Quản lý và chăm sóc i Quản lý ao nuô

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Trang 37 - 44)

i. Quản lý ao nuôi

Quan sát ao thường xuyên: sáng, tối và đêm khuya.

Đo các yếu tố môi trường và đưa các yếu tố về giá trị tối ưu.

Quan sát ao vào buổi sáng (5 – 6 giờ), buổi trưa (13 – 14 giờ), buổi chiều (17 – 19 giờ), buổi tối (23 – 24 giờ), tuy nhiên buổi sáng và buổi trưa là quan trọng hơn.

Quan sát hoạt động của tôm và độ no của tôm, sự thay đổi màu sắc của thân và mang, có mềm vỏ hay đóng rong hay không, quan sát đường tiêu hóa và gan tụy, …

Trong quá trình nuôi cần lưu ý chất lượng nước tốt, tạo điều kiện môi trường sạch cho tôm phát triển nhanh, ít bị bệnh. Sử dụng chế phẩm sinh học theo định kỳ và tăng cường sục khí để quản lý lượng tảo trong ao.

ii. Quản lý thức ăn

- Khi thức ăn dư thừa thì môi trường đáy ao sẽ bị ô nhiễm, kéo theo sự phát triển quá mức của vi sinh vật đáy, kéo theo sự bùng phát của tảo và cho đến giai đoạn khi tảo tàn thì môi trường sẽ biến động mạnh gây sốc cho tôm nên rất dễ gây bệnh cho tôm trong ao nuôi. Chính vì vậy, chúng ta phải cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng phải điều chỉnh tăng hoặc giảm theo chu kỳ lột vỏ, theo môi trường nước và đặc biệt là theo sức khỏe tôm. Phải điều chỉnh thời gian thăm sàn và lượng thức ăn bỏ vào sàn hợp lý theo từng thời điểm môi trường và theo trọng lượng thân.

Chất lượng thức ăn phải đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 30 – 40 %. Thức

ăn tôm phải được mua của các công ty có uy tín. Không sử dụng các bao thức ăn bị

rách, độ ẩm cao, bị mốc, cách đơn giản để nhận biết thức ăn kém chất lượng là bao thức ăn đó có bụi nhiều và ít mùi thức ăn đặc trưng.

Nuôi tôm thâm canh thì thức ăn công nghiệp là yêu cầu bắt buộc đối với nuôi tôm. Mấy năm gần đây, trại sử dụng thức ăn nhãn hiệu Hi – Aqua của công ty Uni President vì uy tín, chất lượng hơn các loại thức ăn trước đó (WOOSUNG).

Khi cho tôm ăn phải rải đều thức ăn khắp mặt ao. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tình hình tôm sử dụng thức ăn đểđiều chỉnh lượng thức ăn lần sau cho phù hợp.

Thời điểm cho ăn và lượng thức ăn mỗi lần trong ngày cho tôm được tính theo quy định trong bảng sau:

Bảng 4.6 Thời điểm và lượng thức ăn mỗi lần cho tôm ăn hàng ngày

Thời điểm trong ngày Tỷ lệ % cho ăn so với tổng khối lượng thức ăn hàng ngày

6 giờ 20 10 giờ 10 14 giờ 20 18 giờ 25 22 giờ 25 Phương pháp cho ăn:

Sử dụng xuồng cho tôm ăn. Thức ăn được rải xung quanh ao, cách bờ 2 m, phạm vi rải thay đổi từ 1 – 2 m. Đối với tôm nhỏ thì rải thức ăn gần bờ hơn, ao có sự phân

đàn thì tiến hành cho ăn dậm, được tiến hành sau nửa tiếng so với lần cho ăn chính. Thức ăn rải xung quanh bờ.

Lượng thức ăn tính theo % trọng lượng tôm và giảm dần theo sự lớn lên của tôm. Dưới đây là bảng lượng thức ăn và sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng để điều chỉnh thức ăn một ngày cho từng thời điểm nuôi.

Bảng 4.7 Lượng thức ăn và sự tương quan giữa chiều dài và trọng lượng

Trọng lượng và chiều dài tương ứng Lượng thức ăn/ ngày Tôm P15

Tôm 2 gam (6 cm), 1 - 1,5 tháng nuôi Tôm 5 gam (7 cm), 1 tháng nuôi

Tôm 10 gam (9 - 9,5 cm), 1 - 2 tháng nuôi Tôm 20 gam (11-12 cm), 2,5 tháng nuôi Tôm 25 gam (12,5 cm), 3 tháng nuôi Tôm 30 gam (13 cm), 3,5 tháng nuôi Tôm 35 gam (14 cm), 4 tháng nuôi Tôm > 35 gam (> 15 cm), > 4 tháng nuôi

1,5 kg/100.000 con 6,5 % trọng lượng tôm 5 % 4,5 % 3,5 % 3,2 % 2,8 % 2,5 % 2 %

Mỗi lần cho ăn thì kiểm tra tình trạng sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần ăn tiếp theo (tăng hoặc giảm).

Phương pháp điều chỉnh lượng thức ăn

- Mỗi ao đặt 4 sàn ăn ở quanh bờ ao. Diện tích mỗi sàn ăn khoảng 0,5 m2. Sau khi đã rải thức ăn khắp mặt ao để cho tôm ăn, phải giữ lại từ 2 - 4 % lượng thức ăn của một lần cho ăn để rải vào sàn ăn. Khoảng 1 – 3 giờ sau, tiến hành kiểm tra lại các sàn

ăn để tăng hoặc giảm lượng cho ăn lần sau.

- Khi thấy tôm lột vỏ, phải giảm 20 – 30 % lượng thức ăn cho lần sau.

- Khi thấy tôm bắt mồi kém, nước ao đục hoặc vào những ngày trời nắng nóng, nhiệt độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước cao phải giảm lượng thức ăn cho tôm.

- Từ ngày thứ 15 kể từ khi thả tôm thì sử dụng sàn ăn để quản lý thức ăn, 5 – 7 ngày thì chày tôm kiểm tra tình trạng sức khỏe tôm khi cần thiết, 15 ngày thì chày kiểm tra trọng lượng tôm để tính toán lượng thức ăn.

Hình 4.3 Kiểm tra sàn ăn Hình 4.4 Chài kiểm tra tăng trọng

iii. Quản lý ao nuôi

Hàng ngày kiểm tra bờ ao, cống, mương, lưới chắn, nhằm phát hiện và kịp thời xử lý những chỗ rò rỉ, hư hỏng, sạt lở để có biện pháp ngăn ngừa những thiệt hại không đáng có. Về ban đêm, trại có bố trí người trực kiểm tra về tình trạng sức khỏe tôm, tình trạng thiếu oxy, cũng như là đảm bảo an ninh trong trại.

Kiểm tra hệ thống cung cấp oxy cho ao và thường xuyên, vớt các rác bẩn, rong tảo xung quanh bờ, góc ao và cửa cống ra khỏi ao.

Thường xuyên đảm bảo hàm lượng oxy hoà tan trong nước lớn hơn 5 mg/lít bằng cách chạy quạt để hòa tan oxy từ không khí vào ao nuôi. Bên cạnh đó, chúng ta cần quản lý mật độ tảo trong ao. Nếu ao có mật độ tảo quá dày hay quá thưa đều gây thiếu oxy cho ao nuôi tôm, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng hay tình trạng sức khỏe tôm nuôi.

+ Mỗi ao đặt 4 dàn quạt nước để tăng lượng oxy hoà tan và tạo dòng chảy thu gom chất thải vào giữa đáy ao.

+ Thời gian, chếđộ hoạt động của các máy trên phụ thuộc vào lượng oxy hoà tan trong nước, vào mật độ và kích cở tôm nuôi. Máy hoạt động từ lúc bắt đầu mở quạt

cho đến khi trước khi cho ăn khoảng 30 – 40 phút để tránh thất thoát thức ăn do dòng chảy sẽ thu gom thức ăn vào giữa ao, gây ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.8 Thời gian sục khí Ngày tuổi Thời gian Số quạt chạy 4h 45 – 5h 15 2 quạt chéo 1 – 25 16h 45 – 17h 15 2 quạt chéo 4h 45 – 5h 15 4 quạt 16h 45 – 17h 15 4 quạt 25 – 35 20h 45 – 21h 15 2 quạt chéo 4h– 5h 4 quạt 8h 45 – 9h 15 2 quạt chéo 16h 30 – 17h 15 4 quạt 35 – 45 20h 45 – 21h 15 2 quạt chéo 2h – 5h 2 quạt chéo 8h 30 – 9h 15 2 quạt chéo 16h 30 – 17h 15 4 quạt 45 – 60 20h 30 – 21h 15 2 quạt chéo

Riêng tháng cuối của vụ nuôi hay những ngày thời tiết xấu có thể cho máy hoạt

động liên tục cả ngày trừ lúc cho ăn. Do đó trong 2 tháng theo dõi không thấy tôm có bất cứ hiện tượng nổi đầu hay rớt đáy do thiếu oxy hay do khí độc trong ao (NH3, H2S) cũng do ảnh hưởng của chế phẩm sinh học sử dụng hàng tuần.

+ Trong quá trình sử dụng, phải thường xuyên kiểm tra hệ thống quạt nước, máy sục khí để sửa chữa, điều chỉnh kịp thời những chỗ hư hỏng.

- Ðịnh kỳ 10 ngày 1 lần lấy mẫu tôm nuôi (30 con/mẫu) để kiểm tra tốc độ sinh trưởng. Trong tháng đầu lấy mẫu bằng sàn. Từ tháng thứ 2 trởđi lấy mẫu bằng chài.

iv. Quản lý các yếu tố môi trường.

Về nhiệt độ: Đo 2 lần vào lúc 6 – 7 giờ và 14 – 15 giờ. Trong những ngày quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm vì vậy phải tăng cường chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ. Bên cạnh đó, giảm lượng thức ăn để

tránh dư thừa thức ăn. Nhiệt độ ở mức 28 – 320C là điều kiện tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển.

Về pH: pH thuận lợi nằm trong khoảng 7,5 - 8,5. Nếu pH biến động thì điều chỉnh bằng cách dùng vôi để điều chỉnh độ kiềm trong khoảng 70 – 120 ppm và độ

trong khoảng 25 – 40 cm.

+ Khi pH < 7,5 thì sử dụng vôi CaCO3 hay vôi CaO với lượng 5 – 7 kg/1.000 m3, hòa nước tạt đều khắp ao để nâng nhanh pH nhất là khi mưa lớn kéo dài nhiều ngày.

+ Khi pH > 8,5 thường kéo theo tảo phát triển mạnh thì áp dụng biện pháp: Formol với liều 5 – 7 lit/1.000m3 lúc 9 – 10 giờ , mở máy sục khí chạy liên tục.

Biểu đồ 4.1 pH trong 2 tháng nuôi

Qua biểu đồ theo dõi pH trong 2 tháng, cho thấy sự biến động pH trong ngày ở

trong khoảng thích hợp (7,5 – 8,5). Tuy nhiên, pH tăng trong những ngày nắng nóng và giảm xuống đáng kể trong những ngày mưa lớn. Do đó, trong những ngày như vậy thì chúng ta cần phải quản lý tốt chất lượng nước tốt để tránh gây stress cho tôm, làm cho tôm dễ cảm nhiễm với mầm bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi có sử dụng chế

phẩm sinh học định kỳ và bón vôi định kỳ nên pH cũng khá ổn định, thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm sú.

Cần lưu ý, khi tảo tàn đột ngột, nhiệt độ tăng cao, tôm lột xác đồng loạt thì nên tăng cường chạy quạt, giảm thức ăn và dùng vôi để ổn định môi trường nước. Có thể

lý tùy vào độ trong và pH của nước ao mà xác định cụ thể). Lấy nước kiểm tra môi trường: lấy nước ở tầng đáy để kiểm tra.

Về oxy: Trong vấn đề nuôi tôm CN-BCN thì oxy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng vì vậy phải tăng cường quạt đúng vào những thời gian quy định để đảm bảo oxy hòa tan trong nước luôn > 4ppm.

Về độ kiềm: Độ kiềm của ao nuôi được điều chỉnh bằng CaCO3 và Dolomite bằng cách đánh trực tiếp xuống ao 7 – 10 ngày/lần, dùng liều 25 kg/1.000m3. Lưu ý khi mưa kéo dài thì có thể thay đổi thời gian và liều lượng đánh xuống ao nuôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lý vi sinh vật trong ao:

Trong 2 tháng đầu nên cấy vi sinh khoảng 10 – 15 ngày/lần. Cách sử dụng vi sinh hiệu quả là phải biết nhìn màu nước để biết cách xử dụng liều lượng và có thể rút ngắn thời gian xử lý để có hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Trang 37 - 44)