1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Giao trinh MD03 nuôi kỳ đà thịt

75 307 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI KỲ ĐÀ THỊT MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ở nước ta theo hướng công nghiệp đa sản phẩm, Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”, trình độ sơ cấp. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng đào tạo là lao động nông thôn,người có trình độ học vấn thấp hoặc không đủ điều kiện về thời gian để học tập dài hạn các bậc đào tạo cao hơn. Chương trình diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, được dùng làm giáo trình cho các học viên nhưng đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, người sử dụng lao động Giáo trình nuôi kỳ đà thịt có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới; vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS. Phạm Chúc Trinh Bạch 2. ThS. Nguyễn Văn Dương 3. BSTY. Nguyễn Hạ Mai 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ THỊT 6 Bài 1: Nhận biết đặc điểm sinh học 7 A. Nội dung 7 1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể 7 1.1. Đặc điểm cấu tạo chung của giống 7 1.2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan hô hấp, tuần hoàn 8 1.2.1. Hô hấp 8 1.2.2. Tuần hoàn 9 1.3. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan tiêu hoá 10 1.4. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan sinh sản, bài tiết 10 1.4.1. Cơ quan sinh sản 10 1.4.2. Hệ bài tiết 11 2. Nhận biết về ngoại hình và sức sản xuất 11 2.1. Nhận biết ngoại hình 11 2.2. Nhận biết về sức sản xuất 12 3. Nhận biết về tập tính 12 3.1. Tập tính bầy đàn 12 3.2. Tập tính ăn uống 12 3.3. Tập tính sinh sản 13 3.4. Tập tính phòng vệ 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14 C. Ghi nhớ 17 Bài 2: Chuẩn bị chuồng trại 18 A. Nội dung: 18 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng: 18 2. Xác định diện tích 19 3. Xác định kiểu chuồng 19 4. Xây dựng chuồng 21 5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi 23 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 C. Ghi nhớ 27 Bài 3: Chuẩn bị thức ăn 28 A. Nội dung 28 1. Xác định nguồn thức ăn 28 2. Chuẩn bị thức ăn 29 3. Chế biến thức ăn 30 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31 C. Ghi nhớ 33 Bài 4: Chuẩn bị con giống 34 A. Nội dung: 34 1. Nhận biết đặc điểm các giống 34 1.1. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà hoa: 34 1.2. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà vân: 35 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống 37 3. Chọn giống 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37 C. Ghi nhớ 39 Bài 5: Nuôi dưỡng, chăm sóc 40 A. Nội dung 40 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày 40 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 40 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi 42 4. Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 43 5. Xác định khẩu phần ăn cho kỳ đà 43 6. Cho kỳ đà ăn, uống 44 7. Ghi sổ sách theo dõi 44 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 45 C. Ghi nhớ 47 Bài 6: Phòng và trị bệnh 48 A. Nội dung 48 1. Phòng và trị bệnh dinh dưỡng 48 1.1. Bệnh thiếu vitamin A 48 1.2. Bệnh thiếu vitamin B1 48 1.3. Bệnh thiếu Canxi và Phospho 49 1.4. Bệnh táo bón 49 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật 51 2.1. Rộp da, phồng da do nhiễm khuẩn 51 2.2. Tổn thương đầu mũi (Hình 3.6.7). 51 2.3. Bệnh thối miệng 52 2.4. Hoại tử (khô) đuôi hoặc ngón chân 52 2.5. Bệnh xuất huyết, sình hơi, truỵ tim 53 2.6. Bệnh gan thận mủ 54 3. Bệnh ký sinh trùng và nấm 54 3.1. Bệnh ký sinh trùng đường ruột 55 3.2. Bệnh ký sinh trùng ngoài da 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57 C. Ghi nhớ 59 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 59 II. Mục tiêu: 60 5 III. Nội dung chính của mô đun: 60 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 61 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 70 VI. Tài liệu cần tham khảo 72 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, 74 BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 74 CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 74 6 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ THỊT Mã mô đun: 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Nuôi kỳ đà thịt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 72 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 52 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. 7 Bài 1: Nhận biết đặc điểm sinh học Mục tiêu - Mô tả được đặc điểm sinh học của một số giống kỳ đà nuôi thịt - Xác định được đặc điểm của hệ tiêu hoá và hệ sinh sản của một số giống kỳ đà nuôi thịt - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động A. Nội dung 1. Đặc điểm cấu tạo cơ thể 1.1. Đặc điểm cấu tạo chung của giống Kỳ đà thuộc họ kỳ đà (Varanidae) là giống bò sát cỡ lớn, đuôi dài và nhọn, lưỡi dài chẻ đôi. Kỳ đà là động vật hoang dã và quí hiếm nên việc nuôi kỳ đà ở Việt Nam phải có sự đồng ý của các cơ quan chức năng. Kỳ đà có rất nhiều loài, có loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Kỳ đà có hình dạng giống thằn lằn nhưng to hơn, dài hơn. Loài bò sát này vẫn được người dân quen gọi là thằn lằn, rắn khổng lồ. Kỳ đà là động vật hoang dã sống trong rừng gần khu vực có sông, suối, nơi đầm lầy ẩm thấp. Người ta cũng gặp kỳ đà ở vùng đất cao như ở miền Đông Nam Bộ và ở các khu rừng ẩm thấp ở miền Tây Nam Bộ. Kỳ đà đang được thuần hóa nhân nuôi. Với sức đề kháng cao, có khả năng thích ứng với điều kiện nuôi dưỡng, ít dịch bệnh nên rất dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật của kỳ đà mà số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên hiện nay không còn nhiều vì bị con người săn bắt, khai thác mạnh. Bởi lẽ đó cả 2 loài kỳ đà ở nước ta đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2000). Do vậy, cần thiết phải có biện pháp thuần dưỡng và nhân nuôi loài bò sát hoang dã này. Từ năm 2001, một đề tài khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Trần Kiên (ĐHSPHN) chủ trì đã tiến hành theo dõi các đặc điểm sinh thái, sinh học của loài kỳ đà vân (Varanus bengalensis) trong điều kiện nhân nuôi ở miền Bắc. Đây là một bước đi mang tính đột phá bởi chúng thuộc nhóm động vật biến nhiệt, hoạt động nhiều ở nhiệt độ môi trường từ 20 o C đến 40 o C nên chỉ Hình 3.1.1. Kỳ đà con 2 ngày tuổi 8 phân bố tại các vùng phía nam (từ Quảng Trị tới Cà Mau). Vóc dáng: Kỳ đà thuộc lớp động vật bò sát, hình dáng bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn, có thể dài đến 2,5 - 3 m, nặng khoảng 10 kg. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm, mắt có con ngươi thẳng đứng. Có hai chân trước và hai chân sau, mỗi chân có 5 ngón tòe rộng, mặt dưới ngón có các nút bám để con vật dễ leo trèo. Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang và săn bắt mồi. Da của kỳ đà dày hơn da của lưỡng cư. Lớp biểu bì có tầng ngoài hóa sừng và tạo thành vảy. Vảy thường xếp kiểu ngói lợp, vảy phía trước đè lên một phần vảy phía sau, phần gốc vảy gắn với nhau. Trên vảy có những mấu sừng. Vảy được thay thế định kỳ bởi các tế bào bên trong. Kỳ đà có thể lột xác (lột da) mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà là con vật ưa nóng, có thể chịu đựng ở nhiệt độ 60 o C nhưng không chịu được lạnh dưới 10 0 C. 1.2. Đặc điểm cấu tạo và hoạt động sinh lý cơ bản của cơ quan hô hấp, tuần hoàn 1.2.1. Hô hấp Đường hô hấp trên Kỳ đà có 2 lỗ mũi nằm trên xương hàm trên, gần mỏ. Tại đây một số loài kỳ đà có tuyến bài tiết chất muối dư thừa trong cơ thể để giữ nước, các tinh thể muối màu trắng thường lắng đọng ở mũi và kỳ đà thường hắt hơi để đẩy muối đi Hình 3.1.2. Da của kỳ đà với vảy xếp kiểu ngói lợp. Hình 3.1.3. Da của kỳ đà hoa. 9 Thanh quản kém phát triển nằm ở đầu khí quản, thường không có nắp che khí quản. Một số loài có bộ phận phát ra âm thanh. Ở đa số các loài thanh quản là các tấm sụn có hình chữ C như ở chó và mèo. Đường hô hấp dưới Ở ngực khí quản chia thành 2 phế quản trước khi vào phổi, phổi giống như ở thú gồm nhiều phế nang. Khi bị đe doạ kỳ đà phồng phổi trông lớn hơn. Giống như ở rắn và chim, kỳ đà không có hoành cách mô, chỉ có xoang cơ thể. Hô hấp được thực hiện nhờ sự co thắt của các cơ liên sườn. Hô hấp tuần hoàn bằng phổi. Sự thông khí tại phổi được thực hiện rất khác nhau trong mỗi nhóm bò sát chính. Ở kỳ đà thì các phổi được thông khí gần như là chỉ bằng hệ thống cơ quanh trục. Đây cũng là hệ thống cơ được sử dụng khi chúng vận động. Do sự ép buộc này, phần lớn bò sát thuộc nhóm có vảy buộc phải nín thở khi phải chạy nhanh. Các loài kỳ đà, và một số ít loài thằn lằn khác đã tận dụng cơ chế bơm miệng (thở bằng miệng) như là sự bổ sung cho "hô hấp trục" thông thường của chúng. Điều này cho phép chúng thu đủ lượng không khí cần thiết cho phổi khi phải vận động mạnh, và vì thế chúng duy trì được các hoạt động hô hấp trong một thời gian dài. 1.2.2. Tuần hoàn Tim Tim kỳ đà giống như tim trăn, với 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất có chức năng như 2 tâm thất. Máu không có oxy theo động mạch phổi và máu có oxy đi ra theo động mạch chủ. Mạch máu - Hai động mạch chủ hoà lẫn sau khi toả ra từ động mạch cảnh tạo nên động mạch chủ bụng. Kỳ đà cũng có hệ tĩnh mạch cửa gan và hệ tĩnh mạch cửa thận. Vì thế giống như chim và rắn nếu chích thuốc vào tĩnh mạch cửa đuôi, sẽ bài tiết qua thận, gây độc thận và không đủ nồng độ thuốc cần thiết ở các phần khác của cơ thể. - Kỳ đà và trăn có các tĩnh mạch bụng khá lớn nằm dưới thành bụng ngay đường giữa, cần lưu ý khi giải phẫu. Lấy máu ở tĩnh mạch đuôi. - Kỳ đà có hệ bạch huyết tương tự trăn. Bò sát không có các cơ quan lympho riêng biệt như ở thú, thay vào đó giống như ở chim, các mô lympho tích tụ lại ở một số cơ quan chính như gan, ruột, lách. Mạch bạch huyết có khắp cơ thể. Xoang bạch huyết chạy theo chiều dài từ bụng bên ở dưới da hai bên cơ thể. Hình 3.1.4. Mô hình tim kỳ đà [...]... ăn 1.2 Chuồng nuôi kỳ đà thịt cần xây kín, che ánh sáng mặt trời vì kỳ đà sợ nóng 1.3 Chuồng nuôi kỳ đà bắt buộc phải có hang nhân tạo để kỳ đà ngủ, nghỉ Đúng Sai 26 1.4 Chuồng nuôi kỳ đà nên làm dạng chuồng lồng để dễ vệ sinh 1.5 Chiều cao tối thiểu trong chuồng nuôi kỳ đà là 1.2m 1.6 Vách chuồng nuôi kỳ đà nên tô láng để hạn chế kỳ đà bị tổn thương ngoài da 1.7 Bên trên chuồng nuôi kỳ đà có thể dùng... sắt, không cho kỳ đà thoát là nuôi được Trong chuồng có thể làm 1 gác xếp để cho kỳ đà leo lên nằm nghỉ Chuồng, lồng nuôi kỳ đà nhất thiết phải có ánh nắng chiếu vào, kỳ đà thích phơi nắng, để điều hòa thân nhiệt, chuyển hóa thức ăn, làm sạch da, …  Lồng nuôi kỳ đà Nuôi kỳ đà bằng lồng theo kiểu lồng sắt chỉ thích hợp với loại kỳ đà con, kỳ đà lứa khoảng bảy tám tháng tuổi trở lại Với kỳ đà trưởng thành,... thành, thân mình dài hơn 2m, nuôi nhốt bằng lồng rất bất tiện Vì lồng không thể làm đủ độ rộng, độ cao đúng theo kỹ thuật nuôi kỳ đà, chi phí lại rất cao 20 Hình 3.2.3 Lồng nuôi kỳ đà với cửa ở mặt trên Hình 3.2.4 Lồng nuôi kỳ đà với cửa ở mặt bên  Nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng nuôi cá sấu Ta có thể nuôi kỳ đà theo kiểu chuồng nuôi cá sấu vì kỳ đà cũng háo nước như cá sấu Chuồng nuôi cá sấu (còn gọi là... chuyển được) 1.11 Kỳ đà cái có đặc tính biết ấp và bảo vệ trứng 1.12 Kỳ đà có tập tính nhịn ăn vì vậy khi nuôi nhốt ta không cần cho kỳ đà ăn mỗi ngày 1.13 Vảy trên sống đuôi của kỳ đà đực to, rõ hơn kỳ đà cái 1.14 Chuồng nuôi kỳ đà cần lưu ý độ cao cũng như độ trơn láng của tường rào để kỳ đà không thể trèo ra ngoài 1.15 Kỳ đà là con vật hiền lành, nhút nhát nhưng khi bị tấn công kỳ đà có thể trở nên... Nam có 2 loài kỳ đà: Kỳ đà hoa và kỳ đà vân Số thứ tự Tên Tên khoa học Họ Việt Nam Bộ Lớp (nhóm) 1 Kỳ đà hoa Varanus salvator Kỳ đà Varanidae Có vảy Bò sát squamata 2 Kỳ đà vân Varanus nebulosus Kỳ đà Varanidae Có vảy Bò sát squamata 1.1 Đặc điểm nhận dạng kỳ đà hoa: Kỳ đà hoa có cơ thể dài đến 2,5m; con cái có cơ thể nhỏ hơn con đực Đây là loài thằn lằn có kích cỡ lớn nhất thuộc họ kỳ đà Varanidae... kỳ đà 25 - Ngoài ra cần trang bị những vật dụng rẻ tiền khác như: vợt lưới để khống chế kỳ đà, túi lưới để nhốt kỳ đà và các khay để vận chuyển kỳ đà xuất thịt Hình 3.2.16 Túi lưới khống chế kỳ đà Hình 3.2.17 Khay vận chuyển kỳ đà thịt Hình 3.2.18 Sắp xếp khay vận chuyển kỳ đà thịt B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi: Đánh dấu X vào đúng hoặc sai : Stt Nội dung 1.1 Xây dựng chuồng nuôi kỳ đà cần... chết con mồi để kỳ đà dễ ăn 1.14 Nước cho kỳ đà uống nên cung cấp 1 ngày 2 lần, sau bữa ăn 1.15 Dù là thức ăn sống hay nấu chín, người nuôi cần kiểm tra lại chất lượng thức ăn trước khi cho kỳ đà ăn 2 Bài tập thực hành: Ghi nhận các loại thức ăn sử dụng nuôi kỳ đà thịt Nhận xét cách sơ chế và bảo quản thức ăn ở trang trại chăn nuôi kỳ đà thịt (tham quan tại trang trại chăn nuôi kỳ đà) 2.1 Mục đích... băm nhuyễn hoặc cắt nhỏ để kỳ đà dễ ăn Đúng Sai 32 1.10 Thức ăn trữ đông khi cho kỳ đà ăn cần phải rã đông và kiểm tra chất lượng trước khi cho kỳ đà ăn 1.11 Nếu điều kiện thức ăn dồi dào nên cho kỳ đà thịt ăn tự do để kỳ đà mau lớn và thời gian xuất chuồng ngắn 1.12 Cần ghi nhận lượng thức ăn ăn được của kỳ đà để đánh giá tình trạng sức khoẻ kỳ đà 1.13 Nếu thức ăn cho kỳ đà là mồi di động (còn sống)... biệt kỳ đà đực và kỳ đà cái (tại phòng thực hành hoặc trang trại chăn nuôi kỳ đà) Học viên chỉ rõ những đặc điểm cần nhận biết để phân biệt 2.1.1 Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành phân biệt giới tính trên kỳ đà 2.1.2 Yêu cầu - Xác định các bộ phận khác biệt nhau giữa kỳ đà đực và kỳ đà cái - Học viên nắm vững và thành thạo vị trí, đặc điểm khác biệt ở một số bộ phận trên kỳ đà đực và kỳ đà cái... ăn của kỳ đà như: sâu bọ, cào cào, châu chấu, chuồn chuồn, cánh cam, nhện, mối, gián, ong, bướm, hoặc có thể tập cho kỳ đà ăn trứng gia cầm Nuôi kỳ đà thịt từ khi nở đến Hình 3.3.1 Thức ăn của kỳ đà 3 tháng nên cho kỳ đà ăn nhiều loại thức ăn có giá tri dinh dưỡng cao (thịt gà, dế, thịt bò, gan bò, chuột con…) và phối hợp nhiều loại thức ăn với nhau để kỳ đà phát triển tốt Sau 3 tháng tuổi chủ nuôi có . 6 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ THỊT Mã mô đun: 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Nuôi kỳ đà thịt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong. Nhận biết kỳ đà đực, kỳ đà cái bằng cách lật ngửa bụng con kỳ đà để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt. - Tim kỳ đà có 3 ngăn. Khi tiêm thuốc không tiêm vào tĩnh mạch cửa đuôi. - Kỳ đà leo trèo. chuồng nuôi kỳ đà cần lưu ý độ cao cũng như độ trơn láng của tường rào. - Khi đẻ kỳ đà bố mẹ ăn lại trứng, lưu ý thời điểm kỳ đà đẻ để thu lượm trứng. - Khống chế kỳ đà cẩn thận tránh để kỳ đá

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w