Giao trinh MD06 nuôi tắc kè sinh sản

57 573 0
Giao trinh MD06   nuôi tắc kè sinh sản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI TẮC KÈ SINH SẢN MÃ SỐ: MĐ 06 NGHỀ: NUÔI RẮN, KỲ ĐÀ, TẮC KÈ Trình độ: Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 06 2 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp đa sản phẩm của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề Việt Nam Giáo trình nuôi tắc kè thương phẩm có 06 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao nhận biết đặc điểm sinh học, chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, phòng và trị bệnh. . Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn 1. ThS. Bùi Thị Kim Dung (chủ biên) 2. ThS. Nguyễn Văn Dương 4. Ths. Phan Văn Đầy 5. Ths. Nguyễn Tiến Huyền 6. Ths. Phạm Chúc Trinh Bạch 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN/MÔN HỌC: NUÔI TẮC KÈ SINH SẢN Mã mô đun/môn học: MĐ 06 Giới thiệu mô đun Mô đun Nuôi tắc kè sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng và trị bệnh cho tắc kè sinh sản. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 44 giờ, trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 24 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 6 bài, phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về chuẩn bị chuồng trại, chuẩn bị thức ăn, chuẩn bị con giống, nuôi dưỡng chăm sóc, kiểm tra ấp nở, phòng và trị bệnh cho tắc kè sinh sản. 5 Bài 1: CHUẨN BỊ CHUỒNG TRẠI (6 giờ) Mục tiêu - Trình bày được nội dung cơ bản về chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ, trang thiết bị chăn nuôi tắc kè sinh sản; - Chuẩn bị được chuồng trại, dụng cụ và trang thiết bị chăn nuôi đúng kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng. A. Nội dung 1. Chuẩn bị địa điểm xây dựng Căn cứ vào tập tính sinh hoạt, đặc biệt là tập tính thích sống ở một hang tổ quen thuộc trên thân cây, không thích rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác có thể chọn nơi cao ráo, thoáng mát xây chuồng nuôi tắc kè bán dã sinh. Nguyên vật liệu làm chuồng: Gạch, xi măng, cát, gỗ, lưới inox hoặc lưới sắt B40 (hình 6.1.1) vách kiếng (hình 6.1.2), ống tre nứa, kẻm sắt, đinh, thân cây gỗ, vải tối màu. 2. Xác định diện tích Kích thước chuồng: Chiều cao cố định: 2m đến 2,2m. Chiều rộng: 1,2m đến 1,5m. Chiều dài tùy theo diện tích của từng hộ gia đình và số lượng tắc kè nuôi, nên làm dài tối thiểu 3m tối đa 10m. Cứ 1m 2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè sinh sản, khoảng 50 đến 100 con tắc kè thương phẩm. 3. Xác định kiểu chuồng và xây dựng chuồng Có thể làm bọng tổ nuôi tắc kè: Bọng tổ nuôi tắc kè được chế tạo mô phỏng theo nơi thường ở của nó trong tự nhiên. Bọng tổ là một khúc thân cây rỗng ruột hoặc đục cho rỗng ruột dài 6 Hình 6.1.1. Chuồng nuôi vách lưới B40 Hình 6.1.2. Chuồng nuôi vách kiếng Hình 6.1.3. Tắc kè quen chui vào bọng tổ khoảng 1,2 - 1,5 m; đường kính 20 - 25 cm, hoặc dùng ống lồ ô 40 cm 2 thông 02 đầu, xếp lên từng tầng giá cho tắc kè chui vào ở (hình 6.1.3; hình 6.1.4). Giá để ống cách mặt đất từ 30 – 40 cm. Trong chuồng đặt sẵn một số máng tre hoặc máng nhựa đựng nước sạch cho tắc kè uống. - Xây 1 hoặc 2 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm vào mùa đông và giữ ẩm vào mùa hè, 2 hoặc 3 mặt còn lại là lưới. - Làm cửa ra vào cao trên đầu người để người nuôi tiện ra vào. - Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi dọn rửa chuồng không làm rỉ lưới. - Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt, đường kính mắt lưới 0,3cm. - Làm khe hở sát nền dài 20cm - cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân tắc kè thoát ra khi rửa chuồng mà con tắc kè không chui ra được. Sau khi rửa chuồng xong đặt vài viên gạch che kín khe hở đó lại tránh các tác động từ bên ngoài. - Nền láng xi măng hoặc lát gạch. 4. Chuẩn bị trang thiết bị - dụng cụ chăn nuôi - Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của con tắc kè (hình 6.1.5), đây là chỗ để tắc kè đẻ trứng và nghỉ ngơi vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường. - Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái kệ sắt hình tam giác vuông bắn vít vào khung gỗ của mặt trong cùng chuồng nuôi, lưu ý kệ gỗ cách mặt đất khoảng 1m để tránh ẩm thấp, tránh vi khuẩn dưới nền chuồng, gác 2 thanh gỗ dài lên 2 cái kệ chiều ngang cách nhau khoảng 18cm. Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt, rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng (hình 6.1.5). 7 Hình 6.1.5. Hộc gỗ, kệ gỗ cho tắc kè đẻ trứng Hình 6.1.6. Vải che trong chuồng tạo bóng tối Hình 6.1.4. Làm bọng tổ nuôi tắc kè Hình 6.1.8. Bố trí máng uống trong chuồng Hình 6.1.9. Bố trí cây gỗ trong chuồng - Gác máng hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao (hình 6.1.8). - Nên cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo cho chúng môi trường giống như ngoài thiên nhiên. - Bố trí chuồng sao thật nhiều ngăn nhỏ, đặt nhiều bóng đèn sao cho mỗi điểm đèn này không sáng tới chỗ bóng đèn kia. Bố trí vãi che, màn che tạo bóng tối (hình 6.1.6). Sau đó chọn những con tắc kè khỏe mạnh gần đến độ tuổi sinh sản thả vào chuồng để nuôi. Tắc kè hoạt động và ăn uống về đêm, ban ngày chúng lại chui vào tổ. Sau khi đặt bọng tổ vào chuồng, sáng sớm mỗi ngày kiểm tra xem tắc kè đã chui hết vào tổ chưa. Nếu có con nào ở ngoài người nuôi tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước làm cho chúng sợ buộc phải chui vào tổ. Sau ít ngày làm như vậy tắc kè sẽ quen tổ. Đối với một số con không chịu ăn, không chịu vào tổ, cử động lười nhác là những con bị bệnh cần thải loại sớm. - Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to, dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng (hình 6.1.8; hình 6.1.9). Mật độ: 30 đến 50 con/1m 2 nền . - Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m 2 nền. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1: Yêu cầu về vị trí, diện tích chuồng nuôi tắc kè 8 Hình 6.1.7. Chuồng lưới vuông và màn che kín chuồng nuôi Câu hỏi 2: Anh hay chị hãy đánh dấu (x) vào các ô tương ứng trong những câu hỏi sau: TT Nội dung Đúng Sai 1 Chọn nơi khô, ráo, thoáng mát xây chuồng nuôi tắc kè. 2 Có thể xây chuồng vách lưới B40 hoặc vách kiếng. 3 Không nên cho thân cây gỗ vào chuồng tắc kè. 4 Cho thêm vải tối màu vào chuồng tắc kè. 5 1m 2 nền chuồng có thể nuôi 30-50 con tắc kè sinh sản. 6 Trong chuồng làm nhiều bọng tổ cho tắc kè trú ẩn. 7 Nếu không làm bọng tổ thì làm hộc gỗ cho tắc kè 8 Hộc gỗ chỉ dùng để cho tắc kè đẻ trứng. 9 Nuôi tắc kè không cần có máng hay khay ăn. 10 Khay nước cần đặt ở dưới nền thấp cho tắc kè dễ uống. 11 Những con không chịu chui vào tổ, cử động lười nhác là những con tắc kè khoẻ mạnh. 12 Tắc kè hoạt động ăn uống xong, thường chui vào tổ nằm. 13 Nếu muốn tắc kè chui vào tổ ta tạo ra tiếng va động mạnh hoặc té nước lên chúng. 14 Tắc kè không cần uống nước. 15 Cho quần áo, chăn mềm cũ vào chuồng nuôi tắc kè con. 16 Cho tắc kè con ăn côn trùng nhỏ. 17 Tắc kè ăn khoảng 2-4 con côn trùng /ngày. 18 Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm, cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành cái hộc gỗ 3 cạnh cho tắc kè. 19 1m 2 nền chuồng có thể nuôi 30-50 con tắc kè thương phẩm. 20 Tắc kè thường ăn những con côn trùng đã chết. 2. Bài tập thực hành: Bài 1. Cách làm bọng tổ, làm kệ gỗ nuôi tắc kè 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên thực hành việc làm bọng tổ và kệ gỗ nuôi tắc kè 2. Yêu cầu 9 - Biết cách chọn cây gỗ làm bọng tổ và kệ gỗ - Học viên nắm vững và thành thạo việc làm bọng tổ và kệ gỗ nuôi tắc kè 3. Dụng cụ, vật tư - Cây gỗ chọn làm bọng tổ, kệ gỗ - Dụng cụ để thực hiện làm bọng tổ, kệ gỗ: cưa, dao, kéo, đinh, thước dây, - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: 1 bọng tổ và 1 kệ gỗ cho một nhóm 6. Nội dung thực hành Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật làm bọng tổ và kệ gỗ cho tắc kè Bước 3: Đặt các bọng tổ lên kệ, thu dọn dụng cụ Bài 2. Tham quan trại, cơ sở nuôi tắc kè 1. Mục đích - Hướng dẫn học viên học tập một qui trình kỹ thuật nuôi tắc kè thực tế tại cơ sở thông qua việc tham quan thực tế 2. Yêu cầu - Biết cách chọn giống, làm chuồng, chuẩn bị thức ăn, chăm sóc, cho tắc kè - Học viên nắm vững các yêu cầu trong qui trình kỹ thuật nuôi tắc kè tại cơ sở 3. Dụng cụ, vật tư - Phương tiện để chở học viên đi đến cơ sở nuôi tắc kè - Cơ sở nuôi tắc kè đồng ý cho tham quan - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Qui trình kỹ thuật nuôi tắc kè tại cơ sở tham quan 6. Nội dung thực hành 10 [...]... Câu 2.1 Cần nuôi riêng tắc kè bố con với tắc kè bố mẹ vì: A Tránh tắc kè bố mẹ ăn tắc kè con 33 B Giúp cho việc sinh sản của tắc kè bố mẹ quanh năm C Tránh sự cạnh tranh mồi D Tất cả đều đúng Câu 2.2 Bố trí màng uống cho tắc kè thích hợp nhất là: A dưới nền chuồng C trên mái chuồng B Ngang tầm sinh hoạt của tắc kè D Tất cả đúng Câu 2.3 Cân bố trí vào chuồng tắc kè: A nhiều máng ăn C vài thân cây gỗ to... thước: Tắc kè loại I có chiều dài thân đo từ mõm đến lỗ huyệt từ 14 cm trở lên (đo phía bụng) Tắc kè loại II có chiều dài từ 11,5 cm đến 13,5 cm Khi nuôi cần chọn tắc kè loại I Mỗi bọng tổ giống thả Hình 6.3.5 Phân biệt tắc kè đực và cái 1 con đực và 1 con cái hoặc 1 con đực với 2 con cái Cách nhận biết tắc kè đực, cái như sau: Lật ngửa bụng con tắc kè để quan sát gốc đuôi và lỗ huyệt ● Tắc kè đực:... trứng, tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ nên nuôi một chuồng riêng giúp người nuôi định lượng số thức ăn cho chúng, tránh sự cạnh tranh mồi giữa tắc kè to và tắc kè nhỏ giúp chúng phát triển tốt nhất, nhanh thu thương phẩm B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1: Chăm sóc tắc kè con có những điểm nào cần lưu ý Hình 6.5.4 Hộc gỗ cho tắc kè đẻ trứng Câu hỏi 2 Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 2.1 Cần nuôi riêng tắc kè. .. quản thức ăn cho tắc kè sinh sản; - Chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại, chất lượng thức ăn cho tắc kè sinh sản theo đúng yêu cầu kỹ thuật A Nội dung 1 Xác định nguồn thức ăn Thức ăn nuôi tắc kè là các loại côn trùng như: châu chấu, dế Hình 6.2.1 mèn (hình 6.2.2), cánh cứng, chuồn Sâu non làm thức ăn cho tắc kè chuồn, bướm, sâu non (hình 6.2.1) (côn trùng phải còn sống), không cho tắc kè ăn gián 2 Chế... Đối với tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ, thân cây to là được Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền - Gác máng hoặc đặt các Hình 6.5.3 khay nước vào trong chuồng Cho tắc kè con ăn dế mèn nhỏ cho tắc kè uống nước, lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao - Khi nuôi trong chuồng, tắc kè bố mẹ nuôi riêng để giúp cho việc sinh sản quanh năm, trứng cất riêng một chuồng tránh tắc kè bố mẹ... tắc kè có uy tín B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi 1 Phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái Câu hỏi 2: Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 2.1: Hình dáng bên ngoài tắc kè giống: A Con thằn lằn B Con thạch sùng C Cà A và B đúng D Cả A và B sai Câu 2.2: Tắc kè bắt mồi bằng: A đuôi C lưỡi B răng D các chi Câu 2.3: Chiều dài chiếc đuôi tắc kè khoảng: A 10-15 cm C 10-15 m B 10-15 dm D 10-15 mm Câu 2.4: Tắc. .. phồng to của gốc đuôi, nếu là con đực thì có gai giao cấu lộ ra màu đỏ thẫm, con cái không có (hình 6.3.6) Tắc kè đực kêu thành tiếng, còn tắc kè cái không biết kêu Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái Nó kêu tắc kè, tắc kè liên tục 10-12 lần Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần Con cái “thấu tình” và sẽ tình tới Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng năm đến tháng mười... ra Hình 6.5.2 Tắc kè hoạt động ngay sau khi nở 32 ô chuồng riêng (tránh thả chung với bố mẹ (vì bố mẹ sẽ ăn con) - Cho tắc kè con ăn dế nhỏ, phù hợp với kích thước trọng lượng của chúng Chăm sóc tắc kè con bằng cách cho các cành cây vào trong chuồng, ngoài ra có thể treo thêm các quần áo, chăn mền cũ Hằng ngày thay nước sạch cho tắc kè uống Hình 6.5.2 Tắc kè con mới nở - Đối với tắc kè bố mẹ: Bên trong... vàng nhỏ (hình 6.3.2) Tắc kè cái trưởng thành ở 8-9 tháng tuổi và bắt đầu đẻ trứng, trứng bám chặt trên cây gỗ trong chuồng (hình 6.3.3; hình 6.3.4) Tới mùa sinh sản, con đực thường kêu để gọi con cái Nó kêu Hình 6.3.3 Tắc kè đẻ trứng trong hộc gỗ 21 tắc kè, tắc kè liên tục 10-12 lần Càng về cuối tiếng kêu càng thiểu não và yếu dần Con cái “thấu tình” và sẽ tình tới Mùa sinh sản của chúng bắt đầu... chuồng để nuôi Vệ sinh chuồng trại hàng ngày, luôn cho tắc kè uống nước sạch 3 Xác định khẩu phần ăn cho tắc kè Hình 6.4.5 Vải che trong chuồng tạo bóng tối Thức ăn của tắc kè là sâu, bọ, cào cào, châu chấu, bướm, chuồn chuồn, nhện, dế mèn, mối, ong hoặc thằn lằn loại nhỏ, Chúng không ăn con mồi chết và ruồi nhặng Trong chuồng có máng gỗ, máng tre hoặc nhựa đựng nước sạch cho tắc kè uống, 4 Cho tắc kè ăn, . 3 0-5 0 con tắc kè sinh sản. 6 Trong chuồng làm nhiều bọng tổ cho tắc kè trú ẩn. 7 Nếu không làm bọng tổ thì làm hộc gỗ cho tắc kè 8 Hộc gỗ chỉ dùng để cho tắc kè đẻ trứng. 9 Nuôi tắc kè không. nuôi tắc kè - Cơ sở nuôi tắc kè đồng ý cho tham quan - Bảo hộ lao động. 4. Hình thức tổ chức Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 3 - 6 người/nhóm. 5. Sản phẩm ứng dụng: Qui trình kỹ thuật nuôi tắc. cạnh cho tắc kè. 19 1m 2 nền chuồng có thể nuôi 3 0-5 0 con tắc kè thương phẩm. 20 Tắc kè thường ăn những con côn trùng đã chết. 2. Bài tập thực hành: Bài 1. Cách làm bọng tổ, làm kệ gỗ nuôi tắc kè

Ngày đăng: 29/06/2015, 11:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan