơn 50cm sẽ làm giảm khả năng bắt mồi của tôm dẫn đến tôm chậm lớn còn độ trong thấp hơn 2cm thì sẽ làm giảm khả năng chống lại bệnh tật của tôm
2.3.8.2 Yếu tố hóa học
Tuy nhiên, lượng oxy hòa tan cao hơn ngưỡng cho phép cũng gây nguy hiểm vì oxy hòa tan vượt quá nhu cầu tôm sẽ hô hấp ít đi và lượng CO2 hình thành và tích tụ trong máu cao làm cho khả năng vận chuyển đi khắp cơ thể dẫn đến tôm chậm phát triển, có thể chết
b Độ pH
Độ pH của nước trong ao nuôi là chỉ tiêu quan trọng thứ hai sau độ oxy hòa tan, độ pH gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước trong ao nuôi Độ pH tốt nhất từ 7,5 – 8,5 và dao động không quá 0,5 trong ngày là phù hợp với tập tính thích nghi của tôm giúp cho tôm phát triển tốt Trong khi đó độ pH > 9 làm tăng độc tính của NH3
Trang 8(Ammonia) và pH < 5 thì độc H2S (Hydrosunlfua) tăng Với độ pH từ 7,5 – 8,5 thì sẽ khống chế được các khí độc NH3, H2S bộc phát trong ao nuôi
Khi NH3 trong nước tăng sẽ cản trở sự bài tiết NH3 từ trong máu của tôm ra môi trường nước bên ngoài Làm lượng NH3 và pH trong máu tăng làm ảnh hưởng xấu đến các phản ứng xúc tác của emzyme và tính ổn định của màng tế bào Khí NH3 làm hư mang, gan và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, làm tăng lượng oxy tiêu thụ
ở các mô do vậy tôm đòi hỏi lượng oxy cao hơn từ đó làm tôm kém ăn và giảm sức đề kháng
e Hydrosulfua(H 2 S)
Khí H2S là sản phẩm của quá trình trao đổi chất, phân hủy của protein và quá trình khử các khoáng chất lưu quỳnh Khi H2S trong môi trường nước phụ thuộc vào pH của nước, khi pH tăng thì H2S giảm, khi pH giảm thì H2S tăng H2S > 0,03mg/L sẽ gây độc hại cho tôm
Các chất hữu cơ tích tụ ở đáy ao lâu ngày sẽ có màu đen đặc thù Lớp đáy này sinh ra hàm lượng khí H2S, NH3 có mùi hôi thối cao, các khí độc này phát tán vào nước
ở mặt trên của đáy ao làm giảm lượng oxy và pH trong môi trường nuôi
2.3.9 Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm
Trang 9các sinh vật trung gian như nguồn tôm giống và vật nuôi, … để phòng ngừa các bệnh này thì khâu chuẩn bị ao phải thật tốt, môi trường nước không bị ô nhiễm kiểm tra con giống kỷ trước khi thả
2.3.9.2 Bệnh do vi khuẩn
Những bệnh do vi khuẩn gây ra đa số thuộc nhóm vi khuẩn Vibrio nhóm vi khuẩn
này gây bệnh trên mang, vỏ và tôm thường dễ nhiễm bệnh khi các yếu tố thủy lý hóa thay đổi khác nhau Nhóm vi khuẩn này thường có trong ao nuôi như một quần thể tự
nhiên rất khó xác định loài nào của Vibrio gây bệnh Vì vậy khi nuôi ta phải thường xử
lý để phòng bệnh và khi phát hiện chúng ta nên kết hợp với điều trị bằng thuốc
2.3.9.3 Bệnh do sinh vật bám
Đây là loại bệnh rất phổ biến thường xảy ra do sự phát triển của sinh vật, sự tích tụ của các chất vô cơ và hữu cơ trên bề mặt cơ thể tôm hay còn là bệnh đóng rong Tôm khó có thể vận chuyển, hô hấp và gây trở ngại cho sự lột xác của tôm hiện tượng này xảy ra khi sức khỏe tôm yếu do bất cứ lý do nào
Phải cải tạo và tẩy dọn ao thật tốt khi thả nuôi phải tạo điều kiện thích hợp cho tôm hoạt động và lột xác Đối với tôm bị bệnh do sinh vật bám khi đã cải thiện môi trường nước mà bệnh vẫn kéo dài thì nên xử lý bằng hóa chất chuyên dùng
2.4 Điều Kiện Tự Nhiên và Kinh Tế – Xã Hội
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Với vị trí địa lý như trên huyện Ba Tri nằm trong khu vực trọng điểm kinh tế của tỉnh Bến Tre Tuyến Quốc lộ 60 từ Tiền Giang qua Bến Tre khi cầu Rạch Miễu làm xong sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển ngành công nghiệp trong huyện, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản mà đặc biệt là thủy hải sản tươi sống
Trang 102.4.1.2 Địa hình
Huyện Ba Tri nằm trong khu vực tương đối thấp của tỉnh Bến Tre Địa hình của huyện bằng phẳng mang đặc điểm chung của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long do gần biển nên địa hình ở đây hơi nghiêng về phía biển Đông Độ cao trung bình so với mặt nước biển của huyện từ 0,75 – 1,00m Cũng do gần biển nên trên địa bàn của huyện có nhiều hệ thống đê bao cùng với nhiều hệ thống kênh rạch dày đặc nên bề mặt của huyện bị chia cắt khá mạnh Với địa hình như trên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa và nuôi trồng thủy hải sản
2.4.1.3 Khí hậu
a Nhiệt độ
Do huyện nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa của tỉnh Bến Tre thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long và chịu ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ cao và khá ổn định
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,20C
+ Nhiệt độ cao nhất là 36,280C
+ Nhiệt độ thấp nhất là 18,50C
Biên độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm là 100C
b Lượng mưa – bốc hơi
Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Ba Tri vào khoảng 1.371,5mm và tập trung vào các tháng 5 – 11 và bị ngắt quảng bởi thời gian hạn “Bà Chằn” vào cuối tháng
7 và đầu tháng 8 Trong khi đó lượng bốc hơi bình quân là 1.632mm lượng bức xạ cao
159 Kcal/cm2, khiến đất bị kiệt nước trong mùa khô làm tăng độ phèn mặn, khoáng hóa kéo dài thời gian mặn ở một số xã Lượng mưa ngày cao nhất đã xuất hiện ở khu vực huyện là khoảng 168mm/ngày
c Chế độ gió
Huyện Ba Tri trong năm có hai mùa mưa và khô rõ rệt:
+ Mùa mưa: thường bắt đầu từ tháng 5 – 11, hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam, sức gió cấp 3 – 4 từ tháng 5 – 9
+ Mùa khô: bắt đầu từ tháng 12 – 4 năm sau hướng gió thịnh hành là Bắc đến Đông Bắc sức gió cấp hai
Trang 11Đặc biệt trong các tháng 2 - 3 có gió chướng hướng gió gần như song song với
sông cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông đã đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng Vào cuối
mùa mưa gió chướng thường kết hợp với triều cường gây ra hiện tượng nước dâng cao
dọc theo bờ biển Ba Tri gây tràn bờ đê có cao trình thấp
d Độ ẩm
Độ ẩm của huyện Ba Tri liên quan chặt chẽ đến chế độ mưa trong năm Trong
mùa mưa độ ẩm cao, từ 83 – 90%, mùa khô thấp từ 75 – 85%, độ ẩm không khí trung
bình là 79% Với độ ẩm như trên thì huyện rất phù hợp cho việc phát triển nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu khí hậu của huyện
(Nguồn: Phòng Thủy sản huyện Ba Tri, 2004)
2.4.1.4 Nguồn nước thủy văn
Ba Tri là huyện ven biển Đông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, biên
độ dao động từ 1,2 – 2,4m Nguồn nước của huyện chủ yếu được cung cấp từ hai con
sông lớn là sông Ba Lai (phía Đông Bắc) và sông Hàm Luông (phía Tây Nam) với hệ
thống chi lưu gồm 50 sông rạch ăn sâu vào trong nội đồng Tổng chiều dài hệ thống
sông rạch tự nhiên lớn khoảng 128km
Nước trên sông Ba Lai bị nhiễm mặn sớm khoảng tháng 3 – 4 , nước sông Hàm
Luông bị nhiễm mặn trể hơn trong khoảng tháng 4 – 5 với hệ thống sông ngòi trên rất
thuận lợi cho giao thông thủy, làm muối, nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ và hệ thống
cấp thoát nước Nhưng bất lợi cho giao thông đường bộ, sản xuất nông nghiệp và sinh
hoạt của dân cư
2.4.1.5 Thổ nhưỡng
Thổ nhưỡng của huyện Ba Tri chia làm hai nhóm chính: đất giồng cát và đất mặn
có tầng sinh phèn tiềm tàng sâu Bên cạnh còn có nhóm đất phù sa và đất phù sa nhiễm
mặn
Trang 122.4.2 Hiện trạng kinh tế – xã hội
2.4.2.1 Cơ cấu hành chính
Huyện Ba Tri có tất cả 23 đơn vị cấp xã, một thị trấn Ba Tri với 107 ấp, khóm
2.4.2.2 Diện tích
Huyện Ba Tri có tổng diện tích: 35.541,95ha, trong đó:
+ Diện tích đất nông nghiệp: 25.308,90ha
+ Diện tích đất lâm nghiệp: 670,83ha
+ Diện tích đất chuyên dùng: 4.389,02ha
+ Diện tích đất ở: 996,16ha
+ Diện tích đất chưa sử dụng.177,04ha
2.4.2.3 Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2001 của cục thống kê tỉnh Bến Tre, tháng 5/2002, hiện nay diện tích tự nhiên của huyện Ba Tri 355km2, dân số năm 2000 là 129.828 người, mật độ dân số 560 người/km2
2.4.2.4 Tình hình lao động
Năm 2002 huyện Ba Tri có khoảng 10.000 người tham gia lao động trong ngành thủy sản Trong đó lao động nuôi trồng thủy sản có 3.100 người, số lao động nuôi trồng thủy sản chủ yếu tập trung ở các xã ven biển
Đa phần lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản ở các hộ nuôi nắm kỹ thuật nuôi
ở mức độ trung bình, các hộ nuôi cũng đã tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư của huyện và tỉnh tổ chức, tuy nhiên cũng còn hạn chế trong tiếp thu các kiến thức
2.4.3 Cơ sở hạ tầng
2.4.3.1 Hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi huyện Ba Tri được đầu tư khá hoàn chỉnh nhưng chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp Đối với vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư phát triển đúng mức chủ yếu là dựa vào tự nhiên là chính Một số tuyến kênh mương cũng đã được đầu tư nạo vét, đào mới theo yêu cầu của thủy sản nhưng vẫn còn rất manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của diện tích nuôi Hai công trình quan trọng nhất trên địa bàn huyện có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động nuôi
Trang 13trồng thủy sản là cống đập Ba Lai và hệ thống đê biển đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên 5.540ha đưa vào qui hoạch nuôi trồng thuỷ sản tập trung của huyện nằm trong các xã: Tân Xuân, Bảo Thạnh, Bảo Thuận, Tân Thuỷ, An Thủy,
An Hoà Tây, Vĩnh An, An Hiệp có chiều dài kênh rạch là 122km đạt mật độ là 0,022km/ha nhưng phân bố không đều
2.4.3.2 Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Ba Tri phát triển đều khắp Tổng chiều dài đường bộ chưa kể đường thôn xóm là 174,5 km trong đó tổng chiều dài đường bộ tính đến ngày 31/12/2001 mới chỉ có 6,18% tráng nhựa, 22,4% trải sỏi đỏ và 71,42% còn lại là đường đất chỉ thông xe tốt vào mùa khô Trên hệ thống giao thông đường bộ có 45 cầu dài 907m, giao thông đường thủy đây là thế mạnh của huyện với 114 km đường sông Ngoài ra Ba Tri còn có 12km bờ biển và rất nhiều kênh rạch tạo thành mạng lưới giao thông thủy rất thuận lợi
Nhìn chung, giao thông ở các vùng nuôi không được thuận lợi lắm, đường giao thông chỉ tập trung ở các khu vực trung tâm, khu dân cư và trên giồng cát Trong những vùng nuôi tôm thì hệ thống giao thông rất thiếu có nhiều nơi chỉ đi lại bằng đường thủy
2.4.3.3 Hệ thống điện
Đến năm 2000 điện lưới quốc gia đã phủ khắp 23/23 xã, thị trấn Trong đó có 25.918 hộ sử dụng điện chiếm 65,27% số hộ trong toàn huyện.Trên cơ sở các hệ thống mạng lưới điện của địa phương, trong quá trình phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh sẽ phải đầu tư thêm đường dây vào vùng nuôi và khu vực sản xuất giống
2.5 Hiện Trạng và Kế Hoạch Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Huyện Ba Tri 2.5.1 Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
Huyện ba Tri là nơi có ưu thế về diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi các đối tượng thủy sản nước lợ và mặn Trong đó việc đầu tư phát triển ngành nuôi trồng thủy sản của huyện nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và nước góp phần cải tạo bộ mặt kinh tế – xã hội huyện là định hướng đúng đắn
Nghề nuôi thủy sản đang từng bước phát triển theo chiều sâu đặc biệt là vài năm gần đây các mô hình nuôi tôm trong ruộng lúa, mô hình nuôi tôm bán thâm canh và
Trang 14thâm canh đạt hiệu quả cao, mô hình hợp tác kinh tế phát triển mạnh mẽ từ đó thúc đẩy mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất
Mặc dù huyện ba Tri là một trong những huyện có tiềm năng về diện tích đất nuôi trồng thủy sản lớn, nhưng muốn tận dụng tiềm năng có sẵn này để sản xuất ra sản phẩm có hiệu quả, giá trị cao về mặt kinh tế không phải dễ dàng Việc tổ chức nuôi và kinh doanh thủy sản tổng hợp trên tất cả diện tích mặt nước của huyện đòi hỏi phải có thời gian và sự phối hợp nhiều mặt của nhiều ngành, nhiều cấp tạo điều kiện cho dân thực hiện
Diện tích nuôi trồng thủy sản nhiều, nhưng diện tích mặt nước hữu ích chỉ chiếm từ 25 – 60% tùy theo loại mô hình nuôi Mô hình nuôi thủy sản hiện nay đa số là quảng canh truyền thống có thả thêm giống, đại bộ phận những người nuôi còn ít điều kiện tiếp cận những khoa học kỹ thuật cơ bản về những đối tượng mà mình nuôi
Nghề nuôi trồng thủy sản của huyện Ba Tri giai đoạn 1997 – 2002 chủ yếu do nhân dân đảm nhận, phát triển chưa đúng quy hoạch điều chỉnh Tỉnh đã có mạng lưới dự báo và kiểm dịch phòng chống bệnh nuôi thủy sản nhưng lực lượng này còn rất mõng
Cơ sở hạ tầng phục vụ thủy sản mặc dù được quan tâm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất Đa số diện tích nuôi tôm sú chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, nên nước cấp vào và thoát ra lẫn lộn giữa các diện tích nuôi khác nhau
Công tác phòng trừ dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn, chất lượng con giống phần lớn là chất lượng kém mà đa phần giống được di nhập từ các tỉnh và địa phương khác về Trong khi đó năng lực sản xuất giống tại địa phương còn hạn chế chỉ đáp ứng khoảng 10 – 15% nên cũng phần nào khó khăn trong sản xuất giống tại địa phương
Thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp ở hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh, tuy nhiên do hạn chế hiểu biết về kỹ thuật nên một bộ phận không nhỏ các hộ nuôi thủy sản về công tác chăm sóc, cho ăn còn tùy tiện và chưa được kiểm soát chặt chẻ ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả nuôi
Lao động nuôi trồng thủy sản của huyện Ba Tri tuy dồi dào về lực lượng, nhưng trong đó không ít những người nuôi thuỷ sản chưa nắm chặt chẻ về kỹ thuật nuôi của từng mô hình nuôi, từng đối tượng nuôi chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm bản thân
Để nghề nuôi thủy sản được ổn định về năng suất và sản lượng thì việc nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật của người nuôi tôm là việc làm rất cần thiết Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh phối với Phòng Thủy Sản huyện thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến công nghệ kỹ thuật mới để người dân kịp thời nắm bắt và đưa vào
sản xuất.( Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
Trang 152.5.2 Kế hoạch phát triển
Nhằm sử dụng tài nguyên ổn định, lâu bền trên cơ sở bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, nguồn lợi thủy sản tại huyện trên các nguyên tắc cơ bản và yêu cầu kỹ thuật đề ra
ở các cấp, kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn ngành và kết hợp với thực tế sản xuất tại địa phương huyện đã xây dựng được các chỉ tiêu cơ bản là:
- Đến năm 2005 diện tích nuôi thủy sản được mở rộng đến 5.418ha, trong đó có 3.288ha nuôi tôm (có 1000ha nuôi tôm thâm canh)
- Khả năng mở rộng diện tích nuôi đến năm 2010 phấn đấu đạt 7.849ha, trong đó có khoảng 4.779ha nuôi tôm (có 4.179ha nuôi chuyên tôm) Diện tích nuôi của huyện chiếm 15,97% tổng diện tích nuôi của toàn tỉnh (49.147ha) Nuôi tôm chiếm 15,25% tổng diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh (31.339ha), nuôi tôm thâm canh (800ha), và bán thâm canh (1.200ha) tương ứng chiếm 16,16% và 11,43% diện tích nuôi tôm của tỉnh (4.950ha và 7.000ha) (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
- Đảm bảo các dịch vụ cung cấp giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh và hướng dẫn kỹ thuật cơ bản cho người nuôi nhằm phát triển nghề nuôi trong huyện đạt hiệu quả kinh tế cao
- Đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết về kỹ thuật cho sản xuất
- Hoàn thiện các hạng mục cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hậu cần dịch vụ đồng bộ để phục vụ tốt cho nghề nuôi tại địa phương
Hậu cần dịch vụ thủy sản: theo kết quả khảo sát điều tra thủy lợi, môi trường và hộ thủy sản, 2003 thì:
Tính đến năm 2002 Ba Tri có 25 cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống Trên địa bàn huyện có 12 cơ sở sản xuất tôm giống, so với năm 2001 tăng lên 4 cơ sở bình quân năng lực sản xuất của mỗi cơ sở là 5.000.000 Post/cơ sở (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
Trong năm lượng giống thả nuôi toàn huyện qua kiểm dịch là 94 triệu Post trong đó tại địa phương sản xuất được 30 triệu Post và nhập từ các tỉnh là 64 triệu Post (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
- Về thức ăn: Đến năm 2002 trên địa bàn huyện Ba Tri chưa có cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, thức ăn được sử dụng chủ yếu là nguồn thức ăn đưa vào từ các tỉnh thông qua các nhà phân phối và đại lý
Trang 16- Về nước đá bảo quản: Mặc dù số lượng nước đá sản xuất tại huyện còn ít, song
do cách trung tâm tỉnh không xa (35 – 40km), có hệ thống đường giao thông thủy bộ thuận tiện, nên nhu cầu nước đá cần cho bảo quản tôm cá tại các vùng nuôi đều được cung ứng đầy đủ và kịp thời
- Khai thác thủy hải sản: trong năm 2002 tổng số tàu, thuyền khai thác thủy sản toàn huyện 961 chiếc với 71.522CV (công suất) Sản lượng khai thác được 27.511 tấn trong đó tôm chiếm 2.404 tấn, mực 3.452 tấn, cá 21.654 tấn (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
- Chế biến và tiêu thụ thủy sản: chế biến và tiêu thụ thủy sản theo không kịp nghề nuôi và khai thác tại biển Tại xã An Thủy có một cơ sở chế biến đông lạnh thủy sản, nhưng tổ chức sản xuất và kinh doanh kém nên không thu hút được nguồn nguyên liệu thủy sản của huyện đưa vào chế biến
- Thủy sản của huyện (khai thác, nuôi) đảm bảo cho tiêu dùng trong huyện, còn lại 60% bán ra ngoài huyện trong khi đó các cơ sở chế biến thủ công và truyền thống kém phát triển
- Cửa hàng vật tư phục vụ nuôi trồng: tại các khu vực nuôi tôm tập trung đều có một số đại lý hoặc điểm bán vật tư, thuốc phòng chống dịch bệnh cho thủy sản Trong các chợ trung tâm cũng có một số sạp, điểm bán vật tư kỹ thuật phục vụ cho nuôi trồng thủy sản
- Công tác khuyến ngư: trong năm 2002 Phòng Nông Nghiệp Và Phát Tiển Nông Thôn đã phối hợp với Sở Thủy Sản, Hội Nghề Cá, Trung Tâm Khuyến Ngư tỉnh, đã tập huấn được 13 lớp chuyển giao kỹ thuật đến tận người nuôi, có 590 người tham dự và phát 840 bộ tài liệu (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
2.6 Các Mô Hình Nuôi Thủy Sản Đang Được Áp Dụng Tại Huyện Ba Tri
Theo kết quả khảo sát điều tra thủy lợi, môi trường và hộ nuôi thủy sản, 2003 thì các mô hình nuôi thủy sản huyện Ba Tri khá đa dạng, loại hình (nuôi chuyên và nuôi kết hợp) và cấp kỹ thuật nuôi từ đơn giản (nuôi quảng canh dựa vào tự nhiên) đến kỹ thuật cao như (bán thâm canh và thâm canh) Trong huyện có hai khu vực nuôi trồng thủy sản chính
2.6.1 Nuôi nước ngọt
2.6.1.1 Nuôi chuyên cá trong ao, mương vườn
Mô hình nuôi cá nước ngọt ao hồ mương vườn phổ biến trong đất thổ cư, đã có từ lâu đời, tuy nhiên chỉ là nuôi để phục vụ tiêu dùng tại chỗ, nuôi với quy mô nhỏ, chưa
Trang 17mang tính chất sản xuất hàng hoá Diện tích nuôi thường từ 5000– 10.000m2 tuỳ địa hình và nguồn nước từng nơi Thả cá nuôi thường trong vòng một năm thì thu hoạch Năng suất từ 0,4 – 3 tấn/ha/năm tuỳ theo mật độ thả và quản lý chăm sóc Trong năm 2002 huyện Ba Tri có 170ha nuôi chuyên theo mô hình tổ hợp tác ở Kinh Lấp Tân Xuân (năng suất khoảng 5 tấn/ha) và Lạc Địa, Phú Lễ (năng suất đạt 2 tấn/ha) (Phòng Thủy Sản huyện Ba Tri, 2004)
2.6.1.2 Nuôi cá xen canh với ruộng lúa
Nuôi cá ruộng là một loại hình nuôi mới xuất hiện vài năm gần đây , hình thức nuôi này chủ yếu là tận dụng mặt nước trên ruộng để nuôi cá kết hợp, xung quanh ruộng lúa đào mương nuôi, diện tích mương nuôi chiếm khoảng 25 – 30% diện tích ruộng lúa, đối tượng nuôi chủ yếu là các loại cá trắng năng suất trung bình một ha từ 0,5 – 1,5 tấn/vụ nuôi Mô hình nuôi này nhằm cải thiện thêm cuộc sống cho người dân Tuy nhiên để nuôi đạt hiệu quả cần phải hạn chế tối đa sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật
2.6.1.3 Nuôi tôm càng xanh
Nuôi tôm càng xanh mới được phát triển ở huyện trong những khu ruộng trũng, mương vườn dừa Khu vực nuôi cũng phân tán Hiệu quả mang lại từ nuôi tôm càng xanh chưa lớn do giá giống mua cao, giống tự nhiên ngày càng giảm do khai thác quá mức, giống nhân tạo chỉ mới bắt đầu sản xuất số lượng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu nuôi Trong năm 2002, huyện Ba Tri thả nuôi khoảng 30ha trong ao mương vườn và năng suất thu được rất thấp chỉ 50 kg/ha
2.6.2 Nuôi nước lợ, mặn
2.6.2.1 Nuôi tôm biển nước lợ, mặn quảng canh
Mô hình nuôi tôm quảng canh truyền thống theo kiểu đắp đập để thu tôm tự nhiên đã có từ lâu đời ở huyện Trong đầm có mương nội đầm, mương bao, cống lấy giống bằng gỗ Từ 15 – 30 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước triều) Năng suất lúc ban đầu 0,1 – 0,15 tấn/ha/năm sau đó giảm dần theo thời gian, riêng năm 1994 sau dịch tôm chết nên năng suất còn lại 0,05 – 0,08 tấn/ha/năm Mô hình nuôi này hiện nay vẫn còn nhưng năng suất và hiệu quả không cao, hình thức nuôi này phụ thuộc trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản, tôm thu hoạch kích thước nhỏ, không đều nhau, giá bán thấp
2.6.2.2 Nuôi xen tôm biển trong rừng
Trang 18Mô hình này đã xuất hiện nhiều năm qua, thông qua rừng trồng ở những vùng nhiễm mặn người dân thả thêm giống vào kết hợp với nguồn giống tự nhiên thông qua thủy triều, có sử dụng bờ bao bên ngoài để giữ nước Năng suất không cao (0,2/ha) tuy nhiên tận dụng được diện tích mặt nước hiện có để sử dụng được có hiệu quả là làm tăng thu nhập Cần chú ý công tác bảo vệ đất rừng, tránh lập lại hiện tượng phá rừng để nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái trong vùng
2.6.2.3 Nuôi tôm biển quảng canh cải tiến
Mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến được nuôi từ năm 1995 đến nay Thả giống nhân tạo tôm sú nuôi 4 – 6 con/m2, cở tôm thả Post 15 – Post 25 có cho tôm ăn thêm thức ăn hàng ngày Mô hình này hiện nay đang phổ biến chiếm khoảng 70 – 80 diện tích nuôi tôm sú, năng suất phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật nuôi, mức độ đầu tư, … trung bình đạt 0,2 – 0,35 tấn/ha Năm 2002 huyện Ba Tri nuôi trên diện tích khoảng 1.300ha với năng suất bình quân 0,2 tấn/ha/năm
2.6.2.4 Nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh
Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh có kỹ thuật cao hơn so với mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến về xây dựng ao, hệ thống cấp thoát nước riêng biệt Mật độ thả giống nuôi từ 20 – 30 con/m2, cở P.15, năng suất trung bình 1,5 – 3 tấn/ha/vụ Chế độ cho tôm ăn phải theo đúng quy trình nuôi và người nuôi phải nắm chắc kỹ thuật, theo dõi và chăm sóc thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình nuôi Thời gian nuôi một vụ từ 3 – 4 tháng bắt đầu từ tháng 1 – 2 trong năm Trong năm 2002 vừa qua toàn huyện Ba Tri nuôi thâm canh trên diện tích khoảng 128ha và sản lượng 560 tấn, năng suất bình quân chung 3,1 tấn/ha/năm Hầu hết các ao nuôi của dân chưa có ao xử lý nước thải trước khi thải ra kênh thoát nước; ngoại trừ một số khu vực nuôi thâm canh mới được xây dựng do các tổ hợp tác hoặc các nhà đầu tư quản lý
2.6.2.5 Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến, luân canh lúa
Mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến luân canh ruộng lúa một vụ trong mùa khô (ở vùng nước lợ, măn), với diện tích mương bao quanh chu vi thửa ruộng, chiếm 25 – 30% diện tích của ruộng lúa Thả giống có mật độ từ 4 – 6 con/m2 tôm giống có kích thước cở 2 – 3 cm/con (P.30) năng suất thu hoạch tôm sú môt ha ruộng lúa 0,2 – 0,3 tấn/ha ruộng/vụ Thời gian nuôi bốn tháng một vụ từ tháng 12 – 4 dương lịch Mô hình này có điều kiện mở rộng ở những nơi sản suất lúa một vụ năng suất thấp, bấp bênh, diện tích nuôi tôm hiện nay khoảng 600 ha, năng suất bình quân trong năm 2002 là 0,4 tấn/ha
2.6.2.6 Nuôi tôm trong ruộng muối
Trang 19Mô hình nuôi tôm kết hợp với làm muối chủ yếu tận dụng diện tích ao, mương chứa nước trong sản xuất muối để nuôi tôm hoặc trong mùa mưa khi độ mặn giảm, năng suất nuôi đạt khoảng 0,1 – 0,15 tấn/ha
2.6.2.7 Nuôi nghêu, sò
Diện tích nuôi nghêu nằm rải rác ở cửa sông ven biển, chủ yếu tận dụng nguồn giống tự nhiên, diện tích nuôi nghêu khoảng 1.600ha tập trung ở bãi triều và nuôi sò khoảng 100ha ở vùng cửa sông, rãi rác trong các ao nuôi tôm
2.6.2.8 Nuôi cua
Diện tích nuôi này không lớn vì cua giống giá cao, khan hiếm, người nuôi rất dễ
bị động về con giống, năng suất không ổn định, tập trung ở Tân Xuân và các xã ven biển
Trang 21III PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA
3.1 Thời Gian và Địa Điểm
Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2005 đến tháng 8/2005 tại xã Vĩnh An huyện
Ba Tri tỉnh Bến Tre
3.2 Phương Pháp Điều Tra và Thu Thập Số Liệu
3.2.1 Phương pháp điều tra
Với mục đích tìm hiểu hiện trạng của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại xã Vĩnh
An huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre, chúng tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm tại xã Vĩnh An huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre một cách ngẫu nhiên theo biểu mẫu điều tra được soạn sẳn
3.2.2 Thu thập số liệu
Số liệu sơ cấp: thu thập bằng cách trực tiếp phỏng vấn từng chủ hộ đồng thời kết hợp khảo sát ao nuôi để có những thông tin về: kỹ thuật nuôi, những thuận lợi và khó khăn, sản lượng và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi…
Số liệu thứ cấp: thu thập từ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thủy Sản, Phòng Thống Kê huyện Ba Tri và các Phòng Ban có liên quan khác
3.3 Nôi Dung Nghiên Cứu
Tìm hiểu về:
+ Mô hình nuôi tôm sú thâm canh ở huyện Ba Tri
+ Các biện pháp kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi tôm sú thâm canh trong huyện
+ Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi
3.4 Phân Tích Kết Quả và Xử Lý Số Liệu
Sau khi tiến hành điều tra chúng tôi tìm ra được những yếu tố và biện pháp kỹ thuật nuôi phù hợp với mô hình nuôi tôm sú thâm canh đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 22Số liệu thu thập được chúng tôi dùng phần mềm Excel để phân tích để tìm các số nhỏ nhất (Min), số trung bình (Average), số lớn nhất (Max) của các chỉ tiêu về năng suất, lợi nhuận, thu nhập,… Đồng thời tìm hiểu mối tương quan giữa năng suất tôm với các yếu tố đầu vào trong sản xuất (tuổi chủ hộ, diện tích ao, số lao động, lượng giống tôm, lượng thức ăn, trình độ văn hoá, số năm kinh nghiệm, lượng vôi, lượng diệt tạp, lượng phân bón)
IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN