Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

56 980 5
Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

http://www.ebook.edu.vn 2 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Hiện nay vấn đề nuôi tôm CN – BCN đối với tất cả những vùng nuôi tôm trên cả nước đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Người nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chất lượng tôm giống, vừa phải chịu ảnh hưởng của sự biến động quá cao giá cả đầu vào như: giống, thứ c ăn, hóa chất, … Bên cạnh đó, giá bán sản phẩm tôm của người nuôi lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn trên thì người nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới để giảm được chi phí đầu tư sản xuất cũng như là để tăng lợi nhuận. Bằng những kinh nghiệm thực tế qua việc quản lý quy trình nuôi tôm bằ ng chế phẩm sinh học mà chúng tôi trình bày sau đây nhằm giúp cho người nuôi hạn chế được vốn đầu tư, dễ dàng trong quản lý, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Mô hình nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học là cơ sở để xuất bán được tôm sạch, kích cỡ lớn, đủ điều kiện cạnh tranh trong xu thế ngày nay đa số các nước nuôi tôm CN – BCN đều thiên về tôm thẻ chân trắng. Xã An Đức của huyện Ba Tri là xã tiếp giáp nhi ều với kênh rạch và bị nhiễm mặn trong 6 tháng, sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Bà con tại đây nuôi tôm quảng canh, hình thức nuôi này chỉ đạt năng suất thấp, dễ bị nhiễm dịch bệnh và không có hiệu quả kinh tế mà diện tích đất sử dụng phải lớn. Được sự hổ trợ của chính quyền địa phương nên các hộ nông dân tại đây đã chủ động chuyể n đổi sang nuôi tôm công nghiệp trên vùng đất bị nhiễm mặn này. Nhưng do ý thức cộng đồng kém nên chỉ mới phát triển nuôi trong những năm gần đây mà hiện nay môi trường nước tại đây đã bị ô nhiễm, một phần cũng do tôm giống tại đây có nguồn gốc không rõ ràng chưa được kiểm dịch đầy đủ nên tôm nuôi thường bị nhiễm bệnh gây thiệt hại cho bà con nuôi tôm. Nghề nuôi tôm đã t ừng bước được cải tiến nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về vốn, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, con giống, dịch bệnh. Do đó, việc tìm hiểu quy http://www.ebook.edu.vn 3 trình nuôi tôm thâm canh bằng chế phẩm sinh học để quản lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh là việc cần thiết. Loại chế phẩm sinh học nào sử dụng hiệu quả tại đây. Từ mục đích trên, được sự chấp thuận của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện đề tài : “ Khảo sát quy trình nuôi tôm (Penaeus monodon) thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Bến Tre)”. 1.2 Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu quy trình nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học. - Đánh giá hiệu quả của chế phẩm sinh học lên môi trường và tăng trưởng của tôm sú. - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi tại đây. http://www.ebook.edu.vn 4 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới Nghề nuôi tôm phát triển rất nhanh trên thế giới. Hiện nay, loài này được nuôi ở hơn 22 quốc gia trên thế giới, giữ vai trò rất lớn trong việc cải thiện đời sống của các cộng đồng dân cư ven biển và tạo nguồn thu ngoại tệ. Theo FAO, sản lượng tôm năm 1997 chiếm 52 % sản lượng tôm nuôi trồng toàn thế giới, với tốc độ tăng trưởng trung bình 2 % trên năm. Ở các vùng nuôi tôm chủ yếu trên thế giới, Ðông Nam Á là vùng dẫn đầu chiếm 53,7 % tổng sản lượng tôm toàn thế giới trong tổng số 54 quốc gia có ngành công nghiệp nuôi tôm phát triển (thống kê của FAO năm 1997) (nguồn: khoahocthuysan.org). Năm 2000, sản lượng tôm nuôi đạt 571,5 nghìn tấn, chiếm 52,3 % tổng sản lượng các loại tôm nuôi (FAO 2002). Nghề nuôi tôm trên thế giới đã trải qua nhiều thế kỷ nhưng nghề nuôi tôm hiện đại chỉ thực sự ra đời kể từ năm 1930, khi các nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được giống nhân tạo nhưng chỉ bùng nổ từ những năm 80 khi tôm giống đã được sản xuất ra với số lượng lớn để cung cấp cho người nuôi (Lê Long Triều, 2008). Trên thế giới có hai khu vực nuôi tôm lớn là Tây bán cầu gồm các nước Châu Mỹ La Tinh và Đông bán cầu gồm các nước Nam Á và Đông Nam Á. Theo Nguyễn Văn Hảo, 2000 thì năm 1997 ở khu vực Tây bán cầ u, Ecuador đạt 130.000 tấn chiếm 66 % tổng lượng tôm nuôi của khu vực. Khu vực Đông bán cầu thì sản lượng tôm nuôi là 462.000 tấn chiếm 70 % tôm nuôi trên thế giới. Trong đó, Thái Lan là nước đứng đầu, kế đến là Indonesia, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam (Lê Long Triều, 2008). 2.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam Theo Bộ NN&PTNT năm 2009, cả nước sẽ giảm 35.000 ha diện tích NTTS xuống còn 1.065.000 ha với sản lượng ước đạt là 2,3 triệu tấn, trong đó: cá tra nuôi là 1,2 triệu tấn, tôm nuôi là 280.000 tấn, tôm thẻ chân tr ắng nuôi là 100.000 tấn. http://www.ebook.edu.vn 5 Ông Bùi Đức Quý, Cục phó Cục NTTS – Bộ NN&PTNT cho biết, diện tích NTTS giảm nguyên nhân là tình hình tiêu thụ tôm trên thế giới đang giảm mạnh do suy thoái kinh tế; thị trường nhập khẩu tôm chủ lực là Mỹ đang có dấu hiệu ngưng lại, thị trường Nhật Bản giảm từ 32 % còn 19 %, . Giá tôm nguyên liệu trong nước cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Hiện tại các tỉnh ĐBSCL, giá tôm nguyên liệu hiện gi ảm từ 10 - 15 % so với năm trước đó (2008) (fistenet.gov.vn). Những thuận lợi của nghề nuôi tôm Theo thống kê mới nhất của FAO về xuất khẩu tôm trên thế giới, số liệu năm 2006, Việt Nam tiếp tục 4 năm liền đứng thứ 1 về giá trị xuất khẩu, đạt 1,25 tỷ USD. Về sản lượng Việt Nam đứng thứ 4, với 131.615 tấn, sau Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia. Giá trị xuất khẩu đã hình thành xu thế tăng liên tục. Giá xuất khẩu bình quân trong 5 năm trở lại đ ã tăng từ 5,96 lên 9,53 USD/kg, đây là nguyên nhân đẩy giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đứng đầu thế giới. Giải thích về điều này có thể do Việt Nam xuất khẩu tôm cở lớn, nên được giá hơn. Cũng theo số liệu công bố của FAO, năm 2006 Việt Nam đứng thứ 8 thế giới về xuất khẩu thủy sản (vn.euvietnam.com). Năm 2009, diện tích nuôi tôm toàn vùng ĐBSCL có thể lên đến 566.000 ha. Ngày 29/1 đến 1/2/2009, th ương lái từ thành phố Hồ Chí Minh xuống tận ao nuôi tôm của bà con ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, … để mua tôm sống loại 40 con/kg, giá 125.000 đồng/kg. Với mức giá như hiện nay thì giá tôm tăng hơn gấp đôi so với thời điểm thu hoạch chính vụ năm 2008. Vụ nuôi tôm năm 2008, thương lái mua tôm loại 40 con/kg với giá chỉ 60.000 đồng/kg, có thời gian giá giảm chỉ còn 55.000 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi tôm vô cùng phấn khởi vì ngay trong đầu năm mới tôm bán được giá, lợi nhuận cao, đó là tín hiệu khả quan cho vụ nuôi tôm năm 2009 (www.kinhtenongthon.com.vn). Những khó khăn của nghề nuôi tôm . Theo Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, qua thống kê năm 2008, năng suất tôm nuôi bình quân của Cà Mau chỉ đạt 356 kg/ha; trong khi tại Bạc Liêu là 500 kg/ha; Sóc Trăng là 1.200 kg/ha; Bến Tre là 4.300 kg/ha (camau-rtv.org.vn). http://www.ebook.edu.vn 6 VASEP dự báo trong quí 2/ 2009, sức mua của nhiều nước trên thế giới tiếp tục giảm, biến động tỷ giá ở các nước không có lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó, phần lớn sản phẩm tôm của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng cuối tháng 5 – 2009, giá tôm tại thị trường này đã giảm 10 – 20 % so với thời điểm cùng kỳ năm trước. Các nhà nhập khẩu dự báo, tình tr ạng khó khăn trong xuất khẩu tôm sẽ còn kéo dài đến tháng 8 – 2009. Tại ĐBSCL, hơn 1 tháng nữa bước vào thu hoạch tôm chính vụ. Hiện tại, tôm nguyên liệu loại 20 con/kg giá 117.000 đồng, 30 con/kg giá 95.000 đồng và 80.000 đồng loại 50 con/kg. Trong khi đó, giá thức ăn cho tôm đang đứng ở mức cao, cùng với những rủi ro về thị trường xuất khẩu, dịch bệnh, . tạo nên sức ép khá lớn cho người nuôi tôm ĐBSCL. Đó là chưa kể đến việc nông dân thi ếu vốn bỏ ao, do chậm tiếp cận nguồn vốn kích cầu của Chính phủ, điều này làm cho diện tích nuôi tôm ở các tỉnh giảm so với vụ trước. Theo Phạm Nam Dương - phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh cho biết: “Năm nay, ảnh hưởng thời tiết, giá tôm nguyên liệu không ổn định, chi phí nuôi (thức ăn, con giống, chế phẩm sinh học, công lao động, .) tăng cao, nhiều địa phương thả nuôi tôm chậm và mật độ thưa hoặc chuyển sang nuôi các đối tượng khác như: cua biển, cá chẽm, cá kèo, . Do đó, tại Trà Vinh vụ nuôi tôm năm 2009 khó đạt kế hoạch đề ra”. Năm 2009, tỉnh Trà Vinh đưa ra kế hoạch thả nuôi trên 2,5 tỉ con giống với diện tích 27.450 ha. Cuối tháng 5 – 2009, diện tích thả nuôi tại Trà Vinh là 18.300 ha, giảm 6.700 ha so với cùng kỳ năm trước. Đến nay, khoảng 30 % diện tích bị thiệt hại phải chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác, . Tính đế n đầu tháng 6 – 2009, diện tích tôm thiệt hại của vùng ĐBSCL đã gần 10.000 ha, trong đó tại Sóc Trăng diện tích thiệt hại hơn 1.407 ha, Bạc Liêu là 3.000 ha, Bến Tre trên 105 ha (www.vietlinh.com.vn). 2.3 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre 2.3.1 Điều kiện tự nhiên Theo Phòng NN&PTNT, huyện Ba Tri trong năm 2008 thì: 2.3.1.1 Vị trí địa lý http://www.ebook.edu.vn 7 Bản đồ hành chính huyện Ba Tri (www.bentre.gov.vn) Huyện Ba Tri nằm ở phía cuối cù lao Bảo, là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, có diện tích 355,53km 2 ,chiếm 15,7 % diện tích toàn tỉnh, gồm 23 xã và 1 thị trấn. Huyện Ba Tri nằm về phía đông của tỉnh Bến Tre, có tọa độ địa lý: Từ 106 0 28’17’’ đến 106 0 41’25’’ độ kinh đông. Từ 9 0 57’38’’ đến 10 0 11’14’’ độ vĩ bắc. Phía Đông Bắc giáp sông Ba Lai và huyện Bình Đại. Phía Tây Nam giáp sông Hàm Luông và huyện Thạnh Phú. Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Giồng Trôm. Phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông. Huyện Ba Tri nằm giữa hai con sông huyết mạch của tỉnh là Ba Lai và Hàm Luông, có bờ biển dài 12 km với cảng cá An Thủy là trung tâm thủy sản của tỉnh. Huyện có ba vùng sinh thái: nước ngọt, nước lợ và nước mặn, thích hợp cho việc phát triển các hệ thống canh tác đ a dạng, đặt biệt là NTTS. http://www.ebook.edu.vn 8 2.3.1.2 Thời tiết và khí hậu Huyện nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26 0 C – 27 0 C (www.bentre.gov.vn). 2.3.1.3 Thủy văn Ba Tri là huyện ven biển Đông, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, biên độ dao động từ 1,2 – 2,4 m. Nguồn nước chủ yếu của huyện được cung cấp từ hai con sông Ba Lai – Hàm Luông và 50 kênh rạch vào sâu trong nội đồng, tổng chiều dài hệ thống kênh rạch lớn lên đến 128 km (www.bentre.gov.vn). 2.3.1.4 Địa hình và thổ nhưỡng Địa hình Đất đai đa dạng, xen kẽ giữa các nền đất phù sa là các giồng cát có cao trình cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung dân cư, xây dựng các kết cấu hạ tầng. Khu vực Tây và Tây Bắc có địa hình bằng phẳng, ít chia cắt, thuận lợi cho việc bố trí công trình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, các hệ thống canh tác nông nghiệp tập trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Khu vực Đông và Đông Nam có địa hình thấp, độ mặn tương đối ổn định, thuận lợi cho việc bố trí NTTS theo hướng tăng tỷ trọng nuôi CN – BCN (Lê Long Triều, 2008). Thổ nhưỡng Vùng I: Vùng ngọt hóa, có diện tích 23.400 ha, chiếm 66 % diện tích tự nhiên, đất đai có độ màu mỡ cao. Vùng II: Vùng ven biển, có diện tích 12.200 ha, chiếm 33 % diện tích tự nhiên, đất và nước mặt nhiễm mặn quanh năm, phát triển chủ yếu là ngư nghiệp (Lê Long Triều, 2008). 2.3.2 Hiện trạng kinh tế - xã hội Theo Phòng thống kê huyện Ba Tri trong năm 2008 thì: http://www.ebook.edu.vn 9 2.3.2.1 Cơ cấu hành chính Huyện Ba Tri có 23 xã, một thị trấn với 113 khóm ấp. 2.3.2.2 Dân số và lao động Diện tích tự nhiên của huyện là 355,53 km 2 , dân số là 205.773 người, mật độ dân số bình quân khoảng 578 người/km 2 (Theo cục thống kê tỉnh Bến Tre, 2007). 2.3.2.3 Kế hoạch phát triển Theo Phòng NN&PTNT thì huyện Ba Tri năm 2008: Ngành NTTS phát triển đưa thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn thực sự. Dựa trên cơ sở phát triển các đối tượng nuôi xuất khẩu: tôm sú, nghêu, sò. Tiếp tục chuyển đổi đất lúa, đất muối kém hiệu quả sang nuôi tôm thâm canh, trên cơ sở phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân trong lĩnh vực nuôi và khai thác thủy sản. Tăng cường công tác kiểm tra phòng ngừa dịch bệnh, thực hiện tốt quyết định 4024 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi tôm thâm canh và an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm khai thác (Lê Long Triều, 2008). 2.3.3 Hiện trạng nuôi tôm tại huyện Ba Tri Năm 2008, huyện Ba Tri có tổng diện tích nuôi gần 5.000 ha, đạt 103,66 %, tăng 4,3 % so cùng kỳ. Diện tích nuôi tôm là 3.413 ha, trong đó có 1.100 ha nuôi tôm thâm canh. Năm 2009, huyệ n tập trung xây dựng hệ thống thủy lợi có hiệu quả hơn cho nuôi trồng, nhất là bảo đảm nuôi an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nuôi phải có ao lắng, lọc đúng theo qui định. Hoàn chỉnh qui trình nuôi mới, đối tượng mới để thay thế các vùng nuôi không còn phù hợp (www.vietlinh.vn). http://www.ebook.edu.vn 10 2.3.4 Các mô hình nuôi tôm tại huyện Ba Tri 2.3.4.1 Nuôi thâm canh, bán thâm canh Năm 2008, diện tích nuôi tôm CN - BCN là 1.095 ha, đạt 117,7 % kế hoạch, so với năm 2007 thì tăng 172 ha từ nuôi tôm quảng canh. Năng suất bình quân đạt 6 – 7 tấn/ha (Lê Long Triều, 2008). 2.3.4.2 Nuôi quảng canh Diện tích nuôi tôm quảng canh trong năm 2008 là 1.495 ha đạt 88,4 % kế hoạch so với năm 2007 giảm 207 ha, nguyên nhân là do chuyển lên nuôi tôm thâm canh. Nguồn giống tôm tự nhiên được lấy vào đầm qua cửa cống vào các thời kỳ triều cường trong tháng từ 4 – 6 ngày theo chu kỳ con nước 15 và 30 âm lịch. Năng suấ t đạt từ 200 – 300 kg/ha. Hình thức nuôi này đã dần xóa bỏ trong những năm gần đây. 2.3.4.3 Nuôi quảng canh cải tiến Nhiều hộ nuôi tôm theo mô hình quảng canh cải tiến đã mang lại hiệu quả kinh cao, tiêu biểu là hộ anh Nguyễn Văn Nghe ở ấp 5, xã An Hiệp, huyện Ba Tri. Thả giống cỡ từ 2 – 3 cm, mật độ nuôi 10 con/m 2 , sau hơn 3 tháng nuôi, tôm đạt trọng lượng khoảng 40 con/kg, năng suất ước đạt 2 tấn/ha, trừ chi phí thì lãi trên 50 triệu đồng. 2.3.4.4 Nuôi tôm lúa Diện tích nuôi tôm lúa năm 2008 là 120 ha, đạt 100 % kế hoạch so với năm 2007 không tăng. Thả giống nhân tạo, mật độ là 4 – 6 con/m 2 , tôm giống thả kích cỡ từ 2 – 3 cm/con. Thời gian nuôi là 4 tháng, năng suất trung bình năm 2008 là khoảng 0,3 tấn/ha. 2.3.4.5 Nuôi tôm rừng Diện tích nuôi tôm rừng năm 2008 là 497 ha, đạt 100 % kế hoạch không tăng so với năm 2007. Hình thức nuôi là thu giống tự nhiên, cứ 15 – 30 ngày thì thu hoạch một lần (theo con nước). Mô hình này phụ thuộc trực tiếp đến nguồn lợi thủy sản của tự nhiên. Tôm thu hoạch có kích thước nhỏ, năng suất và hiệu quả không cao. http://www.ebook.edu.vn 11 2.3.4.6 Nuôi sinh thái Năm 2007, huyện Ba Tri có hơn 950 ha nuôi thâm canh và bán thâm canh, trong đó có 60 ha nuôi theo quy trình sinh thái, tập trung ở hai xã Vĩnh An và An Hòa Tây. Quy trình nuôi tôm sinh thái chủ yếu sử dụng hệ thống cung cấp oxy đáy kết hợp với cấy vi sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi phát triển trong ao, giúp tôm phát triển tốt, có sức đề kháng cao, ít nhiễm bệnh, môi trường ổn định, . (nguồn: www.fistenet.gov.vn). 2.4 Sơ lược về tôm Theo Vũ Thế Trụ, 1993 thì tôm được phân loại và có các đặc đi ểm sau: 2.4.1 Phân loại Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Tên Tiếng Anh: Giant/ Black Tiger Shrimp Tên Tiếng Việt: tôm sú. [...]... hiện Phương pháp thu thập số liệu Thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp chủ trại, phó trại, kỹ thuật viên và các anh em công nhân trong trại Thu thập qua quá trình thực hiện đề tài (đo môi trường, cân thức ăn, theo dõi tăng trưởng, ) Nội dung nghiên cứu http://www.ebook.edu.vn 18 Tìm hiểu về: Các mô hình nuôi tôm của huyện Ba Tri Quy trình nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học Những thuận... về trại tôm Thành Mỹ Sơ đồ trại tôm Thành Mỹ Trại tôm Thành Mỹ thuộc ấp 8, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre Trại đã hoạt động 6 năm (từ năm 2004) Ban đầu trại cũng gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ thuật nên năng suất không cao (năm 2004 là 3 tấn/ha) nhưng nhờ chịu khó nghiên cứu và học hỏi (từ các hội thảo, tập huấn khuyến nông, ) nên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi thành công tôm thâm. .. lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi và để chứa tôm mỗi khi xãy ra sự cố Người nuôi tôm có thể dùng ao lắng để tiếp tục nuôi tôm trong thời gian xử lý ao nuôi Ao lắng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm thâm canh hiện nay Ao lắng phải đảm bảo lượng nước thay từ 30 – 50 % thể tích nước ao nuôi Tuy nhiên, tại đây diện tích ao lắng chiếm ¼ diện tích ao nuôi tôm do tại đây không thay nước theo định... Ống dẫn trứng mở ra ở gốc đôi chân bò thứ 3 - Khi tôm cái vừa lột xác, tôm đực thường giao vĩ, đưa túi tinh cho tôm cái Tuổi thành thục: http://www.ebook.edu.vn 16 Tuổi thành thục sinh dục của tôm đực và tôm cái từ tháng thứ 8 trở đi Xác định sự thành thục của tôm cái dễ hơn, chỉ cần quan sát có túi tinh ở cơ quan sinh dục phụ Phương pháp xác định thành thục ở con đực khó hơn, chỉ khi nào tìm thấy... Philippines Tại Việt Nam, tôm có nhiều ở các vùng biển miền trung Tôm bột (postlarvae), tôm giống (juvenile) và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và rừng ngập mặn ven bờ Khi tôm trưởng thành thì di chuyển xa bờ vì chúng thích sống vùng nước sâu hơn http://www.ebook.edu.vn 12 Chu kỳ sống của tôm Hình 2.1 Vòng đời tôm (nuoitomsu.blogspot.com) Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển của tôm sú. .. giờ rồi tạt đều khắp ao kết hợp với chạy quạt http://www.ebook.edu.vn 32 4.4 Quy trình nuôi tôm thâm canh bằng phương pháp sinh học 4.4.1 Công tác chuẩn bị và cải tạo ao 4.4.1.1 Công tác chuẩn bị Ao nuôi Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ kích thước dài/rộng không lớn hơn 1,5/1 Diện tích ao : Từ 0,5 – 1 ha Ðáy ao : Bằng phẳng, được đầm nén chặt; độ dốc về phía cống thoát từ 0,5 – 0,8 % Độ... cặp chân đuôi để tôm có thể nhảy xa, điều chỉnh bơi lên cao hay xuống thấp Khi ương trong ao sau 25 – 30 ngày, tôm đạt cở 2 – 3 cm Khi nuôi trong ao sau 4 tháng, tôm có thể đạt cở trung bình 25 – 40 g/con Tôm lột xác nhiều lần để lớn Ngoài tự nhiên, ở vùng biển miền Trung thì mùa tôm sinh sản rộ là từ tháng 2 - 5 và từ tháng 7 - 10 Ở miền vùng biển miền Nam thì mùa tôm sinh sản rộ có phần... khí để nuôi tôm với mật độ cao Sơ đồ lắp đặt hệ thống sục khí 4.1.2 Nhân sự của trại Nhân sự của trại đảm bảo điều kiện sản xuất, bao gồm: - Trưởng trại - Phó trại - Trại phân thành 2 tổ thi đua: + Tổ A gồm tổ trưởng, tổ phó và 6 công nhân + Tổ B gồm tổ trưởng, tổ phó và 6 công nhân - Một thợ máy sửa chữa máy móc trong trại - Một phụ bếp - Khi tôm lớn thì có thêm 3 – 4 bảo vệ để đảm bảo nuôi tôm được... khiển sự thành thục sinh dục (GIH) được sản xuất bởi tế bào thần kinh trong cơ quan X của cuống mắt, vận chuyển tới tuyến giáp sinap đưa vào kho dự trữ và khi cần thì tiết ra Sự thành thục sinh dục của tôm thông qua tác động của tuyến nội tiết, khi cắt mắt tức là thúc đẩy chu kỳ lột xác, đem lại sự thành thục nhanh chóng hơn Trong tự nhiên, tôm bắt mồi nhiều hơn khi thuỷ triều rút Tôm nuôi trong... canh bằng phương pháp sinh học Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi Phân tích kết quả và xử lý số liệu Đánh giá quy trình nuôi tôm thâm canh Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê, mô tả sử dụng công cụ là phần mềm Microsoft Excel Hệ số chuyển hóa thức ăn FCR = ∑ Ft1 2 Wt 2 − Wt1 Trong đó: ∑Ft1 2: Tổng lượng thức ăn tôm sử dụng trong khoảng thời gian bắt đầu (t1) cho đến thời gian . mô hình nuôi tôm sú của huyện Ba Tri. Quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi. Phân. pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Bến Tre)”. 1.2 Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học. - Đánh giá

Ngày đăng: 19/03/2013, 13:58

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1 Vòng đời tôm sú (nuoitomsu.blogspot.com) - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Hình 2.1.

Vòng đời tôm sú (nuoitomsu.blogspot.com) Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 2.2 Các giai đoạn phát triển của tôm sú (www.maivietbio.com.vn) - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Hình 2.2.

Các giai đoạn phát triển của tôm sú (www.maivietbio.com.vn) Xem tại trang 12 của tài liệu.
+ M1: dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

1.

dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng của tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi và quạt đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.1 Đặc điểm môi trường sống của tôm sú (Sandeep K Mukhi, BK Das, B Masdavi, C K Misra and K Pani Prasad, 2001)  - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 2.1.

Đặc điểm môi trường sống của tôm sú (Sandeep K Mukhi, BK Das, B Masdavi, C K Misra and K Pani Prasad, 2001) Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 4.2 Diện tích ao lắng - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 4.2.

Diện tích ao lắng Xem tại trang 21 của tài liệu.
4.1.2 Nhân sự của trại - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

4.1.2.

Nhân sự của trại Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 4.1 Các loại thức ăn hiệu Hi – Aqua - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Hình 4.1.

Các loại thức ăn hiệu Hi – Aqua Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4.3 Phối trộn thêm vào thức ăn - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 4.3.

Phối trộn thêm vào thức ăn Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 4.5 Lượng vôi cải tạo ao - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 4.5.

Lượng vôi cải tạo ao Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4.6 Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 4.6.

Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 4.3 Kiểm tra sàn ăn Hình 4.4 Chài kiểm tra tăng trọng - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Hình 4.3.

Kiểm tra sàn ăn Hình 4.4 Chài kiểm tra tăng trọng Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 4.8 Thời gian sục khí - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

Bảng 4.8.

Thời gian sục khí Xem tại trang 41 của tài liệu.
BẢNG 1: Tổng lượng thức ăn và trọng lượng trung bình sau 15 ngày - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

BẢNG 1.

Tổng lượng thức ăn và trọng lượng trung bình sau 15 ngày Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 2: Hệ số chuyển hóa thức ăn - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

BẢNG 2.

Hệ số chuyển hóa thức ăn Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 4: pH trong 2 tháng nuôi - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

BẢNG 4.

pH trong 2 tháng nuôi Xem tại trang 54 của tài liệu.
BẢNG 5: Độ trong các ao trong tháng thứ nhất. - Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ

BẢNG 5.

Độ trong các ao trong tháng thứ nhất Xem tại trang 56 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan