1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non quận 11 thành phố hồ chí minh

111 1,3K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 855 KB

Nội dung

Bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục,nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước rất coitrọng yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường vì cơ sở vật chất là điều kiệnkhôn

Trang 1

NGUYỄN PHI PHƯỢNG

QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 11

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An - 2014

Trang 2

Người hướng dẫn khoa học

PGS TS Phạm Minh Hùng

Nghệ An - 2014

Trang 3

với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ lòng kínhtrọng tới Đảng ủy, Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, trường Đại họcSài Gòn đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành khóa học này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Phòng sau đại học, các phòng khoa vàcác thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Vinh đã tận tình giúp đỡ chỉdẫn cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu

Tôi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến PGS TS Phạm MinhHùng - người đã giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và thực hiện đề tài này

Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo SởGiáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, các đồng chí Hiệu trưởngcác trường mầm non Quận 11

Xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã cổ vũ, động viên

và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học

Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn chắc chắn khôngthể tránh khỏi thiếu sót Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiếnđóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp

Xin chân thành cảm ơn!

Nghệ An – 2014

Tác giả

Nguyễn Phi Phượng

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu

3 4. Giả thuyết khoa học 3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non 3

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

3 5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 3

6. Phương pháp nghiên cứu 3

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4

6.3 Phương pháp thống kê toán học 4

7. Đóng góp của luận văn 4

7.1 Về mặt lí luận 4

7.2 Về mặt thực tiễn 4

8 Cấu trúc luận văn

5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước 6

Trang 5

1.3 Cơ sở vật chất ở trường mầm non 17

1.3.1 Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất trong các trường mầm non 17 1.3.2 Chức năng của cơ sở vật chất trong các trường mầm non 23

1.4 Một số vấn đề về quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm

non

1.4.1 Sự cần thiết phải quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non 27 1.4.2 Yêu cầu chung của quản lý CSVC trong các trường mầm non 27 1.4.3 Nội dung, phương pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trường

Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ

CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và tình hình giáo

dục của quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Những việc đã làm, những kết quả đã đạt được trong việc quản lý

cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 512.3.

Trang 6

3.1.2 Bảo đảm tính thực tiễn 62

3.1.3 Bảo đảm tính hiệu quả 62

3.1.4 Bảo đảm tính khả thi 62

3.2 Các giải pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

62 3.2.1 Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ, giáo viên về sự cần thiết phải tăng cường quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

62 3.2.2 Xây dựng quy trình, quy định quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

67 3.2.3 Tổ chức khai thác và sử dụng hợp lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

69 3.2.4 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 72 3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 75 3.2.6 Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục quản lý CSVC trong trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

79 3.3 Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 83

3.3.1 Mục đích khảo sát 83

3.3.2 Nội dung và phương pháp khảo sát 83

3.3.3 Đối tượng khảo sát 84

3.3.4 Kết quả khảo sát và sự cần thiết về tính khả thi của cấc giải pháp đề xuất

84 Kết luận chương 3 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

Phụ lục 1

Phụ lục 2

Trang 7

7 Phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học PTKT & TBDH

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó giáo dục mầm non là bậchọc đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò nền tảng, là nềnmóng cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ của trẻ emViệt Nam Trẻ được tiếp cận với giáo dục mầm non càng sớm, càng thúcđẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đoạn tiếp theo Chínhnhững kỹ năng mà trẻ tiếp thu được qua Chương trình giáo dục mầm non

sẽ là nền tảng cho việc học tập sau này

Những công trình nghiên cứu khoa học về sinh lý, tâm lý học xã hộiđều khẳng định sự phát triển của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển cótính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực phát triển trítuệ trong tương lai

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, yêucầu của xã hội về việc đào tạo con người ngày càng cao, yêu cầu conngười phát triển toàn diện, hài hòa, đáp ứng yêu cầu phát triển của côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, thì cơ sở vật chất kỹ thuật của trường học ngàycàng phong phú, phức tạp về nhiều mặt

Cơ sở vật chất trường học là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trìnhgiáo dục, góp phần quyết định chất lượng của nhà trường Cơ sở vật chấttrường học là hệ thống các phương tiện vật chất và kỹ thuật cần thiếtđược giáo viên và học sinh sử dụng để hoạt động dạy và học, hoạt độnggiáo dục nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra Cơ sở vật chất, thiết bị trườnghọc là một trong các yếu tố hết sức quan trọng; Để đào tạo một con ngườimới đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, càng đa dạng nhằm phục vụ cho

Trang 9

việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước tất yếu phải có những cơ sở vật chất và thiết bị tương ứng.

Cơ sở vật chất có tầm quan trọng và khả năng to lớn đối với sự nghiệpphát triển giáo dục Vì thế chúng ta cần tăng cường cơ sở vật chất và từngbước hiện đại hoá nhà trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nốimạng internet, thiết bị giảng dạy và học tập hiện đại,…trang bị và sửdụng có hiệu quả cơ sở vật chất trường học để tác động đến thế giới tâmhồn của trẻ, thúc đẩy động cơ học tập, phát triển tư duy, khả năng sángtạo của trẻ, làm nền tảng phát triển toàn diện nhân cách trẻ thơ

Trong thực tế để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về chăm lophát triển giáo dục, trọng tâm là đẩy mạnh phát triển về quy mô và chấtlượng giáo dục mầm non Bên cạnh việc đổi mới chương trình giáo dục,nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, Đảng và Nhà nước rất coitrọng yếu tố cơ sở vật chất của nhà trường vì cơ sở vật chất là điều kiệnkhông thể thiếu của quá trình giáo dục và dạy học Bởi lẽ vai trò vànhững khả năng sư phạm của nó đã được khẳng định bằng những cơ sở lýluận khoa học, cơ sở thực tiễn và cơ sở pháp lý Do vậy việc đầu tư mọinguồn lực để xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất cho nhà trường làviệc làm cần thiết và cấp bách Làm thế nào để có một ngôi trường khangtrang, đồng bộ về cơ sở vật chất, có các khối công trình được sắp xếp hợp

lý, khoa học, tạo một môi trường tốt nhất cho trẻ vui chơi học tập, giúptrẻ phát triển một cách tốt nhất Đây cũng là vấn đề mà người quản lýphải trăn trở Thực tế hiện nay, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trong cáctrường mầm non ở Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều bấtcập nhất định đối với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non

Trang 10

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:" Quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh” để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp

có cơ sở khoa học, có tính khả thi để quản lý cơ sở vật chất, thiết bị trongcác trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số giải pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm nonQuận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi thì có thể quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm nonQuận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý cơ sở vật chất trongcác trường mầm non

5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý cơ sở vật chấttrong các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trườngmầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Trang 11

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xâydựng cơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lýluận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xâydựng cơ sở thực tiễn của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứuthực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

6.3 Phương pháp thống kê toán học

Để xử lí các số liệu các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó có nhậnđịnh, đánh giá đúng đắn, chính xác các kết quả nghiên cứu

7 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lí luận

Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý CSVC ở các trườngmầm non

- Về mặt thực tiễn

Khảo sát thực trạng quản lý CSVC ở các trường mầm non Quận

11, Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu

Trang 12

quả quản lý CSVC ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ ChíMinh.

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luậnvăn gồm 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý cơ sở vật chất trong các

Trang 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu về CSVC, quản lý và

sử dụng CSVC như "Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng" – Nhàxuất bản Đại học Minxcơ – 1985 Trong tài liệu này, tác giả đã đề cậpnhiều đến vị trí, vai trò, chức năng và các loại phương tiện kỹ thuật dạyhọc Tài liệu cũng đã nêu ra được những ứng dụng cụ thể, chi tiết củaphương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học Tài liệu là cơ sởnghiên cứu cho lĩnh vực CSVC và quản lý, sử dụng CSVC ở nước ta Tuynhiên tài liệu này mang tính tổng quát, khó vận dụng vào tình hình thực tếcủa giáo dục Việt Nam [3]

1.1.2 Những nghiên cứu ở trong nước

Đảng nhấn mạnh: “ Tăng cường CSVC-TBDH và từng bước hiện đạihóa nhà trường: lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet,TBDH hiện đại, các phòng thực hành thí nghiệm, phòng thực hành chứcnăng, thư viện…”

Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mụctiêu, nội dung đến PPDH Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mớinền giáo dục nước nhà đã chỉ rõ trong các Nghị quyết của Đảng, đó là:

"Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên"; "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc

Trang 14

phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học" [27] Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được

xem như một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụdạy - học và nghiên cứu khoa học Trong báo cáo của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khoá VIII trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã

nhấn mạnh: “Tăng cường CSVC – TBDH và từng bước hiện đại hoá nhà

trường (lớp học, sân chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các phòng thực hành thí nghiệm, phòng thực hành chức năng, thư viện ” và “Đổi mới PPDH, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”[28].

Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước sẽ tăng cường đầu

tư xây dựng CSVC-TBDH cho các trường học thành một hệ thống đồng

bộ và hiện đại góp phần đổi mới phương pháp dạy - học, nhằm đào tạocác học sinh tốt nghiệp có đủ năng lực kỹ năng nghề nghiệp, đáp ứng đòihỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

CSVC với các trường mầm non không chỉ là điều kiện mà còn làphương tiện để đạt mục tiêu giáo dục Hơn thế, mục tiêu chiến lược của

GD & ĐT từ nay đến năm 2020 như văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ XI còn chỉ ra: Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiệnchương trình GD xuất phát từ mục tiêu đó nhiều nhà nghiên cứu tập trungnghiên cứu trong lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất

Các công trình nghiên cứu đó đã đưa ra một số kết quả thực tiễn ởViệt Nam trong giai đoạn hiện nay giúp các nhà nghiên cứu quản lý giáo

Trang 15

dục có cách nhìn tổng thể toàn diện hơn về nâng cao hiệu quả quảnCSVC Các công trình nghiên cứu trên đã nêu được vai trò, vị trí, chứcnăng của CSVC, cách sử dụng CSVC đạt hiệu quả và góp phần đổi mớiphương pháp giảng dạy ở các cấp học khác nhau từ mầm non đến đạihọc Tuy nhiên, với thực trạng CSVC hiện có của các nhà trường và cácTBDH được cấp theo các dự án giáo dục quốc gia, song song với việctiếp tục đầu tư, nâng cấp CSVC, các trường mầm non trên địa bàn Quận

11, Thành phố Hồ Chí Minh cần phải tăng cường công tác quản lý CSVCnhằm quản lý và sử dụng CSVC một cách hiệu quả và tiết kiệm

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Cơ sở vật chất

1.2.1.1 Khái niệm cơ sở vật chất

Có thể hiểu CSVC là những hệ thống các phương tiện vật chất khácnhau được sử dụng để phục vụ việc giáo dục và đào tạo toàn diện họcsinh trong nhà trường Đó là những đồ vật, những của cải vật chất vàkhung cảnh tự nhiên xung quanh trường

Cơ sở vật chất của nhà trường là các khối công trình, nhà cửa, sân

chơi, thư viện, thiết bị giáo dục và các trang thiết bị khác…được trang bịriêng cho nhà trường

1.2.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất

* Hệ thống cơ sở vật chất trường học bao gồm:

Đất đai được phép sử dụng của nhà trường

Các công trình xây dựng (phòng làm việc, phòng học, nhà thư viện, nhàtruyền thống, phòng y tế, sân chơi, bãi tập ) được bố trí trong khuôn viên củatrường

Trang 16

Sách, tư liệu trong thư viện (gọi chung là trang thiết bị nội thất trongthư viện trường học).

Các phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học (các máy móc thiết bị vật

tư thực hành được giáo viên và học sinh sử dụng trong hoạt động dạy vàhọc)

Các máy móc thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học trong trường nhưtrạm điện, hệ thống nước sạch, phương tiện giao thông, dụng cụ cứu hoả,chống lụt bão

Các vật trưng bày truyền thống, các vật liệu phục vụ lễ tân và khánhtiết

Thiết bị và dụng cụ thể thao

Nội thất và các thiết bị y tế trong phòng y tế

* Phân loại CSVC trong trường học:

CSVC trong trường học có thể phân thành các loại như sau:

Công trình xây dựng cơ bản: Nhà, sân, vườn, đường đi, cây xanh, câycảnh, trạm điện, trạm nước, nhà xe…

Sách và tư liệu trong thư viện (giáo trình, báo cáo, nghiên cứu khoahọc, luận văn, tiểu luận các loại tạp chí )

Tài liệu nghe nhìn (khai thác thông qua băng, đĩa hình, máy ghi hình,ghi tiếng tư liệu qua mạng)

Thiết bị nghe nhìn: Micro, tai nghe, máy khuyếch đại âm thanh, radiocassette; Máy chiếu các loại (máy chiếu, bảng tương tác, video, đầu CD,thiết bị thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin: Điện thoại, máy Fax, Máytính (trong đó có hoà mạng internet)

Trang 17

Nội thất và thiết bị kỹ thuật chuyên dụng trong trụ sở làm việc và cácnhà chuyên dụng: Bàn, ghế, tủ hồ sơ, máy vi tính, máy in, máy photocopy.

Nội thất và thiết bị máy móc được trang thiết bị tuyên truyền, phòng y

tế, nhà văn hoá, nhà thể thao

Trang bị sinh hoạt văn hoá văn nghệ thể dục thể thao vui chơi giải trí:Các nhạc cụ, các dụng cụ thể thao, phông màn

Phương tiện giao thông: Xe các loại, thuyền, xuồng

Hệ thống cung cấp điện nước: hệ thống đường dây, cột điện và linhkiện ánh sáng, điện nóng và lạnh, hệ thống đường cấp nước sạch nướcuống

Tư liệu (sách báo và phương tiện có thể khai thác được tài liệu)

Thiết bị kỹ thuật dạy học, thiết bị y tế, thiết bị văn nghệ, thể dục thểthao, thiết bị điện nước, thiết bị giao thông, thiết bị chống cháy, chốngbão lụt, thiết bị vệ sinh và chống ô nhiễm môi trường

1.2.1.3 Tính chất của CSVC

Tính đa dạng phức tạp: Thể hiện ở mặt CSVC có nhiều loại hình,nhiều vật thể và thể hiện ở nhiều hoạt động khác nhau,…

Trang 18

Tính thường trực và liên tục: Thể hiện ở chỗ CSVC có mặt thườngxuyên trong trường để phục vụ quá trình giáo dục - dạy học, nó tồn tại lâudài trong trường học.

Tính khoa học: Thể hiện ở chỗ CSVC đã chứa đựng trong nó nhữngtri thức lý luận và thực tiễn; mặt khác nó là một trong những điều kiện tấtyếu để tìm ra chân lý, các quy luật tự nhiên và xã hội

Tính tiêu chuẩn: CSVC được thiết kế, thi công và sản xuất theo quychuẩn phù hợp với tính sư phạm và các quy chuẩn đó thường xuyên đượcnâng cao để thích ứng với các giai đoạn phát triển giáo dục đào tạo nghềnhằm chuẩn hoá các hoạt động của nhà trường

Tính hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế: CSVC giúp nâng cao mức

độ kết quả quá trình giáo dục nói chung và dạy học nói riêng; khi sử dụngđúng mục đích, tận dụng công xuất của mỗi loại CSVC sẽ mang lại hiệuquả giáo dục và hiệu quả kinh tế trong hoạt động giáo dục - dạy học

1.2.2 Quản lý và quản lý cơ sở vật chất

1.2.2.1 Quản lý

Trong quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn và phát triển,con người phải kết hợp với nhau thành từng nhóm (tổ chức) để cùng thựchiện mục tiêu của nhóm hay tổ chức Vì thế phải có người đứng đầu (thủlĩnh) đứng ra phối hợp hoạt động của các cá nhân, điều hành, phân cônglao động cho từng thành viên trong tổ chức Người đứng đầu phải biếtcách tổ chức, phối hợp sức mạnh của mọi người trong nhóm và mọingười trong nhóm phải phục tùng và tuân theo mệnh lệnh của người đứngđầu, từ đó quản lý ra đời cùng với sự xuất hiện của nhà nước

Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùngvới sự phát triển của con người Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển

Trang 19

các hoạt động lao động, có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồngthời cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù Khi đề cập cơ sở

khoa học của quản lý, C.Mác viết: "Bất cứ lao động nào có tính xã hội,

cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở một chừng mực nhất định Sự quản lý giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng" [1; tr.157].

* Khái niệm quản lý: Có thể nêu lên một số khái niệm quản lý như:

- Theo Kozlova O.V và Kuznétov I.N: Quản lí là sự tác động có

mục đích đến những tập thể con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình sản xuất [2; tr.30].

- Theo từ điển tiếng Việt: Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt

động theo những yêu cầu nhất định[34; tr.801].

- Theo Trần Kiểm: Quản lý nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều

người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành thành tựu của xã hội [12; tr.45]

- Theo Thái Văn Thành: Quản lý là sự tác động có mục đích, có kế

hoạch của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu

đề ra [16; tr.5].

Từ các khái niệm trên, có thể nói:

+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của nhữngngười cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức

+ Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người,thành tố cơ bản của hệ thống xã hội

+ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triểnkinh tế-xã hội, bao gồm: vốn, nguồn nhân lực, khoa học kỹ thuật, tài

Trang 20

nguyên và quản lý Trong đó quản lý có vai trò mang tính quyết định sựthành công.

Tóm lại: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý để

chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan.

* Chức năng của quản lý: Quản lý có 4 chức năng cơ bản, đó là:

- Chức năng kế hoạch: là công tác xác định trước mục tiêu của tổchức, đồng thời chỉ ra các phương pháp, biện pháp để thực hiện mục tiêu,trong điều kiện biến động của môi trường Thực hiện chức năng kế hoạch

là trả lời các câu hỏi:

+ Hiện nay chúng ta đang ở đâu?

+ Chúng ta muốn đi đến đâu?

+ Cần phải làm gì để đi đến đó?

- Chức năng tổ chức: Là việc sắp xếp, phân công các nhiệm vụ, cácnguồn lực (con người, các nguồn lực khác) một cách tối ưu, nhằm làmcho tổ chức vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu đề ra

- Chức năng chỉ đạo: Là phương thức tác động của chủ thể quản lýnhằm điều hành tổ chức vận hành đúng theo kế hoạch, thực hiện đượcmục tiêu quản lý

- Chức năng kiểm tra: là phương thức tác động của chủ thể quản lýlên đối tượng quản lý nhằm thu thập thông tin phản hồi, đánh giá và xử lýcác kết quả vận hành của tổ chức, từ đó ra các quyết định quản lý điềuchỉnh nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra

Bốn chức năng này có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thànhmột chu trình quản lý như sơ đồ sau:

Trang 21

Hoặc có thể hiểu: Quản lý CSVC là tác động có mục đích của chủ thểquản lý nhà trường trong việc xây dựng, trang bị, phát triển, và sử dụng cóhiệu quả hệ thống CSVC nhằm đưa nhà trường đạt tới mục đích giáo dục.

Trang 22

Nguyên tắc quản lý là những quy tắc chỉ đạo, những hành vi mà côngtác quản lý bất kỳ cấp nào đều phải tuân theo khi thực hiện chỉ đạo vàđiều hành công việc quản lý của mình Các nguyên tắc quản lý một tổchức gồm:

Nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ

Nguyên tắc kết hợp các lợi ích kinh tế

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế cao nhất

Vận dụng các nguyên tắc nói trên và quản lý CSVC cần chú ý vàoviệc thực hiện các nguyên tắc chủ yếu sau đây:

Nguyên tắc lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với toàn bộcác hoạt động về CSVC trong nhà trường

Nguyên tắc tính khoa học cao trong hoạt động quản lý CSVC Mỗihoạt động trong nhà trường đều có đặc điểm riêng, cho nên quản lýCSVC phải đảm bảo tính lý luận và thực tiễn hoạt động của nó

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo và quản lý Mọi ngườiđược biết, được bàn các công việc; từ đó giao trách nhiệm cho một ngườiđiều hành và mọi người phải tuân thủ theo sự điều hành đó

Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả: Mọi việc quản lý phải mang lạitính chất lượng thực sự cho hoạt động giáo dục và hiệu quả kinh tế cao.Ngoài các yếu tố nêu trên, trong quản lý CSVC cần tập trung vào việcthực hiện đúng nguyên tắc có tính đặc trưng sau: Nguyên tắc khoa học,nguyên tắc bền vững, nguyên tắc đầy đủ, nguyên tắc phát triển và hiệnđại, nguyên tắc đồng bộ, nguyên tắc bố trí hợp lý và thuận lợi, nguyên tắckịp thời, nguyên tắc hiệu quả

Trang 23

1.2.2.4 Mục tiêu quản lý cơ sở vật chất

Nói đến mục tiêu quản lý CSVC là nói đến việc quản lý CSVC phảiđạt được những kết quả với mức độ như thế nào, hoặc nói cách khác làtrạng thái của hoạt động quản lý này như thế nào Mục tiêu tổng thể củahoạt động quản lý CSVC gồm:

Đảm bảo hiệu lực các chế định trong ngành và liên ngành về quản lý,xây dựng, mua sắm, trang bị, sử dụng, tu bổ và bảo quản CSVC mộtcách phù hợp nội dung, chương trình, kế hoạch và xu hướng cải tiếnphương pháp dạy học đối với từng cấp học, bậc học

Phát triển bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực (thiết lập bộ máy quản

lý, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành

có hiệu quả đội ngũ nhân lực tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang

bị, sửa chữa và bảo quản CSVC theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá từngnhà trường

Thu thập và xử lý chính xác các thông tin giáo dục- dạy học (cập nhậtđược mục đích nội dung, chương trình, kế hoạch, phương pháp dạy học,của từng môn học trong từng cấp học, bậc học và cập nhật từng thông tin

về tiến bộ khoa học- công nghệ được vận dụng vào công nghệ thiết kế,xây dựng và sản xuất CSVC Đồng thời tạo được môi trường giáo dụcthuận lợi nhất nhằm huy động cộng đồng và xã hội vào việc tăng cườngCSVC cho nhà trường

1.2.2.5 Nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất

Nhiệm vụ tổng quát của công tác quản lý đối với lĩnh vực CSVCđược hiểu là công tác quản lý những mặt sau: Quản lý việc thực hiện cácchế định của ngành và của liên ngành về quản lý CSVC

Trang 24

Quản lý bộ máy tổ chức và nhân lực nhà trường trong việc thực thixây dựng mua sắm, trang bị, sử dụng và bảo vệ CSVC phù hợp với yêucầu nội dung, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục - dạy học.Quản lý nguồn tài lực và vật lực (trong đó chủ yếu là tài chính) vềlĩnh vực mua sắm, trang bị, bổ sung, tu sửa và bảo quản CSVC.

Quản lý việc cập nhật thông tin mới về CSVC về mục đích, nội dung,

tu sửa và bảo quản CSVC

Quản lý việc cập nhật thông tin mới về CSVC về mục đích, nội dung

và chương trình giáo dục- dạy học; đồng thời quản lý việc tạo dựng mốiquan hệ giữa nhà trường và cộng đồng và xã hội để huy động và trang bị

CSVC

1.2.3 Giải pháp và giải pháp quản lý cơ sở vật chất

1.2.3.1 Giải pháp

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học - Hà Nội –

2000 thì giải pháp là: Phương pháp giải quyết một vấn đề nào đó

1.2.3.2 Giải pháp và giải pháp quản lý cơ sở vật chất

Giải pháp quản lý cơ sở vật chất là phương pháp giải quyết những vấn

đề khó khăn trong quản lý, sử dụng cơ sở vật chất nhằm đạt được mục tiêuquản lý, sử dụng cơ sở vật chất đề ra trong kế hoạch của nhà trường

1.3 Cơ sở vật chất ở trường mầm non

1.3.1 Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất trong các trường mầm non

Vị trí của cơ sở vật chất được xác định từ các góc độ chủ yếu sau

Cụ thể xem sơ đồ 2: Cấu trúc hoạt động dạy và học.

Trang 25

Mục tiêu(GD-DH)Nội dung( GD-DH)

Môitrườngtựnhiên

Phương pháp(GD-DH)Môi

trường

xã hội

Phương tiện điều

kiện ( GD-DH)

Lực lượng( GD-DH)Hình thức( GD-DH)Kết quả( GD-DH)

Sơ đồ 2: Cấu trúc hoạt động dạy và học

Giải thích sơ đồ bằng kiến thức giáo dục học như sau:

Từ góc độ cấu trúc của hoạt động giáo dục - dạy học Hoạt động giáodục - dạy học có cấu trúc gồm các thành tố chủ yếu là: Mục tiêu, nộidung, phương pháp, phương tiện - điều kiện, hình thức tổ chức, lực lượnggiáo dục - dạy học và môi trường

* Mục tiêu giáo dục - dạy học ( nhân cách người học đáp ứng sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ở mỗi thời kỳ lịch sử Mụctiêu này do xã hội, Nhà nước, gia đình người học và người học quy định)

(1)

(2)

(3)

(4) (5)

(6)

(7)

1

3 2

4

5

Trang 26

* Nội dung giáo dục - dạy học (những kiến thức cơ bản, toàn diện,thiết thực, hiện đại và có hệ thống được thể hiện ở nội dung, chương trình

kế hoạch giáo dục và dạy học các môn học)

* Phương pháp giáo dục dạy học (các tri thức về giáo dục học đượcthầy và trò tận dụng sáng tạo và phù hợp với các nguyên lý, qui luật,nguyên tắc giáo dục dạy học)

* Phương tiện, điều kiện (nguồn lực vật chất, tài chính, vật chất, kỹ thuật

và thiết bị trường học được thầy và trò sử dụng trong quá trình giáo dục vàdạy học)

* Lực lượng giáo dục dạy học (Nguồn nhân lực: Từ các cơ quan quản

lý nhà nước, cộng đồng và các tổ chức xã hội, cán bộ quản lý giáo dục vàchủ yếu là giáo viên và học sinh)

* Hình thức tổ chức giáo dục - dạy học (tổ chức ở trường, ở cộngđồng, giáo dục và dạy học thường xuyên hoặc theo phương thức giáo dục

* Các thành tố trên có mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗnhau để tạo ra chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung và dạy học nóiriêng

Theo hướng tiếp cận này, để cho quá trình giáo dục nói chung và dạyhọc nói riêng vận hành theo hướng phát triển thì phải tạo được sự cộngtác tối ưu của lực lượng giáo dục - dạy học nhằm xác định các nguyên

Trang 27

tắc, tôn trọng các qui luật, áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụngcác phương tiện và điều kiện tổ chức có hiệu quả các hình thức giáo dục,tìm ra phương thức đánh giá kết quả giáo dục đáng tin và tận dụng cácyếu tố của môi trường tự nhiên và xã hội Trong sơ đồ trên CSVC thểhiện rõ là một thành tố cơ bản mang tính tất yếu để mang lại kết quả dạyhọc và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu.

Từ mục đích và phương tiện giáo dục:

Để thực hiện được mục đích giáo dục nói chung và dạy học nói riêngthì cần có những phương tiện (nghĩa rộng: không chỉ là những phươngtiện vật chất kỹ thuật mà còn cả những vấn đề thông tin và thể chế xãhội) Nó bao gồm 4 nhóm chủ yếu thể hiện như sau:

Nhóm 1: Đóng vai trò tiền đề, đó là các yếu tố thuộc về lĩnh vực thể

chế và quy định Giáo dục và Đào tạo Các yếu tố này giúp cho chủ thểgiáo dục và chủ thể dạy học định hướng được mục đích nội dung, chươngtrình, kế hoạch, phương pháp, hình thức, tổ chức, đánh giá kết quả giáodục Nó là phương tiện tiền đề để thực hiện mục đích giáo dục - dạy học

Nhóm 2: Đóng vai trò quyết định, đó là các yếu tố thuộc về lực lượng

giáo dục như: Cán bộ quản lý, chủ thể giáo dục, được sắp xếp thành bộmáy tổ chức trường học (gọi là bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục).Lực lượng giáo dục (yếu tố con người) quyết định chất lượng và hiệu quảgiáo dục cho nên bộ máy tổ chức và nhân lực giáo dục được xem làphương tiện quyết định mục đích giáo dục - dạy học

Nhóm 3: Đóng vai trò tất yếu, đó là các yếu tố về lĩnh vực tài chính,

CSVC được đầu tư vào hoạt động giáo dục (gọi chung là nguồn tài lực vàvật lực giáo dục) Đó là những vật chất và kỹ thuật mang tính tất yếu đểtạo ra sự phát triển chung của các thành tố khác Cho nên nguồn tài lực và

Trang 28

vật lực giáo dục là phương tiện tất yếu để thực hiện mục đích giáo dục dạy học

-Nhóm 4: Đóng vai trò cần thiết, đó là các yếu tố về lĩnh vực thông tin

và môi trường giáo dục (gọi chung là hệ thống thông tin và môi trườnggiáo dục) Để thực hiện mục đích giáo dục, lực lượng giáo dục cần có đủthông tin giáo dục và cần có môi trường giáo dục thuận lợi Như vậy hệthống thông tin và môi trường giáo dục vừa là điều kiện và vừa là phươngtiện cần thiết để thực hiện mục đích giáo dục - dạy học

Tiếp cận theo quan điểm này thì dễ nhận thấy hơn về sự phát triểnliên tục của hoạt động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng bởi ýnghĩa: Mục đích một hoạt động trong giai đoạn này lại có thể là phươngtiện của giai đoạn sau

Như vậy, ở góc độ này thì CSVC là một phương tiện thực hiện mụcđích giáo dục có vị trí ngang hàng với các phương tiện thực hiện mụcđích giáo dục khác

Từ góc độ không gian và thời gian: các hoạt động nhà trường CSVC

có vị trí thường trực trong mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt làtrong hoạt động dạy học (con đường giáo dục cơ bản nhất để thực hiệnquá trình giáo dục tổng thể)

Từ góc độ nội dung và phương pháp giáo dục, CSVC là một bộ phậnkhông thể thiếu được để thực hiện nội dung và thực hiện phương phápdạy học Bởi vì CSVC chứa đựng một phần nội dung giáo dục - dạy học

và có tác dụng giúp cho người dạy, người học lựa chọn và cải tiến cácphương pháp dạy học, thực hiện mục đích giáo dục - dạy học

Là cách phân chia theo tập hợp các công việc cùng tính chất chuyênmôn để thực hiện chức năng quản lý cụ thể

Trang 29

Theo cách phân chia này, nhà trường có các hoạt động quản lý chủyếu như: quản lý chính sách, quản lý tổ chức, quản lý kế hoạch, quản lýnghiệp vụ, quản lý nguồn nhân lực, quản lý cơ sở vật chất và thiết bịtrường học, quản lý thông tin và môi trường.

Quản lý phương tiện tổ chức và giá trị của tổ chức

Quản lý theo nhiệm vụ của tổ chức

Tóm lại, vị trí của CSVC là một quá trình quản lý cơ bản của nhàtrường, từ đó các nhà trường phải thực hiện quá trình quản lý bộ máy tổchức và nhân lực, quá trình quản lý nguồn lực, tài lực và vật lực và quátrình quản lý thông tin và môi trường giáo dục

Vai trò của cơ sở vật chất trong trường học

CSVC là thành tố cơ bản trong cấu trúc của quá trình giáo dục - dạyhọc Thành tố này có vai trò, tầm quan trọng như các thành tố nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức, lực lượng giáo dục - dạy học và môitrường

Là nhân tố minh chứng khách quan cho việc xây dựng các lý luận và

áp dụng lý luận vào thực tiễn

Là phương tiện giúp cho nhận thức của người học được thực hiện đúngquy luật: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượngđến thực tiễn

Là điều kiện cần thiết mang tính thiết yếu để các lực lượng giáo dụctrong nhà trường trong đó chủ yếu là người dạy và người học thực hiệnđược các nhiệm vụ và chức năng của họ

CSVC là kết nối các hoạt động trong nhà trường với nhau và kết nốicác hoạt động của trường và các cơ quan hữu quan

Trang 30

1.3.2 Chức năng của cơ sở vật chất trong các trường mầm non

* Chức năng thông tin

Nhận biết thông tin giáo dục - dạy học CSVC là phương tiện nhậnbiết những thông tin về chế định giáo dục và đào tạo, mục đích, nội dung,chương trình, kế hoạch; giáo dục - dạy học; mặt khác nhờ có nó mà ngườihọc nhận biết các thông tin chứa đựng trong nội dung dạy học (thông tindạy học)

Nhờ có CSVC mà các thông tin giáo dục - dạy học trong nội dungdạy học được người học nhận biết, chọn lọc, sắp xếp chính xác và logic.Chuyển tải thông tin giáo dục - dạy học, thể hiện ở hai mặt:

Nhờ có CSVC mà người dạy truyền tải được nội dung giáo dục có kếtquả tốt nhất

Mặt khác một số CSVC lại chính là phương tiện chuyển tải các thôngtin quản lý của trường (trong nội bộ nhà trường và giữa nhà trường vớingoài nhà trường)

* Chức năng phục vụ các hoạt động giáo dục - dạy học

Phục vụ trực tiếp việc thực hiện con đường giáo dục cơ bản nhất (hoạtđộng dạy học) nhằm thực hiện mục đích tổng thể

Phục vụ các lực lượng giáo dục - dạy học, thực hiện chức năng nhiệm

vụ của mình (tiếp xúc thực tế, đi lại, tinh thần vật chất và thực hiện nhữngcon đường giáo dục khác)

Trang 31

Tiêu chuẩn về Cơ sở vật chất và trang thiết bị trong các trường mầm non gồm các nội dung sau:

Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêucầu về thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non (Diện tích sửdụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn vàmiền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã); Các côngtrình của nhà trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố Trường cóbiển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh, có nguồn nước sạch

và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh

Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu Diệntích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, được cắt tỉađẹp, tạo bóng mát sân trường, có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc,giúp trẻ khám phá, học tập Lưu ý: Tùy theo điều kiện của từng trường đểxây dựng vườn cây cho trẻ chăm sóc, vườn cây có thể ở trên mặt đất hoặctrên cao, không nhất thiết phải có diện tích rộng

Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồngthảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp vớitrẻ

Trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảoyêu cầu Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ)đảm bảo diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tựnhiên và thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ mầu sáng không trơntrượt; có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang tríđẹp, phù hợp; có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục vàĐào tạo

Trang 32

Phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 1,2 -1,5m2 cho một trẻ, yêntĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ các đồ dùng phục vụtrẻ ngủ Lưu ý: Nếu trường sử dụng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủthì chỉ số này được xác định là đạt yêu cầu.

Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo diện tích trung bình0,5- 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can baoquanh cao 0,8 -1m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớnhơn 0,1m Lưu ý: Nếu trường có hiên chơi đảm bảo các yêu cầu khácnhưng diện tích và chiều rộng không đủ theo quy định thì tùy tình hình cụthể, nhà trường và đoàn đánh giá ngoài thống nhất đánh giá chỉ số này đạthoặc không đạt

Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật,nhà vệ sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non Phònggiáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích tối thiểu là 60m2,thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và học

Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, đồ dùngnhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; có kho thực phẩm bảo đảm vệ sinh antoàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn

Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viênđảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng

Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu Vănphòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ vănphòng, các biểu bảng theo quy định; phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc và bànghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị diện tích tối thiểu 15m2, cómáy vi tính và các phương tiện làm việc

Trang 33

Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồdùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có các biểu bảng thông báo các biện pháp tíchcực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì, cóbảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ, cótranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ.

Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m2, có bàn ghế,đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện tíchtối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ, giáo viên,nhân viên có đủ diện tích và có mái che

Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn

kỹ thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dụcmầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Nhà trường có đủ thiết bị,

đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả trong chăm sóc, giáodục trẻ (Theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2010/TT-BGDĐT ngày11/02/2010 của Bộ GDĐT về việc Ban hành Danh mục Đồ dung - Đồ chơi -Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho Giáo dục mầm non); Các thiết bị, đồdùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, antoàn, phù hợp với trẻ

Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nângcấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

Nhà trường có các biện pháp và hình thức phù hợp để tuyên truyền,hướng dẫn cha mẹ trẻ chăm sóc, giáo dục trẻ khi ở nhà Giáo viên phụtrách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và gia đình thường xuyên trao đổi thông tin vềtình hình ăn, ngủ và các hoạt động khác của trẻ Nhà trường chủ động thammưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương để có chính sách phù hợpnhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ Nhà trường phối hợp có hiệu quả

Trang 34

với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương huy động các nguồn lực

để xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường Nhà trường phối hợp chặt chẽvới các tổ chức, đoàn thể, cá nhân ở địa phương để xây dựng nhà trườngxanh - sạch - đẹp, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn chotrẻ

1.4 Một số vấn đề về quản lý cơ sở vật chất trong các trường

hệ giữa các thành tố cấu thành quá trình giáo dục và dạy học trong đó cơ

sở vật chất là một thành tố không thể tách rời được

Cơ sở vật chất có vai trò, vị trí như các thành tố khác, cơ sở vật chất

là một bộ phận, một thành tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục vàdạy học

1.4.2 Yêu cầu chung của việc quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non

* Yêu cầu chung đối với công tác quản lý lĩnh vực CSVC

Thông hiểu về chế định của ngành và liên ngành đối với lĩnh vực CSVC.Luôn luôn có ý thức thực hiện đổi mới, chuẩn hoá và hiện đại hoáCSVC và tổ chức thực hiện khả thi những vấn đề đó Các chức năng vànội dung quản lý, biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý, cácmặt quản lý

Trang 35

Nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý lĩnh vực CSVC vàphân loại được CSVC.

Biết chính xác nội dung quản lý từng loại CSVC và biết phối hợp cácnội dung quản lý khác nhau

Hiểu rõ đòi hỏi của chương trình giáo dục và những điều kiện cơ sởvật chất cần phải có để thực hiện chương trình (trường sở, thiết bị giáodục, thư viện – sách) Biết chính xác những yêu cầu của nội dung,chương trình giáo dục và đào tạo và những phương tiện kỹ thuật, sảnphẩm công nghệ cần thiết thực hiện chương trình đó

Xây dựng được những biện pháp bảo quản, tu bổ, giữ gìn và thanh lýCSVC

Tập trung mọi tiềm năng của nhà trường, của cộng đồng và xã hội vàoviệc tăng cường CSVC Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục

* Các yêu cầu cụ thể đối với công tác quản lý lĩnh vực CSVC trongnhà trường:

Các yêu cầu về vai trò của công tác quản lý lĩnh vực CSVC

Đại diện cho chính quyền về mặt thực thi pháp luật nói chung và chế

độ của ngành và liên ngành đối với quản lý CSVC

Hạt nhân tổ chức phát triển và điều hành bộ máy tổ chức và nhân lựccủa nhà trường trong việc quản lý CSVC; đồng thời là tác nhân hỗ trợ sưphạm cho đội ngũ giáo viên sử dụng CSVC vào hoạt động dạy học

Nhân tố tổ chức việc huy động và chỉ đạo việc sử dụng nguồn tài lực

và vật lực, nhà trường nhằm quản lý xây dựng, mua sắm trang bị, sửdụng, sửa chữa và bảo quản CSVC

Tác nhân xây dựng hệ thống thông tin và môi trường giáo dục củanhà trường với cộng đồng và xã hội để tăng cường CSVC

Trang 36

Các yêu cầu về năng lực và công tác quản lý nhà trường.

Ngoài các năng lực chung của người lãnh đạo và người quản lý nhàtrường cần một số năng lực chủ yếu sau:

Năng lực về pháp luật để thực hiện được vai trò đại diện cho chínhquyền về mặt thực thi chế định Giáo dục & Đào tạo liên ngành

Năng lực về quản lý tổ chức: Để thực hiện vai trò hạt nhân xây dựng

và phát triển bộ máy tổ chức và nhân lực quản lý và sử dụng CSVC.Năng lực về quản lý kinh tế: Để thể hiện vai trò nhân tố huy độngnguồn tài lực, nhân lực và vật lực cho việc quản lý, mua sắm, trang bị, sửdụng, sửa chữa và bảo quản CSVC

Năng lực quản lý và môi trường để thể hiện vai trò hạt nhân, xử lýthông tin và tạo dựng môi trường quản lý CSVC

Có ý tưởng đổi mới và quyết tâm thực hiện ý tưởng bằng một kếhoạch khả thi

Huy động mọi tiềm năng có thể của môi trường bên trong và môitrường bên ngoài nhà trường để phục vụ cho công việc

Có biện pháp tập trung mọi tiềm năng vật chất vào hướng thống nhất

là đảm bảo cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục

1.4.3 Nội dung,, phương pháp quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non

1.4.3.1 Nội dung quản lý cơ sở vật chất trong các trường mầm non

* Quản lý đất đai, gồm các nội dung sau:

Thiết lập hồ sơ về nguồn sử dụng đất:

Trang 37

Giấy cấp đất cho trường phải đảm bảo tính pháp lý Nếu chưa có cầnhoàn thiện hồ sơ sử dụng đất (giấy phép sử dụng có chữ ký và con dấucủa các cấp có thẩm quyền ký).

Bản đồ địa chính khu đất nhà trường được phép sử dụng

* Quản lý phương tiện kỹ thuật và thiết bị dạy học

Ngoài các công trình xây dựng, nội thất trong các phòng, những dụng

cụ sinh hoạt, văn hoá thể thao, công cụ lao động chân tay, phương tiệngiao thông, hệ thống điện nước, những loại CSVC có liên quan trực tiếptới hoạt động dạy và học của thầy và trò được gọi là phương tiện kỹ thuật

và thiết bị dạy học (PTKT& TBDH)

* Các loại hình, đặc điểm và yêu cầu trang bị PTKT& TBDH

Loại hình PTKT& TBDH: PTKT& TBDH được phân loại theo rấtnhiều cách, sau đây là cách phân loại phổ biến nhất với 2 loại PTKT&TBDH cho hai mục đích:

Loại dùng để chứng minh: Được sử dụng vào mục đích tìm ra hoặcchứng minh các hiện tượng, các quy luật tự nhiên và xã hội, nói chung làxây dựng những tri thức trong việc truyền đạt những tri thức nhân loại từngười dạy đến người học

Loại dùng để thực hành: Được dùng để củng cố kiến thức và rènluyện kỹ năng, kỹ xảo cho người học

Chú ý: Có thể phân loại dựa vào hình thức tồn tại của PTKT&

TBDH, ví dụ như:

Mô hình: Là vật thay thế cho hiện tượng, sự vật có thực nhưng đã đượcđơn giản hoá nhưng vẫn giữ được những thuộc tính cơ bản của sự vật hiệntượng

Trang 38

Mẫu vật: Là vật thực còn giữ được toàn bộ các thuộc tính tự nhiênvốn có.

Ấn phẩm: Tranh, ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu bảng được in trên giấy Tài liệu nghe - nhìn, phim, băng đĩa âm thanh, băng đĩa hình ảnh, Dụng cụ thí nghiệm: Chứng minh và thực hành để tái tạo lại những sựvật hiện tượng

Phương tiện kỹ thuật nghe - nhìn, máy tính: Để thể hiện các tài liệu trựcquan

Việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạocủa người học Có liên quan chặt chẽ đến PTKT& TBDH :

Người học được tổ chức hoạt động được làm thực hành nhiều hơn vàthông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức

Lưu ý rằng khi sử dụng thuật ngữ "Đổi mới phương pháp dạy học"phát biểu rõ trong phương pháp đã sử dụng cái gì không đổi Không nênđặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là tìm ra các phương pháp hoàntoàn mới (Khác hẳn các phương pháp truyền thống đã được công nhận đã

là sự tổng kết của loài người) Sự đổi mới ở đây chính là cách thức, điềukiện, công nghệ mới nhằm thực hiện phương pháp đã có mà thôi và chínhcái đổi mới đó lại nhờ vào PTKT& TBDH góp phần cho học sinh hoạtđộng

Như vậy: PTKT & TBDH góp phần nâng cao chất lượng của các phươngpháp dạy học đã có mà không làm thay đổi bản chất các phương pháp này.PTKT& TBDH góp phần đắc lực vào việc đa dạng hoá các hình thứcdạy học:

PTKT& TBDH chứa đựng những thông tin đã được mã hoá có tiềmnăng to lớn về tri thức và phương pháp làm việc theo hướng hoạt động

Trang 39

việc làm trong quá trình học tập Nếu PTKT& TBDH đủ và đa dạng sẽcho phép tổ chức nhiều hoạt động dạy học phong phú và có hiệu quả.PTKT& TBDH là nhân tố đảm bảo chất lượng dạy học.

Xuất phát từ đặc trưng và tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của conngười trong quá trình dạy học, yếu tố trực quan đóng vai trò quan trọngđối với sự lĩnh hội kiến thức của người học, đặc biệt quan trọng là kênhhình Khoa học đã chứng minh khả năng của các giác quan trong việc tiếpthu các tri thức có các giác độ: nghe 10%, nhìn 81% các giác quan khác9% (theo tài liệu VAT proheet)

Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực củaphương tiện trực quan mới giải quyết được: Định luật, hiện tượng trừutượng trong khoa học tự nhiên, trong kỹ thuật chuyên ngành, tin học.Người học rất cần được trực tiếp làm thí nghiệm, được lắp ráp, thao tácquan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể (nóichung là PTKT& TBDH) Nghĩa là nguyên lý học đi đôi với hành lúc nàocũng có giá trị thực tiễn cao

Để học tập tích cực, cần phải học tập theo phương pháp tự khám phá,

tự chứng minh kiến thức, lý giải chặt chẽ và tường minh các phương phápnghiên cứu, đồng thời thể hiện rõ các kỹ năng của người học, thì cácPTKT & TBDH có vai trò và tiềm năng to lớn

Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diện, vận hành theo

cơ chế và cấu trúc của một hoạt động cần đến việc mô phỏng trừu tượngtrong tư duy và chính việc đó cần có sự " giúp đỡ '' của PTKT & TBDHcho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tàiliệu Mặt khác các nội dung phải được mô hình hoá, khái quát hoá thànhnhững mẫu hình cụ thể mà người học trực quan được Như vậy, PTKT &

Trang 40

TBDH cho phép thực hiện “Nguyên tắc trực quan” trong dạy học rất quantrọng trong các nhà trường, góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theonhững đặc trưng cơ bản.

Trong PTKT & TBDH có các phương tiện kỹ thuật như máy chiếuquang học, máy tạo khuyếch đại âm thanh, hình ảnh, máy lưu giữ và táihiện thông tin, vốn chứa đựng những tiềm năng sư phạm to lớn trong việc

hỗ trợ tích cực giảng dạy học tập

Bằng những phương tiện hiện đại, người ta đã tổ chức các hội thảo,hội nghị, các lớp học theo phương thức giáo dục từ xa, các lớp học qua vệtinh, việc học tập và làm việc tại gia đình cho người lớn tuổi cũng đượcmột số nước áp dụng và sẽ mở rộng trong những năm tới

Hiện tại đã có nhiều phương tiện kỹ thuật mới được ứng dụng trongdạy học, giáo dục đặc biệt là việc vận dụng thông tin nói chung và tin họcnói riêng Với sự tác động nhanh chóng của khoa học, công nghệ vàPTKT& TBDH được sử dụng trong trường học ngày càng nhiều sẽ làmthay đổi một cách căn bản về mặt phương pháp và làm cho quá trình giáodục - dạy học sinh động và hiệu quả hơn

PTKT& TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào đề tài nghiêncứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- C.Mác – Ph.Ăngghen (1993), toàn tập, tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: toàn tập, tập 23
Tác giả: C.Mác – Ph.Ăngghen
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia
Năm: 1993
2- Jose Garcia-Nunez (1993), Cẩm nang chi tiết soạn cho các nhà quản lý và đánh giá, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chi tiết soạn cho các nhàquản lý và đánh giá
Tác giả: Jose Garcia-Nunez
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1993
3- Minxcơ (1985), Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng, Nxb Đại học Minxcơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện kỹ thuật dạy học và ứng dụng
Tác giả: Minxcơ
Nhà XB: NxbĐại học Minxcơ
Năm: 1985
4- Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về QLGD ,Trường CB QLGD-ĐT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số khái niệm về QLGD
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Năm: 1997
7- Đỗ Văn Chấn “Một số vấn đề phương pháp quản lý giáo dục thành tựu và xu hướng”, kinh tế học - giáo dục, Hà Nội 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phương pháp quản lý giáo dục thành tựu và xu hướng
16- Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và quản lý nhàtrường
Tác giả: Thái Văn Thành
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2007
5- Đặng Quốc Bảo (2003), Quản lý nguồn lợi tài chính trong giáo dục ở nhà trường, Hà Nội Khác
6- Phạm Văn Các, Từ điển Hán- Việt, NXB GD 1994 Khác
8- Nguyễn Khắc Chương, Đại cương về quản lý năm 1998 Khác
9- Phạm Khắc Chương, Đại cương về quản lý năm 1998 Khác
10- Phạm Minh Hạc, phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ, phát triển kinh tế xã hội, NXB Khoa học 1994 Khác
11- Phạm Minh Hùng (2013), Quản lý chất lượng giáo dục, Đề cương bài giảng Đại học Vinh Khác
12- Trần Kiểm, Quản lý giáo dục và trường học, NXB Viện khoa học giáo dục, Hà Nội 1997 Khác
13- Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997), Thông tin quản lý giáo dục đào tạo, Trường CBQL GD & ĐT, Hà Nội Khác
14- Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục Đai học, NXB ĐHQG Hà Nội Khác
15- Trần Quốc Thành, Khoa học quản lý đại cương, đề cương bài giảng cho lớp cao học, trường ĐHSP Hà Nội, năm 2005 Khác
17- Đỗ Hoàng Toàn, Lý thuyết quản lý, Hà Nội, 1998 Khác
18- Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2000 Khác
19- Ban khoa giáo TW, Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chiến lược nguồn nhân lực và cải thiện đời sống nhân dân thời kỳ ( 2001 Khác
20- Bộ Giáo dục và đào tạo, chỉ thị nhiệm vụ năm học 2001 - 2002, 2002-2003, 2003-2004, 2004-2005, 2005-2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w