Song thực tế hoạtđộng này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Lãnh đạo nhiều trường MN còn chưa thực sựquan tâm đến công tác quản lý cơ sở vật chất, chưa có kế hoạch tổng thể trong việcđầu tư
Trang 1ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HÀ
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN SI MA CAI - TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 2ĐẠ HỌC THÁ NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÊ THỊ HÀ
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN SI MA CAI - TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS Đỗ Hồng Thái
THÁI NGUYÊN - 2018
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác
và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Học viên
Lê Thị Hà
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo TrườngĐại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Tâm lý -Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành khóa học
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hồng Thái, ngườithầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luậnvăn này
Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo cấp ủyđảng chính quyền các xã trong toàn huyện; tập thể lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáodục và Đào tạo huyện Si Ma Cai, lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn huyện đãtạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi có được những thông tin bổ ích phục vụ quá trìnhnghiên cứu
Đề tài “Quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnhLào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục” đã hoàn thành đúng kế hoạch.Mặc dù tác giả luận văn đã có nhiều cố gắng, nhưng do điều kiện về thời gian và nănglực có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế Kính mong các thầy giáo, cô giáo,các chuyên gia, đồng nghiệp quan tâm tới vấn đề nghiên cứu tiếp tục đóng góp ý kiến
để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Học viên
Lê Thị Hà
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CSVC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
6 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm có liên quan 8
1.2.1 Cơ sở vật chất trường mầm non 8
1.2.2 Quản lý cơ sở vật chất trường MN 9
1.2.3 Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng 10
1.3 Một số vấn đề về sử dụng CSVC và quản lý CSVC ở trường mầm non 11
1.3.1 Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân 11
1.3.2 Quy định về quản lý CSVC ở trường MN 13
1.4 Hiệu trưởng trường mầm non và công tác quản lý cơ sở vật chất
Trang 61.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác quản lý CSVC 16
1.4.2 Công tác quản lý cơ sở vật chất của các trường MN 17
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CSVC của trường mầm non 21
1.5.1 Yếu tố về quản lý Nhà nước 21
1.5.2 Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hội 21
1.5.3 Yếu tố về quản lý nhà trường của Hiệu trưởng 21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 23
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 24
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 24
2.2 Thực trạng về giáo dục mầm non huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai 24
2.3 Thực trạng cơ sở vật chất các trường mầm non huyện Si Ma Cai 30
2.4 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai 36
2.4.3 Thực trạng kiểm tra, giám sát việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị 41
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CSVC ở các trường mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng 43
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 44
Chương 3: BIÊN PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 45
3.1 Các nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp 45
3.1.1 Đảm bảo tính mục đích 45
3.1.2 Đảm bảo tính kế thừa và phát triển 45
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 46
3.1.4 Đảm bảo tính thực tiễn 46
3.2 Các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục 46
Trang 73.2.1: Biện pháp 1: Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị
trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng 46
3.2.2 Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò và tác dụng của cơ sở vật chất theo hướng đảm bảo chất lượng 49
3.2.3 Biện pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về bảo quản, sử dụng CSVC 52
3.2.4 Biện pháp 4: Huy động và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để bổ sung CSVC cho nhà trường 56
3.2.5 Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý cơ sở vật chất
61 3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 64
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 66
3.4.1 Mục đích của khảo nghiệm 66
3.4.2 Các bước tiến hành khảo nghiệm 66
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 67
Tổ chức xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng 67
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 73
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 75
1 Kết luận 75
2 Khuyến nghị 75
2.1 Đối với UBND huyện Si Ma Cai 75
2.2 Đối với Phòng GD&ĐT huyện Si Ma Cai 76
2.3 Đối với CBQL, GV các trường mầm non 77
2.4 Đối với cấp ủy, chính quyền các xã trên địa bàn huyện 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý bậc học mầm non 25
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai 26
Bảng 2.3 Chất lượng và mức độ sử dụng cơ sở vật chất trường mầm non 31
Bảng 2.4 Chất lượng và mức độ sử dụng thiết bị dạy học, học liệu trong các trường mầm non 33
Bảng 2.5 Chất lượng và mức độ sử dụng đồ dùng trong trường mầm non 34
Bảng 2.6 Chất lượng và mức độ sử dụng đồ chơi trong trường mầm non 36
Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch quản lý cơ sở vật chất 37
Bảng 2.8 Thực trạng công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất 39
Bảng 2.9 Kiểm tra, giám sát quản lý cơ sở vật chất và thiết bị 41
Bảng 2.10: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CSVC ở các trường mầm non 43
Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp quản lý 67
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý 69
Bảng 3.3 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 71
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.2 Các thành tố cấu thành của quá trình dạy học và giáo dục, mối quan hệ
giữa các thành tố đó 12
Biểu đồ 2.1: Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng năm học 2017-2018 27
Biểu đồ 2.2 Xếp loại chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018 27
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 64
Biểu đồ 3.1 Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất (Tính theo giá trị trung bình X ; Y ) 73
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn "kinh tế trí thức", "văn minh trí tuệ", "toàncầu hóa" và sự bùng nổ "công nghệ thông tin" đặc biệt là sự phát triển của khoa họccông nghệ cao cho thấy công tác Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) là một trong nhữngđộng lực chính thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, là nguồn lực quan trọngquyết định vị thế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế Chính vì vậy, các quốc giađều rất coi trọng sự phát triển của GD&ĐT
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) tiếp tục
khẳng định: ‘‘Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và nhấn mạnh ‘‘đổi mới căn bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất” Nghị quyết số 29 -
NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về đổi mớicăn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiệnkinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nhận định giáo dục và
đào tạo nước ta trong thời gian qua: Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đào tạo đã được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 29 - NQ/TW của Hội nghịTrung ương 8 (khóa XI), Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Đề án số 06 - ĐA/ TU, ngày27/11/2015 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo phát triển nguồn nhân lựctrọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020 Để đảmbảo các điều kiện cho công tác giáo dục đặc biệt là hệ thống cơ sở vật chất phục vụtrong các cơ sở giáo dục mầm non vùng cao đáp ứng yêu cầu chăm sóc, giáo dục tronggiai đoạn hiện nay ở huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn như Si MaCai, Năm 2014 Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 22- NQ/TU, ngày11/1/2014 về việc giảm nghèo bền vững huyện Si Ma Cai đến năm 2020, trong đó xácđịnh: ưu tiên mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất góp phần phát triển kinh tế -
xã hội của huyện, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân, đặc biệt công tác giáo dục
của huyện phải đứng trong tốp đầu của huyện của tỉnh Do đó việc tăng cường và
quản lý cơ sở vật chất là nhiệm vụ quan trọng của giáo dục và đào tạo đồng thời làthành tố không thể thiếu, tác động trực tiếp trong quá trình dạy học và giáo dục
Trang 12Đối với ngành GD&ĐT huyện Si Ma Cai, trong năm học 2017-2018 có 49 đơn
vị trường học, trong đó có 16 trường MN Thời gian qua, công tác quản lý cơ sở vậtchất ở các trường MN trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã mang lại hiệuquả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc giữ vững, nâng cao chất lượng GDMNcủa tỉnh, đặc biệt là chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi Song thực tế hoạtđộng này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: Lãnh đạo nhiều trường MN còn chưa thực sựquan tâm đến công tác quản lý cơ sở vật chất, chưa có kế hoạch tổng thể trong việcđầu tư xây dựng, trang bị, bảo quản, sử dụng CSVC trường học; hồ sơ sổ sách, côngtác kiểm kê, thanh lý hàng năm chưa đảm bảo, chưa phân loại rõ các cơ sở vật chất vàthiết bị vì vậy việc đầu tư, bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất và thiết bị trường họcchưa đủ về số lượng ở mức tối thiểu, thiếu đồng bộ, chất lượng hạn chế; công tác bảoquản còn nhiều bất cập; hiệu quả sử dụng còn thấp Thậm chí nhiều đơn vị trườngkhông sử dụng vì sợ cũ, sợ hỏng; nhiều giải pháp đưa ra chưa phù hợp với điều kiệnthực tế của địa phương, mặt khác mức đầu tư cho sự nghiệp giáo dục, đầu tư các điềukiện cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho giáo dục còn rất thấp so với vị trí và tầmquan trọng của giáo dục mầm non trong hệ thống kinh tế - xã hội quốc dân Tráchnhiệm của Hiệu trưởng, tổ chuyên môn, GV trong việc khai thác, sử dụng cơ sở vậtchất còn nhiều hạn chế Hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá việc sử dụng của Hiệutrưởng các trường mầm non chưa cao Xuất phát từ những lí do về lý luận và thực
tiễn trên đây, tôi chọn đề tài "Quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non huyện
Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục" làm đề tài
nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý cơ
sở vật chất đối với các trường mầm non thuộc huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai theohướng đảm bảo chất lượng
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnhLào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Caitheo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
Trang 134 Giả thuyết khoa học
Quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non huyện Si Ma Cai là một trongnhững thành tố nâng cao, đảm bảo chất lượng giáo dục, trong những năm qua quản lý
cơ sở vật chất của các nhà trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Tuynhiên, trước yêu cầu đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục thì hoạt động trên vẫn cònnhiều bất cập, chưa đáp ứng hết yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạnmới hiện nay Nếu tìm ra các biện pháp quản lý cơ sở vật chất của các trường mầmnon huyện Si Ma Cai theo tiếp cận các chức năng quản lý cơ bản, phù hợp với cơ sởvật chất các trường mầm non sẽ nâng cao được hiệu quả chất lượng chăm sóc, giáodục trẻ trên địa bàn huyện theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất ở các trường mầm non theohướng đảm bảo chất lượng giáo dục
- Đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm non huyện Si
Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng
- Đề xuất một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm nonhuyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài
6.1 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại 16trường mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
6.2 Giới hạn về đối tượng khảo sát
Đề tài được khảo sát Lãnh đạo xã, ban ngành đoàn thể xã; CBQL, giáo viêncác trường mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai
6.3 Giới hạn về thời gian
Số liệu thống kê năm học 2017 - 2018, số liệu điều tra từ tháng 9 năm 2017đến tháng 5 năm 2018
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp các phươngpháp nghiên cứu sau:
Trang 147.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu lý luận và thực trạng
có liên quan đến công tác quản lý cơ sở vật chất bao gồm:
- Tìm hiểu các khái niệm có liên quan đến đề tài
- Các tài liệu, văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triểnGD&ĐT; các quy định về quản lý trường MN nói chung, quản lý CSVC nói riêng
- Các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong nước và ngoài nước về phát triển giáodục, về quản lý CSVC; các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề quản lý CSVCtheo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Xây dựng các bảng điều tra phù hợp với nội dung đề tài luận văn; thống kê,phân tích các dữ liệu để có những đánh giá chính xác về thực trạng CSVC các trường
MN và thực trạng quản lý CSVC của các trường MN trên địa bàn huyện Si Ma Cai,tỉnh Lào Cai trong thời gian qua
7.2.2 Phương pháp chuyên gia
Thông qua bảng hỏi các ý kiến chuyên gia, các CBQL giáo dục, GV có nhiềukinh nghiệm để khảo sát thực trạng trang bị, bảo quản, sử dụng và biện pháp quản lýCSVC của các trường MN
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Xin ý kiến của Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD&ĐT huyện Si Ma Cai,CBQL, GV các trường MN và đặc biệt là các trường đã đạt chuẩn quốc gia, đạt chuẩncông tác kiểm định ở huyện để phân tích, lựa chọn các ý kiến xây dựng biện phápquản lý CSVC của các trường mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm
Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, CBQL giáo dục, GV có nhiều kinhnghiệm về các biện pháp đề xuất trong luận văn
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý dữ liệu, các thông tintrong quá trình nghiên cứu, điều tra, thu thập
Trang 158 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất ở trường mầm non theo
hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
Chương 2: Thực trạng quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm non huyện
Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
Chương 3: Biện pháp quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm non huyện
Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THEO HƯỚNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC 1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nghiên cứu trên thế giới
-Trong những năm đầu thế kỷ XXI, trên thế giới xuất hiện những phong tràođổi mới giáo dục, với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhiều quốcgia trên thế giới coi giáo dục và đào tạo là con đường, là chìa khóa dẫn đến thànhcông trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Có nhiều cách để thực hiệnnâng cao chất lượng giáo dục, một trong những hướng đi được coi là hiệu quả nhấtđược nhiều nước tiên tiến quan tâm chú ý và thực hiện nhằm tăng cường hơn nữa chấtlượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo là thực hiện tiêu chuẩn hóa và cải cách hànhchính trong giáo dục và đào tạo [7;20]
- Sang thế kỷ XXI, Cộng hòa Liên bang Nga đã tiến hành cải cách giáo dụctrên ba bình diện: Nghiên cứu khoa học, xây dựng cơ sở lý luận về chuẩn giáo dục;tiến hành thể chế hóa hành lang pháp lý; thông qua thực tiễn nhà trường, tiếp tục đổimới và hoàn thiện chuẩn giáo dục nhằm hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục.Trên cơ sở Luật giáo dục, Nga đã xây dựng các chuẩn cụ thể cho các loại hình cơ sởtrường học, thủ tục và thẩm quyền xét duyệt, công nhận, giải thể các loại hình trườnghọc Kinh nghiệm xây dựng nền giáo dục dân chủ hóa, chuẩn hóa, phân cấp quản lýhành chính của Liên Bang Nga đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong sựnghiệp giáo dục và đào tạo, là bài học quý cho Việt Nam nghiên cứu và học tập trongviệc tiếp tục đổi mới công tác quản lý Nhà nước theo tinh thần thông báo của Hộinghị Trung ương lần thứ VI, khóa X về giáo dục và đào tạo [7;35]
- Hiện nay, Hoa Kỳ được coi là một trong những nước có nền giáo dục tiêntiến nhất trên thế giới Sự tiên tiến thể hiện ở cơ hội tiếp cận giáo dục, phương phápdạy học, quy mô trường lớp và nghiên cứu trong giáo dục Mặc dù giáo dục là chứcnăng của địa phương, nhưng chính quyền Liên bang vẫn dành một nguồn ngân sáchlớn để thực hiện cải cách giáo dục trên phạm vi toàn quốc Phát biểu về vấn đề giáodục, ngày 10 tháng 3 năm 2009 Tổng thống Obama vẫn cho rằng ưu tiên cho giáo dục
Trang 17là vấn đề không thể chờ đợi được và vì thế cần phải cải cách cấp bách Năm vấn đề cốt lõi trong cải cách giáo dục của Hoa Kỳ gồm:
+ Đầu tư cho các chương trình hành động đối với trẻ em ở tuổi mầm non.+ Khuyến khích các tiêu chuẩn và đánh giá tốt hơn bằng cách tập trung vàoquy trình kiểm tra phù hợp với trẻ và thế giới hiện nay
+ Đào tạo, tuyển dụng và có chế độ đãi ngộ đối với giáo viên giỏi bằng cáchđưa ra các chương trình khuyến khích cho giáo viên mới cũng như tất cả giáo viên cóđiều kiện học tập nâng cao trình độ giảng dạy
+ Tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng đối với trường học bằng cáchủng hộ trường được quyền tự chủ (charter schools), cải cách lịch học cũng như cơ cấulại thời gian biểu trong ngày
+ Cung cấp cho mọi công dân Mỹ nền giáo dục đại học chất lượng cao, cho dù
đó là trường đại học hay trường đào tạo kỹ thuật
Để thực hiện cải cách giáo dục hàng năm Chính phủ Mỹ chi một khoản ngânsách khổng lồ cho giáo dục (7-8% GDP), trong đó có tăng cường xây dựng; bổ sung
cơ sở vật chất và thiết bị cho các trường học; xây dựng đội ngũ giáo viên có chấtlượng cao; xây dựng các tiêu chuẩn giáo dục; đổi mới QLNN về giáo dục
- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong thế kỷ XXI, nhiều quốc gia trênthế giới như Nhật Bản, Singapo, Trung Quốc đã thành lập các cơ quan chuyên môn(hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục độc lập )[7;20] nhằm đánh giá chất lượnggiáo dục và đạo tạo, cũng như các điều kiện đảm bảo chất lượng GD&ĐT nhưchương trình nội dung môn học, đội ngũ (cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên), cơ sởvật chất, thiết bị dạy học, các nguồn lực khác
- Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận định: Chất lượng giáo dục và đàotạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cơ chế quản lý đến cơ sở vật chất, thiết bị phục vụcho giáo dục Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì các yếu tốcủa quá trình giáo dục và dạy học phải “chuẩn” như mục tiêu, giáo viên, học sinh,phương pháp, phương tiện (cơ sở vật chất, thiết bị) Đây chính là sự ra đời của việcxây dựng CSVC trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Trong thời gian qua một số tác giả nghiên cứu về quản lý cơ sở vật chất vàthiết bị như:
Trang 18- Một số biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học của trườngCao đẳng Sư phạm Bắc Ninh của tác giả Nguyễn Thị Thu, năm 2006 Đề tài đưa ramột số biện pháp quản lý cơ sở vật chất và thiết bị trường học, tuy nhiên mới chỉdừng lại trong việc quản lý ở trường chuyên nghiệp [41].
- Quản lý cơ sở vật chất trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn quốc giacủa ở huyện Lạc Thủy - tỉnh Hòa Bình của tác giả Tạ Huy Lai, năm 2011 Đề tài chỉ
đề cập đến việc quản lý cơ sở vật chất đối với các trường chuẩn quốc gia ở các trườngTHPT [17]
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở lớp mẫu giáo lớn trongtrường MN" của tác giả Trần Yến Mai, đã đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng TBDH nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ 5 tuổi ở trường MN[19]
- Biện pháp quản lý việc sử dụng PTDH của Hiệu trưởng các trường mẫu giáoquận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy đã đưa
ra một số biện pháp quản lý việc sử dụng PTDH ở trường mẫu giáo Tuy nhiên đề tàichỉ đưa ra biện pháp quản lý việc sử dụng PTDH ở trường mẫu giáo (gồm các lớpmẫu giáo từ 3 tuổi đến 6 tuổi) [42]
Qua các đề tài nghiên cứu, chúng ta thấy rõ CSVC có vai trò quan trọng trongviệc đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đặc biệt là đối với lứa tuổi
MN thì việc sử dụng hiệu quả CSVC có tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triểncủa trẻ Vì vậy, các trường MN cần có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của CSVCtrong giai đoạn hiện nay và mức độ ảnh hưởng của nó tới công nghệ dạy học ở trongnước, khu vực và thế giới; đánh giá đúng thực trạng của CSVC, quá trình đầu tư, muasắm, bảo quản và khai thác, sử dụng CSVC ở nhà trường, từ đó hoạch định chiếnlược phát triển CSVC một cách lâu dài là việc làm hết sức cần thiết
Tuy nhiên cho đến nay việc quản lý CSVC ở các trường MN theo hướng đảmbảo chất lượng đáp ứng việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì chưa có đề tài nào
đề cập đến Bởi vậy tôi chọn vấn đề nghiên cứu "Quản lý cơ sở vật chất ở các trườngmầm non huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục"
1.2 Một số khái niệm có liên quan
1.2.1 Cơ sở vật chất trường mầm non
- Cơ sở vật chất, thiết bị là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết được nhàgiáo và người học sử dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục nhằm đạt được mục
Trang 19tiêu giáo dục của nhà trường Cơ sở vật chất, thiết bị là tài sản của Nhà nước giao chonhà trường quản lý và sử dụng.
Trang 20- Cơ sở vật chất, thiết bị trường mầm non là hệ thống các phương tiện cầnthiết được sử dụng vào các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ nhằm đạt được mụctiêu đề ra [46;1].
1.2.2 Quản lý cơ sở vật chất trường MN
- Cơ sở vật chất và thiết bị chỉ phát huy được tác dụng trong giáo dục và đàotạo khi được quản lý tốt Chính vì vậy, đi đôi với việc đầu tư trang thiết bị, điều quantrọng hơn hết là phải chú trọng đến việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị Vì cơ sởvật chất và thiết bị là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, lại vừa mangtính khoa học - giáo dục, cho nên việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị một mặt phảituân thủ theo các yêu cầu về quản lý tài sản công và quản lý khoa học, mặt khác, cầnphải tuân thủ theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục
- Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị là sự tác động có mục đích của người quản
lý tới hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị trường học nhằm thực hiện mục tiêu xâydựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống này phục vụ đắc lực cho công tácgiáo dục và đào tạo [5;163]
- Hoặc có thể hiểu: Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị là tác động có mục đíchcủa chủ thể quản lý trong việc xây dựng, trang bị, phát triển và sử dụng có hiệu quả
hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị nhằm đưa nhà trường đạt tới mục đích giáo dục
Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị nhằm mục tiêu:
+ Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị đáp ứng các yêu cầu cho chămsóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường mầm non
+ Huy động tối đa cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục của nhà giáo và sự phát triển toàn diện của trẻ
+ Bảo quản hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị theo đúng quy định của Nhànước Đồng thời tạo ra sự thống nhất giữa đòi hỏi về chất lượng giáo dục với nhữngđiều kiện cần thiết cho việc hiện thực hóa những đòi hỏi đó [5;164]
Để đảm bảo quản lý cơ sở vật chất và thiết bị tốt phải tuân thủ theo các nguyêntắc sau: Nguyên tắc khoa học và đồng bộ đó là trang bị đầy đủ và đồng bộ các phươngtiện vật chất kĩ thuật cho việc dạy học và giáo dục (đồng bộ giữa trường sở và phươngthức tổ chức dạy học, giữa chương trình, sách và thiết bị dạy học, giữa trang thiết bị vàđiều kiện sử dụng, giữa trang bị và bảo quản và giữa các thiết bị với nhau); cơ sở vật
Trang 21chất và thiết bị cần thiết phải được trang cấp, cung ứng kịp thời và đầy đủ nhằm gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - dạy học, đưa nhà trường đạt tới mụcđích giáo dục; bản thân cơ sở vật chất và thiết bị trường học chứa đựng trong nónhững tri thức lý luận và thực tiễn, mặt khác nó là một trong những điều kiện để tìmhiểu được các quy luật tự nhiên và xã hội, vì vậy nó cần tuân thủ quy tắc phát triển vàhợp lý, bảo đảm tính khoa học, tính kế thừa và tính thực tiễn trong quản lý nói chung
và quản lý nhà trường nói riêng [5;165]; song song với việc trang cấp đầy đủ, kịp thờicác cơ sở vật chất và thiết bị cần thiết phải bố trí hợp lý các cơ sở vật chất và thiết bịtrong khu vực trường, lớp học, phòng thực hành, phòng chức năng để thuận tiện chongười sử dụng và phát triển bền vững, đồng thời xây dựng kế hoạch, bố trí lịch khaithác, sử dụng tối ưu phương tiện vật chất, thiết bị dạy học để nâng cao chất lượnggiảng dạy, giáo dục Việc quản lý cơ sở vật chất và thiết bị có hiệu quả đòi hỏi nhàquản lý phải thực hiện đồng bộ các nguyên tắc trong quá trình quản lý
1.2.3 Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng là sựtác động có mục đích của người quản lý đến các đối tượng như: Người xây dựng cơ
sở vật chất, cũng như người sử dụng cơ sở vật chất, tổ chức phối hợp hoạt động củacác đối tượng sao cho duy trì và phát triển cơ sở vật chất nhằm đạt được mục đíchđảm bảo chất lượng giáo dục mầm non
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượngđồng nghĩa với việc đảm bảo về hiệu quả về kinh tế, xã hội, đời sống, phát triểnnhận thức
Đảm bảo chất lượng giáo dục là một cơ chế quản lý nhằm duy trì các chuẩnmực và không ngừng cải tiến và phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục [27;1].Quản lý CSVC theo hướng đảm bảo chất lượng là tác động có mục đích của ngườiquản lý tới hệ thống CSVC nhằm mục tiêu xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả
cơ sở vật chất đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết và hiện đại
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng lànhững tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý trường mầm non đến những đốitượng quản lý có liên quan đến lĩnh vực quản lý cơ sở vật chất nhằm làm cho các hoạtđộng của nhà trường vận hành đạt tới mục tiêu đảm bảo chất lượng mầm non
Trang 22Nói tóm lại, Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chấtlượng là tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường trong việc xây dựng,trang bị, phát triển, và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất nhằm đưa nhàtrường đạt tới mục đích giáo dục mầm non.
1.3 Một số vấn đề về sử dụng CSVC và quản lý CSVC ở trường mầm non
1.3.1 Giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Giáo dục mầm non (giáo dục tiền học đường) là bậc học đầu tiên trong hệthống giáo dục quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, trítuệ cho trẻ tạo cơ sở cho việc hòa nhập môi trường mới
- Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vàohọc lớp một Vì vậy, giáo dục mầm non được Đảng, Chính phủ quan tâm đặc biệt và
có những chỉ đạo quyết liệt, kịp thời Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành
Trung ương khóa XII đã xác định: "Hoàn thành PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi vào năm 2015, nâng cao chất lượng phổ cập trong những năm tiếp theo và miễn học phí trước năm 2020 Từng bước chuẩn hóa hệ thống các trường MN Phát triển GDMN dưới 5 tuổi có chất lượng phù hợp với điều kiện của từng địa phương và cơ sở giáo dục" “Tiếp tục đổi mới và chuẩn hóa nội dung GDMN, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng với giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực và hình thành nhân cách" [23.2].
Thực hiện nhiệm vụ quan trọng đó, vấn đề quản lí giáo dục mầm non nóichung, quản lí cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói riêng có ýnghĩa rất quan trọng là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục trẻ theo mục tiêu của cấp học Không thể chăm sóc, giáo dục trẻ theo mụctiêu của cấp học nếu không có cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng [46;1]
- Cơ sở vật chất là một trong những tiền đề để đổi mới hình thức, phương phápgiáo dục trẻ vì có cơ sở vật chất, thiết bị tốt thì mới có thể tổ chức được hoạt độnggiáo dục khoa học, huy động tối đa sự chú ý, hứng thú tìm tòi, khám phá, lĩnh hộinhững tri thức mới, hình thành tình cảm, cảm xúc
Trang 23- Quá trình dạy học và giáo dục được cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quanchặt chẽ và tương tác với nhau, các thành tố đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp,giáo viên, học sinh, phương tiện dạy học (cơ sở vật chất ) Các yếu tố cơ bản này giúpthực hiện quá trình dạy học và giáo dục.
Mục tiêuNội dungGiáo viên Học sinh
Phương pháp
CSVC
Sơ đồ 1.2 Các thành tố cấu thành của quá trình dạy học và giáo dục,
mối quan hệ giữa các thành tố đó
Mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành của quá trình dạy học và giáo dục,trong đó cơ sở vật chất là một trong những thành tố không thể tách rời Việc điềukhiển tối ưu hóa quan hệ của các thành tố có thể được coi là một nghệ thuật của mặtquản lý và mặt sư phạm
Cơ sở vật chất có mặt trong quá trình nêu trên có vai trò, vị trí như các thành
tố khác và không thể thiếu một thành tố nào Như vậy cơ sở vật chất là một bộ phận,một thành tố không thể thiếu của quá trình dạy học và giáo dục Ở Việt Nam khi tổngkết kinh nghiệm các trường tiên tiến ngành giáo dục cũng đã khẳng định rằng cơ sởvật chất là một trong các yếu tố hết sức quan trọng Thực tiễn các nước trên thế giới
và nước ta cho thấy đào tạo con người đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, ngày càng đadạng nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước tất yếu phải có những cơ sở vật chất trường học tương ứng
Trang 241.3.2 Quy định về quản lý CSVC ở trường MN
* Cơ sở vật chất chung
- Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuậnlợi cho trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinhmôi trường
- Độ dài đường đi của trẻ em đến nhà trường, nhà trẻ: đối với khu vực thànhphố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư, khu vực ngoại thành, nôngthôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khănkhông quá 2km
- Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diệntích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu12m2 cho một trẻ đối với khu vực nông thôn và miền núi; 8m2 cho một trẻ đối với khuvực thành phố và thị xã
- Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ có tường bao ngăn cách với bên ngoàibằng gạch, gỗ, tre, kim loại hoặc cây xanh cắt tỉa làm hàng rào Cổng chính của nhàtrường, nhà trẻ có biển tên nhà trường, nhà trẻ theo quy định tại Điều 7 của Điều lệnày
- Các công trình phải đảm bảo đúng quy cách về tiêu chuẩn thiết kế và các quyđịnh về vệ sinh trường học hiện hành
- Bố trí công trình cần đảm bảo độc lập giữa khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo vớikhối phục vụ; Đảm bảo an toàn và yêu cầu giáo dục với từng độ tuổi; Đảm bảo lốithoát hiểm khi có sự cố và hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Đảm bảo điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận sử dụng
* Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục
* Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được xây dựng tương ứng số nhóm,lớp theo các độ tuổi của nhà trường, nhà trẻ, đảm bảo mỗi nhóm, lớp có phòng nuôidưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em riêng Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ emgồm:
+ Phòng sinh hoạt chung; (có thể dùng làm nơi tổ chức ăn, ngủ cho trẻ) Đảmbảo 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng tự nhiên và thoáng; nền nhà láng xi măng,
Trang 25lát gạch màu sáng hoặc gỗ Được phép sử dụng phòng sinh hoạt chung làm nơi ăn,ngủ cho trẻ mẫu giáo Có các thiết bị sau: Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho
Trang 26số trẻ trong lớp; Bàn, ghế, bảng cho giáo viên; Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồdùng, tài liệu; Hệ thống đèn, hệ thống quạt Có đủ đồ dùng, đồ chơi, học liệu cho trẻhoạt động; có tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí đẹp, phù hợp.
+ Hiên chơi: (vừa có thể là nơi tổ chức ăn trưa cho trẻ) thuận tiện cho các sinhhoạt của trẻ khi mưa, nắng; đảm bảo quy cách và diện tích trung bình cho một trẻtheo quy định tại Điều lệ trường mầm non Lan can của hiên chơi có khoảng cáchgiữa các thanh gióng đứng không quá 0,1m
*Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệthuật hoặc phòng đa chức năng Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: có diện tích tốithiểu 60m2, có các thiết bị, đồ dùng phù hợp với hoạt động phát triển thẩm mỹ và thểchất của trẻ (đồ chơi âm nhạc, quần áo, trang phục, đạo cụ múa, giá vẽ, vòng tập )
* Khối phòng hành chính quản trị gồm: Văn phòng trường; Phòng hiệu trưởng;Phòng phó hiệu trưởng; Phòng hành chính quản trị; Phòng Y tế; Phòng bảo vệ; Phòngdành cho nhân viên; Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên; Khu để xe chogiáo viên, cán bộ, nhân viên
- Văn phòng trường: diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn phòng,các biểu bảng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Phòng hiệu trưởng: diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làmviệc và bàn ghế tiếp khách;
- Phòng các phó hiệu trưởng: diện tích và trang bị phương tiện làm việc nhưphòng hiệu trưởng;
- Phòng hành chính quản trị: diện tích tối thiểu 15m2, có máy vi tính và cácphương tiện làm việc;
- Phòng y tế: diện tích tối thiểu 12m2, có các trang thiết bị y tế và đồ dùng theodõi sức khoẻ trẻ, có bảng thông báo các biện pháp tích cực can thiệp chữa bệnh vàchăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì; có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng vàkhám sức khoẻ định kỳ cho trẻ; có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòngbệnh cho trẻ;
- Phòng bảo vệ, thường trực: diện tích tối thiểu 6m2; có bàn ghế, đồng hồ,bảng, sổ theo dõi khách;
- Phòng dành cho nhân viên: diện tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân;
Trang 27- Khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên: diện tích tối thiểu 9m2; có đủnước sử dụng, có bồn rửa tay và buồng tắm riêng;
- Khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên đảm bảo an toàn, tiện lợi
* Sân vườn gồm: Sân chơi của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi- cây xanh.
Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp Có cây xanh, thườngxuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường Có vườn cây dành riêngcho trẻ chăm sóc, bảo vệ cây cối và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập Khu vực trẻchơi được lát gạch (hoặc láng xi măng) và trồng thảm cỏ, có ít nhất 5 loại thiết bị và
đồ chơi ngoài trời theo Danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầmnon do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Sân vườn thường xuyên sạch sẽ, có ràochắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (nếu có)
* Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chăm sóc
Với đặc thù riêng của cấp học mầm non song song với công tác giáo dục là việcchăm sóc và nuôi dưỡng, vì vậy các nhà trường phải có bếp ăn được xây dựng và vậnhàng theo quy trình bếp ăn một chiều, với đầy đủ các trang thiết bị nhà bếp như nồi,xoong , Trường sở là tổng thể gồm nhiều khối công trình, có thiết kế cấu trúc đặctrưng riêng, có các tính năng riêng biệt nhưng tựu trung là góp phần thực hiện mụctiêu giáo dục
- Khu vực nhà bếp đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ theo quy định tạiĐiều lệ trường mầm non; được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều theo trìnhtự: nơi sơ chế, nơi chế biến, bếp nấu, chỗ chia thức ăn Đồ dùng nhà bếp đầy đủ, vệsinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng;
- Kho thực phẩm có phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt,đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn
+ Phòng ngủ; Đảm bảo 1,2 - 1,5m2 cho một trẻ; đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát
về mùa hè, ấm áp về mùa đông Phòng ngủ bao gồm các thiết bị sau: Giường, phản,chiếu, đệm, chăn, gối, màn, quạt tuỳ theo khí hậu từng miền; Hệ thống tủ, kệ, giáđựng các đồ dùng phục vụ trẻ em ngủ
+ Phòng vệ sinh: đảm bảo diện tích trung bình cho một trẻ và các yêu cầu theoquy định tại Điều lệ trường mầm non, được xây khép kín hoặc gần với nhóm lớp,thuận tiện cho trẻ sử dụng, trung bình 10 trẻ có 1 bồn cầu vệ sinh; chỗ đi tiêu, đi tiểu
Trang 28được ngăn cách bằng vách ngăn lửng cao 1,2m Đối với trẻ nhà trẻ dưới 24 thángtrung bình 4 trẻ có 1 ghế ngồi bô Có đủ nước sạch, bồn rửa tay có vòi nước và xàphòng rửa tay Các thiết bị vệ sinh bằng men sứ, kích thước phù hợp với trẻ;
1.4 Hiệu trưởng trường mầm non và công tác quản lý cơ sở vật chất.
1.4.1 Vai trò của Hiệu trưởng trong công tác quản lý CSVC.
Tại Điều 12- Quy chế thiết bị giáo dục trong trường MN, trường phổ thôngban hành kèm theo Quyết định số 41/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT quy định:Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếpnhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước phùhợp với chương trình giáo dục; thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụngthiết bị giáo dục; lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần [4] Căn cứ vàoQuy chế này, từng trường xây dựng nội quy quản lý thiết bị giáo dục cụ thể thích hợpvới trường mình
Để quản lý tốt việc trang bị CSVC, hàng năm nhà trường phải làm tốt công tác
rà soát số lượng, chất lượng từng loại CSVC, từ đó xây dựng kế hoạch trang bị CSVCtrước mắt cũng như lâu dài phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường Cần thànhlập tổ phụ trách CSVC gồm 01 lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, nhânviên hành chính (hoặc kế toán) và đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường Do đặc thù củacấp học MN là không có cán bộ phụ trách thiết bị nên cần cử người giúp Hiệu trưởngthống kê lại thực trạng CSVC hiện có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về số lượng, chủngloại thiết bị cần được đầu tư, bổ sung, sửa chữa, làm thêm, Hiệu trưởng nhà trườngcăn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát triển nguồn vốn (Dùng vốn ngânsách Nhà nước; Dùng vốn từ nguồn XHHGD; Khuyến khích cha mẹ trẻ, GV và trẻ tựlàm TBDH đơn giản…) để bổ sung TBDH đáp ứng nhu cầu sử dụng cho tất cả trẻ ởcác lứa tuổi Để quản lý tốt việc trang bị TBDH, hàng năm nhà trường phải làm tốtcông tác rà soát số lượng, chất lượng từng loại TBDH, từ đó xây dựng kế hoạch trang
bị TBDH trước mắt cũng như lâu dài phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.Cần thành lập tổ phụ trách CSVC gồm 01 lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyênmôn, nhân viên hành chính (hoặc kế toán) và đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường Dođặc thù của cấp học MN là không có cán bộ phụ trách thiết bị nên cần cử người giúpHiệu trưởng thống kê lại thực trạng TBDH hiện có, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về số
Trang 29lượng, chủng loại thiết bị cần được đầu tư, bổ sung, sửa chữa, làm thêm, Hiệutrưởng nhà trường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát triển nguồnvốn (Dùng vốn ngân sách Nhà nước; Dùng vốn từ nguồn XHHGD; Khuyến khích cha
mẹ trẻ, GV và trẻ tự làm TBDH đơn giản…) để bổ sung TBDH đáp ứng nhu cầu sửdụng cho tất cả trẻ ở các lứa tuổi
Khi mua sắm, làm thêm cần chú ý đến giá trị sử dụng của TBDH đồng thờiđảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, an toàn, giá cả hợp lý tương xứng với hiệu quả mà nómang lại Đặc biệt TBDH phải được phát triển đồng bộ với trường sở, cảnh quan, phùhợp với điều kiện thực tế của đơn vị
Như vậy, quản lý CSVC là trách nhiệm, là đối tượng quản lý của Hiệu truởngcác nhà trường
1.4.2 Công tác quản lý cơ sở vật chất của các trường MN
1.4.2.1 Khảo sát, đánh giá CSVC theo hướng đảm bảo chất lượng
- Khảo sát thực trạng cơ sở vật chất và thiết bị trong trường mầm non (chỉ rađược ưu điểm, nhược điểm của toàn bộ hệ thống, vị trí khối công trình hiện hữu (diệntích đất, diện tích xây dựng, số lượng công trình (phòng học, phòng chức năng…),thời gian sử dụng, cấp công trình (loại cấp IV, cấp III…), cổng trường, tường rào…;trang thiết bị hiện có (máy vi tính, đồ dùng dùng chung, thiết bị tối thiểu, đồ chơi…)
Từ đó đánh giá cơ sở vật chất và thiết bị trên cơ sở so sánh với chuẩn, so với yêu cầunhà trường, xác định hiệu quả khai thác cơ sở vật chất và thiết bị hiện có, đồng thờinghiên cứu danh mục thiết bị giáo dục do công ty thiết bị giáo dục và đào tạo banhành, từ đó lựa chọn các thiết bị giáo dục phù hợp với điều kiện của từng trường, xácđịnh mức kinh phí cần trang bị theo từng năm học và cho từng chu kỳ ngân sách hay
kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện
- Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, bên cạnh việc muađầu tư xây dựng hệ thống các khối phòng, mua sắm, bổ sung, các nhà trường phải chú
ý thực hiện tốt việc kiểm tra, rà soát các danh mục để bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời,tránh bị hư hỏng, lãng phí
1.4.2.2 Lập kế hoạch, khai thuế, sử dụng cơ sở vật chất ở trường mầm non
Là quá trình xác định ra các mục tiêu cần đạt được trong lộ trình, giai đoạn haytừng năm để quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất song bám sát vào những điều kiện,
Trang 30nguồn lực hiện có của nhà trường Khi lập kế hoạch, người quản lý phải xác địnhmình đang cần loại kế hoạch nào, phải biết mình đang ở đâu, có gì, đi tới đâu, bằngcách nào? Nghĩa là phải cân đối giữa hệ thống mục tiêu với nguồn lực và điều kiệnthực hiện chúng; cân đối giữa yêu cầu và khả năng để chọn ra những phương án tối
ưu cho từng mục tiêu
- Tham mưu các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp vào cuộc chăm lo phát triển
sự nghiệp giáo dục vì đây là lực lượng tạo cơ chế, tạo chủ trương, đường lối và quyếtđịnh sự phát triển giáo dục
- Dựa vào điều kiện cụ thể của từng trường, từng địa phương tham mưu trìnhvới cấp có thẩm quyền xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, trang bị, bổ sung cơ sở vậtchất và thiết bị dạy học cho từng cơ sở giáo dục, đảm bảo cụ thể, chi tiết và dựa vào
kế hoạch tổng thể đã được lập để dần dần tiến tới mục đích xây dựng được một hệthống sư phạm hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra Song song với việctham mưu đầu tư, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị là việc đề xuất các giảipháp nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Lập kế hoạch xây dựng, khai thác, sử dụng CSVC, trong đó bao gồm các côngviệc như sau:
- Triển khai thực hiện rà soát, tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất
- Lập kế hoạch đầu tư bổ sung, nâng cấp CSVC: Để nâng cao hiệu quả sử dụngCSVC phải tiến hành đầu tư xây dựng đúng hay lựa chọn CSVC phải phù hợp vớimục tiêu giáo dục của nhà trường, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa và hiệnđại hóa.Phải có kế hoạch lâu dài, kế hoạch hàng năm về xây dựng, cải tạo, mua sắmCSVC; kế hoạch huy động các nguồn lực để tăng cường kinh phí cho xây dựngCSVC theo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non
- Lập kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng, tu sửa cơ sở vật chất
- Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị theomôn học phù hợp với chương trình giáo dục theo hướng đảm bảo chất lương giáo dục
1.4.2.3 Tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng cơ sở vật chất
Là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, quyền hành và các nguồn lực chocác thành viên của tổ chức để họ có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức một cách
có hiệu quả, ứng với những mục tiêu khác nhau đòi hỏi cấu trúc tổ chức cho phù hợp
Trang 31với những mục tiêu và nguồn lực hiện có Thành công của một tổ chức phụ thuộc rấtnhiều vào năng lực và phong cách của người quản lý, vào việc huy động và sử dụngcác nguồn lực, cũng như tạo ra động lực, đặc biệt là năng lực nội sinh của tổ chức.Lập kế hoạch tốt mà tổ chức không tốt, không phân công, phân nhiệm và tạo điềukiện cụ thể thích hợp thì khó đạt đến mục tiêu chung.
Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng, khai thác sử dụng CSVC thông qua cáchoạt động cụ thể như:
- Phát triển bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực (thiết lập bộ máy quản lý, nângcao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ) và điều hành có hiệu quả đội ngũnhân lực tham gia quản lý, xây dựng, mua sắm, trang bị, sửa chữa và bảo quản CSVCtheo hướng đảm bảo chất lượng giáo dục
- Xây dựng và ban hành các qui định về qui trình sử dụng, bảo quản CSVC, đểđảm bảo sử dụng hiệu quả CSVC phục vụ hoạt động giáo dục một cách tốt nhất,hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học giáo dục mầm non; ban hành địnhmức tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về sử dụng và bảo quản CSVC làm tiêu chuẩn thiđua để đánh giá CB và GV
Trong các qui định và tổ chức thực hiện phải đảm bảo đúng các qui định vềchế độ quản lý tài sản của Nhà nước theo quy chế quản lý tài sản, mua sắm tài sảntheo quy định tài chính
1.4.2.4 Chỉ đạo thực hiện khai thác, sử dụng cơ sở vật chất
Là điều khiển, điều hành, tác động, huy động và giúp đỡ, tạo điều kiện chonhững cán bộ dưới quyền thực hiện những nhiệm vụ được phân công Mỗi người đều
có mục tiêu riêng, người quản lý phải biết điều khiển tác động để hướng mục tiêu cánhân sao cho hoà hợp với mục tiêu chung của tập thể trong việc quản lý cơ sở vậtchất trường mầm non
Chỉ đạo khai thác, sử dụng cơ sở vật chất thông qua tổ chuyên môn đôn đốc,hướng dẫn GV đăng ký sử dụng cơ sở vật chất trang thiết bị trong quá trình dạy học,giáo dục mầm non
Chỉ đạo thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, tu sửa CSVC và TBDH đáp ứng yêu cầudạy học giáo dục Đối với quản lý CSVC, TBDH phải thực hiện tốt chế độ kiểm tra,
Trang 32kiểm kê hàng năm Bảo quản theo chế độ kỹ thuật đối với dụng cụ, vật tư khoa học
kỹ thuật máy móc, phương tiện thiết bị bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên, bảodưỡng đột xuất, bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy trình của nhà chế tạo và có kinhphí cho công tác bảo dưỡng
1.4.2.6 Kiểm tra, giám sát việc quản lý cơ sở vật chất của các trường mầm non
Là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích hợp, theo dõi, giám sát việcquản lý và sử dụng cơ sở vật chất đồng thời tiến hành điều chỉnh, khắc phục và giảiquyết những vướng mắc khi cần thiết để đảm bảo được mục tiêu của công tác quản lýCSVC Để việc kiểm tra có hiệu quả, trước tiên phải xây dựng tiêu chuẩn phù hợp vớitừng nội dung, sau đó xác định, so sánh với việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đó vàđiều chỉnh kịp thời những sai lệch để tất cả các bộ phận, người thực hiện đều hướng
về mục tiêu chung của kế hoạch
- Kiểm tra là quá trình thiết lập các tiêu chuẩn đo lường kết quả thực hiện mụctiêu, phân tích và điều chỉnh các sai lệch nếu có nhằm đạt tới kết quả mong muốn [28;52]
- Đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác quản lý và sử dụng cơ sở vật chất
và thiết bị của từng trường mầm non, của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cáctrường mầm non
- Phát hiện các mối liên hệ ngược về bản thân các quyết định quản lý có phùhợp không để điều chỉnh, nâng cao tính khả thi của các quyết định đó [28;53]
- Điều chỉnh, thay đổi, bổ sung các điều kiện, biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả quản lý và nội dung các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất và thiết bị
- Tư vấn, động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời những tập thể, cánhân tiêu biểu, xuất sắc, điển hình trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng cơ sởvật chất và thiết bị, đồng thời phê bình, trách phạt, kiểm điểm, rút kinh nghiệm cáctập thể, cá nhân trong các trường mầm non có dấu hiệu vi phạm, thiếu tinh thần tráchnhiệm trong công tác quản lý, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị
Trong quá trình quản lý cơ sở vật chất cần phải đáp ứng ba yêu cầu cơ bản làtính quy hoạch, tính khả thi và tính định lượng, đồng thời phải thực hiện theo các
Trang 331.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CSVC của trường mầm non
1.5.1 Yếu tố về quản lý Nhà nước
- Các chính sách để phát triển GDMN (Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi,chương trình kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên, đã tạo điềukiện cho các địa phương, các nhà trường trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch xâydựng phát triển CSVC
- Chính sách phân cấp quản lý đang diễn ra theo phương thức tăng cường tựchủ và tự chịu trách nhiệm tạo cho các địa phương và các cơ sở giáo dục chủ độnghơn trong công tác quản lý hoạt động của nhà trường, mặt khác đòi hỏi bản lĩnh củaHiệu trưởng trong điều kiện công tác tự chủ và chịu trách nhiệm
- Chính sách luân chuyển CBQL và GV nhằm mục tiêu tăng cường CBQL cónhiều kinh nghiệm cho những vùng còn khó khăn tạo ra chất lượng đồng đều tronggiáo dục Mặt khác chính sách này còn rèn luyện phẩm chất, năng lực quản lý và tốchất năng động cho đội ngũ CBQL và GV thông qua các hoạt động thực tiễn
- Để công tác quản lý đạt hiệu quả cao thì cơ chế quản lý phải tạo điều kiện cho cácbiện pháp quản lý của các trường mầm non được thực hiện tốt Điều 13- Quyết định số41/2000/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trongtrường MN, trường PT quy định:
1.5.2 Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hội
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên, về kinh tế và xã hội có tác động mạnh mẽđến sự phát triển GD Những địa phương có khả năng tranh thủ các nguồn tài trợquốc tế, có kinh nghiệm hợp tác giáo dục, sẽ tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển
GD Những địa phương nào trình độ dân trí cao, kinh tế phát triển sẽ rất thuận lợitrong công tác xã hội hoá giáo dục Hiệu trưởng trường MN phải là người am hiểutình hình KT-XH, truyền thống, phong tục tập quán của địa phương, có mối quan hệtốt với các tổ chức đoàn thể, các lực lượng xã hội mới có thể nâng cao hiệu quả côngtác XHHGD Đây là các yếu tố khách quan, cần được quan tâm khai thác trong côngtác quản lý TBDH cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường
1.5.3 Yếu tố về quản lý nhà trường của Hiệu trưởng.
Với vai trò là người trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường, Hiệu trưởngphải nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của CSVC, có kiến thức về từngloại CSVC, TBDH cũng như các PPDH tích cực để từ đó định hướng cho tổ chuyên
Trang 34môn, cho GV Hiệu trưởng phải có năng lực quản lý nói chung, quản lý CSVC nóiriêng; có tầm nhìn về sự phát triển của nhà trường để xây dựng kế hoạch và thực hiệncác hoạt động GD nhằm đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất.
- Ngày nay, CNTT rất phát triển góp phần đổi mới và nâng cao hiệu quả côngtác của nhà quản lý Bởi vậy, người Hiệu trưởng phải không ngừng nâng cao năng lựcứng dụng CNTT trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý CSVC nóiriêng
- Nếu người Hiệu trưởng yếu về bất kì một năng lực, kĩ năng quản lý nào thìcông tác quản lý nhà trường cũng bị hạn chế và hiệu quả không cao Để xây dựng vàphát triển nhà trường, Hiệu trưởng cần:
- Nhận thức được xu hướng chung về đổi mới QLGD toàn cầu, trong đó cóViệt Nam Nắm chắc các nguyên tắc và phương pháp quản lý QLGD để điều hành vàphát triển nhà trường Xác định đúng các nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài, rènluyện kỹ năng quản lý để nâng cao hiệu quả QLGD nhà trường
- Nhận thức rõ về vai trò lãnh đạo, quản lý của Hiệu trưởng trong quá trình vậnhành nhà trường, đặc biệt trong công tác xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triểnnhà trường đáp ứng các mục tiêu đổi mới giáo dục
- Người sử dụng chủ yếu CSVC và TBDH là GV, bởi vậy trong công tác quản
lý phụ thuộc nhiều vào ý thức, năng lực của đội ngũ
- Thực tế hiện nay, để nâng cao chất lượng GD, ngoài những CSVC và TBDHđược cung cấp, GV phải sưu tầm thêm nhiều vật thật, làm thêm nhiều TBDH, tức làphải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho các hoạt động giáo dục vì vậy đòi hỏingười Hiệu trưởng phải phân công, bố trí sắp xếp GV hợp lý tạo điều kiện về thờigian để GV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình
- Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trong việc quản lý CSVC, quản lýtrang thiết bị, sử dụng tài sản, tài chính theo quy định
Trang 35TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Cơ sở vật chất, thiết bị là tất cả các phương tiện vật chất cần thiết được nhàgiáo và người học sử dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục nhằm đạt được mụctiêu giáo dục của nhà trường Cơ sở vật chất, thiết bị là tài sản của Nhà nước giao chonhà trường quản lý và sử dụng
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non theo hướng đảm bảo chất lượng là tácđộng có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường trong việc xây dựng, trang bị, pháttriển, và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở vật chất nhằm đưa nhà trường đạt tớimục đích giáo dục mầm non
Công tác quản lý cơ sở vật chất là một trong những nhiệm vụ quan trọng củacác nhà trường mầm non Đặc biệt là đối với cấp học MN thì việc đầu tư, bảo quản,
sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì vànâng cao chất lượng PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi, nâng cao chất lượng phát triển vậnđộng cho trẻ mầm non và xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩnhóa và hội nhập
Hiệu trưởng nhà trường là chủ thể của công tác quản lý cơ sở vật chất, nộidung quản lý bao gồm (1) Lập kế hoạch, khai thuế, sử dụng cơ sở vật chất ở trườngmầm non; (2) Tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng cơ sở vật chất; (3) Chỉ đạo thựchiện khai thác, sử dụng cơ sở vật chất; (4) Kiểm tra, giám sát việc quản lý cơ sở vậtchất của các trường mầm non
Yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý CSVC của trường mầm non bao gồmYếu tố về quản lý Nhà nước; Yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội, truyềnthống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lý xã hội và Yếu tố về quản lý nhà trường củaHiệu trưởng
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON HUYỆN SI MA CAI, TỈNH LÀO CAI THEO HƯỚNG
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai
Huyện Si Ma Cai là một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, là mộttrong 63 huyện của cả nước có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo nghịquyết 30a của Chính phủ Huyện cách trung tâm tỉnh Lào Cai 100 km theo hướngĐông Bắc, là một huyện được tái lập năm 2000 theo Nghị định số 36/NĐ.CP, ngày18/8/2000 của Chính phủ (tách ra từ huyện Bắc Hà) Phía Bắc giáp với huyện MườngKhương tỉnh Lào Cai và huyện Mã Quan - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc Phía Namgiáp với huyện Bắc Hà Phía Đông giáp với huyện Xín Mần tỉnh Hà Giang Phía Tâygiáp với huyện Mường Khương Trong đó có 9,212km đường biên giới giáp vớihuyện Mã Quan - Tỉnh Vân Nam - Trung Quốc.Toàn huyện có 13 xã đều thuộc diện
xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn: Bản Mế, C á n Cấ u , Cán Hồ, LửThẩn,Lùng S ui, Mản Thẩ n , SáNàn n , Nàn Xí n , Quan Th ầ n Sá n , Chải,Sán MaSi
Cai, ChénSín g , Thào Chư Phì n , trong đó có 3 xã biên giới (xã Sán Chải, xã Nàn Sán,
xã Si Ma Cai) [47;3]
Si Ma Cai là một trong 62 huyện nghèo của cả nước được hưởng chính sáchtheo Nghị quyết 30a của Chính phủ nên điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiềukhó khăn, trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều hạnchế, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao (32,9% ) ,… đó là những lực cản không nhỏtrong quá trình triển khai thực hiện phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, thời tiếtkhí hậu luôn diễn biến bất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sốngcủa nhân dân; tình trạng phụ nữ bỏ đi khỏi địa phương, tảo hôn, sinh hoạt tôn giáotrái pháp luật, xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm thuê,… đã ảnh hưởng khôngnhỏ đến việc thực hiện phát triển kinh tế xã hội nói chung và công tác giáo dục - đàotạo nói riêng [47;5]
2.2 Thực trạng về giáo dục mầm non huyện Si Ma Cai tỉnh Lào Cai
Toàn huyện có 16 trường mầm non/13 xã tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ, mẫu giáođến trường, tỷ lệ trẻ nhà trẻ ra lớp đạt 27%; trẻ 3,4 tuổi ra lớp đạt 99%, trẻ 5 tuổi đạt
Trang 37* Cán bộ quản lý
Cán bộ quản lý các trường mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai có 34 đồngchí, công tác tại 16 trường mầm non, phụ trách 70 điểm trường/ 91 thôn bản Đội ngũcán bộ quản lý thể hiện ở kết quả tổng hợp Bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý bậc học mầm non
Chức
vụ Tổng số Nữ Dân tộc Đảng viên
Trình độ chuyên môn
BD QLNN về giáo dục
Trình độ
lí luận chính
Đạt chuẩn chuẩn Trên cấp Sơ Trung cấp Dưới 35 Trên 35
* Đội ngũ giáo viên
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tônvinh, giáo viên phải có đủ đức, tài Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải kết hợpnhiều yếu tố, trong đó nhân tố "thầy" giữ vai trò quyết định, vì vậy đội ngũ giáo viênphải đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, không ngừng tự rèn luyện phẩm chấtđạo đức, chuyên môn nghiệp vụ
Để đạt được điều đó trong những năm qua Phòng GD&ĐT đã chủ động, tíchcực trong công tác tham mưu UBND tỉnh, UBND huyện tuyển dụng đủ về số lượng,đảm bảo giáo viên được tuyển dụng đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, tham
Trang 38mưu UBND huyện sắp xếp đội ngũ giáo viên giữa các đơn vị trường đảm bảo về sốlượng, chất lượng, đến nay toàn huyện tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,85 trong đó ưu tiên bốtrí 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi, 2 giáo viên/lớp, giáo viên có trình độ trên chuẩn, giáoviên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ [22;4]
Bảng 2.2 Đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Si Ma Cai
Đảng viên
Trình độ chuyên
Đạt chuẩn
Trên chuẩn
Dưới 10 năm
10-20 năm
Trên 20 năm
Bảng 2.2 cho thấy: Số lượng giáo viên đủ về số lượng, đạt chuẩn và trên chuẩn
về trình độ đào tạo, trong đó 193/393 giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩnđạt 49,8%, đa số giáo viên là giáo viên trẻ (dưới 30 tuổi), tâm huyết, nhiệt tình trongchăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ Đây là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượnggiáo dục hiện nay
Tuy nhiên, đa số giáo viên tuổi nghề dưới 10 năm là chủ yếu (264/393 chiếm67%), do đó kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ còn hạn chế; sốgiáo viên là người dân tộc thiểu số chiếm 71% số giáo viên toàn huyện, phần nào ảnhhưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện của trẻ (phát triển ngôn ngữ) Hiện nay chưa
có giáo viên chuyên biệt trong các trường mầm non như giáo viên Tiếng Anh, Tin học,Thể dục, Mỹ thuật, Âm nhạc chủ yếu do giáo viên dạy các phân môn, do đó chấtlượng giảng dạy chưa cao, đặc biệt là công tác bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của trẻhạn chế
Tỷ lệ trẻ nhận thức đạt yêu cầu trở lên 99,4% Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường
về chiều cao đạt 97,6%; trẻ phát triển bình thường về cân nặng đạt 98,0%; Tỷ lệ trẻsuy dinh dưỡng thể thấp còi còn 2,4%; Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn2,0% Toàn huyện có 15/15 (= 100%) trẻ khuyết tật học hoà nhập Số trẻ khuyết tậthọc hòa nhập đánh giá có tiến bộ 15/15 (= 100%)
Trang 39Trẻ phát triển bình thường về chiều
về cân nặng
Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp
còi
Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Biểu đồ 2.2 Xếp loại chất lượng giáo dục năm học 2017 - 2018
Căn cứ số liệu Biểu đồ 2.1, 2.2 ta thấy: Tỷ lệ trẻ xếp loại phát triển bìnhthường về chiều cao, cân nặng và nhận thức đạt yêu cầu trở lên tương đối cao Trong
đó, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng đều đạt trên 92,3%; trẻ
Trang 40suy dinh dưỡng thể thấp còi 7,7% và thể nhẹ cân chiếm tỷ lệ 3,5%; tỷ lệ trẻ nhậnthức đạt yêu cầu trở lên đạt 97,6%; loại chưa đạt yêu cầu chỉ còn 2,4%.
Chất lượng mẫu giáo 5 tuổi: Trẻ phát triển bình thường về chiều cao đạt 97%;Trẻ phát triển bình thường về cân nặng đạt 95,8%; trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn3%; thể nhẹ cân còn 4,2% đều thấp hơn nhiều so với quy định của tiêu chí phổ cậpGDMN cho trẻ em 5 tuổi (Tiêu chí PCGD quy định trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi vàthể nhẹ cân không quá 10%) Trẻ hoàn thành chương trình đủ điều kiện bàn giao choTiểu học 99,9% (so với tiêu chí PCGDMN cho trẻ năm tuổi vượt 9,9%) [22;6]
* Đánh giá chung
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tạonhiều cơ chế chính sách đầu tư, khuyến khích cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển Cácphòng ban chuyên môn, các đoàn đã luôn phối kết hợp chặt chẽ với ngành giáo dục
Nhận thức của nhân dân về giáo dục trong những năm qua có chuyển biến rõrệt, ngày càng quan tâm chăm lo tới giáo dục và đào tạo Sự phát triển kinh tế, xã hộicủa huyện đã thúc đẩy và hỗ trợ có hiệu quả cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo;
Toàn ngành có sự quyết tâm phấn đấu nỗ lực cao, tích cực tham mưu với cáccấp ủy Đảng, chính quyền; linh hoạt sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện cácchương trình, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra, luôn xác định và đặc biệt coi trọngviệc hoàn thành chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả giáo dục là mục tiêu, nhiệm vụ hàngđầu
Tuy nhiên công tác giáo dục mầm non còn một số hạn chế
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục một số trường chuyển biến còn chậm do hệthống biện pháp chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của lãnh đạo nhà trường chưa đủmạnh; công tác kiểm tra, hướng dẫn tại chỗ chưa có hiệu quả Một số CBQL chưachủ động, linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành tại đơn vị
- Công tác xã hội hóa giáo dục chủ yếu là do ngày công nhân dân đóng góp vànguyên vật liệu (lương thực hỗ trợ học sinh ăn tại trường; cây gỗ, tre để tu sửa, xâydựng khung cảnh trường lớp ), một số trường hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dụccòn chưa cao
- Cơ sở vật chất hầu hết các trường chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng caocủa giáo dục Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT có tăng nhưng chưa tương xứng với yêu