Công tác chuẩn bị Ao nuô

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Trang 32 - 35)

Ao nuôi

Hình dạng ao: Vuông, hoặc chữ nhật có tỷ lệ kích thước dài/rộng không lớn hơn 1,5/1.

Diện tích ao : Từ 0,5 – 1 ha.

Ðáy ao : Bằng phẳng, được đầm nén chặt; độ dốc về phía cống thoát từ 0,5 – 0,8 %.

Độ sâu: 1,5 – 2 m.

Ao xử lý

i. Ao lắng:

Ao lắng là nơi cải thiện chất lượng nước trước khi cấp vào ao nuôi và để chứa tôm mỗi khi xãy ra sự cố. Người nuôi tôm có thể dùng ao lắng để tiếp tục nuôi tôm trong thời gian xử lý ao nuôi. Ao lắng không thể thiếu trong quá trình nuôi tôm thâm canh hiện nay.

Ao lắng phải đảm bảo lượng nước thay từ 30 – 50 % thể tích nước ao nuôi. Tuy nhiên, tại đây diện tích ao lắng chiếm ¼ diện tích ao nuôi tôm do tại đây không thay nước theo định kỳ mà chỉ cấp nước thêm vào ao khi nước trong ao bị bẩn, mực nước trong ao quá thấp hoặc điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe tôm nuôi. Lượng nước cấp thêm vào ao khoảng 20 – 30 % lượng nước trong ao

ii. Ao xử lý nước thải: không có Bờ ao

- Không rò rỉ, không sạt lở.

- Chiều cao : Cao hơn mức nước lớn nhất trong ao 0,5 m. - Chiều rộng : Từ 2 – 2,5 m.

- Số lượng cống : 1 cống cấp thoát nước. - Chiều rộng : Từ 0,3 đến 0,6 m.

- Vật liệu làm cống : Xi măng.

Mương : Có mương cấp thoát nước cho ao nuôi.

Các điều kiện môi trường của ao nuôi tại trại

Bảng 4.4 Điều kiện môi trường ao nuôi thâm canh tôm sú tại trại Ðiều kiện Yêu cầu kỹ thuật

Nguồn nước

Vùng ven biển có nguồn nước lợ không bị nhiễm bẩn do chất thải của các ngành sản xuất nông, công nghiệp và chất thải từ

khu dân cư. Ðộ mặn (‰) Từ 8 – 10 ‰ Ðộ trong (m) 0,4 - 0,5 Ðộ cứng CaCO3 (mg/l) 60 – 90 pH nước 7,5 – 8,5 H2S (mg/l) < 0,02 NH3 (mg/l) < 0,1 Chất đất Ðất thịt pha cát pH đất > 5 4.4.1.2 Cải tạo ao

Dọn tẩy ao là khâu cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của vụ

nuôi sau này. Việc dọn tẩy ao có tác dụng ngăn ngừa và diệt trừđịch hại trong ao, diệt mầm bệnh thông qua phơi khô đáy ao, loại trừ khỏi ao một lượng hữu cơ và khí độc

Đối với ao cũ thì vét hết lớp bùn đáy ao ngay sau khi thu hoạch.Trước vụ mới thì sửa lại đê bờ, lấp lại các lỗ rò rĩ để tránh việc thất thoát nước. Tu sửa lại cống, san bằng nền đáy cho an toàn trong vụ nuôi tiếp theo.

Sau khi dọn tẩy ao, san lấp đáy ao bằng phẳng, rồi tiến hành phơi từ 7 – 10 ngày cho mặt đất se lại thì tiến hành bón vôi. Vôi sử dụng là CaO, lượng sử dụng là 100 – 300 kg/ha tùy pH đất của ao nuôi tôm

Bảng 4.5 Lượng vôi cải tạo ao

pH của đất ởđáy, bờ ao Lượng vôi (kg/ha) 5,1 - 5,5 800 – 1.000 5,6 - 6 500 - 800 6,1 - 6,5 200 - 500 6,6 - 7 100 - 200

Sau đó lấy nước vào ao nuôi 5 – 6 cm qua lưới lọc có kích thước mắt lưới 2a= 5 mm, ngâm 2 – 3 ngày (để cho trứng cá và giáp xác nở hết) rồi tháo cạn, lặp lại 2 – 3 lần. Tháo cạn nước lần cuối thì bón vôi đáy ao và xung quanh bờ ao.

4.4.1.3 Diệt tạp

Sử dụng saponin với lượng 80 – 90 kg/ha. Phương pháp diệt tạp:

- Tháo bớt nước ao sau khi đã khử chua đến mức còn khoảng 0,05 – 0,1 m.

- Rải đều thuốc diệt tạp trên đáy ao và duy trì trong khoảng thời gian 8 – 10 giờ. Sau đó, tháo cạn nước ao rồi vớt hết các loại tôm, cá tạp chết trong ao.

- Lấy nước qua lưới lọc vào rồi lại tháo ra 2 – 3 lần để rửa sạch đáy ao.

- Tiếp tục lấy nước vào ao qua lưới lọc cho đến khi đạt mức nước 1,2 – 1,5 m. - Sau 4 – 7 ngày thì dùng chlorine với lượng 30 ppm vào lúc chiều mát kết hợp với chạy quạt để phân tán đều chlorine.

- Hai ngày sau dùng EDTA để phân giải với liều lượng 2 – 3 kg/1.000m3. Sau 5 – 7 ngày thì bón phân gây màu nước.

Sử dụng vôi (CaCO3 và Dolomite) đểđiều chỉnh độ kiềm và pH nước

Một phần của tài liệu Khảo sát quy trình nuôi tôm sú thâm canh bằng phương pháp sinh học tại trại tôm Thành Mỹ (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)