Tham gia các hoạt động khuyến ngư

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tâm sú thâm canh tại Bến tre (Trang 25 - 26)

IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1.5.1 Tham gia các hoạt động khuyến ngư

Để tiếp cận được những tiến bộ về kỹ thuật nuôi tôm thâm canh, nâng cao được trình độ hiểu biết về đối tượng nuôi. Vì vậy, chính quyền địa phương kết hợp với những cán bộ khuyến ngư mở ra nhiều lớp tập huấn , hội thảo để truyền bá kỹ thuật nuôi cho người dân. Đây là một việc làm rất cần thiết và hết sức phù hợp với tốc độ phát triển diện tích nuôi như hiện nay. Đã có nhiều người dân không có điều kiện tiếp cận những

kỹ thuật trong nghề nuôi tôm sú thì cũng nhờ vào sự tham gia các lớp tập huấn và các chương trình khuyến ngư mà người dân đã tiếp cận được với những tiến bộ kỹ thuật, cập nhật thông tin mới và đưa vào sản xuất tránh được nhiều thiệt hại đáng kể.

Qua khảo sát thực tế 60 hộ nuôi chúng tôi có được kết quả số hộ tham gia tập huấn như sau:

Bảng 4.2: Số hộ tham gia các hoạt động khuyến ngư

Tập huấn, hội thảo số hộ Tỷ lệ (%)

Có 47 78

Không 13 22

Tổng 60 100

Qua Bảng 4.2 cho ta thấy số người dân tham gia tập huấn chiếm 78%, với 47 hộ và tỷ lệ không tham gia tập huấn là 22% với số hộ là 13 hộ. Trong xã, số hộ không tham gia tập huấn còn cao có nhiều nguyên nhân là do người dân không biết được chương trình tập huấn, điều kiện nơi tập huấn và cũng có nhiều người dân đánh giá thấp chương trình tập huấn. Đây là những nguyên nhân quan trọng từ đó rút ra được là khi tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo phải phổ biến rộng rãi. Bên cạnh đó cần phải tổ chức các chuyến đi tham quan các mô hình nuôi thực tế để từ đó người dân có thể áp dụng theo mô hình nuôi của mình.

Một phần của tài liệu Khảo sát hiện trạng nuôi tâm sú thâm canh tại Bến tre (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)