1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

tiểu luận môn học học phần quản lý cơ sở vật chất trong giáo dục

16 722 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 141 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ TRONG GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: TS. Phạm Văn Thuần Học viên: HÀ NỘI – 2014 Hạn nộp bài theo qui định: ngày 13 tháng 11 năm 2014 Thời gian nộp bài: ngày 13 tháng 11 năm 2014 Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên (kí tên): TIỂU LUẬN MÔN HỌC Học phần Quản lý cơ sở vật chất trong giáo dục 2 ĐỀ BÀI: Câu 1: Những biện pháp cơ bản của Hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Câu 2: Phân tích và liên hệ thực tiễn các nguyên tắc chung của quản lý cơ sở vật chất - thiết bị trường học? BÀI LÀM Câu 1: 1. Khái quát thực trạng quản lý trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. 3 Nhân loại đã đi vào thế kỷ mới, thế kỷ của khoa học và công nghệ, thời kỳ của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Ở mọi quốc gia dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, giáo dục luôn được ở vị trí tiêu điểm của sự phát triển. Nó là chìa khóa để đất nước phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, chính trị. Ở nước ta giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu”, là khâu đột phá trong sự nghiệp CNH, HĐH; nhân tố con người được coi là hạt nhân, là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Mục tiêu của giáo dục là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập và CNXH, hình thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Để thực hiện được mục tiêu trên, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, quyết sách lớn đầu tư cho chiến lược phát triển GD&ĐT nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT, đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhà nước đã xây dựng bốn chương trình Quốc gia: 1. Đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa. 2. Đổi mới phương pháp dạy học. 3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 4. Nâng cấp CSVC, TBDH. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa và mua sắm TBDH được đặc biệt quan tâm. Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khoá VIII đã chỉ rõ: “… Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên 4 tiến, phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học ” Trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện chứa đựng, truyền tải thông tin nhằm tích cực hoá quá trình nhận thức, kích thích hứng thú học tập, phát triển trí tuệ, kỹ năng thực hành của học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện còn góp phần đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học, mở rộng khả năng tiếp cận với các sự vật và hiện tượng, cho phép học sinh có điều kiện tự chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Thời gian qua, việc khai thác sử dụng trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện ở các nhà trường đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình thực hiện nội dung này ở các nhà trường vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế vì những lý do khác nhau: TBDH còn thiếu, chất lượng chưa đồng bộ; ở nhiều nơi giáo viên chưa chú ý sử dụng thậm chí có nơi giáo viên không biết sử dụng hoặc sử dụng mà không có hiệu quả. Tình trạng “ dạy chay” còn phổ biến. Trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện được sử dụng còn mang tính phong trào, phần lớn chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như: thao giảng, hội giảng hoặc có đoàn kiểm tra. Công tác quản lý trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện của Hiệu trưởng các trường còn mang tính hành chính, chưa có kế hoạch tổng thể; việc mua sắm TBDH chưa đủ về số lượng, thiếu đồng bộ, chất lượng hạn chế; công tác bảo quản còn nhiều bất cập; phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, hệ thống tủ, giá còn thiếu. Trong khi đó việc bảo quản, sử dụng TBDH của giáo viên chịu ảnh hưởng nhiều từ những biện pháp quản lý của Hiệu trưởng. Do đó vấn đề quản lý trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện hiện nay đang là vấn đề bức xúc, được nhiều nhà quản lý quan tâm. 2. Đề xuất những biện pháp của Hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. 5 Để thuận lợi trong việc quản lý, có thể chia cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục thành 3 loại chính: Trường sở, thiết bị giáo dục và thư viện. Tương ứng với mỗi loại cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục đó, người Hiệu trưởng phải thực hiện các biện pháp khác nhau để quản lý hiệu quả. 2.1. Những biện pháp để quản lý trường sở Trường sở là nơi tiến hành dạy học và giáo dục, đó là những tòa nhà, sân chơi, vườn trường … và quang cảnh tự nhiên bao quanh nhà trường. Đây là yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất- thiết bị giáo dục, là điều kiện đầu tiên để hình thành nhà trường. Để quản lý trường sở đáp ứng các yêu cầu theo Tiêu chuẩn Việt Nam-TCVN 3978-84; điều lệ nhà trường các cấp và yêu cầu của Bộ Y tế về điều kiện vệ sinh trường học…Hiệu trưởng cần thực hiện tổng thể các biện pháp quản lý từ việc lập kế hoạch đến tổ chức, giám sát, kiểm tra, đánh giá trong việc quản lý trường sở. - Lập kế hoạch là bước đầu tiên trong quá trình quản lý trường sở mà Hiệu trưởng cần thực hiện. Trong lập kế hoạch quản lý trường sở, Hiệu trưởng cần lập các loại kế hoạch: Quy hoạch hiện trạng trường sở, quy hoạch phát triển trường sở, kế hoạch xây dựng các công trình mới, kế hoạch nâng cấp, cải tạo trường sở, kế hoạch bảo quản và bảo vệ trường sở. Việc lập các kế hoạch trên giúp Hiệu trưởng nắm được tình hình xây dựng, phát triển và sử dụng trường sở để từ đó có sự phân phối các nguồn lực, khai thác và sử dụng trường sở hiện có, xây dựng trường sở trong tương lai nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục của nhà trường. - Tổ chức quản lý trường sở: Để tổ chức quản lý trường sở được tốt, Hiệu trưởng cần thực hiện các biện pháp dưới đây: + Tổ chức bộ máy chuyên trách và cơ chế phối hợp trong nhà trường về công tác quản lý trường sở: Trước hết là việc xây dựng được bộ máy quản lý trường sở, nghĩa là cần phân công, giao trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân, bộ phận trong công tác quản lý trường sở. Muốn vậy, Hiệu trưởng cần xác định rõ phạm vi, quyền hạn và sự 6 phối hợp của các đơn vị trong quản lý trường sở và chỉ đạo xây dựng hệ thống văn bản quản lý và có cơ chế để duy trì tính hiệu lực của hệ thống văn bản quản lý đó. Cùng với tổ chức bộ máy quản lý, Hiệu trưởng cần tổ chức cơ chế phối hợp –sự phân cấp về trách nhiệm quản lý nhằm tạo ra hành lang pháp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ phụ trách các phòng chức năng nhằm nâng cao năng lực sử dụng trường sở: Để thực hiện điều này, Hiệu trưởng có thể chọn lựa, cử giáo viên, cán bộ phụ trách các phòng chức năng tham gia các khóa học, khóa bồi dưỡng, tập huấn; Hoặc mời chuyên gia đến trường tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên; Hoặc tổ chức tập huấn tại chỗ. Việc đào tạo và bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở-thiết bị giáo dục. + Ban hành các văn bản về định mức tiêu chuẩn, quy định, quy chế quản lý và sử dụng trường sở: Việc ban hành quản lý này sẽ tạo hành lang pháp lý, gắn trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường đối với công tác quản lý và sử dụng trường sở. Hệ thống văn bản quản lý trường sở gồm các quy định của Nhà nước, của ngành, và các quy định riêng mang đặc thù cùa nhà trường. + Xây dựng các định mức tiêu chí về sử dụng trường sở để làm tiêu chuẩn thi đua, đánh giá cán bộ, giáo viên: Để sử dụng hiệu quả trường sở, hiệu trưởng cần nắm được các tiêu chuẩn thiết kế trường học của nhà nước, chuần cở sở vật chất-thiết bị giáo dục để từ đó có kế hoạch từng bước đáp ứng yêu cầu của chuẩn và phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà trường. Song song với việc xây dựng hệ thống văn bản quản lý, Hiệu trưởng cũng cần đưa tiêu chí hiệu quả sử dụng trường sở vào tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ, giáo viên để khuyến khích và tạo động lực cho cán bộ giáo viên. + Tổ chức hệ thống thông tin trong quản lý trường sở: Hiệu trưởng cần thường xuyên chỉ đạo việc thu thập và phân tích thông tin trong lĩnh vực phát triển công nghệ dạy học để cập nhật các công nghệ mới trong dạy học; khai thác và mở rộng các phương tiện thông tin nhằm khai thác hiệu quả nguồn thông tin đa dạng trên internet 7 hiện nay. Đồng thời, Hiệu trưởng cần tiếp cận kịp thời các nguồn thông tin khác nhau để có cơ sở xây dựng kế hoạch và điều chỉnh kịp thời trong quản lý trường sở: Phản hồi từ cán bộ, giáo viên trong trường qua các kênh chính thức và không chính thức, văn bản chỉ đạo của cấp trên và các cấp liên quan. - Kiểm tra, đánh giá, giám sát và rút kinh nghiệm trong quản lý trường sở. Hiệu trưởng cần kết hợp các hình thức kiểm tra định kỳ, đột xuất và tự kiểm tra; quy định chế độ báo cáo, tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá khả năng, trình độ sử dụng của giáo viên…Công tác kiểm tra, giám sát giúp Hiệu trưởng đánh giá được chất lượng và hiệu quả công tác quản lý trường sở-cơ sở vật chất, điều chỉnh kịp thời và tư vấn động viên kịp thời đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng trường sở-thiết bị giáo dục. 2.2. Những biện pháp để quản lý thiết bị giáo dục. Cùng với trường sở, thiết bị giáo dục là bộ phận quan trọng cấu thành cơ sở vật chất-thiết bị giáo dục trong mỗi nhà trường, bao gồm: Thiết bị phục vụ giảng dạy tại lớp, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể thao, nhạc họa, thiết bị trong xưởng trường, vường trường, phòng truyền thống nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng dạy học. Để sử dụng các thiết bị giáo dục đảm bảo tính phù hợp, tính khoa học, tính sư phạm, tính kinh tế, Hiệu trưởng cần thực hiện đồng bộ các biện pháp tương ứng như quản lý trường sở nhưng cần lưu ý đặc thù của thiết bị giáo dục. - Lập kế hoạch Trước hết, Hiệu trưởng cần lập kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, phù hợp với chương trình giáo dục. Muốn làm được điều đó, Hiệu trưởng cần xác định hiện trạng và đánh giá hiện trạng thiết bị giáo dục, hiệu quả khai thác các thiết bị giáo dục hiện có; Nghiên cứu danh mục các thiết bị giáo dục theo yêu cầu của Bộ giáo dục và lựa chọn các thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà trường, xây dựng kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục. 8 - Tổ chức quản lý Cùng với xây dựng kế hoạch, Hiệu trưởng cần tổ chức quản lý thiết giáo dục, cụ thể cần thực hiện các biện pháp: Quán triệt nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường về việc sử dụng và khai thác hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Hiệu trưởng cũng cần phân công trách nhiệm rõ ràng cho cá nhân, bộ phận trong quản lý thiết bị giáo dục, đặc biệt phải lựa chọn cán bộ phụ trách công tác thiết bị giáo dục đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức. Hiệu trưởng cần giới thiệu cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường nắm được danh mục và tính năng của trang thiết liên quan và đánh giá được hiệu quả sử dụng trang thiết bị của giáo viên, coi đó là một trong các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của giáo viên. - Kiểm tra - đánh giá Cũng như quản lý các hoạt động khác nói chung, trong quản lý thiết bị giáo dục, Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời, phục vụ cho quá trình dạy học. Cụ thể, Hiệu trưởng cần kiểm tra việc mua sắm (Đã đủ và đúng quy định chưa), kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thiết bị giáo dục, kiểm kê tài sản theo quy định của nhà nước. 2.3. Những biện pháp để quản lý thư viện Trong một nhà trường, thư viện là cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, học tập của học sinh, cung cấp tài liệu cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của học sinh và giáo viên. Để phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả thư viện, Hiệu trưởng cần thưc hiện những biện pháp quản lý dưới đây: - Lập kế hoạch xây dựng thư viện Hiệu trưởng cần phân công cán bộ có năng lực nghiệp vụ tốt và có tinh thần trách nhiệm phụ trách quản lý thư viện. Hiệu trưởng cần xác định được các phương tiện vật chất cần thiết trong xây dựng thư viện (địa điểm, thiết kế, xây dựng, các loại tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của giáo viên và học sinh trong 9 trường). Hiệu trưởng cũng cần xây dựng kế hoạch và lựa chọn biện pháp bổ sung và cập nhật tài liệu. - Tổ chức quản lý thư viện Hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ phận phụ trách thư viện thực hiện đúng các nghiệp vụ thư viện, tổ chức khoa học các hoạt động của thư viện, phát động các phòng trào đọc sách báo trong nhà trường… - Thiết lập chế độ kiểm tra, kiểm kê, bảo quản thư viện: Hiệu trưởng cần thường xuyên: Kiểm tra công tác nghiệp vụ của cán bộ thư viện; Kiểm kê và đánh giá hao mòn các sách báo và thiết bị thư viện; Kiểm tra tình trạng bảo quản thư viện… - Xây dựng cơ chế động viên khen thưởng: Hiệu trưởng cần có cơ chế động viên, khen thưởng đối với người phụ trách thư viện, đối với giáo viên, đối với tổ trưởng bộ môn nhằm khuyến khích, tạo động lực cho các đối tượng liên quan sử dụng và phát huy hiệu quả vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng dạy học-giáo dục. Tóm lại, quản lý cơ sở vật chất nói chung, quản lý từng mảng hoạt động trong đó nói riêng là một trong nhiệm vụ quan trọng mà Hiệu trưởng nhà trường cần thực hiện. Quản lý tốt trường sở, thiết bị giáo dục, thư viện sẽ phát huy vai trò của các yếu tố này, phục vụ đắc lực cho quá trình dạy học. Câu 2: 1. Khái niệm quản lý cơ sở vật chất – thiết bị giáo dục 10 [...].. .Quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đắc lực cho công tác giáo dục và đào tạo 2 Những nguyên tắc chung quản lý cơ sở vật chất - thiết bị giáo dục - Trang bị đầy đủ và đồng bộ các phương tiện cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho việc giáo dục và đào... chức, vừa học vừa làm) các ngành: Toán, Văn, Sinh, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục hòa nhập, Giáo dục Mầm non Đào tạo Trung cấp Sư phạm: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục thể chất Về phương thức hoạt động: Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc chịu sự quản lý của Bộ 12 Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc Trường hoạt động theo quy chế tổ chức của các trường Đại học và... quả các cơ sở vật chất - kỹ thuật trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, không để cho các phương tiện vật chất kỹ thuật nằm chết trong các kho chứa, mà phải làm cho từng học sinh được hưởng thụ chất lượng nhận thức do các phương tiện đó mang lại - Tổ chức tốt việc bảo vệ, bảo dưỡng và bảo trì cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường vì nó là tài sản quý phục vụ sự nghiệp giáo dục 3 Liên... (đồng bộ giữa trường sở với phương thức tổ chức dạy học; giữa chương trình, sách giáo khoa và thiết bị giáo dục; giữa trang thiết bị và điều kiện sử dụng; giữa trang bị và bảo quản; giữa các thiết bị với nhau…) - Bố trí hợp lý các yếu tố của cơ sở vật chất - kỹ thuật trong khu vực nhà trường, trong lớp học, trong các loại phòng chức năng; bố trí hợp lý địa điểm của nhà trường trong khu vực dân cư,... trình giảng dạy giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh diễn ra có hiệu quả, tiết kiệm thời gian và sức người nhất - Tạo ra toàn bộ môi trường vật chất mang tính sư phạm, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục và dạy học; các điều kiện về vệ sinh sức khỏe, điều kiện an toàn, điều kiện thẩm mỹ, làm cho nhà trường có bộ mặt sạch đẹp, yên tĩnh, trong sáng, cần thiết cho một cơ sở giáo dục - Khai thác... chính quy: Toán–Tin, Toán -Lý, Lý- KTCN, Hóa- Sinh, Sinh-GDCD, Sinh- Địa, Sinh- KTNN, Giáo dục thể chất, GDTC- GDCD, GCTC- CTĐ, Văn- GDCD, Văn-Sử, Sử- Địa, SửGDCD, Địa- Sử, Tiếng anh, Mĩ Thuật- Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non Đào tạo 08 ngành ngoài sư phạm hệ Cao đẳng chính quy: Tin học, Kế toán, Công nghệ-TBDH, Việt Nam học, Công tác xã hội, Tiếng Anh, Lưu trữ học Đào tạo Cao đẳng sư phạm... nhà trường như hệ thống phòng học lý thuyết, phòng học chuyên môn, phòng thí nghiệm thực hành và thư viện đủ đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập 3.3.2 Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp phát triển về cơ sở vật chất - thiết bị của nhà trường 3.3.2.1 Những điểm mạnh Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đảm bảo các điều kiện về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác để triển khai các... Trường hoạt động theo quy chế tổ chức của các trường Đại học và Cao đẳng 3.3 Cơ sở vật chất - thiết bị của trường Cao đẳng Vĩnh Phúc 3.3.1 Khái quát chung về cơ sở vật chất - thiết bị của nhà trường Để tạo sự chủ động trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường Ban giám hiệu trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo hoàn chỉnh và được cụ thể... nghiệm Lý- Hóa- Sinh - 01 phòng thực hành máy khâu với 50 máy - 01 phòng học đàn với 50 cái - 04 phòng học thực hành tin với 180 máy vi tính 13 - 02 phòng học thực hành phần cứng: 40 máy Thư viện nhà trường có 6290 đầu sách với 61.690 bản sách và 32 loại báo, tạp chí, cơ bản đủ phục vụ nhu cầu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ giảng viên học sinh và sinh viên Tóm lại, cơ sở vật chất. .. được chức năng tổ chức và quản lý vốn giáo trình, tư liệu tham khảo phục vụ hiệu quả hoạt động giảng dạy, học tập và NCKH của CBGV và SV Hệ thống máy tính của trường đã được nối mạng nội bộ và internet, tạo điều kiện cho CBGV và SV khai thác tài liệu Trường có đủ thiết bị tin học để hỗ trợ cho các hoạt động dạy và học, nghiên cứu khoa học, quản lý điều hành Trường có bộ phận quản trị mạng để đảm bảo . (kí tên): TIỂU LUẬN MÔN HỌC Học phần Quản lý cơ sở vật chất trong giáo dục 2 ĐỀ BÀI: Câu 1: Những biện pháp cơ bản của Hiệu trưởng đối với việc quản lý: trường sở, thiết bị giáo dục và thư. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ TRONG GIÁO DỤC Giảng viên phụ trách: TS. Phạm Văn Thuần Học viên: HÀ NỘI. vừa học vừa làm) các ngành: Toán, Văn, Sinh, Mĩ Thuật, Âm nhạc, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục hòa nhập, Giáo dục Mầm non. Đào tạo Trung cấp Sư phạm: Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non, Giáo dục thể

Ngày đăng: 29/06/2015, 14:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w