Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết, nhằm giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề n
Trang 2TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
MÃ TÀI LIỆU: MH 01
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của nước ta trong thời gian tới Những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề cần thiết Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề,
“ Nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi”
Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc mô đun Kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề được tích hợp vào mô đun Kết cấu của chương trình gồm nhiều mô đun và môn học, mỗi
mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học
Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học
là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở cấp học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình
độ học vấn thấp Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên
Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo
sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề
Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
Nguyễn Đức Dương – Chủ biên Nguyễn Công Lý
Nguyễn Xuân Hùng
Trang 4MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
MỤC LỤC 3
Giới thiệu môn học 5
Chương 1: HỆ VẬN ĐỘNG 5
Mục tiêu: 6
A Nội dung 6
1 Bộ xương 6
2 Hệ cơ 12
B Câu hỏi và bài tập thực hành 14
C Ghi nhớ: 15
Chương 2: HỆ TIÊU HOÁ 15
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng 15
A Nội dung 15
1 Giải phẫu hệ tiêu hóa 15
2 Hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa 24
B Câu hỏi và bài tập thực hành 28
C Ghi nhớ: 30
Chương 3: HỆ TUẦN HOÀN 30
Mục tiêu: học xong chương này người học có khả năng: 30
A Nội dung 30
I Giải phẫu hệ tuần hoàn 30
II Hoạt động sinh lý hệ tuần hoàn 33
B Câu hỏi và bài tập thực hành 34
C Ghi nhớ: 36
Chương 4: HỆ HÔ HẤP 36
Mục tiêu: học xong chương này người học có khả năng 36
A Nội dung 36
I Giải phẫu hệ hô hấp 36
2 Họat động sinh lý hệ hô hấp 39
B Câu hỏi và bài tập thực hành 39
C Ghi nhớ: Trọng tâm của bài 41
Chương 5: HỆ TIẾT NIỆU – SINH DỤC 41
Mục tiêu: học xong chương này người học có khả năng 41
A Nội dung 41
I Giải phẫu hệ tiết niệu – sinh dục 41
2 Giải phẫu hệ sinh dục 43
II Hoạt động sinh lý hệ tiết niệu – sinh dục 49
2 Hoạt động sinh lý hệ sinh dục 50
B Câu hỏi và bài tập thực hành: 52
Trang 5C Ghi nhớ: Trọng tâm của bài 54
CHƯƠNG 6: HỆ THẦN KINH 54
Mục tiêu: học xong chương này người học có khả năng: 54
A Nộ dung: 54
I Giải phẫu hệ thần kinh 54
2 Hoạt động sinh lý hệ thần kinh 57
B Câu hỏi và bài tập thực hành 59
C Ghi nhớ: Trọng tâm của bài 60
HƯỚNG DẪN GIÁNG DẠY MÔ DUN 60
I Vị trí, ý nghĩa, vai trò môn học: 60
II Mục tiêu mô đun: Học xong môn học này người học có khả năng: 61
III Nội dung chính của mô đun 61
IV Hướng dẫn thực hiện bài thực hành 62
V Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 62
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 66
Trang 6MÔN HỌC GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NUÔI
Giới thiệu môn học
Giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo trình
độ sơ cấp nghề, nghề sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, được bố trí giảng dạy trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo
Môn học giới thiệu những nội dung cơ bản về vị trí, hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi Học xong môn học này người học có khả năng Trình bày được nội dung về vị trí, hình thái, cấu tạo và hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi Xác định được vị trí, hình thái cấu tạo đại thể của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi Thời gian giảng dạy môn học được thiết kế 44 giờ, trong đó lý thuyết 24 giờ, thực hành 16 giờ, kiểm tra 4 giờ
Phần thực hành gồm 6 chương: Hệ vận động, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ
hô hấp, hệ tiết niệu sinh dục và hệ thần kinh
Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ
sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết, nhằm giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nhận biết vị trí, cấu tạo,
hoạt động sinh lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi Các bài học trong môn
học được sử dụng phương pháp dạy học lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 30 % Vì vậy để học tốt môn học người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau;
- Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong môn học, trong
đó quan tâm đặc biệt đến thực hành về nhận biết vị trí, cấu tạo, hoạt động sinh
lý của các cơ quan trong cơ thể vật nuôi
- Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, giám nghĩ, giám làm và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi
Phương pháp đánh giá kết quả học tập môn học được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Trang 7Chương 1: HỆ VẬN ĐỘNG
Mục tiêu:
Học xong chương này người học có khả năng:
- Trình bày được hình thái, cấu tạo của bộ xương và cơ
- Mô tả được hoạt động sinh lý của xương, khớp xương và cơ
có thể cử động dễ dàng
- Xương mặt:
Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốc mũi, hốc miệng…) và các xoang Các xương dính liền tạo thành khối Xương hàm dưới khớp với xương thái dương của hộp sọ, tạo thành khớp toàn động duy nhất ở vùng đầu
1.2 Xương sống
- Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành Đốt sống cổ số 1 khớp với lồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía Phía sau các đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông , khum, đuôi
1.3 Xương sườn
- Xương sườn là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là thân
+ Đầu trên: Lồi tròn, khớp với đài khớp của đốt sống lưng cùng số
+ Đầu dưới: Đầu xương sườn nối tiếp với một đoạn sụn ngắn
Ở một số xương sườn, đoạn sụn này gắn lên mặt trên xương ức gọi là xương sườn thật
Xương sườn có các đoạn sụn nối liền tạo thành vòng cung sụn sườn (bên phải và bên trái) gọi là xương sườn giả
Ví dụ: Trâu bò có 8 đôi xương sườn thật và 5 đôi xương sườn giả
Ngựa có 8 đôi xương sườn thật, 10 đôi xương sườn giả
Lợn có từ 7 – 9 đôi xương sườn thật, từ 5 – 8 đôi xương sườn giả 1.4 Xương ức
Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sườn
Xương ức có một thân hai đầu, được tạo thành từ các đốt xương ức: bò, ngựa
có 7 đốt, lợn có 6 đốt nối với nhau bởi các đĩa sụn
Trang 8- Đầu trước: Gọi là mỏm khí quản (vì khí quản đi sát mặt trên của đầu trước) Hai bên có hai hố để khớp với đôi xương sườn số 1
- Đầu sau hay mỏm kiếm xương ức: là đốt ức cuối cùng, gần giống 1/2 hình tròn Sụn này rất mỏng và không cốt hóa thành xương được
- Lồng ngực: được tạo bởi phía trên là các đốt sống ngực, hai bên là các xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn, dưới là xương ức, phía trước là cửa vào lồng ngực, phía sau là cơ hoành Xoang ngực chứa tim, phổi, thực quản, khí quản và các mạch máu lớn của tim
1 Xương tràn, 2 Xương hàm trên, 3 Hố mắt, 4 Sừng, 5 Xương mũi, 6 Xương hàm dưới, 7 Lỗ cằm, 8 Đốt sống vùng cổ, 9 Đốt sống vùng lưng, 10 Đốt sống hông, 11 Xương khum, 12 Đốt sống vùng đuôi, 13 Xương sườn, 13a Xương sườn, 13b Xương sườn cuối, 14 Xương ức, 15 Xương bả vai, 16 Xương cánh tay, 17 Xương quay, 18 Xương trụ, 19 Xương cổ tay, 20 Xương bàn, 21 Xương ngón, 22a Xương cánh chậu 22b Xương háng, 22c Xương ngồi, 23 Xương đùi, 24 Xương bánh chè, 25a Xương chày, 25b Xương mác, 26 Xương sên, 27a Xương gót, 27b Xương hộp, 28 Xương bàn, 29 Xương ngón
Hình 1.1 : Bộ xương bò
Trang 91 Xương trán, 2 Xương hàm trên, 3 Hố mắt, 4 Nhánh nằm ngang, 4a Nhánh thẳng đứng xương hàm dưới, 5 Xương liên hàm, 6 Cột sống cổ, 7 Cột sống lưng, 8 Cột sống hông, 9 Xương khum, 10 Cột sống đuôi, 11 Xương sườn, 12 Xương ức, 13 Xương bả vai, 14 Xương cánh tay, 15 Xương quay, 16 Xương trụ, 17 Xương cổ tay, 18 Xương bàn tay, 19 Xương ngón, 20a Xương cánh chậu, 20b Xương háng, 20c Xương ngồi, 21 Xương cổ chân, 22 Xương bánh chè, 23 Xương chày, 24 Xương mác, 25 Xương cổ chân, 26 Xương bàn chân,
27 Xương ngón chân
Hình 1.2 : Bộ xương lợn
A Mặt trước, B Mặt nghiêng, C Mặt sau
Hình 1.3 : Đốt sống lưng
Trang 101 Mỏm gai, 2 Cung, 3 Mỏm ngang, 4 Mỏm vú, 5 Mỏm khớp trước, 6 Diện lõm trước đốt sống, 7 Đầu trước thân, 8 Lỗ sống, 9 Lỗ ngang, 10 Diện lõm sau đốt sống, 11 Đầu sau thân, 12 Mào dưới thân
Hình 1.4 : Xương sườn trái và xương ức phải
A Xương sườn: 1 Đầu trên, 2 Diện khớp với mỏm ngang đốt sống, 3 Củ sườn, 4 Cổ sườn, 5 Cạnh trước , 6 Thân, 7 Đầu dưới, 8 Sụn sườn, 9 Cạnh sau, 10 Rảnh sườn
B Xương ức: 1 Mỏm khí quản, 2 Thân, 3 Hố khớp với sụn sườn, 4 Mỏm kiếm, 5 sụn sườn
Hình 1.5 : Xương khum
A: Mặt bên ; B: Mặt dưới
A Mặt bên: 1 mỏm gai, 2 Mỏm khớp trước, 3 Mặt khớp, 4 Cánh khum, 5 Mỏm dưới cánh khung, 6 Mặt bên, 7 Lỗ trên khum, 8 Lỗ dưới khum, 9 Đỉnh khum, 10 Mẻ sau xương khum
B Mặt dưới: 1 Mặt khớp, 2 Mỏm dưới đáy khum, 3 Cánh khum, 4 Lỗ dưới khum, 5 Đường ngang (nối giữa các đốt khum), 6 Mặt chậu, 7 Mẻ sau xương khum, 8 Đỉnh khum
Trang 11- Xương cánh tay: là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu
+ Đầu trên to, phía trước nhô cao, phía sau lồi tròn gọi là lồi cầu để khớp với
hố lõm đầu dưới của xương bả vai
+ Đầu dưới nhỏ hơn, phía trước có các lồi tròn, khớp với đầu trên xương quay
+ Thân trơn nhẵn, mặt ngoài có mấu lồi là u delta dưới đó là rãnh xoắn Xương cánh tay nằm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau
- Xương cẳng tay: gồm hai xương là xương quay và xương trụ
+ Xương quay: tròn hơn nằm ở phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi về phía trước
+ Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngoài xương quay, đầu trên có mỏm khuỷu, phần dưới thon nhỏ kéo dài đến nửa xương quay ở ngựa, hay đến đầu dưới xương quay ở trâu, bò lợn
- Xương cổ tay (xương cườm): gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và xương bàn tay
Ở lợn, ngựa: hàng trên có bốn xương từ ngoài vào trong là xương đậu, xương tháp, xương bán nguyệt, xương thuyền Hàng dưới có bốn xương là xương mấu, xương cả, xương thê và xương thang
- Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc Ngựa có 1 xương bàn chính, một xương bàn phụ rất nhỏ Trâu bò có hai xương bàn chính dính làm một chỉ ngăn cách bởi một rãnh dọc ở mặt trước, có 1 – 2 xương bàn phụ Lợn có bốn xương bàn
- Xương ngón: ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt quán và đốt móng Trâu bò có hai ngón mỗi ngón có ba đốt và hai ngón phụ có 1 – 2 đốt Lợn có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt
1.5.2 Xương chi sau
Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân
- Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớp với nhau ở phía dưới bởi khớp bán động hang và bán động ngồi Ở phía trên xương chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa các cơ quan tiết niệu, sinh dục Mỗi xương chậu gồm ba xương tạo thành:
+ Xương cánh chậu: nằm ở phía trước và phía trên xương háng và xương ngồi Phía trước hình tam giác hơi lõm là nơi bám của khối cơ mông Góc trong
Trang 12giáp với xương khum là góc mông, góc ngoài là góc hông góp phần tạo ra hai lõm hông hình tam giác ở trên và sau bụng con vật
Phía sau xương cánh chậu cùng với xương háng, xương ngồi hợp thành một
hố lõm sâu gọi là ổ cối để khớp với chỏm khớp ở đầu trên xương đùi
+ Xương háng: hai xương háng nhỏ nằm dưới xương cánh chậu, khớp nhau bởi khớp bán động háng, hai bên khớp có hai lỗ bịt
+ Xương ngồi: hai xương ngồi nằm sau xương háng, khớp nhau bởi khớp bán động ngồi ở giữa, từ đó kéo dài về phía sau thành hai u ngồi
- Xương đùi: là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới,
từ sau ra trước, có một thân và hai đầu
+ Đầu trên to, phía ngoài nhô cao là mẩu động lớn, phía trong là chỏm khớp hình lồi cầu, khớp vào ổ cối của xương chậu
+ Đầu dưới nhỏ, phía trước có ròng rọc để khớp với xương bánh chè Phía sau là hai lồi cầu để khớp với xương chày
+ Thân tròn, trơn, trên to, dưới nhỏ
- Xương cẳng chân:
+ Xương chày: là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu Đầu trên to, chính giữa nhô cao là gai chày ngăn cách gò ngoài và gò trong Đầu dưới nhỏ có hai rãnh song song để khớp với xương sen của cổ chân Thân có ba mặt, hai mặt bên ở phía trước gặp nhau ở mào chày bị uốn cong Mặt sau giống hình chữ nhật nho lên các đường xoắn để cơ kheo bám vào
+ Xương mác: là xương nhỏ giống cái trâm cài đầu, nằm ở phía ngoài đầu trên xương chày Ở trâu bò xương mác thoái hóa chỉ là một mấu nhỏ ngắn, ở lợn kéo dài bằng xương chày
+ Xương bánh chè: là một xương nhỏ mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa xương đùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối
- Xương cổ chân: tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 – 3 hàng và 5 – 7 xương
Trang 132 Hệ cơ
2.1 Vị trí, cấu tạo của cơ vân
+ Vị trí của cơ vân:
- Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động Khi cơ co sinh ra công và lực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong không gian
-Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật
- Cơ vân tạo nên 36 – 45% trọng lượng cơ thể, là nguồn (thịt) thực phẩm quan trọng nhất
- Khi cơ co một phần năng lượng chuyển thành nhiệt tạo nên thân nhiệt ổn định của cơ thể
+ Cấu tạo của cơ vân:
Cắt ngang một cơ ta thấy các
phần cấu tạo sau:
- Màng bọc ngoài: là tổ chức sợi
liên kết màu trắng bọc ngoài phần thịt
- Trong là nhiều bó cơ: mỗi bó chứa
nhiều sợi cơ được bao bọc bởi màng
bọc trong Mỗi sợi cơ do nhiều tế bào
Hình1.6 : Xương chậu mặt trên
1 Hố cánh chậu, 2 Thân xương cánh chậu, 3 Cạnh trước, 4 Cạnh bên, 5 Mẻ hông lớn, 6 Góc hông, 7 Góc mông, 8 Nhánh trước khớp ổ cuối thuộc xương háng, 9 Nhánh sau, 10 Xương ngồi, 11 Mẻ hông nhỏ, 12 U ngồi, 13 Thân xương ngồi, 14 Nhánh xương ngồi (tạo thành khớp bán động ngồi), 15 Mào trên ổ cối, 16 Ổ cối, 17 Rãnh bám gân, 18 Lỗ bịt
Trang 14Khi con vật không vận động nhưng một số cơ vân vẫn luôn ở trọng trạng thái co rút nhất định, gọi là sự cường cơ, vì vậy mà các bộ phận của cơ thể có thể nghỉ ngơi một cách tương đối Tính cường cơ do thần kinh vận động điều khiển, nhờ vậy cơ thể giữ được hình dạng nhất định và duy trì được thân nhiệt 2.2.3 Tính cảm ứng
Khi bị kích thích cơ sẽ phản ứng lại bằng cách co rút, tức là cơ chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái hưng phấn Các tác nhân kích thích có thể là:
- Kích thích cơ học: sự châm chích, va đập…
- Kích thích nhiệt: nóng, lạnh…
- Kích thích hóa học: tác dụng của các chất hóa học axit, bazơ…
- Kích thích điện: do tác dụng của dòng điện một chiều hoặc xoay chiều…
- Kích thích sinh lý: Các yếu tố kích thích vào cơ quan cảm giác như mắt, mũi, tai…
2.2.4 Sự mệt mỏi của cơ
Cơ cũng như các cơ quan tổ chức khác, sau một thời gian dài làm việc sẽ trở nên mệt mỏi Vì cơ đã sử dụng hết năng lượng và các chất dinh dưỡng, đồng thời sản sinh ra CO2 và axit lactic
Các chất này tích tụ trong cơ làm đông vón các protein nên cơ co cứng lại,
do đó co rút yếu dần Axit lactic tác động vào đầu mút thần kinh làm cho cơ nhức mỏi
2.2.6 Nguồn năng lượng của cơ
Năng lượng của cơ có được do quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng ở trong cơ (do mạch máu mang đến) Sự biến đổi các chất này (chủ yếu là glycogen) sẽ sinh ra các chất đơn giản hơn và giải phóng ra năng lượng
Như vậy, khi cơ co rút sẽ sinh ra năng lượng dưới dạng công, nhiệt, điện năng Trong phản ứng trên 1/4 năng lượng sinh ra để co cơ còn 3/4 năng lượng sinh ra nhiệt Vì thế, khi vận động hoặc lao động cơ thể sẽ nóng lên
- Vận động chạm đất: là các vận động nằm, đứng dậy, đứng thẳng, nhảy khi giao phối, tất cả các vận động trên đều chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) và là những phản xạ liên hoàn phức tạp
- Di động trên mặt đất bao gồm các vận động thay đổi vị trí trong không gian như đi, chạy, nhảy…
- Đi: là chuỗi phản xạ phức tạp Khi đi các chi trước và chi sau của hai bên phải, trái phối hợp vận động chéo nhau theo một trình tự nhất định, mà cụ thể là: Trong khi chân trước trái và chân sau phải chống đỡ thể trọng cơ thể thì chân trước phải và chân sau trái bước về phía trước, sau đó đổi ngược lại Nhờ đó mà toàn thân di chuyển được về phía trước Như vậy bước đi có hai giai đoạn: giai đoạn chống đỡ và giai đoạn bước lên trước
Trang 15- Đi nhanh: giống như đi, song tần số vận động tăng, thời gian thực hiện mỗi giai đoạn ngắn hơn
- Chạy: khi chạy hai chân trước hoặc hai chân sau đồng thời vận động
- Nhảy: động tác nhảy chia làm 4 giai đoạn: chạy, rời mặt đất, vượt và tiếp đất Khi bắt đầu thì hai chân trước rời mặt đất, đầu, mình, hai chân sau thẳng sau
đó bay bổng lên vượt qua chướng ngại vật Khi tiếp đất đầu ngẩng lên trên, chân duỗi thẳng để chống đỡ sức nặng cơ thể
B Câu hỏi và bài tập thực hành:
I Câu hỏi
1, Mô tả cấu tạo bộ xương gia súc
2, Trình bày cấu tạo cơ vân gia súc
3, Trình bày tính đàn hồi, tính cường cơ, tính cảm ứng và tính mỏi mệt của cơ vân
4, Mô tả các loại hình vận động ở gia súc
- Tiêu bản bộ xương trâu, bò, lợn
- Tranh ảnh về hình thái cấu tạo xương
+ Thời gian hoàn thành: 2 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vị trí, cấu tạo của xương đầu, xương sống, xương sườn, xương ức và xương chi trâu, bò, lợn
Trang 16Bài 2: Nhận biết vị trí, cấu tạo cơ vân gia súc
+ Mục đích:
Xác định được vị trí, cấu tạo cơ vân trên cở thể gia súc
+ Nội dung:
- Nhận biết vị trí, hình thái cơ vân trên cơ thể gia súc
- Tính đàn hồi và tính cảm ứng của cơ vân
+ Thời gian hoàn thành: 2 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vị trí, cấu tạo của cơ vân trên tiêu bản và động vật thí nghiệm
C Ghi nhớ:
- Phân biệt cấu tạo đốt sống cổ, lưng, hông, khum ở gia súc
- Hoạt động cơ vân do thần kinh trung ương chỉ đạo
- Cơ vân là nơi tiêm thuốc vào cơ thể con vật khi điều trị bệnh cho gia súc
Chương 2: HỆ TIÊU HOÁ
Mục tiêu:
Học xong chương này người học có khả năng
- Trình bày được giải phẫu hệ tiêu hóa vật nuôi
- Xác định được vị trí, cấu tạo và hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa
+ Môi: gồm môi trên và môi dưới gặp nhau ở mép Xung quanh môi có lông xúc giác Dê và ngựa có môi dài, linh hoạt dễ cử động, dùng để lấy thức ăn
Trang 17+ Má: Má kéo dài từ hàm trên xuống hàm dưới và taọ thành mặt bên của xoang miệng Má đẩy thức ăn vào giữa hai mặt răng khi nhai Ở loài nhai lại, niêm mạc má có những gai thịt nhọn hướng vào bên trong
+ Vòm khẩu cái (khẩu cái cứng): là phần ngăn cách giữa xoang mũi (ở trên)
và xoang miệng (ở dưới), nằm sau môi trên, giữa hai hàm trên Cấu tạo là mô sợi
bị sừng hóa Ở chính giữa có đường sọc dọc, hai bên là 15 – 20 gờ ngang Vòm khẩu cái làm điểm tựa cho lưỡi khi nuốt
+ Màng khẩu cái (khẩu cái mềm): là màng mỏng giống đầu lá cây do niêm mạc khẩu cái tạo thành, nằm ngăn cách giữa miệng (ở trước) và yết hầu ở phía sau Màng này hạ xuống khi thở, uốn cong lên trên về phía sau để đóng kín đường lên mũi khi nuốt
+ Lưỡi: Lưỡi giống một hình khối tháp dẹp nằm trong miệng giữa hai xương hàm dưới Lưỡi chia làm hai phần và ba mặt:
- Gốc lưỡi ở phía sau được gắn chặt vào xương lưỡi trước yết hầu
- Thân và đỉnh lưỡi ở phía trước có thể cử động tự do
- Mặt lưng lưỡi (ở trên) phủ bởi niêm mạc có 4 loại gai: gai hính sợi để xúc giác, gai hình nấm, gai hình đài và gai hình lá làm nhiệm vụ vị giác Hai bên mặt lưỡi trơn nhẵn có các gai nhọn là nơi đổ ra của ống dẫn nước bọt của tuyến dưới lưỡi
- Cấu tạo: lưỡi chính là một khối cơ gồm nhiều bó sợi sắp xếp theo nhiều chiều hướng khác nhau khó tách rời
- Tác dụng: lấy thức ăn (ở trâu bò), và đưa thức ăn vào thực quản và phát ra
khỏe, nhọn, dùng để xé thức ăn Loài
nhai lại không có răng nanh Một số
loài chỉ có con đực có răng nanh
- Răng hàm: Chia thành răng hàm
trước (HT) và răng hàm sau (HS), có 2
– 3 chân răng cắm vào trong xương
hàm Chức năng của răng hàm là
nghiền nát thức ăn
Hình thái và cấu tạo răng:
Mỗi răng chia làm 3 phần: vành, cổ
và chân răng
+ Vành răng là phần trắng nhô ra
ngoài xương hàm
+ Cổ răng là phần tiếp giáp xương
hàm được lợi ôm lấy chân răng (rễ
răng) cắm vào trong xương hàm, bên
Trang 18trong chứa tủy răng Hình 2.1 Cấu tạo răng gia súc
+ Răng được cấu tạo bởi: ngà răng giống như xương chắc Men răng cứng nhất bao bọc bằng ngà răng làm răng trắng bóng Vỏ răng giống như xi măng nằm ở kẽ hai răng Tủy răng nằm trong ống tủy ở chân răng chứa mạch máu, 1.2 Hầu
Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫn thức ăn từ miệng xuống thực quản
- Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hoành
- Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành, thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổ vào đầu trái dạ dày
- Cơ thực quản: lớp cơ ở thực quản khác nhau tùy loại gia súc
1 Lưỡi, 2 Tuyến nước bọt dưới lưỡi, 3 Xương hàm dưới, 4 Thanh quản, 5 Yết hầu, 6 Khí quản, 7 Thực quản, 8 Túi mật, 9 Ống mật chủ, 10 Gan, 11 Dạ tổ ong, 12 Lỗ thượng vị, 13 Dạ lá sách, 14 Dạ múi khế, 15 Không tràng, 16 Kết tràng gấp hình lá bún, 17 Manh tràng, 18 Trực tràng, 19 Đầu sau túi phải dạ
cỏ, 20 Kết tràng, 21 Túi trái dạ cỏ, 22 Tá tràng, 23 Tuyến tụy, 24 Rốn gan
Hình 2.2 : Sơ đồ toàn bộ bộ máy tiêu hóa của bò
Trang 19Ở ngựa: đoạn cổ và nửa trước đoạn ngực là cơ vân, nửa sau đoạn ngực và đoạn bụng là cơ trơn
Ở lợn: đoạn cổ và ngực là cơ vân, đoạn bụng là cơ trơn
Ở trâu bò, chó, mèo suốt chiều dài đều là cơ vân
1.4 Dạ dày
Dạ dày là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hóa Tùy loài gia súc khác nhau dạ dày có hình thái, cấu tạo và chức năng khác nhau Dạ dầy ở gia súc gồm hai loại dạ dày: Dạ dầy đơn ( người, lợn, chó, mèo…) và dạ dày kép (trâu, bò,
6 – 12 Dạ dày có hai đầu, hai cạnh và hai mặt
- Đầu trái dạ dày thông với thực quản ở lỗ thượng vị
- Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị
- Cạnh trên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau gan) và mặt sau cơ hoành
- Cạnh dưới là đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng
1 Lỗ thượng vị, 2 Túi mù, 3 Niêm mạc khu thực quản (khung tuyển), 4 Khu thượng vị, 5 Khu thân vị, 6 Khu hạ vị, 7 Lỗ hạ vị, 8 Tá tràng, 9 Đường cong nhỏ, 10 Đường cong lớn, 11 Đầu trái, 12 Đầu phải
Trang 201 Túi trái dạ cỏ, 1a Đầu sau, 2 Túi phải dạ cỏ, 2a Đầu trước, 3 Buồng trứng,
4 Sừng tử cung, 5 Thân tử cung, 6 Âm đạo, 7 Trực tràng, 8 Bóng đái, 9 Vú,
10 Dạ tổ ong, 11 Tim, 12 Thực quản, 13 Cơ hoành, 14 Phổi
- Cấu tạo: gồm 3 lớp: lớp ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là niêm mạc, không có tuyến tiết dịch
- Chức năng: là nơi chứa thức ăn tạm thời (rơm, cỏ…), thức ăn được lên men nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ trở nên mềm dễ tiêu hóa
+ Dạ tổ ong:
- Là túi nhỏ như quả bưởi nằm dưới bên trái dạ cỏ, sau cơ hoành trên mỏm kiếm xương ức, khoảng sụn sườn 6 – 8 bên trái Có rãnh thực quản chạy qua, phía trước thông với dạ cỏ, phía sau thông với dạ lá sách
Hình 2.4 : Xoang bụng bò bên trái
Trang 21- Cấu tạo gồm 3 lớp: ngòai là tương mạc, giữa là lớp cơ trợn trong là niêm mạc, bề mặt của niêm mạc có nhiều gấp nếp hình đa giác giống tổ ong
- Chức năng của dạ tổ ong là sàng lọc ngoại vật và ợ đẩy thức ăn lên miệng nhai lại
1 Thực quản, 2 Tủi phải dạ cỏ, 3 Mặt thành, cạnh dưới túi phải, 4 Cạnh dưới túi phải, 5 Đầu trước túi phải, 6 Đầu sau, 7 Rãnh dọc, 8 Mặt trên túi trái, 9 Mặt trên túi phải, 10 Rãnh ngang, 11 Dạ tổ ong, 12 Dạ lá sách, 13 Đầu trước
dạ múi khế, 14 Thân múi khế, 15 Đầu sau dạ múi khế, 16 Tá tràng
+ Dạ lá sách:
Túi lớn thứ hai, tròn to như quả bóng, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải
dạ cỏ, khoảng giữa xương sườn thứ 7 – 10 bên phải
- Cấu tạo có 3 lớp: ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn, trong cùng là lớp niêm mạc, trên niêm mạc có các gấp nếp mỏng hình trăng lưỡi liềm (giống trang sách) xếp lại với nhau theo trật tự nhất định
- Dạ có 2 lỗ: một lỗ thông với dạ tổ ong, một lỗ thông với dạ múi khế
- Chức năng: nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại thành những lớp mỏng nhuyễn đưa xuống dạ múi khế
+ Dạ múi khế:
- Là dạ dày tiêu hóa hóa học Giống quả bí đao, dung tích 8 – 20 lít Nằm dưới
và sau dạ lá sách trên đường thẳng giữa bụng nối từ xương ức đến háng trong khoảng xương sườn số 9 – 13 Có hai lỗ thông: lỗ trước thông với dạ lá sách, lỗ sau (lỗ hạ vị) thông với tá tràng của ruột non
Niêm mạc: chia làm 3 khu: khu thượng vị có tuyến tiết dịch nhày, phần thân
là khu thân vị niêm mạc màu hồng tạo thành 10 -15 nếp gấp dọc nhô cao giống như múi quả khế, có tuyến tiết dịch chứa men tiêu hóa, khu hạ vị có tuyến hạ vị tiết axit HCl
Hình 2.5 : Dạ dày bò
Trang 221.5 Ruột
1.5.1.Ruột non
Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến van hồi manh tràng Ở bò ruột non dài khoảng 30 – 40 m, đường kính 3 – 5 cm Ruột non lợn dài từ 10 – 12 m, đường kính 1 – 2 cm
Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:
- Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 – 1.5 m thường bẻ cong hình chữ S (lợn, ngựa) hoặc hình chữ U (bò) gọi là quai tá tràng Trên niêm mạc
tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật và ống dẫn tụy
1 Thùy trái gan, 1a Thùy giữa gan, 2 Không tràng, 3 Manh tràng, 4 Đoạn đầu kết tràng, 5 và 5a Kết tràng hình xoắn ốc, 6 Trực tràng, 7 Thận trái, 8 Bóng đái, 9 Tử cung, 10 Âm đạo, 11 Phổi trái, 12 Bao tim, 13 Cơ hoành, 14 Hạch lâm ba, 15 Bẹn nông
- Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày sát lõm hông trái (lợn), ở bò nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải
- Hồi tràng: dài từ 50 – 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già Nó lồi vào bên trong lòng manh tràng gọi là van hồi – manh tràng
- Hình thái: ruột non có 2 đường cong:
+ Đường cong lớn tròn, trơn, tự do
+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào Màng treo ruột là nơi cho mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất dinh dưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba
- Cấu tạo:
Hình 2.6 : Xoang bụng lợn bên trái
Trang 23Ngoài là lớp tương mạc
Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa
Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với thức ăn Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các men tiêu hóa: đạm, mỡ và bột đường…
- Chức năng: ruột non tiêu hóa hóa học, phân giải thức ăn thành những chất đơn giản nhất, hấp thụ qua các tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết
1 Túi phải dạ cỏ, 2 Dạ múi khế, 3 Tá tràng, 4 Không tràng, 5 Hồi tràng, 6 Manh tràng, 7 Đoạn đầu kết tràng, 8 Kết tràng hình lá bún, 9 Kết tràng trôi,
10 Trực tràng, 11 Gan, 12 Túi mật, 13 Tuyến tụy, 14 Bóng đái, 15 Thận phải, 16 Niệu đạo, 17 Tử cung, 18 Âm đạo, 19 Âm hộ, 20 Vú, 21 Động mạch chủ sau, 22 Tĩnh mạch chủ sau, 23 Cơ hoành
+ Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn, trong xoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái, niệu đạo (ở con đực)
+ Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp:
Hình 2.7 : Xoang bụng, xoang chậu bò (bên trái)
Trang 24Ngoài là lớp tương mạc, giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc Trong cùng là lớp niêm mạc niêm mạc ruột già không có gấp nếp dọc, không có lông nhung nhưng có nhiều nang bạch huyết
- Chức năng: chủ yếu là tái hấp thu nước và ép phân thành khuân đưa ra ngoài
1.6 Các tuyến tiêu hóa
1.6.1.Tuyến nước bọt
Gia súc có 3 đôi tuyến nước bọt đều ở vùng đầu, tiết ra nước bọt theo các ống dẫn đổ vào xoang miệng làm mềm thức ăn
- Tuyến dưới tai: là tuyến hình tháp lộn ngược màu vàng nhạt nằm dưới tai
và dọc theo cạnh sau nhánh đứng xương hàm dưới
- Tuyến dưới hàm: nằm dưới tuyến dưới tai, kéo dài theo nhánh nằm ngang hàm dưới về trước Ống dẫn nước bọt vào xoang miệng ở sau các răng cửa hàm dưới
- Tuyến dưới lưỡi: nhỏ hơn hai tuyến trên, gồm hai thùy nằm chồng lên nhau
ở dưới thân lưỡi có nhiều ống dẫn nước bọt đổ ra hai hàng gai thịt ở mặt bên của lưỡi và cửa hàm dưới Nước bọt gia súc có chứa men tiêu hóa tinh bột
1.6.2 Gan
Là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ
thể, nằm trong xoang bụng sau cơ
Mặt sau sát dạ dày, chứa rốn gan
nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh
mạch cửa và thần kinh, các hạch lâm
ba và ống dẫn mật
Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ
sau và thực quản đi qua
Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ
chia gan thành nhiều thùy Hình 2.8: Cấu tạo đại thể của gan
Ở ngựa gan có 5 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ Không có túi mật
Ở bò: gan bò rất dày phân thùy không rõ ràng, gồm 4 thùy: thùy trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ Túi mật dính vào thùy vuông
Ở lợn, chó: gan chia làm 6 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa phải, thùy phải và thùy phụ Túi mật nằm sau thùy giữa phải
- Cấu tạo
Mặt ngoài gan được bao bọc bởi màng sợi rất mỏng Màng này chui vào trong nhu mô gan tạo thành các vách ngăn phân chia thành các thùy, tiểu thùy gan
Trang 25- Chức năng:
Tiết ra mật đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn
Khử độc, tiêu diệt vi khuẩn bảo vệ cơ thể
Gan là nơi dự trữ đường glucose dưới dạng glycogen
Dự trữ máu cho cơ thể
Gan tiết ra chất chống đông máu
Tạo máu (sinh hồng cầu) ở thời kỹ bào thai
16.3.Tuyến tụy
Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá tràng (chữ S hoặc U)
+ Chức năng: có hai chức năng:
- Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức
ăn
Hình 2.9: Cấu tạo giải phẫu tuyến tụy
- Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm:
* Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữ ở gan thành đường glucose tự do đi vào máu đưa đến các mô bào
* Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan
2 Hoạt động sinh lý hệ tiêu hóa
Quá trình này xảy ra trên khắp các đoạn của ống tiêu hóa nhằm lấy thức ăn,
biến đổi, phân giải thức ăn thành các chất đơn giản dễ hấp thu
2.1.Tiêu hóa ở miệng
Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nhai lại, nuốt
+ Cách lấy thức ăn, nước uống: tùy từng loài gia súc mà có cách lấy thức ăn
và nước uống khác nhau
Trang 26- Lợn dùng mõm cứng (hàm trên) cày dũi đất tìm kiếm thức ăn, dùng hàm dưới, lưỡi đưa thức ăn vào miệng
-Trâu bò: lưỡi cứng, nhám dùng để vơ cỏ, rơm đưa vào miệng, sau đó ngậm miệng cắt đứt cỏ
- Ngựa: môi trên và dưới dài, mềm mại dễ cử động Ngựa dùng hai môi trên
để lấy thức ăn, các răng cửa để cắt đứt thức ăn
- Dê, cừu: lấy thức ăn giống ngựa và môi trên có khe hở giúp gậm được cỏ ngắn hơn
- Chó: lấy thức ăn bằng răng cửa, xé bằng răng nanh, dùng lưỡi hắt nước vào miệng
30 – 60 phút động vật lại tiếp tục nhai lại Một ngày đêm trâu bò nhai lại từ 6 – 8 lần Bê, nghé đã ăn cỏ khoảng 16 lần, tổng thời gian nhai lại khoảng 7 giờ
- Đặc điểm tuyến nước bọt:
Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi gia giúc ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết
ít hơn
Số lượng và tính chất nước bọt phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính chất của thức ăn Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn Lợn một ngày đêm tiết ra 15lít, ngựa 40lít, trâu bò 60lít
Cơ yết hầu co rút đẩy thức ăn rơi xuống thực quản
2.2 Tiêu hóa ở dạ dày
2.2.1.Tiêu hóa ở dạ dày đơn
Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học
+ Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn
và thấm đều vào dịch vị, do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến Sau đó nó được đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ
vị
Trang 27+ Tiêu hóa hóa học:
Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ dầy đơn nhờ men tiêu hóa có trong dịch vị
do tuyến dạ dầy tiết ra Thức ăn đạm (Protein) dưới tác dụng của men pép xin thành các dạng đơn giản Am bu mo và po li pép tít Mỡ trong dạ dầy hầu như chưa được tiêu hóa do men tiêu hóa chưa hoạt động
2.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày kép
+ Tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ:
- Tiêu hóa cơ học: nhờ nhu động của dạ cỏ thức ăn được nhào trộn giúp cho
hệ vi sinh vật có trong dạ cỏ lên men sinh hơi để tiêu hóa thức ăn
- Tiêu hóa học:
Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ cỏ chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật: gồm thảo phúc trùng, vi khuẩn và nấm Chúng theo thức ăn vào dạ cỏ gặp điều kiện yếm khí (không có oxy) môi trường kiềm và độ ẩm, nhiệt đột thích hợp sinh sôi phát triển Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất sau:
* Tiêu hóa tinh bột và đường:
Tinh bột dưới tác dụng của men do vi sinh vật tiết ra sẽ phân hủy thành đường đơn ( glucoza ) được vi sinh vật sử dụng một phần, phần còn lại được cơ thể trâu, bò hấp thu
* Tiêu hóa chất xơ:
Chấy xơ ( cỏ, rơm, rạ) dưới tác dụng của men tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật tiết ra, được phân giải thành a xít béo bay hơi, khí các bon níc (CO2) và khí mê tan (CH4)
Axit béo bay hơi như axit a xê tic, pờ rô pi ô níc, bu ty ric được thấm qua thành dạ cỏ rồi vào máu đến gan và các mô bào của trâu bò là nguồn cung cấp năng lượng cho trâu bò hoạt động
* Tiêu hóa chất đạm (Protein): protein trong thức ăn được vi sinh vật phân giải thành Po li pép tít, di pép tít, axit a min và A mô ni ác (HN3) dùng cho bản thân chúng Khi xuống dạ múi khế, vi sinh vật được tiêu hóa thành nguồn protein cho trâu, bò
Vi sinh vật tổng hợp được vitamin nhóm B, vitamin K được vật chủ (trâu, bò) sử dụng
Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ của vi sinh vật, tạo ra khí CO2, CH4 các khí này được thoát ra ngoài nhờ phản xạ ợ hơi của con vật, vì một lý do nào
đó hơi không thoát ra mà tích lại trong dạ cỏ sẽ gây bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò
+ Tiêu hóa ở dạ tổ ong: là nơi vận chuyển, sàng lọc thức ăn, chứa thức ăn lỏng
+ Tiêu hóa ở dạ lá sách: là nơi nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại để chuyển xuống dạ múi khế Phần mềm lỏng xuống trước, phần khô cứng tiếp tục được nghiền ép ở dạ lá sách, nước, axit được hấp thu mạnh
+ Tiêu hóa ở dạ múi khế: được coi là dạ dày chính thức của loài nhai lại, làm chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học như dạ dày đơn
2.3 Tiêu hóa ở ruột non
2.3.1.Tiêu hóa cơ học
Trang 28Nhờ nhu động của ruột non, thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ, trộn đều với dịch ruột, dịch tụy, dịch mật và được di chuyển trong ruột non để tiêu hóa hóa học trước khi chuyển xuống ruột già
2.3.2.Tiêu hóa hóa học
Thức ăn (chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày) xuống ruột non dưới tác động của các men tiêu hóa có trong dịch mật, dịch tụy, dịch ruột sẽ phân giải hoàn toàn thành các chất đơn giản nhất để hấp thu qua niêm mạc ruột, vào máu
đi nuôi cơ thể
+ Dịch mật:
Dịch mật do tê bào gan tiết ra liên tục được tích trữ trong túi mật, theo ống dẫn mật đổ vào tá tràng 10 – 15 phút trước khi ăn Ở ngựa, chuột, lạc đà, bồ câu không có túi mật thì theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng
Dịch mật hơi nhớt, vị đắng, màu vàng sẫm ở gia súc ăn cỏ, vàng xanh ở gia súc ăn thịt do sắc tố mật tạo nên
Tác dụng:
- Kích thích ruột nhu động
- Trung hòa axit trong thức ăn từ dạ dày xuống
- Cắt mỡ thành các hạt nhỏ (nhũ tương hóa mỡ) để men tiêu hóa mở (lipaza) tác động có hiệu quả
- Làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa mỡ, bột đường, chất đạm có trong dịch ruột
- Tăng hấp thu mỡ trong ruột non
+ Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra được đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn Trong dịch tụy chứa nhiều men tiêu hóa chất đạm Tờ ríp xin, ki mô tờ ríp xin, men tiêu hóa chất bột đường Sác ca rô za và men tiêu hóa mỡ li pa za
+ Dịch ruột do tuyến ruột tiết ra, chứa nhiều men tiêu hóa chất đạm, chất bột đường và mỡ
+ Kết quả tiêu hóa ở ruột non
Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hóa hoàn toàn thành những chất đơn giản nhất cơ thể có thể sử dụng được cụ thể Chất đạm (protein) dưới tác dụng của men tiêu hóa (tripxin và kimotripxin) thành a xít amin Chất bột đường dưới tác dụng của men Amilaza thành đường đơn Glucoza Chất mỡ dưới tác dụng của mên tiêu hóa lipaza thành a xít béo và glyxezin Những chất này tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡng chấp được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu để đi nuôi cơ thể Chất cặn bã được đưa xuống ruột già, tại đây nước được ruột già hấp thu, chất cặn bã được đóng khuân trước dưa ra ngoài qua hậu môn 2.4 Quá trình hấp thu
2.4.1.Cơ quan hấp thu
Suốt chiều dài ống tiêu hóa chỉ có 3 cơ quan hấp thu là dạ dày, ruột non và ruột già
- Dạ dày: dạ dày đơn hấp thu nước, rượu là chủ yếu, một ít đường glucose và khoáng, lí do vì chất nhày muxin phủ kín niêm mạc dạ dày
Dạ dày loài nhai lại ngoài các chất trên còn hấp thu được axit béo bay hơi
- Ruột non: là cơ quan hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng của cơ thể vì:
Trang 29Niêm mạc có nhiều nếp gấp làm tăng diện tích tiêu hóa hấp thu
Niêm mạc tạo thành các lông nhung được phủ bởi tế bào biểu mô có vi nhung tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn
Chính giữa lông nhung có động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dễ dàng tiếp nhận các chất từ tế bào biểu mô thấm vào
- Ruột già: ruột già hấp thu được nước, muối khoáng, glucose, axit béo bay hơi khí CH4 , H2S
Quá trình tiêu hóa, hấp thu ở gia súc chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:
- Tình trạng sức khỏe của con vật: vật khỏe mạnh, không có tổn thương bệnh
lý đường tiêu hóa sẽ tiêu hóa, hấp thu tốt
- Chất lượng thức ăn và kỹ thuật chế biến tốt
- Thành lập các phản xạ có điều kiện khi cho ăn sẽ tăng tính thèm ăn, kích thích tiết dịch.như; Ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ khẩu phần, đủ chất dinh dưỡng
có thời gian nghỉ ngơi hợp lý
B Câu hỏi và bài tập thực hành:
I Câu hỏi:
1, Trình bày vị trí, cấu tạo xoang miệng và các bộ phận trong xoang miệng gia súc
2 Trình bày vị trí, cấu tạo và chức năng sinh lý thực quản gia súc
3 Trình bày vị trí, cấu tạo và tiêu hóa thức ăn ở dạ dầy đơn
4 Trình bày vị trí, cấu tạo và tiêu hóa thức ăn ở ruột non
5 Trình bày quá trình hấp thu và vận chuyển thức ăn ở đường tiêu hóa
Trang 30- Tuyến tụy
+ Nguồn lực
- Tranh ảnh, mô hình về vị trí, hình thái, cấu tạo hệ tiêu hóa lợn
- Tiêu bản ngâm formol
- Lợn thí nghiệm
+ Cách thức tổ chức:
- Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể: xoang miệng, hầu, thực quản, dạ dầy, ruột, gan và tuyến tụy lợn trên tiêu bản và động vật thí nghiệm, học viên quan sát
- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tiêu bản, tranh ảnh và trên cơ thể động vật thí nghiệm về vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể hệ tiêu hóa lợn Giáo viên theo dõi và sửa lỗi trong quá trình thực hiện của học viên
+ Thời gian hoàn thành: 2 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vị trí, hình thái, cấu tạo xoang miệng, hầu, thực quản, dạ dầy, ruột, gan, tuyến tụy trên tiêu bản, động vật thí nghiệm
Bài 2: Nhận biết vị trí, hình thái, cấu tạo dạ dầy kép ở trâu, bò
+ Mục đích:
- Xác định được vị trí, hình thái, cấu tạo đại thể dạ dầy kép trên cở thể trâu, bò
+ Nội dung:
- Nhận biết vị trí, hình thái dạ dầy kép trên cơ thể trâu, bò
- Nhận biết cấu tạo về mặt giải phẫu dạ dầy kép
+ Nguồn lực
- Tiêu bản dạ dầy kép ngâm formol
- Mô hình, tranh ảnh dạ dầy kép
+ Thời gian hoàn thành: 2 giờ
+ Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án
+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Xác định đúng vị trí, hình thái, cấu tạo của dạ dầy kép trên tiêu bản và động vật thí nghiệm
Trang 31C Ghi nhớ:
- Tiêu hóa ở dạ cỏ chủ yếu do hệ vi sinh vật trong dạ cỏ đảm nhiệm
- Tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non gia súc là chủ yếu và triệt để
- Gan ở động vật là tuyến tiêu hóa, vì tiết ra dịch mật để nhũ hóa và tiêu hóa
mỡ trong thức ăn
Chương 3: HỆ TUẦN HOÀN
Mục tiêu:
Học xong chương này người học có khả năng:
- Trình bày được giải phẫu và hoạt động sinh lý hệ tuần hoàn
- Xác định được vị trí, hình thái, cấu tạo và chức năng sinh lý của tim và hệ mạch trong cơ thể gia súc
A Nội dung:
I Giải phẫu hệ tuần hoàn
1, Vị trí, hình thái, cấu tạo của tim
1.1.Vị trí và hình thái tim
Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai lá phổi trùm che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn Tim nằm theo chiều từ trên xuống dưới, trước về sau, từ phải sang trái, khoảng xương sườn 3 –
6 bên trái Đỉnh tim gần sát mỏm kiếm xương ức
- Hình thái ngoài:
Hình 3.1 : Tim bò mặt trái
Trang 321 Tâm nhĩ trái, 2 Tâm nhĩ phải, 3 Cung động mạch chủ, 4 Tâm thất trái, 5 Tâm thất phải, 6 Động mạch phổi, 7 Động mạch chủ sau, 8 Động mạch chủ trước, 9 Các tĩnh mạch phổi, 10 Tĩnh mạch chủ trước, 11 Tĩnh mạch nửa lẻ,
12 Rãnh mạch quản, 13 Ống thông động mạch phổi – Động mạch chủ gốc, 14
+ Phần dưới lớn hơn là khối tâm thất gồm thất phải và thất trái
Thất phải ở phía trước, dưới nhĩ phải Từ đáy thất phải xuất phát động mạch phổi dẫn máu lên phổi để trao đổi khí
Thất trái ở phía sau, dưới nhĩ trái Từ đáy thất trái xuất phát động mạch chủ gốc dẫn máu đỏ tươi đi lên, chia thành hai nhánh động mạch chủ trước và động mạch chủ sau đi nuôi cơ thể
- Hình thái trong:
1 Động mạch vành phải, 2 Động mạch vành trái, 3 Lỗ động mạch chủ gốc và van 3 là van tổ chim, 4 Lỗ động mạch phổi van 3 lá tổ chín, 5 Tĩnh mạch vành lớn, 6 Tĩnh mạch chủ trước, 7 Tĩnh mạch chủ sau, 8 Các tĩnh mạch phổi, 9 Tâm nhĩ phải, 10 tâm nhĩ trái
Hình 3.2 : Mạch máu nuôi tim (mặt cắt ngang giữa tâm nhĩ và tâm thất)
Trang 33Bổ dọc tim ta thấy:
Chính giữa tim là một vạch ngăn dọc bằng cơ chia tim làm hai nửa rỗng chứa máu: Nửa tim phải hay xoang tim phải chứa máu đỏ sẫm, nửa tim trái hay xoang trái chứa máu đỏ tươi
Xoang tim phải gồm phần trên là xoang thất phải, vách cơ dày hơn vách tâm nhĩ phải
Nơi tiếp giáp giữa nhĩ phải và thất phải có 2 lỗ: lỗ nhĩ thất phải lớn hơn có van 3 lá để thông máu từ nhĩ phải xuống thất phải, lỗ nhỏ hơn có van 3 lá tổ chim là lỗ động mạch phổi để thông máu lên phổi
Xoang tim trái gồm 2 phần:
- Phần trên là xoang nhĩ trái, vách mỏng có các lỗ tĩnh mạch phổi đổ về
- Phần dưới: thất trái vách cơ rất dày
- Nơi tiếp giáp giữa nhĩ trái và thất trái có 2 lỗ: lỗ lớn hơn là lỗ nhĩ – thất trái
để thông máu từ nhĩ trái xuống thất trái, có van hai lá Lỗ nhỏ hơn là lỗ động mạch chủ gốc có van tổ chim giống lỗ động mạch phổi
Hình 3.3: Cấu tạo bên trong của tim
- Vách ngăn dọc giữa tim gồm 2 phần: phần trên là vách liên nhĩ ngăn cách hai xoang nhĩ trái và nhĩ phải Phần dưới là vách liên thất ngăn cách hai xoang tâm thất với nhau Ở vách ngăn tâm nhĩ trái, phải và tâm thất trái, phải có hạch thần kinh, điều khiển hoạt động tự động của tim