Giao trinh MD04 nuôi kỳ đà sinh sản

76 354 2
Giao trinh MD04   nuôi kỳ đà sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI KỲ ĐÀ SINH SẢN MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ở nước ta theo hướng công nghiệp đa sản phẩm, Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”, trình độ sơ cấp. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng đào tạo là lao động nông thôn, người có trình độ học vấn thấp hoặc không đủ điều kiện về thời gian để học tập dài hạn các bậc đào tạo cao hơn. Chương trình diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, được dùng làm giáo trình cho các học viên nhưng đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý, người sử dụng lao động Giáo trình nuôi kỳ đà sinh sản có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới; vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên Th.S Phạm Chúc Trinh Bạch 2. Th.S Nguyễn Văn Dương 3. BSTY. Nguyễn Hạ Mai 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại 7 A. Nội dung 7 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng: 7 2. Xác định diện tích 8 3. Xác định kiểu chuồng 9 3.1. Chuồng ghép đôi giao phối 9 3.2. Chuồng đẻ 10 4. Xây dựng chuồng 10 4.1. Chuồng kỳ đà giao phối 10 4.2. Chuồng kỳ đà đẻ trứng 12 5. Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi 13 6. Chuẩn bị trang thiết bị chăn nuôi 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 17 Bài 2: Chuẩn bị thức ăn 18 A. Nội dung: 18 1. Xác định nguồn thức ăn 18 2. Chuẩn bị thức ăn 19 3. Chế biến thức ăn 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21 C. Ghi nhớ 22 Bài 3: Chuẩn bị con giống 23 A. Nội dung: 23 1. Nhận biết đặc điểm các giống 23 1.1. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà hoa: 23 1.2. Đặc điểm nhận dạng kỳ đà vân: 24 2. Xác định tiêu chuẩn chọn giống 26 3. Chọn giống 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 27 C. Ghi nhớ 29 Bài 4: Nuôi dưỡng, chăm sóc 30 A. Nội dung 30 1. Kiểm tra sức khỏe hàng ngày 30 4 2. Kiểm tra khối lượng cá thể 30 3. Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi 33 4. Thực hiện vệ sinh dụng cụ chăn nuôi 34 5. Xác định khẩu phần ăn cho kỳ đà 34 6. Cho kỳ đà ăn, uống 35 7. Ghi sổ sách theo dõi 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 37 C. Ghi nhớ 39 Bài 5: Kiểm tra ấp nở 40 A. Nội dung 40 1. Kiểm tra cơ học 40 2. Kiểm tra sinh học trứng ấp 42 3. Kiểm tra nhiệt độ, ẩm độ ổ ấp 43 4. Kiểm tra độ an toàn ấp nở trứng 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 45 C. Ghi nhớ 47 Bài 6: Phòng và trị bệnh 48 A. Nội dung 48 1. Phòng và trị bệnh dinh dưỡng 48 1.1. Bệnh thiếu vitamin A 48 1.2. Bệnh thiếu vitamin B1 48 1.3. Bệnh thiếu Canxi và Phospho 49 1.4. Bệnh táo bón 49 2. Phòng và trị bệnh do vi sinh vật 51 2.1. Rộp da, phồng da do nhiễm khuẩn 51 2.2. Tổn thương đầu mũi . 51 2.3. Bệnh thối miệng 52 2.4. Hoại tử (khô) đuôi hoặc ngón chân 52 2.5. Bệnh xuất huyết, sình hơi, truỵ tim 53 2.6. Bệnh gan thận mủ 54 3. Bệnh ký sinh trùng và nấm 55 3.1. Bệnh ký sinh trùng đường ruột 55 3.2. Bệnh ký sinh trùng ngoài da 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 57 C. Ghi nhớ 59 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN (MÔN HỌC) 60 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 60 II. Mục tiêu: 61 III. Nội dung chính của mô đun: 61 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 62 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 71 5 VI. Tài liệu cần tham khảo 73 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 75 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 75 6 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ SINH SẢN Mã mô đun: 04 Giới thiệu mô đun Mô đun ”Nuôi kỳ đà sinh sản” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 64 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 44 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng trị bệnh . 7 Bài 1: Chuẩn bị chuồng trại Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi kỳ đà sinh sản. - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A. Nội dung 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng: Chọn vị trí phù hợp nơi có nước để tắm, rộng, trong không gian có tàng cây che phủ cho mát mẻ vì trong đời sống hoang dã bên ngoài, thường bắt gặp kỳ đà ban ngày thì rúc mình trong hang hốc, khi kiếm ăn thì len lỏi dọc theo các bụi bờ ven sông, ven suối. Vì vậy nền đất làm chuồng nuôi kỳ đà tốt nhất là nuôi dưới các tàng cây cổ thụ tỏa bóng mát suốt ngày. Đất phải cao ráo để dễ thoát hết nước dội chuồng và tắm cho vật nuôi. Trong trường hợp không có sẵn cây bóng mát ta nên trồng cây xung quanh khu vực chuồng nuôi vừa tạo cảnh quan vừa có bóng mát cho kỳ đà ẩn nấp, nhất là trong mùa nắng hạn. Hình 4.1.1. Chuồng nuôi kỳ đà dưới bóng cây Hình 4.1.2. Trồng cây lấy bóng mát ở chuồng nuôi kỳ đà 8 Do thức ăn của kỳ đà có nguồn gốc động vật, trong đó có thức ăn thối là thức ăn chúng thích nên chuồng nuôi cần phải tẩy rửa thường xuyên để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra cần lưu ý chọn nơi có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý như rọi đèn điện, xây hang bằng bê tông để đảm bảo nhiệt độ sống thích hợp cho chúng. Chọn nơi có mái che hoặc tận dụng các sân trống để nuôi, chỗ đặt chuồng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, chống gió lạnh thổi vào. Chọn nơi gần nguồn cung cấp thức ăn cho kỳ đà. 2. Xác định diện tích Kỳ đà là loài bò sát, thân mình giống như con thằn lằn hay cá sấu, thân dài từ 2m đến gần 3m (kể cả đuôi), vì vậy chuồng nuôi kỳ đà phải rộng rãi tối thiểu 2m 2 /con để dễ xoay trở. Nếu nuôi kỳ đà sinh sản, diện tích này cần phải nới rộng thêm. Trong điều kiện nuôi nhốt, để tận dụng diện tích khi nuôi kỳ đà ta bố trí 1m 2 /1-2 con. Kích thước chuồng: dài 3m, rộng 2m, cao tối thiểu 1,2m, bên trong chuồng tô láng để kỳ đà không bám tường leo ra ngoài. Trung bình với kích thước chuồng như vậy có thể nuôi 5-10 con. Khi nuôi kỳ đà sinh sản chuồng trại cũng như nuôi kỳ đà thịt nhưng cần phải có thêm 2 loại chuồng đó là: Chuồng ghép đôi giao phối và chuồng đẻ trứng. Chuồng ghép đôi giao phối: khi ghép đôi giao phối trung bình 1 con đực/2 con cái. Với kích thước chuồng (dài x rộng) là 1m x 1m có thể nhốt 2 con đực và 4 con cái. Chuồng kỳ đà đẻ trứng: kích thước 2m x 2m (dài x rộng). Trung bình 1 m 2 /nhốt 6 con. Tuy nhiên do kỳ đà đẻ trứng không đồng nhất và khi đẻ kỳ đà đẻ 1 lượt vì vậy sau khi kỳ đà mẹ đẻ xong di chuyển sang chuồng khác. Hình 4.1.3. Chuồng kỳ đà đẻ trứng. 9 3. Xác định kiểu chuồng 3.1. Kiểu chuồng ghép đôi giao phối Xây dựng kiên cố giống như chuồng nuôi kỳ đà thịt. - Có thể xây thành từng ngăn với kích thước 3m x 2m x 1,2m (dài x chiều rộng x chiều cao) để nhốt 5-10 con/ngăn, bên trong 4 vách tô láng, ở các góc chuồng xây tránh tạo độ nhám để kỳ đà trèo ra ngoài. Trong chuồng nền có độ dốc thoát nước, có máng để kỳ đà tắm và uống nước, có khoảng sân chiếm 1/3 diện tích không có mái che để nhận ánh sáng mặt trời. - - Nếu người nuôi có điều kiện nên xây kiên cố 1m x 1m x 1,2m (chiều dài x chiều rộng x chiều cao), mặt trên xây kín ½ diện tích và chừa 1/2 diện tích còn lại căng lưới lỗ nhỏ giúp kỳ đà tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Mật độ nhốt khoảng 6 con/1m 2 (2 con đực và 4 con cái). Hình 4.1.4. Chuồng nuôi kỳ đà theo kiểu nuôi tập trung Hình 4.1.5. Góc chuồng nuôi kỳ đà theo kiểu nuôi tập trung Hình 4.1.6. Chuồng nuôi kỳ đà với lưới sắt lỗ nhỏ ở mặt trên. [...]... yếu,… -Liên hệ các trại chăn nuôi heo để mua heo con ngộp, heo con bị mẹ đè dự trữ làm nguồn thức ăn nuôi kỳ đà -Nuôi dế kết hợp nuôi kỳ đà -Nuôi chim cút kết hợp nuôi kỳ đà -Nuôi ếch nhái kết hợp nuôi kỳ đà -Nuôi cá kết hợp nuôi kỳ đà 6 Cho kỳ đà ăn, uống Kỳ đà ăn vào ban đêm vì vậy nếu cung cấp thức ăn vào buổi sáng thì kỳ đà ăn không nhiều Nuôi kỳ đà sinh sản không cho kỳ đà ăn tự do vì sẽ hình thành... đuôi kỳ đà tránh để kỳ đà quật đuôi và chạy thoát - Sau đó 1 tay giữ đầu kỳ đà, 1 tay tháo vợt khỏi đầu kỳ đà Sau khi tháo kỳ đà khỏi vợt lưới, dùng 1 tay nắm giữ đầu kỳ đà và 1 tay giữ đuôi kỳ đà để vận chuyển, kiểm tra kỳ đà Hình 4.4.2 Cách bắt giữ kỳ đà Kỳ đà được bắt cho vào túi lưới để vận chuyển Hình 4.4.3 Khống chế kỳ đà trong túi lưới 32 Sau đó cân khối lượng kỳ đà, cho túi lưới chứa kỳ đà vào... như kỳ đà hoa - Lỗ mũi là một khe xiên có vị trí gần mắt hơn đầu mõm Hình 4.3.4 Lưng kỳ đà vân có màu xám Hình 4.3.5 Lỗ mũi kỳ đà hoa gần mõm Hình 4.3.6 Lỗ mũi kỳ đà vân gần mắt sinh sản và ấp nở nhân tạo Ở Hình 4.3.7 Phân biệt kỳ đà vân (A) và kỳ đà hoa (B) qua mặt bên và mặt dưới đầu 26 Việt Nam, kỳ đà vân được nuôi phổ biến hơn kỳ đà hoa vì có giá trị thương mại cao hơn Kỳ đà vân có thể sinh sản. .. từng đà đực, cái Bước 3: Kỳ đà đực, cái được nhốt vào khu vực riêng C Ghi nhớ - Việt Nam hiện có 2 gống kỳ đà: kỳ đà vân và kỳ đà hoa - Phân biệt 2 giống dựa vào: màu sắc trên lưng, đuôi và vị trí lỗ mũi - Khi chọn kỳ đà giống nuôi sinh sản cần lưu ý: Nơi cung cấp con giống, giống chọn nuôi, tình trạng sức khoẻ và khối lượng kỳ đà con chọn nuôi - Khi chọn kỳ đà bố mẹ ghép đôi giao phối cần lưu ý: kỳ đà. .. chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.2 Trình bày những yêu cầu tối thiểu khi xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.3 Trình bày những vật dụng và trang thiết bị cần thiết khi nuôi sinh sản ? 1 4 Đánh dấu X vào đúng hoặc sai : 16 Nội dung Stt Đúng Sai 1.4.1 Nuôi kỳ đà sinh sản cần phải xây dựng thêm kiểu chuồng cho kỳ đà đẻ trứng 1.4.2 Kỳ đà có tập tính ăn trứng sau khi đẻ ? 1.4.3 Sau khi ghép đôi giao phối... nhận các loại thức ăn sử dụng nuôi kỳ đà sinh sản Nhận xét cách sơ chế và bảo quản thức ăn ở trang trại chăn nuôi kỳ đà sinh sản (tham quan tại trang trại chăn nuôi kỳ đà) 2.1 Mục đích - Hướng dẫn học viên xác định loại, số lượng thức ăn, cách chuẩn bị và chế biến thức ăn nuôi kỳ đà sinh sản 2.2 Yêu cầu - Xác định được các loại thức ăn và số lượng thức ăn dùng nuôi kỳ đà sinh sản - Học viên nắm vững cách... Đúng Sai 1.1 Nuôi kỳ đà sinh sản nên cho chúng ăn phủ tạng các động vật đã chết 1.2 Nuôi kỳ đà sinh sản ở giai đoạn từ khi nở tới 3 tháng tuổi phải cho ăn những loại thịt có giá trị dinh dưỡng cao ? 1.3 Nuôi kỳ đà sinh sản ở giai đoạn đẻ không nên cho nhiều loại thịt khác nhau? 1.4 Bảo quản thức ăn cho kỳ đà bằng cách luộc chín và cấp đông? 1.5 Để giảm chi phí thức ăn nuôi kỳ đà sinh sản ở giai đoạn... của kỳ đà đực nổi rõ Quan trọng nhất khi chọn kỳ đà nuôi sinh sản là kỳ đà không bị đồng huyết, kỳ đà cái bụng thon nhỏ không mập mỡ B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi: 1.1 Các giống kỳ đà ở Việt Nam hiện nay? 1.2 Trình bày đặc điểm ngoại hình các giống kỳ đà ở Việt Nam ? 1.3 Trình bày những vấn đề cần lưu ý khi chọn kỳ đà giống nuôi sinh sản ? 2 Bài tập thực hành: Bài TH 1 Phân biệt các giống kỳ. .. thì trứng kỳ đà đẻ ra sẽ bị kỳ đà khác trong chuồng hoặc kỳ đà bố mẹ ăn Hình 4.4.7 Chuồng kỳ đà đẻ trứng Chuồng kỳ đà đẻ trứng nên bố trí sao cho trứng kỳ đà không bị dập vỡ sau khi đẻ, không bị kỳ đà mẹ và các kỳ đà khác trong chuồng ăn và trứng không bị dính vào nhau Khi kỳ đà đẻ xong trong vòng 2 giờ phải được đưa vào phòng ấp 3 Thực hiện vệ sinh chuồng trại, môi trường chăn nuôi - Vệ sinh chuồng:... lượng kỳ đà, cân vào lúc sáng sớm, cân trước khi cho kỳ đà ăn, ghi chép khối lượng kỳ đà vào sổ theo dõi Lưu ý khi bắt kỳ đà cân hoặc kiểm tra tránh để bị cắn vì kỳ đà khi cắn không hé miệng mà phải dùng vật nhọn để mở răng kỳ đà Khi bắt kỳ đà lưu ý: - Dùng vợt lưới có gọng bằng sắt cứng để cố định kỳ đà Hình 4.4.1 Dùng vợt lưới để khống chế kỳ đà 31 cần bắt - Dùng tay chặn giữ đầu kỳ đà tránh kỳ đà mở . 6 MÔ ĐUN: NUÔI KỲ ĐÀ SINH SẢN Mã mô đun: 04 Giới thiệu mô đun Mô đun Nuôi kỳ đà sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.2. Trình bày những yêu cầu tối thiểu khi xây dựng chuồng nuôi kỳ đà sinh sản? 1.3. Trình bày những vật dụng và trang thiết bị cần thiết khi nuôi sinh sản ? 1 chế kỳ đà. Hình 4.1.24. Sắp xếp khay vận chuyển kỳ đà thịt 16 Stt Nội dung Đúng Sai 1.4.1 Nuôi kỳ đà sinh sản cần phải xây dựng thêm kiểu chuồng cho kỳ đà đẻ trứng 1.4.2 Kỳ đà

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:30