IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 4.1 Chuẩn bị chuồng trạ
4.4. Nuôi dưỡng chăm sóc
Bài tập thực hành 1: Chọn, pha chế, phun thuốc sát trùng chuồng trại nuôi
tắc kè
- Nguồn lực: trại thực nghiệm, cơ sở nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/nhóm), mỗi nhóm chọn một loại thuốc sát trùng, pha chế và phun thuốc - Thời gian: 30 phút/nhóm
- Phương pháp đánh giá: cho học viên chọn, pha chế thuốc và phun sát trùng
- Kết quả cần đạt được:
+ Chọn đúng thuốc sát trùng, pha chế đúng liều lượng + Phun sát trùng đúng cách
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các cơ sở chăn nuôi tắc kè. Học viên quan sát chọn, pha chế và phun thuốc sát trùng, đánh giá và đưa ra phương pháp thực hiện.
- Từng nhóm trình bày mô hình và phương án của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thao tác của học viên.
+ Đánh giá lựa chọn các hình thức thực hiện của từng nhóm.
Bài tập thực hành 2: Xem video và thảo luận về kỹ thuật nuôi tắc kè
- Nguồn lực: video kỹ thuật nuôi tắc kè
- Cách thức: chia học viên thành từng nhóm nhỏ (5 – 7 học viên/ nhóm)
- Thời gian hoàn thành: 1 giờ /nhóm
- Phương pháp đánh giá: quan sát học viên thảo luận và cho học viên viết thu hoạch.
- Kết quả cần đạt được: nêu được ưu và nhược điểm qui trình chăm sóc nuôi dưỡng tắc kè.
Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành tại các phòng thí nghiệm, lớp học. Học viên xem phim, ghi nhận lại quy trình
- Từng nhóm thảo luận hoàn chỉnh quy trình của mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và uốn nắn của giáo viên.
Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung quan sát được
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát của học viên. + Kiểm tra quá trình thảo luận của học viên. + Đánh giá quy trình hoàn chỉnh của từng nhóm.