kỹ thuật
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Thực hành các thao tác kỹ thuật chọn và sử dụng thuốc điều trị bệnh
Bước 3: Chăm sóc, theo dõi vật bệnh sau khi tiêm
- Phòng bệnh: Dinh dưỡng đúng và đầy đủ; nước uống sạch và đầy đủ; mật độ nuôi hợp lý; kích thước tắc kè đồng đều; vệ sinh chuồng trại hàng ngày; che chắn chuồng khi điều kiện thời tiết bất lợi; theo dõi thường xuyên phát hiện con bệnh xử lý kịp thời
- Chọn thuốc gentamicin và ampiciline để trị bệnh đường tiêu hoá; baytril 0,5% để trị bệnh đường hô hấp
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUNI. Vị trí, tính chất của mô đun: I. Vị trí, tính chất của mô đun:
1. Vị trí
Mô đun Nuôi tắc kè sinh sản là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề “Nuôi rắn, kỳ đà, tắc kè”; được giảng dạy trước mô đun 07 và sau mô đun 05. Mô đun không thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.
2. Tính chất
Nuôi tắc kè sinh sản là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về chuồng trại, chọn con giống, chế biến thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng kiểm tra ấp nở trứng tắc kè, phòng và trị bệnh cho tắc kè; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị cần thiết.
II. Mục tiêu:
- Xác định được địa điểm, xây cất được chuồng trại, bố trí các phương tiện trong chuồng hợp lý
- Thực hiện được các bước công việc chọn giống, chế biến thức ăn đúng yêu cầu kỹ thuật
- Thực hiện được thao tác đúng theo qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, kiểm tra ấp nở, định bệnh và phòng trị bệnh cho tắc kè
- Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, trung thực