1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NUÔI CHUẨN KHUNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

78 4,9K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 304,45 KB

Nội dung

Còn ởđộng vật đa bào cơ thể cấu tạo phức tạp hơn, có các nhóm tế bào chuyển hóa.Những nhóm tế bào ấy khác nhau về vị trí, hình thái, chức năng sinh lý hìnhthành nên các mô hay tổ chức.Tr

Trang 1

BÀI MỞ ĐẦU

1 Khái niệm

- Giải phẩu là môn khoa học nghiên cứu cấu tạo của các cơ thể sống

- Sinh lý học là khoa học nghiên cứu các hiện tượng của thiên nhiên

2 Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí của môn học: Đây là môn học cơ sở được giảng dạy đầu tiên so với các môn học

cơ sở khác vì môn học này liên quan đến hầu hết các môn học cơ sở và các môn học,

mô đun chuyên môn khác thuộc chương trình đào tạo Cao đẳng nghề Thú y

- Tính chất của môn học: Là môn học kỹ thuật cơ sở trong chương trình đào tạo

3 Mục tiêu của môn học

- Mô tả được giải phẫu và chức năng sinh lý của từng tổ chức, từng cơ quan, từng hệthống trong cơ thể ở điều kiện sống bình thường (cơ thể và môi trường có mối quan hệthống nhất)

- Phân biệt được vị trí, hình dạng, cấu tạo của các tổ chức, cơ quan và bộ máy trong cơthể vật nuôi (trường hợp cơ thể vật nuôi hoàn toàn khỏe mạnh) để làm cơ sở phân biệtkhi có quá trình bệnh lý xảy ra

- Rèn luyện được tính tỉ mỉ, chính xác khi phân tích, so sánh cấu tạo và chức năng sinh

lý của các cơ quan, bộ máy trong cơ thể vật nuôi trường hợp khoẻ mạnh và khi bị bệnh

- Áp dụng được những kiến thức của môn học vào thực tế chăn nuôi và phòng, trị bệnhcho vật nuôi

4 Yêu cầu của môn học

Nghiên cứu cấu tạo và các quá trình hoạt động sống trên cơ thể vật nuôi, liên hệ

sự hoạt động của các phần cơ thể với nhau, giữa cơ thể với môi trường sống (trên nhữngcon vật bình thường- sinh lý thường)

5 Cấu trúc và thời lượng của môn học

- Môn học nghiên cứu những vấn đền sau:

+ Mở đầu: Giới thiệu môn học

+ Chương 1: Tế bào và mô

+ Chương 2: Hệ thần kinh

+ Chương 3: Hệ nội tiết

+ Chương 4: Hệ vận động

Trang 2

+ Chương 5: Hệ tiêu hóa

+ Chương 6: Hệ tuần hoàn

+ Chương 7: Hệ hô hấp

+ Chương 8: Trao đổi chất và năng lượng

+ Chương 9: Điều hòa thân nhiệt

+ Chương 10: Hệ tiết niệu

+ Chương 11: Hệ sinh dục

+ Chương 12: Da và các phụ phẩm của da

- Thời gian giảng dạy môn học: 100 giờ

6 Mối quan hệ với các môn học khác

Môn giống vật nuôi có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều môn học như: Môn di truyền,hóa sinh động vật, sinh sản vật nuôi, các môn chuyên nghành khác

Trang 3

CHƯƠNG 1: TẾ BÀO VÀ MÔ

1.3 Kích thước

Kích thước của tế bào rất khác nhau đối với các loài khác nhau Nói chung, tế bào

có độ lớn trung bình vào khoảng 3 - 30μm Nhưng có những tế bào rất lớn có thể nhìnm Nhưng có những tế bào rất lớn có thể nhìnthấy, sờ mó được như trứng gà, trứng vịt Tế bào có kích thước lớn nhất là trứng đàđiểu, đường kính đạt tới 17,5cm Trái lại, đa số tế bào vi khuẩn có kích thước từ 1 -3μm Nhưng có những tế bào rất lớn có thể nhìnm

1.4.3 Nhân tế bào

Nằm trong tế bào, nhân có hình dạng thay đổi tùy theo loại tế bào

Ví dụ: Nhân tế bào hồng cầu gà có hình bầu dục, nhân tế bào gan có hìnhtròn, nhân của tế bào bạch cầù có loại hình tròn, có loại chia nhiềù thùy

Trang 4

Nhân có thể nằm giữa hay lệch về một bên Trong nhân có những hạt bắtmàu gọi là nhiễm sắc chât Trong thời kỳ tế bào phân chia tâp hợp thanh nhiễmsắc thể, có chứa gen.

Nhân đóng vai trò quan trọng trong đời sống của tế bào, đặc biệt trực tiếptham gia vào việc sinh sản của tế bào (trừ tế bào thần kinh)

1.5 Sinh lý

1.5.1 Sự trao đổi chất của tế bào

Tất cả những phản ứng sinh lý, sinh hóa xảy ra trong tế bào gọi là sự traođổi chất của tế bào Sự trao đổi vật chất được tiến hành dưới hai quá trình đồnghóa và dị hóa

- Quá trình đồng hóa: Là phản ứng xây dựng nên vật chất của tế bào

Ví dụ: Sự tổng hợp chất gluxit thành mỡ, tổng hợp chất protit từ các axit amin,tổng hợp glycogen từ glucoza

- Quá trình dị hóa: Là những phản ứng phân huy các chất sẵn có trong tế bào vànhững cặn bã được thải ra ngoài

Ví dụ: Oxy hoa glucoza thành năng lượng, CO2 và H2O

1.5.2 Tính thích ứng và trạng thái hưng phấn của tế bào

- Trạng thái hưng phấn: Những hoạt động của tế bào phản ứng với kích thích củangoại cảnh gọi là trạng thái hưng phấn của tế bào

- Tính thích ứng: Do ngoại cảnh luôn thay đổi nên tác động đến tế bào mỗi lúcmỗi khác nhau Để kịp thời chuyển biến cho phù hợp với ngoại cảnh, tế bào cókhả năng thích ứng, gọi đó là tính thích ứng Sự thích ứng có khi là tạm thời

1.5.3 Sự sinh sản của tế bào

Tế bào phát triển đến một mức độ nhất định thì phân chia thành nhiều tếbào, đó là sự phân bào Có hai hình thức phân bào: Trực phân và gián phân

- Hình thức trực phân: Nguyên sinh chất và nhân kéo dài ra, rồi thóp lại ở giữa,sau cùng đứt thành hai phần tưởng đưởng là hai tế bào mới Trực phân có thểthấy khi bạch cầu cần phân chia gấp

- Hình thức gián phân: Là sự phân chia phức tạp của tế bào trải qua nhiều giai

đoạn trung gian, bắt đầu là sự phân chia của nhân, rồi đến chất nguyên sinh, cuốicùng cũng phân thành hai tế bào mới

2 Mô

2.1 Khái niệm

Trang 5

Ở động vật đơn bào mọi cơ năng đều do một tế bào đảm nhiệm Còn ởđộng vật đa bào cơ thể cấu tạo phức tạp hơn, có các nhóm tế bào chuyển hóa.Những nhóm tế bào ấy khác nhau về vị trí, hình thái, chức năng sinh lý hìnhthành nên các mô hay tổ chức.

Trong cơ thể động vật có rất nhiều mô, được xếp thành bốn loại như sau:

- Mô liên bào

+ Mô liên bào tuyến: Là những mô liên bào được biệt hóa, có khả năng thấm hút

và bài tiết chất dịch nào đó: có thể là cặn bã của cơ thể, có thể mô rút từ trongmáu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa, mồ hôi )

2.2.1.3 Cấu tạo

+ Mô liên bào đơn: Chỉ có một lớp tế bào (như niêm mạc ruột, phế nang)

+ Mô liên bào kép: Gồm nhiều lớp tế bào ghép lại (như niêm mạc khí quản).+ Một số mô liên bào bề mặt dày lên đẫm chất sừng như mô liên bào thượng bì ở

da, hoặc có lông rung động như niêm mạc thanh quản, khí quản

+ Mô liên bào tuyến - tuyến ống: Có thể là tuyến đơn như tuyến mồ hôi hoặcchia nhánh như tuyến dịch vị

+ Mô liên bào tuyến - tuyến chùm: ông dẫn của tuyến chia làm nhiều nhánh, cấutạo theo chiều nhỏ dần như một cành cây Mỗi nhánh tận cùng bằng một túi gồmnhiều tế bào hợp thành như tuyến vú, tuyến tụy

Trang 6

2.2.1.4 Sinh lý

- Đặc điếm và chức năng sinh lý mô liên bào phủ

+ Có khuynh hướng giãn ra và sát vào nhau, có tác dụng bảo vệ (da, niêm mạc).+ Sinh trưởng mạnh, tái sinh dễ dàng nhất là tế bào niêm mạc

+ Có tiêm mao rung động để đẩy vật lạ

- Đặc điểm và chức năng sinh lý của mô liên bào tuyến:

+ Có khả năng thấm hút và bài tiết chất nhờn (mồ hôi), nhờ vậy mà niêm mạcluôn ướt, da thường xuyên bóng

+ Mô có thể lấy từ trong máu ra những chất cần thiết để tạo thành chất mới (sữa,

mồ hôi )

+ Sự hoạt động của tế bào tuyến có tính chất chu kỳ: Kỳ tạo và tích trữ các chấttiết, kỳ tiết chất tiết và kỳ nghỉ Tùy theo từng loại tuyến mà khả năng chế tiết cókhác nhau

Căn cứ vào tính chất của chất căn bản, người ta chia mô liên kết ra làm 3 loại:

- Mô liên kết chính thức, có độ mềm và có mặt ở mọi nơi trong cơ thể

- Mô sụn, chất căn bản nhiễm cartilagein (chất sụn), có độ rắn vừa phải

- Mô xương, chất căn bản nhiễm ossein và muối calci vì vậy có độ rắn lớn

2.2.2.3 Cấu tạo

Mỗi loại mô liên kết đều được tạo thành bởi:

- Thành phần gian bào gồm: phần lỏng gọi là dịch mô Phần đặc hơn, có đặc tính của hệkeo gọi là chất căn bản

- Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản

- Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào

2.2.2.4 Sinh lý

- Mô liên kết thưa: Là loại mô liên kết trong đó các tế bào cũng như các chất cănbản như sợi hồ, sợi chun nằm thưa thớt rời rạc Thường thấy mô liên kết thưa ởtầng dưới da, xung quanh phủ tạng, màng treo ruột

Trang 7

+ Đặc điểm sinh lý: Đối với mô liên kết mau, đặc tính sinh lý tương tự như ở mô

liên kết thưa nhưng mức độ kém hơn vì hệ thống thần kinh đi vào mạch máu íthơn

- Mô liên kết đều: Là loại mô trong đó các tế bào ép giữa những sợi thớ nên nhìnkhông rõ Ở mô liên kết đều sợi hồ và sợi chun xếp thành một thứ tự đều đặn.+ Ví dụ: Gân ở đầu cơ, dây chằng khớp xương

+ Đặc tính sinh lý: Mô liên kết đều thường không có mạch máu đi qua, nó đượcnuôi dưỡng kém, khả năng tái sinh kém

- Mô chun: Là mô chứa nhiều dây đàn hồi nhất (sợi chun) Về hình thái nó dẹtmỏng (như ở cổ bò) hoặc thành phiến mỏng (như ở thành động mạch) Loại mônày có thể co giãn dễ dàng

+ Đặc tính sinh lý: Không cảm ứng (châm chọc không đau) Được nuôi dưỡngkém

- Mô mỡ: Là mô liên kết có chứa mỡ, trong đó các tế bào mỡ hợp với nhau thànhtừng chùm gọi là thùy mỡ Tùy loài gia súc mà mô mỡ có màu sắc khác nhau.+Ví dụ: Mỡ lợn màu trắng bóng, mềm, mỡ trâu màu trắng, mỡ bò màu vàng, mỡlừa ngựa vàng óng, mỡ gà vàng óng

+ Đặc tỉnh sinh lý: Mô mỡ có tác dụng đệm cho cơ thể tránh đau trong nhữngtrường hợp va đập do cơ giới Mỡ có tác dụng cách nhiệt, giữ ấm cho cơ thể Lànguồn dự trữ và cung cấp năng lượng Mỡ là dung môi hoa tan các vitamin nhóm

A, D, E, K và giúp cho cơ thể hấp thu chúng một cách dễ dàng

Trang 8

- Đuôi gai: Do chất nguyên sinh của thân tế bào tỏa ra thành từng nhánh hay từng búi.

- Ống trục: Là nhánh kéo dài của thân tế bào, có thể ngắn, có thể dài, đường kính khôngthay đổi và tận cùng tạo ra thành búi Ống trục trước bao bởi 2 lớp vỏ:

+ Lớp vỏ shoaw: Bao bọc ngoài cùng ống trục nơi tiếp với màng nhân tế bào

+ Lớp vỏ Mielin: Màu trắng, sát dưới vỏ, trực tiếp bám vào ống trục

* Não bộ: Não bộ nằm trong hộp sọ Trọng lượng não ở bò là 380 - 700 g Trọnglượng não bộ lợn (lơn) = 100 - 160g Não bộ chia thành 5 phần:

- Hành tủy: Hành tủy là phần sau cùng của não bộ, nối trực tiếp với tủy sống.Hành tủy nằm trong hộp sọ, ngang mức lồi cầu chẩm, có hình dáng gần giống củhành

- Tiểu não: Tiểu não nằm phía trên và che bớt một phần hành tủy Tiểu não có 3thùy Thùy ở giữa có nếp ngang giống như con nhộng nên còn được gọi là thùynhộng hay thùy giun Hai thùy bên (hai bán cầu tiểu não) cân đối hai bên

Trang 9

- Não trung gian: Gồm cầu não, cuống não, củ não sinh tư.

+ Cầu não: Nằm chắn ngang phía trước hành tủy và phía dưới tiểu não Cấu tạochất trắng ở ngoài, chất xám ở trong

+ Cuống não: Là một đôi cân xứng hình chữ V Nó nằm dưới bán cầu đại não Cócấu tạo bởi chất trắng ở ngoài, chất xám ở trong Bên trong chất xám có nhữngnhân phát ra dây thần kinh

+ Củ não sinh tư: Nằm phía sau đồi thị Nó gồm 4 củ lồi xếp thành hai hàng đốixứng: hai củ trước to, hai củ sau bé Cấu tạo bởi hai chất: chất xám ở trong vàchất trắng ở ngoài

- Não giữa: Gồm khâu não (đồi thị) và hạ khâu não (dưới đồi), tuyến tùng, tuyếnyên

+ Khâu não là một khối chất xám lớn, hình bầu dục tiếp giáp với bán cầu đạinão Hạ khâu não nằm dưới bán cầu đại não

+ Tuyến tùng: Nằm trên đồi thị còn gọi là mấu não trên Nó nằm lọt vào hai củnão trước

+ Tuyến yên: Còn gọi là mấu não dưới, nằm dưới gò thị, lọt trong hõm yên củaxương bướm

- Đại não: Gồm hai bán cầu lớn ngăn cách nhau bởi một rãnh là rãnh liên bán cầu.Rãnh này sâu Mặt ngoài bán cầu đại não có nhiều khe, rãnh, nếp nhăn chia bềmặt bán cầu ra làm nhiều thùy có chức năng riêng: thùy trán, thùy đỉnh, thùychẩm, hai thùy thái dương

1.2.1.2 Cấu tạo

* Tủy sống: Cắt ngang tủy sống có hai loại chất.

- Chất xám: Ở trong, có hình chữ H Hai sừng lưng nhỏ, hai sừng bụng to Sừnglưng nối với rễ lưng, sừng bụng nối với rễ bụng

- Chất trắng: Ở ngoài Lớp chất trắng nằm ở giữa các rãnh gọi là dây Mỗi bên có

3 nhóm dây

+ Nhóm dây lưng: Nằm giữa rãnh lưng và rãnh bên lưng

+ Nhóm dây bụng: Nằm giữa rãnh bụng và rãnh bên bụng

+ Nhóm dây bên: Nằm giữa rãnh bên lưng và rãnh bên bụng

* Não bộ

- Hành tủy: Chất trắng nằm ở ngoài, chất xám nằm ở trong Trong chất xám có

nhiều nhân xám thần kinh là trung tâm điều hòa các hoạt động có tính chất sinh

Trang 10

mệnh như hô hấp, tuần hoàn, bài tiết có trung tâm điều hòa các phản xạ có tínhchất bảo vệ như ho, hắt hơi Do đó sự tổn thương ở hành tủy có thể dẫn đến chết.

- Tiểu não: Tiểu não có chất xám ở ngoài, chất trắng ở trong Chất xám có một ítnếp nhăn

- Não trung gian: Gồm cầu não, cuống não, củ não sinh tư

- Não giữa: Gồm khâu não (đồi thị) và hạ khâu não (dưới đồi), tuyến tùng, tuyếnyên

- Đai não:

+ Chất xám ở ngoài làm thành vỏ đại não Lớp này có nhiều nếp nhăn Ở độngvật càng cao cấp thì số nếp nhăn càng nhiều hơn và nhăn sâu hơn Lớp vỏ đạinão là bộ phận đặc biệt quan trọng của não vì là nơi có nhiều bộ phận phân tíchhợp lại, là cơ sở vật chất của hoạt động cấp cao của thần kinh, là cơ quan điềuhòa tối cao mọi hoạt động của cơ thể

+ Chất trắng ở trong cấu tạo bởi các sợi thần kinh có vỏ myelin

+ Hạch giao cảm: Nằm dọc theo cột sống từ miền cổ tới đốt sống hông Các hạchnày liên lạc nhau bằng các dây nối Hạch là trung gian của dây thần kinh giaocảm từ tủy sống đi tới các cơ quan

+ Dây thần kinh giao cảm: Xuất phát từ các hạch giao cảm, khi đến gần các cơquan dinh dưỡng các dây thần kinh giao cảm hợp với các dây thần kinh đối giaocảm để thành những hệ thống phức tạp gọi là đám rối

- Thần kinh đối giao cảm gồm: Trung khu đối giao cảm, hạch đối giao cảm vàdây thần kinh đối giao cảm

+ Trung khu đối giao cảm: Nằm tại ba nơi là não giữa, hành tủy và sừng bên chấtxám tủy sống vùng khum

+ Hạch thần kinh đối giao cảm: Nằm xa trung khu nhưng lại ở gần hoặc ngaytrong cơ quan mà nó điều khiển

+ Dây thần kinh đối giao cảm: Ở đâu có dây thần kinh giao cảm đi tới thì ở đó códây thần kinh đối giao cảm đi tới

Trang 11

2 Sinh lý học

2.1 Sinh lý hệ não tủy

2.1.1 Sinh lý tủy sống

Tủy sống có hai chức năng sinh lý, đó là:

* Trung khu thần kinh điều khiển các phản xạ:

- Chất xám tủy sống là trung khu của các cử động không tự ý gọi là phản xạ Khi

có một kích thích, cơ thể phản ứng tức thời bằng cách co cơ Ví dụ như khi đạpphải đinh con vật co phắt chân lên Chính nhờ có phản xạ mà con vật mới thíchứng được với các điều kiện hoặc phản ứng nhanh trong nhiều trường hợp

- Phản xạ được thực hiện theo một đường nhất định gọi là cung phản xạ Cungphản xạ gồm có:

+ Bộ phận nhận cảm: Lưỡi, da

+ Đường truyền vào: Là sợi dây thần kinh cảm giác qua rễ lưng

+ Trung ương: Là tủy sống hoặc não bộ, tiếp nhận kích thích và truyền lệnh đápứng

+Đường truyền ra: Là sợi dây thần kinh vận động truyền lệnh đáp ứng đến bộphận đáp ứng qua rễ bụng

+ Bộ phận đáp ứng: Là cơ hoặc tuyến

- Chất xám tủy sống là trung khu phản xạ Gồm các trung khu:

+ Trung khu cơ hoành ở đốt sống cổ 3- 4

+ Trung khu cơ chi trước ở đốt ngực sô 1 (ở bò), sô 2 (ở lợn)

+ Trung khu cơ ngực, lưng, bụng ở đốt ngực thứ 3 trở về sau

+ Trung khu cơ chi sau ở vùng hông khum

+ Trung khu tiết mồ hôi và vận mạch ở vùng ngực

+ Trung khu thải phân, nước tiểu, cương cứng dương vât và phóng tinh ở vùngkhum

* Chức năng dẫn truyền:

- Những luồng xung động thần kinh kích thích qua rễ lưng dẫn đến tủy sống sau

đó được truyền lên vỏ đại não (qua các bó sợi chất trắng của tủy sống)

- Sau khi vỏ đại não phân tích, tổng hợp và ra lệnh đáp ứng, luồng xung độngđáp ứng được truyền về tủy sống rồi theo sợi thần kinh vận động qua rễ bụngđến các bộ phận đáp ứng

Trang 12

2.1.2 Sinh lý não bộ

* Sinh lý hành tủy: Hành tủy có 2 chức năng:

- Chức năng dẫn truyền: Do chất trắng đảm nhiệm Hành tủy dẫn truyền luồngthần kinh cảm giác và vận động Xung động từ tủy sống lên não hoặc từ não đếntủy sống đều qua hành tủy

- Chức năng hành tủy là trung khu thần kinh: Do chất xám của hành tủy đảmnhiệm Hành tủy là trung khu của các phản xạ điều khiển các cơ quan dinhdưỡng

+ Trung khu hô hấp: Điều hòa mọi hoạt động hô hấp

+ Trung khu chế ngự tim: Làm giảm nhịp tim

+ Trung khu bài tiết: Gồm trung khu bài tiết nước tiểu, trung khu bài tiết nướcbọt

+ Trung khu của những phản xạ bảo vệ hoặc có tính chất sinh mệnh như: trungkhu của sự nhai, nuốt, ho, hắt hơi, ói mửa, phản xạ mí mắt (chớp mắt)

+ Trung khu làm co và giãn mạch máu

- Hành tủy có một chức phận đặc biệt quan trọng như vậy cho nên khi tổnthương hành tủy có thể dẫn đến chết

* Sinh lý tiểu não: Thùy giữa có nhiệm vụ giữ thăng bằng cơ thể và điều hòa các

cử động đi đứng Bán cầu tiểu não: Tham gia cùng hành tủy duy trì sự cường cơ

đ ồng thời chỉnh lý các cử động tự ý

* Sinh lý não giữa:

+ Vùng đồi thị: Là nơi tiếp vận các cảm giác từ tủy sống qua hành tủy lên vỏ đạinão: Tại vùng đồi thị còn có chéo thị giác là nơi bắt chéo của các xung độngthần kinh từ hành tủy lên não Vì vậy các kích thích cảm giác nhận được từ phíathân thể bên trái được đưa lên bán cầu não bên phải và ngược lại Hoặc các lệnhvận động xuất phát từ bán cầu đại não bên phải được truyền xuống phía trái thânthể và ngược lại Vùng đồi thị còn là trung khu biểu lộ sự cảm xúc đau đớn, vẻmặt (vui, lo hay buồn)

+ Vùng dưới đồi thị: Điều hòa chức năng của hệ thần kinh dinh dưỡng và ảnhhưởng đến sự trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

+ Tuyến tùng: Có nhiệm vụ kìm hãm sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinhdục quá sớm

+ Tuyến yên: Tiết một số hormone Đây là tuyến nội tiết đặc biệt quan trọng của

cơ thể

Trang 13

* Sinh lý não trung gian:

- Cuống não, cầu não: Trung gian chuyển tiếp xung động thần kinh từ dưới lênnão và từ đại não xuống phần dưới

- Củ não sinh tư: Có quan hệ với hoạt động của mắt và tai Hai mấu trước liên hệvới mắt Hai mấu sau liên hệ với tai

* Sinh lý đại não: Đại não là cơ quan hoạt động tối cao của hệ thần kinh Sự hoạtđộng sinh lý của nó rất phức tạp, tinh vi

+ Lớp vỏ đại não có khả năng ghi nhận, phân tích tổng hợp và giữ lại các tínhiệu kích thích gọi đó là khả năng định hình vỏ não (tín hiệu kích thích có thể từngoài hoặc từ trong cơ thể) Ví dụ con bò có khả năng ghi nhớ đường đi ăn,đường về chuồng nếu ta thường xuyên chăn thả chúng theo con đường đó

+ Lớp vỏ đại não cũng có khả năng phát lại, lặp lại các tín hiệu hoặc trả lời cáctín hiệu kích thích (trong một hoàn cảnh khác) gọi đó là khả năng động hình vỏnão

+ Vỏ đại não ưu tiên đáp ứng với kích thích có cường độ lớn hoặc nếu không lớnthì phải lặp đi lặp lại nhiều lần

- Khả nặng định hình vỏ não và khả nặng động hình vỏ não là cơ sở để chúng tathiết lập các phản xạ có điều kiện nhằm bắt gia súc tuân theo ý muốn và phục vụcon người

2.2 Sinh lý hệ thần kinh thực vật

Hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm hoạt động có vẻ như đối khángnhau Nhưng chính sự mâu thuẫn này làm cho hoạt động của các cơ quan màchúng điều khiển trở nên cân bằng Hoạt động của hệ thần kinh thực vật có tácdụng điều hòa sự hoạt động của mỗi cơ quan ặn khớp với nhau trong công tácchung

Cụ thể:

Tim: Hệ giao cảm làm tặng nhịp tim

Hệ đối giao cảm làm giảm nhịp tim

Mạch máu: Hệ giao cảm làm co mạch

Hệ đối giao cảm làm giãn mạch

Ống tiêu hóa: Hệ giao cảm làm giảm nhu động của dạ dày,

ruột Hệ đối giao cảm làm tặng nhu động

Trang 14

Tuyến nước bọt: Hệ giao cảm làm giảm sự chế tiết.

Hệ đối giao cảm làm tặng sự chế tiết

Mắt: Hệ giao cảm làm giãn đồng tử

Hệ đối giao cảm làm co hẹp đồng tử

CHƯƠNG 3: HỆ NỘI TIẾT

1 Khái niệm

Tuyến nội tiết là loại tuyến không có ống dẫn, chất tiết từ tế bào tuyến trực tiếp

đổ vào máu đi khắp cơ thể

2 Phân loại

2.1 Theo nguồn gốc

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai ngoài (ngoại bì) như tuyến yên, miền tuỷ thượng thận

Trang 15

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai trong (nội bì) như gan, đảo Langerhans của tuy tuyếngiáp và tuyến cận giáp.

- Tuyến có nguồn gốc từ lá thai giữa (trung bì): miền vỏ thượng thận, thể vàng, tuyến kẽbuồng trứng, tuyến kẽ dịch hoàn

2.2 Theo mô học

- Tuyến lưới: như đảo tùy, thùy trước tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, thểvàng

- Tuyến túi: như tuyến giáp trạng

- Tuyến tản mác: tuyến kẽ dịch hoàn

Có tuyến nội tiết đơn thuần như tuyến giáp, cận giáp (chỉ có chức năng nội tiết); cótuyến vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết (gan, tuy dịch hoàn, buồngtrứng vv )

3 Cơ chế hoạt động

3.1 Điều hòa hoạt động

- Thời gian hoạt động tiết hormon của các tuyến khác nhau: Hầu hết các tuyến nội tiết

có hoạt động tiết hormon liên tục nhưng có loại chỉ tiết theo giai đoạn như buồng trứng

do các tế bào và các tổ chức khác tiết ra:

+ Hạch thần kinh, vùng đồi thị tiết Oxytoxin, vazopresin

+ Vùng đồi thị tiết ra 10 Hormone (7 yếu tố giải phóng + 3 yếu tố ức chế) điều hòa hoạtđộng tuyến yên

+ Các synap thần kinh tiết ra Adrenalin và Axetylcholin

+ Tế bào tá tràng tiết ra Secretin, tế bào hạ vị tiết ra Gastrin

- Tuy nhiên, trong cơ thể Hormone còn được tiết ra ở các tuyến pha – tuyến kép (lànhững tuyến vừa có chức năng nội tiết, vừa có chức năng ngoại tiết) Ví dụ: Tuyến tụy,tuyến gan, tinh hoàn, buồng trứng

3.2 Đặc điểm hoạt động của hoormon

- Hormon không đặc trưng cho loài: folliculin hormon buồng trứng của ngựa cũng cótác dụng trên các loài khác

Trang 16

- Tác động với liều lượng nhỏ: tính bằng gama (1/1000 mg) Trong y sinh học, hoạt tínhcủa hormon được xác định bằng các đon vị sinh học như đon vị chuột, đon vị thỏ (liềugây tác động lên một khối lượng co thể nhất định của các loài động vật thí nghiệm).

- Thời gian tác dụng tuỳ thuộc vào từng loại hormon Có loại nhanh như Adrenalinhormon (hormon miền tuỷ thượng thận), có loại tác dụng chậm như thyroxin (do tuyếngiáp trạng tiết ra) Thời gian gây tác dụng của các loại hormon khác nhau được gnhiêncứu ứng dụng trong y học và sinh học

- Hormone cũng như enzyme, vitamin là những chất có tác dụng sinh học cao nhưngvitamin phải lấy từ bên ngoài, còn enzyme và hormone do cơ thể tự tổng hợp nên

4 Các tuyến nội tiết

4.1 Tuyến yên và nội tiết tố

4.1.1 Vị trí, hình thái tuyến yên

- Là tuyến đơn nằm ở dưới đồi thị, sau bắt chéo thị giác, trên vết lõm tuyến yên mặt trênthân xuơng bướm

- Tuyến yên được bao bọc bởi màng cứng của não

4.1.2 Cấu tạo của tuyến yên

Tuyến yên gồm 4 thùy:

- Hai thùy chính: Thùy trước có màu vàng, thùy sau có màu trắng

- Hai thùy phụ: Thùy giữa và thùy phễu Thùy phễu rất nhỏ nằm ở trên gốc trục củatuyến yên (thấy rõ ở chó mèo)

4.1.3 Chức năng của tuyến yên

Tuyến yên tiết ra nhiều hormone ảnh hưởng đến sự hoạt động của nhiều cơquan trong cơ thể

* Hormone của thùy trước tuyến yên:

- STH (Somato Tropin Hormone) còn gọi là hormone sinh trưởng Tác dụng chính làkích thích sự sinh trưởng của cơ thể, thông qua con đường tăng tổng hợp protein, tăngphân chia, tăng sinh và biệt hóa tế bào

+ Nếu thừa STH thì cơ thể mắc chứng khổng lồ

+ Nêu thiếu STH thì cơ thể mắc chứng lùn bé

- TSH (Thyroid Stimulating Hormone) có bản chất là glycoprotein, còn gọi là kích giáptrạng tố, có tác dụng kích thích sự phát dục của tuyến giáp trạng, tuyến này tiết raThyroxin Hormone

Trang 17

- ACTH (Adreno Cortico Tropin Hormone) còn gọi là kích vỏ thượng thận tố Có tácdụng kích thích sự phát triển của lớp vỏ tuyến thượng thận Kích thích tổng hợp và bàitiết Hormone vỏ thượng thận là gluco cocticoid Hormone này chỉ tác dụng lên phần vỏthượng thận nên còn có tên là CTH.

* Hormone sinh dục: GnSH (Gonado Stimulating Hormone)

- Con cái gồm các loại sau:

+ FSH (Folliculo Stimulating Hormone) kích noãn tố kích thích sự phát triển của noãnbào, làm cho noãn bào tăng sinh và lớn lên Nó còn kích thích noãn bào tiết raOestrogen

+ LH (Luteino Stimulating Hormone) kích hoàn thể tố, có tác dụng chính là kích thíchtrứng chín và sự rụng trứng của những noãn hoàng đã chín Sau khi trứng rụng LH kíchthích phần sẹo còn lại hình thành thể vàng

+ LTH (Luteino Trophin Hormone) hay còn gọi là Prolactin Có tác dụng duy trì thểvàng sau khi trứng rụng và được thụ tinh, kích thích thể vàng tiết Progesterone

- Con đực gồm các loại sau:

+ FSH còn gọi là Hormone tạo tinh Có tác dụng kích thích tế bào sinh tinh trong ốngsinh tinh Làm tăng hoạt lực tinh trùng

+ ICSH (Intermediw Coctico Stimulating Hormone) còn gọi là Hormone tế bào kẽ(tương đương với LH ở con cái) Tác dụng chính là kích thích tế bào Leyding (tế bàokẽ) kích thích bài tiết Androgen là hormone sinh dục đực

* Hormone của thùy giữa tuyến yên: Tiết ra kích hắc tố MSH (Melanocyte StimulatingHormone) tác dụng làm cho các hạt sắc tố trong tế bào từ vị trí tập trung sang phân tánđều ở bề mặt tế bào tạo màu đen thẫm

* Hormone của thùy sau tuyến yên:

- Oxytoxin (còn gọi là hormone thúc đẻ) tác dụng của nó là gây co rút sợi cơ trơn tửcung để đẩy thai ra ngoài khi đẻ Nó còn gây co rút cơ trơn bể sữa và ống dẫn sữa đểthải sữa ra ngoài Nó cũng còn làm co mạch máu nhỏ, nhất là mạch máu của tử cung

- Vazopressin còn gọi là ADH (Anti diuretin Hormone) (còn gọi là hormonr kháng lợiniệu) tác dụng chính là tăng tái hấp thu nước ở ống thận nhỏ Đóng vai trò quan trọngtrong điều hòa nước của cơ thể

4.2 Tuyến giáp trạng và nội tiết tố

- Vị trí, hình thái, cấu tạo: Tuyến giáp trạng gồm hai thùy nhỏ nằm hai bên đầu

trên khí quản, cạnh sụn giáp trạng (từ vòng sụn 1- 3) Hai thùy đó thường có một

eo nối giữa Ở bò hai thùy thấy rõ còn ở lợn hai thùy không rõ lắm

Trang 18

- Các kích thích tố của tuyến giáp trạng:

+ Thyroxin: Tác dụng chính là tăng cường trao đổi chất Đối với cơ thể non đanglớn thì nó kích thích sinh trưởng, đối với cơ thể đã trưởng thành thì nó làm tăngcường trao đổi cơ bản, tăng tạo nhiệt để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động.+ Tirocanxitonin: Hormone mới được Hirsh tìm thấy năm 1963, tác dụng của nó

là hạ canxi huyết Ngoài ra còn làm giảm tái hấp thu Na, và Clo ở ống lượn gần

4.3 Tuyến phó giáp trạng và nội tiết tố

- Vị trí, hình thái: Tuyến cận giáp gồm 4 thùy riêng biệt, bé bằng hạt đậu xanh,

nằm ở 4 bên và dính chặt vào tuyến giáp

- Chức năng sinh lý:

+ Tiết kích thích tố cận giáp trạng là parathyroxin (tên khác là parathormone) cótác dụng làm tăng lượng canxi và giảm phốt pho trong máu Nếu parathyroxinquá nhiều, xương mất dần canxi dễ bị biến dạng và dễ gãy Nếu parathyroxin ítthì lượng phốt pho trong máu tăng, nên tỷ lệ Ca/P biến đổi, nên sự cốt hóa xương

+ Tuyến tụy (gồm 2 phần ngoại tiết và nội tiết) thường có hình lá hay hình rẽ 3,

có màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt, thường nằm gần tá tràng (ở bò) hay quai tátràng (ở lợn)

+ Phần đảo tụy hay là phần nội tiết của tuyến tụy gồm một đám tế bào nôi tiếtnổi lên trên mặt tuyến tụy (nhìn qua kính hiển vi) như một ốc đảo, còn gọi là đảolangerhang

- Chức năng sinh lý:

+ Insulin: Tác dụng làm giảm lượng đường huyết bằng cách chuyển glucozathành glycogen dự trữ ở gan, cơ Cách thứ 2 là gia tăng sự oxy hóa glucoza trong

tế bào Ngoài ra insulin còn làm gia tăng tổng hợp protit

+ Glucagon: Tác dụng làm tăng đường huyết (tương tự như adrenalin vàngược lại với insulin)

+ Lipocain: Mới phát hiện, còn đang được tiếp tục nghiến cứu Thấy rằng nếuthiếu lipocain thì gan sẽ bị nhiễm mỡ

+ Noãn tố ơstrogen (oestrogen): Có tác dụng duy trì đặc tính sinh dục phụ

Trang 19

thứ cấp của con cái, kích thích sự phát dục và hoạt động của cơ quan sinhdục cái.

+ Kích tố thể vàng progesteron: Tác dụng cùng oestrogen xúc tiến hơn nữa

sự phát dục và hoạt động của cơ quan sinh dục cái Tác dụng đặc biệt của nó

là làm mềm sợi cơ trơn tử cung , tăng cương mach mau đem mau đến tưcung, giữ an thai trong thời kỳ mang thai Ngoài ra progesteron cũng gópphần làm cho tế bào trứng không rụng nữa, không có chu kỳ tính ở con cái

+ Relaxin có tác dụng làm giãn khớp xương hang

+ Nhau thai được hình thành ngay trong thời kỳ đầu gia súc cái có thai Bên cạnhnhiệm vụ giữ mối liên hệ về tuần hoàn và dinh dưỡng giữa mẹ và bào thai, nócòn có chức năng như một tuyến nội tiết

+ Androgen có tác dụng tạo nên đặc tính sinh dục phụ thứ cấp của con đực và

làm tăng đồng hoa protit khá mạnh

4.5 Tuyến thượng thận và nội tiết tố

- Vị trí, hình thái, cấu tạo:

+ Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến nhỏ nằm ở đầu trước hai quả thận Tuyến này

chia làm 2 miền rõ rệt Mỗi miền tiết một số hormone và có những chức năngsinh lý khác nhau

+ Cấu tạo: Gồm 2 miền là miền tủy và miền vỏ

- Chức năng sinh lý

+ Hormone miền tủy: Tiết hai hormone chính là adrenalin (A) và noradrenalin(N) Hai hormone này về cơ bản có những chức năng sinh lý giống nhau, chỉkhác nhau về mức độ tác động

Ví dụ: Tăng nhịp tim, tăng tính hưng phấn và sức co bóp của tim (Amạnh hơn N)

Làm co mạch máu, tăng huyết áp (N>A)

Tăng đường huyết, kích thích phân giải glycogen ở gan, cơ thànhglucoza (A mạnh, N không rõ)

Giãn đồng tử mắt, co cơ dựng lông (A>N)

+ Hormone miền vỏ: Cortin có nhiều loại với tên gọi và tác dụng khác nhau(coctizon, dezoxycocticosteron, andrococticoit) Tác dụng chính là:

- Ức chế việc hấp thụ canxi từ thức ăn qua ruột vào cơ thể

- Duy trì lượng NaCl trong máu

Trang 20

- Ở nồng độ nhất định có tác dụng tăng tổng hợp protit.

- Có khả năng kháng viêm, kháng dị ứng mạnh

- Giúp cơ hoạt động mạnh bằng cách kích động các phản ứng hóa học ở cơ

+ Miền vỏ rất cần thiết cho sự sống Nếu cắt bỏ miền vỏ thượng thận con vật sẽ

chết trong vài giờ

Trang 21

+ Cơ vân bám vào xương và là bộ phận vận động chủ động Khi cơ co sinh ra công vàlực phát động làm cho một bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể di chuyển vị trí trong khônggian.

+ Cơ vân bám bên ngoài xương tạo nên hình dáng bên ngoài của cơ thể con vật

1.1.2 Cấu tạo cơ vân

- Cấu tạo của cơ vân: Cắt ngang một cơ ta thấy các phần cấu tạo sau:

+ Màng bọc ngoài: là tổ chức sợi liên kết màu trắng bọc ngoài phần thịt

+ Trong là nhiều bó cơ: mỗi bó chứa nhiều sợi cơ được bao bọc bởi màng bọc trong.Mỗi sợi cơ do nhiều tế bào cơ tạo thành

2 Cấu tạo của bộ xương

2.1 Xương đầu

2.1.1 Xương vùng sọ

- Xương sọ: Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xươngthái dương Các xương này mỏng, dẹp, rỗng ở giữa, liên kết với nhau bằng các khớp bấtđộng tạo thành xoang sọ chứa não Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động

dễ dàng

2.1.2 Xương vùng mặt

- Xương mặt: Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàmtrên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh vàxương hàm dưới Các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốcmũi, hốc miệng…) và các xoang Các xương dính liền tạo thành khối Xương hàm dướikhớp với xương thái dương của hộp sọ, tạo thành khớp toàn động duy nhất ở vùng đầu

2.2 Xương thân

2.2.1 Xương sống

- Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành Đốt sống cổ số 1 khớp vớilồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía Phía saucác đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông ,khum, đuôi

Trang 22

đoạn sụn nối liền tạo thành vòng cung sụn sườn (bên phải và bên trái) gọi là xương sườngiả.

- Đầu trước: Gọi là mỏm khí quản (vì khí quản đi sát mặt trên của đầu trước) Hai bên

có hai hố để khớp với đôi xương sườn số 1

- Đầu sau hay mỏm kiếm xương ức: là đốt ức cuối cùng, gần giống ½ hình tròn Sụn nàyrất mỏng và không cốt hóa thành xương được

2.3 Xương chi

2.3.1 Xương chi trước

Gồm các xương bả vai, xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cổ tay (xươngcườm), xương bàn tay và xương ngón tay

- Xương bả vai: gia súc có hai xương bả vai không khớp với xương sống Nó được đínhvào hai bên lồng ngực nhờ các cơ và tổ chức liên kết Xương bả vai mỏng, dẹp, hìnhtam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương

cánh tay Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước

- Xương cánh tay: là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu

+ Đầu trên to, phía trước nhô cao, phía sau lồi tròn gọi là lồi cầu để khớp với hố lõmđầu dưới của xương bả vai

+ Đầu dưới nhỏ hơn, phía trước có các lồi tròn, khớp với đầu trên xương quay

+ Thân trơn nhẵn, mặt ngoài có mấu lồi là u delta dưới đó là rãnh xoắn Xương cánh taynằm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau

- Xương cẳng tay: Gồm hai xương là xương quay và xương trụ

+ Xương quay: tròn hơn nằm ở phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi về phía trước.+ Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngoài xương quay, đầu trên có mỏmkhuỷu, phần dưới thon nhỏ kéo dài đến nửa xương quay ở ngựa, hay đến đầu dướixương quay ở trâu, bò lợn

- Xương cổ tay (xương cườm): gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương cẳng tay và xươngbàn tay

- Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc

Trang 23

- Xương ngón: ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt quán và đốt móng.

2.3.2 Xương chi sau

Xương chi sau gồm xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ

chân, xương bàn chân và xương ngón chân

- Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớpvới nhau ở phía dưới bởi khớp bán động hang và bán động ngồi Ở phía trên xươngchậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứacác cơ quan tiết niệu, sinh dục Mỗi xương chậu gồm ba xương tạo thành:

+ Xương cánh chậu: nằm ở phía trước và phía trên xương háng và xương ngồi Phía trước hình tam giác hơi lõm là nơi bám của khối cơ mông Góc trong giáp với xươngkhum là góc mông, góc ngoài là góc hông góp phần tạo ra hai lõm hông hình tam giác ởtrên và sau bụng con vật Phía sau xương cánh chậu cùng với xương háng, xương ngồihợp thành một hố lõm sâu gọi là ổ cối để khớp với chỏm khớp ở đầu trên xương đùi.+ Xương háng: hai xương háng nhỏ nằm dưới xương cánh chậu, khớp nhau bởi khớpbán động háng, hai bên khớp có hai lỗ bịt

+ Xương ngồi: hai xương ngồi nằm sau xương háng, khớp nhau bởi khớp bán động ngồi

ở giữa, từ đó kéo dài về phía sau thành hai u ngồi

- Xương đùi: là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ sau ratrước, có một thân và hai đầu

- Xương cẳng chân:

+ Xương chày: là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu Đầu trên to,chính giữa nhô cao là gai chày ngăn cách gò ngoài và gò trong Đầu dưới nhỏ có hairãnh song song để khớp với xương sen của cổ chân Thân có ba mặt, hai mặt bên ở phíatrước gặp nhau ở mào chày bị uốn cong Mặt sau giống hình chữ nhật nho lên cácđường xoắn để cơ kheo bám vào

+ Xương mác: là xương nhỏ giống cái trâm cài đầu, nằm ở phía ngoài đầu trên xươngchày Ở trâu bò xương mác thoái hóa chỉ là một mấu nhỏ ngắn, ở lợn kéo dài bằngxương chày

+ Xương bánh chè: là một xương nhỏ mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa xươngđùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối

- Xương cổ chân: tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 – 3 hàng và 5 – 7 xương

- Xương bàn: Gồm 2 xương dính vào nhau

- Xương ngón: Gồm 2 xương ngón, mỗi ngón ba đốt thứ tự từ trên xuống dưới là đốtcầu, đốt quán và đốt móng

Trang 24

+ Khớp bán động: Là khớp có cử động giới hạn Ví dụ: Khớp giữa các đốt sống,khớp háng.

+ Khớp toàn động: Có cử động kha rộng rãi về mọi hướng Ví dụ: Khớp đùichày, khớp ổ cối, khớp bả vai cánh tay

3.3 Cấu tạo khớp

- Khớp bất động, 2 xương liên kết với nhau theo kiểu răng cưa hay kiểu lưỡi cày

- Khớp bán động: Mặt khớp phẳng và nối với nhau qua trung gian đĩa sụn Khớpđược giữ bởi dây chằng quanh khớp

- Khớp toàn động: Được cấu tạo đảm bảo cho khớp cử động dễ dàng gồm:

+ Sụn khớp: Bao bọc hai đầu xương gặp nhau, thuộc loại sụn trong, mặt ngoàisụn khớp trơn láng để dễ dàng trượt lên nhau Hình dạng sụn khớp ở hai đầuxương thường tương ứng phù hợp với nhau Đôi khi sụn tương ứng không hoàntoàn, khi ấy ở khớp sẽ có đĩa sụn chêm chen giữa sụn khớp Nhiệm vụ của sụnchêm là làm giảm ma sát ở đầu khớp

+ Bao khớp: Gồm hai lớp:

- Lớp ngoài: Cấu tạo bởi mô sụn

- Lớp trong: Mỏng, chứa nhiều mạch máu còn gọi là bao hoạt dịch Bao hoạt dịchtiết chất dịch nhờn để làm trơn giúp khớp cử động dễ dàng

+ Dây chằng: Gồm những dây bằng mô sợi rất chắc chắn nối hai đầu xương lạivới nhau, nhằm giữ cho hai đầu xương khỏi trật ra ngoài Khi bị trật khớp tức làsụn hai đầu khớp xương lệch nhau Khi bị bong gân là bị giãn dây chằng khớpxương

Trang 25

4 Đặc điểm của bộ xương gia cầm

Bộ xương gia cầm nhẹ, ít có tủy xương Trong xương có những hốc thôngvới túi khí

- Xương ức: Rất to vì là nơi bám của các cơ vùng cánh Phía dưới xương

ức là mấu lưỡi hái.Ở gà xương lưỡi hái nhô ra Ở vịt, ngỗng xương ức dẹp, hơirộng, phẳng

- Xương sườn: Gà 7 đôi Vịt, ngỗng 8 -9 đôi Ở loài gia cầm giữa cácxương sườn có một nhánh phụ liên kết các xương sườn lại để cho lồng ngựcđược chắc chắn khi bay

- Xương chi trên (xương cánh)

- Đai vai: Gồm 3 xương là xương bả vai, xương mỏ quạ, xương đòn gánh

- Xương cánh tay: Xương nay dài, trên khớp với xương bả vai, dưới khớpvới xương cẳng tay

- Xương cẳng tay: Gồm xương quay, xương trụ

- Xương cườm: Có 2 xương

- Xương bàn tay: Có 3 xương

- Xương ngón: Có 3 ngón (1 ngón cái có 1 đốt, một ngón có 2 đốt, ngónthứ ba có 3 đốt)

- Xương chi dưới (xương chân):

- Xương chậu: Gồm có 3 xương là xương cánh chậu, xương ngồi, xươngháng Hai xương háng của gà không khớp nhau mà chạy về phía sau Khoảngcách của hai xương này là một chỉ tiêu để lựa chọn gà mái đẻ Hai xương hángcủa vịt, ngỗng chạy về phía sau và nối với nhau tạo thành lỗ bầu

Trang 26

CHƯƠNG 5: HỆ TIÊU HÓA

1 Vị trí, hình thái, cấu tạo đường (ống) tiêu hóa

1.1 Miệng

1.1.1 Vị trí, hình thái

Xoang miệng là khoảng rỗng được giới hạn giữa hàm trên và hàm dưới Phíatrước là môi, hai bên có má, trên là vòm khẩu cái, dưới là xương hàm dưới, phía sau làmàng khẩu cái Trong miệng có lưỡi và răng

1.1.2 Cấu tạo

* Môi: Gồm có môi trến, môi dưới Môi dùng để lấy thức ăn và giữ thức ăn Nó

cũng còn là cơ quan xúc giác Ở lỏài dế, ngựa môi rất linh động

* Má: Giới hạn thành bến của xỏang miệng Đối với lỏài nhai lại niếm mạc má

có nhiều gai hình nón nhọn, hướng về phía trỏng

* Lưỡi: Là bộ phận linh động nằm giữa hai xương hàm dưới Lưỡi gồm 3 phần:+ Gốc lưỡi bám vàỏ xương thiệt cốt và nắp thanh quản

+ Thấn và đỉnh lưỡi cử động tự dỏ Phía dưới lưỡi láng, mặt trến nhám vì cónhiều gai

+ Gai lưỡi gồm lỏại gai hình sợi, hình nấm, hình đài, có nhiệm vụ vị giác làchính và cảm giác nhiệt

* Khẩu cái và vòm khẩu cái:

+ Vòm khẩu cái ngăn cách giữa xỏang miệng và xỏang mũi , trên vòm khẩu cái

+ Răng cửa: Dùng để cắn Lỏài nhai lại không có răng cửa hàm trến

+ Răng nanh: Nhọn, dùng để xé nhỏ thức ăn Lỏài nhai lại không có răng nanh.+ Răng trước hàm và răng hàm: Dùng để nghiền thức ăn

1.2 Hầu

Là một xoang ngắn, hẹp nằm sâu xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản

và thanh quản, dưới hai lỗ thông lên mũi Yết hầu là nơi giao nhau (ngã tư) giữa đườngtiêu hóa và đường hô hấp Nó có nhiệm vụ dẫn khí từ xoang mũi xuống thanh quản, dẫnthức ăn từ miệng xuống thực quản

Trang 27

1.3 Thực quản

1.3.1 Vị trí, hình thái

Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày Thực quản chia làm 3 đoạn: Cổ,ngực và bụng

- Đoạn cổ từ yết hầu đến cửa vào lồng ngực (trước đôi xương sườn số 1), 2/3 phía

trước nó đi trên khí quản, 1/3 phía sau bẻ cong xuống dưới sang trái và đi song song bêntrái khí quản

- Đoạn ngực: thực quản đi lên khí quản, giữa hai lá phổi đến cơ hoành

- Đoạn bụng: sau khi xuyên qua cơ hoành, thực quản bẻ cong xuống dưới sang trái đổvào đầu trái dạ dày

1.3.2 Cấu tạo

Cấu tạo của thực quản: Từ ngoài vào gồm có các lớp

+ Lớp ngoài: Tương mạc sợi mỏng

+ Lớp giữa: Lớp cơ có màu đỏ tươi là cơ vân, cơ vân ở trước, cơ trơn ở sau.+ Lớp trong: Lớp niêm mạc - có ít tuyến nhờn

Dạ dày có hai đầu, hai cạnh và hai mặt

- Đầu trái dạ dày thông với thực quản ở lỗ thượng vị

- Đầu phải thon nhỏ thông với tá tràng qua lỗ hạ vị

- Cạnh trên là đường cong nhỏ có dây chằng gắn chặt dạ dày vào rốn gan (mặt sau gan)

và mặt sau cơ hoành

- Cạnh dưới là đường cong lớn có màng treo gắn chặt vào dưới thành bụng

1.4.1.2 Cấu tạo

Dạ dày được cấu tạo bởi 3 lớp:

- Lớp ngoài cùng: là tương mạc

- Lớp giữa: lớp cơ trơn gồm: cơ vòng ở trong, cơ chéo ở giữa và cơ dọc ở ngoài

- Lớp trong: là niêm mạc có nhiều tuyến tiết ra dịch tiêu hóa và a xít clohydric HCl

Trang 28

- Ở bê nghé con mới sinh thì dạ cỏ và dạ lá sách bằng một nửa dạ múi khế, còn

dạ tổ ong cũng rất nhỏ và không có nhiệm vụ gì

- Dạ cỏ: To nhất trong số 4 túi, chiếm gần hết nửa trái bụng, dung tích 200 - 300 lít Khivật ăn no dạ cỏ sẽ áp sát lõm hông bên trái, nên có thể kiểm tra dạ cỏ ở lõm hông trái

- Dạ tổ ong: Là túi nhỏ như quả bưởi nằm dưới bên trái dạ cỏ, sau cơ hoành trên mỏmkiếm xương ức, khoảng sụn sườn 6 - 8 bên trái Có rãnh thực quản chạy qua, phía trướcthông với dạ cỏ, phía sau thông với dạ lá sách

- Dạ lá sách: Túi lớn thứ hai, tròn to như quả bóng, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải dạ cỏ, khoảng giữa xương sườn thứ 7 - 10 bên phải

- Dạ múi khế: Là dạ dày tiêu hóa hóa học Giống quả bí đao, dung tích 8 - 20 lít Nằmdưới và sau dạ lá sách trên đường thẳng giữa bụng nối từ xương ức đến háng trongkhoảng xương sườn số 9 - 13 Có hai lỗ thông: lỗ trước thông với dạ lá sách, lỗ sau (lỗ hạvị) thông với tá tràng của ruột non

- Dạ múi khế có 3 lớp: Lớp tương mạc bao trùm toàn bộ mặt ngoài Lớp cơ gồm

có 2 lớp, lớp ngoài đi theo chiều dọc, lớp trong đi vòng, cơ là cơ trơn Lớp niêmmạc trong cùng có nhiều tuyến tiết dịch

1.5 Ruột non

Trang 29

1.5.1 Vị trí, hình thái

Ruột non là ống dài gấp đi gấp lại nhiều lần, nối từ lỗ hạ vị của dạ dày đến

van hồi manh tràng Ở bò ruột non dài khoảng 30 - 40 m, đường kính 3 - 5 cm

Ruột non lợn dài từ 10 - 12 m, đường kính 1 - 2 cm

Ruột non chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ rệt là:

- Tá tràng: là đoạn đầu tiên nối tiếp sau dạ dày, dài 1 - 1.5 m thường bẻ

cong hình chữ S (lợn, ngựa) hoặc hình chữ U (bò) gọi là quai tá tràng Trên niêm

mạc tá tràng có lỗ đổ ra của ống mật và ống dẫn tụy

- Không tràng: là đoạn dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía

sau dạ dày sát lõm hông trái (lợn), ở bò nó nằm phía sau và dưới bụng bên phải

- Hồi tràng: dài từ 50 - 75cm nối tiếp với manh tràng của ruột già Nó lồi

vào bên trong lòng manh tràng gọi là van hồi - manh tràng

- Hình thái: ruột non có 2 đường cong:

+ Đường cong lớn tròn, trơn, tự do

+ Đường cong nhỏ có màng treo ruột bám vào Màng treo ruột là nơi cho mạch máu,thần kinh, mạch bạch huyết (lâm ba) đi vào ruột để nuôi dưỡng và vận chuyển chất dinhdưỡng hấp thụ từ ruột theo máu về gan Trên màng treo ruột có các hạch lâm ba

1.5.2 Cấu tạo

- Ngoài là lớp tương mạc

- Giữa là lớp cơ trơn gồm vòng trong, dọc ngoài, chéo giữa

- Trong là lớp niêm mạc màu hồng nhạt tạo ra nhiều nếp gấp dọc để tăng diện tích bềmặt tiếp xúc với thức ăn Niêm mạc ruột có các tuyến tiết dịch ruột chứa các men tiêu hóa:đạm, mỡ và bột đường

1.6 Ruột già

1.6.1 Vị trí, hình thái

- Ruột già là đoạn nối với ruột non ở manh tràng và thông ra ngoài qua hậu

môn, ruột già được chia làm 3 đoạn:

+ Manh tràng: là đoạn đầu của ruột già thông với ruột non ở đoạn hồi tràng

+ Kết tràng: ở trâu bò nó cuộn lại thành 3 - 4 vòng tròn áp sát thành bụng bên phải Ởlợn manh tràng cuộn lại thành 3 - 4 vòng xoắn ốc sau dạ dày, trước manh tràng, bên tráibụng

Trang 30

+ Trực tràng: là đoạn ruột thẳng sau kết tràng, từ cửa xoang chậu đến hậu môn, trongxoang chậu nó đi dưới xương khum, trên tử cung âm đạo (ở con cái), trên bóng đái, niệuđạo (ở con đực)

1.6.2 Cấu tạo

- Cấu tạo ở ruột già: chia làm ba lớp:

+ Ngoài là lớp tương mạc

+ Giữa là lớp cơ trơn gồm cơ vòng và cơ dọc

+ Trong cùng là lớp niêm mạc niêm mạc ruột già không có gấp nếp dọc, không có lôngnhung nhưng có nhiều nang bạch huyết

1.7 Hậu môn

- Hậu môn là cửa sau của đường tiêu hoá, sau trực tràng, nó giống miệng túi thắtlại nhăn nheo, ở con béo hậu môn lồi ra, con gầy, già hậu môn tụt vào trong

- Cấu tạo: Lớp da mỏng mịn không có lông nhưng có nhiều tuyến bã, lớp cơ có

cơ trơn của trực tràng và vòng nhẫn tạo thành lớp cơ thắt trong Lớp cơ vân ởcuối chắc khoẻ, hoạt động theo ý muốn làm chỗ bám cho cơ co rút hậu môn Lớp

cơ vân co thắt gồm nhiều sợi cơ vòng, các sợi cơ này bám vào gốc đuôi và bámvào vùng Perinee

2 Cấu tạo và chức năng của cơ quan ngoài ống tiêu hoá

2.1 Tuyến nước bọt

- Gồm ba đôi tuyến

+ Tuyến dưới tai: Nằm ngay phía dưới tai, ngang nhánh đứng của xương hàm

dưới Nó có ống thông vào miệng là ống stenon đổ nước bọt vào phía trong má,phía ngoài răng hàm trên số 3- 4- 5 tùy loài gia súc

- Tuyến dưới hàm: Nằm ngay phía dưới tuyến nước bọt dưới tai (bờ dưới của

xương hàm dưới) Tuyến này có ống thông vào miệng là ống wharton đổ nướcbọt ra phía dưới lưỡi

- Tuyến dưới lưỡi: Nhỏ hơn so với hai tuyến trên, nằm hai bên cạnh, dưới lưỡi.

Nó có ống thông vào miệng là ống rhivinus đổ nước bọt vào xoang miệng

2.2 Tuyến tụy

- Là một dải màu hồng nhạt hoặc vàng nhạt bám vào đường cong nhỏ đoạn quai tá tràng(chữ S hoặc U)

- Chức năng: có hai chức năng

+ Ngoại tiết: tiết dịch tụy chứa men tiêu hóa đổ vào tá tràng để tiêu hóa thức ăn

Trang 31

+ Nội tiết: tiết ra hoocmone tuyến tụy gồm:

* Glucagon có tác dụng phân giải glycogen tích trữở gan thành đường glucose tự do đivào máu đưa đến các mô bào

* Insulin tăng cường sự tổng hợp glucose thành glycogen để tích trữ ở gan

2.3 Gan

2.3.1 Vị trí, hình thái

- Là tuyến tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể, nằm trong xoang bụng sau cơ hoành, trước dạdày

- Hình thái: gan có hai mặt và hai cạnh:

+ Mặt trước cong lồi theo chiều cong cơ hoành

+ Mặt sau sát dạ dày, chứa rốn gan nơi đi vào của động mạch gan, tĩnh mạch cửa vàthần kinh, các hạch lâm ba và ống dẫn mật

+ Cạnh trên dày, có tĩnh mạch chủ sau và thực quản đi qua

+ Cạnh dưới mỏng, sắc có các mẻ chia gan thành nhiều thùy

+ Ở ngựa gan có 5 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy phải và thùy phụ.Không có túi mật

+ Ở bò: gan bò rất dày phân thùy không rõ ràng, gồm 4 thùy: thùy trái, thùy vuông, thùyphải và thùy phụ Túi mật dính vào thùy vuông

+ Ở lợn, chó: gan chia làm 6 thùy: thùy trái, thùy giữa trái, thùy vuông, thùy giữa phải,thùy phải và thùy phụ Túi mật nằm sau thùy giữa phải

+ Mỗi thùy lại chia ra nhiều tiểu thùy Tiểu thùy có nhiều màng liên kết phát racác vách ngăn Các tế bào gan có hình đa giác, có nhân lớn nằm giữa tế bào Ôngdẫn mật và mạch máu nằm len lỏi giữa các tế bào

3 Sinh lý học

3.1 Quá trình tiêu hoá và hấp thu

3.1.1.Tiêu hóa ở miệng

Trang 32

Bao gồm lấy thức ăn, nhai, nhai lại, nuốt.

+ Cách lấy thức ăn, nước uống: tùy từng loài gia súc mà có cách lấy thức ăn và nướcuống khác nhau

- Lợn dùng mõm cứng (hàm trên) cày dũi đất tìm kiếm thức ăn, dùng hàm dưới, lưỡiđưa thức ăn vào miệng

-Trâu bò: lưỡi cứng, nhám dùng để vơ cỏ, rơm đưa vào miệng, sau đó ngậm miệng cắtđứt cỏ

- Ngựa: môi trên và dưới dài, mềm mại dễ cử động Ngựa dùng hai môi trên để lấy thức

ăn, các răng cửa để cắt đứt thức ăn

- Dê, cừu: lấy thức ăn giống ngựa và môi trên có khe hở giúp gậm được cỏ ngắn hơn

- Chó: lấy thức ăn bằng răng cửa, xé bằng răng nanh, dùng lưỡi hắt nước vào miệng.+ Nhai:

- Ở lợn: nhai là sự vận động lên xuống và đưa qua lại sang phải và sang trái của hàmdưới

- Ở trâu bò: nhai là đưa hàm dưới gặp hàm trên và sang hai bên để nghiền nát thức ăn.Khi thức ăn được tẩm nước bọt đã mềm, động tác nuốt đưa thức ăn xuống dạ cỏ Trâu,

bò có phản xạ nhai lại, thời gian nhai lại: sau khi ăn, nhai lại lần đầu khoảng 30 – 70phút (đối với trâu, bò), 20 – 45 phút (với dê, cừu) vật bắt đầu nhai lại (nhất là lúc nghỉngơi) Thời gian nhai lại khoảng 40 – 50 phút, nghỉ 30 – 60 phút động vật lại tiếp tụcnhai lại Một ngày đêm trâu bò nhai lại từ 6 – 8 lần Bê, nghé đã ăn cỏ khoảng 16 lần,tổng thời gian nhai lại khoảng 7 giờ

- Đặc điểm tuyến nước bọt

Lượng tiết: Nước bọt tiết nhiều nhất khi gia giúc ăn, ngoài bữa ăn lượng tiết íthơn Số lượng và tính chất nước bọt phụ thuộc và số lượng và thành phần, tính chất củathức ăn Ví dụ: ăn thức ăn khô nước bọt tiết ra nhiều hơn Lợn một ngày đêm tiết ra15lít, ngựa 40lít, trâu bò 60lít

Trang 33

Cơ yết hầu co rút đẩy thức ăn rơi xuống thực quản.

3.1.2 Tiêu hóa ở dạ dày

3.1.2.1.Tiêu hóa ở dạ dày đơn

Dạ dày là nơi chứa thức ăn, cũng là nơi biến đổi thức ăn về mặt cơ học và hóa học.+ Tiêu hóa cơ học: thức ăn khi xuống dạ dày sẽ được nghiền nát, nhào trộn và thấm đềuvào dịch vị, do sự co bóp của các cơ dạ dày và tiết dịch vị của các tuyến Sau đó nóđược đưa xuống tá tràng từng đợt do sự đóng mở của van hạ vị

+ Tiêu hóa hóa học

Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ dầy đơn nhờ men tiêu hóa có trong dịch vị do tuyến

dạ dầy tiết ra Thức ăn đạm (Protein) dưới tác dụng của men pép xin thành các dạng đơngiản ambumol và polipeptit Mỡ trong dạ dầy hầu như chưa được tiêu hóa do men tiêuhóa chưa hoạt động

3.1.2.2 Tiêu hóa ở dạ dày kép

+ Tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ

- Tiêu hóa cơ học: nhờ nhu động của dạ cỏ thức ăn được nhào trộn giúp cho hệ vi sinhvật có trong dạ cỏ lên men sinh hơi để tiêu hóa thức ăn

- Tiêu hóa học: Tiêu hóa hóa học thức ăn trong dạ cỏ chủ yếu nhờ hệ vi sinh vật: gồmthảo phúc trùng, vi khuẩn và nấm Chúng theo thức ăn vào dạ cỏ gặp điều kiện yếm khí(không có oxy) môi trường kiềm và độ ẩm, nhiệt đột thích hợp sinh sôi phát triển.Chúng có vai trò quan trọng tiêu hóa các chất sau:

* Tiêu hóa tinh bột và đường: Tinh bột dưới tác dụng của men do vi sinh vật tiết ra sẽphân hủy thành đường đơn ( glucoza ) được vi sinh vật sử dụng một phần, phần còn lạiđược cơ thể trâu, bò hấp thu

* Tiêu hóa chất xơ:

- Chấy xơ (cỏ, rơm, rạ) dưới tác dụng của men tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật tiết ra,được phân giải thành a xít béo bay hơi, khí các bon níc (CO2) và khí mê tan (CH4)

- Axit béo bay hơi như axit a xê tic, pờ rô pi ô níc, bu ty ric được thấm qua thành dạ cỏrồi vào máu đến gan và các mô bào của trâu bò là nguồn cung cấp năng lượng cho trâu

bò hoạt động

* Tiêu hóa chất đạm (Protein): protein trong thức ăn được vi sinh vật phân giải thànhPoli péptít, dipéptít, axit amin và Amôniác (HN3) dùng cho bản thân chúng Khi xuống

dạ múi khế, vi sinh vật được tiêu hóa thành nguồn protein cho trâu, bò

- Vi sinh vật tổng hợp được vitamin nhóm B, vitamin K được vật chủ (trâu, bò) sử dụng

- Quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ của vi sinh vật, tạo ra khí CO2, CH4 các khí này

Trang 34

được thoát ra ngoài nhờ phản xạ ợ hơi của con vật, vì một lý do nào đó hơi không thoát

ra mà tích lại trong dạ cỏ sẽ gây bệnh chướng hơi dạ cỏ ở trâu, bò

+ Tiêu hóa ở dạ tổ ong: là nơi vận chuyển, sàng lọc thức ăn, chứa thức ăn lỏng

+ Tiêu hóa ở dạ lá sách: là nơi nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại để chuyển xuống dạmúi khế Phần mềm lỏng xuống trước, phần khô cứng tiếp tục được nghiền ép ở dạ lásách, nước, axit được hấp thu mạnh

+ Tiêu hóa ở dạ múi khế: được coi là dạ dày chính thức của loài nhai lại, làm chức năngtiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học như dạ dày đơn

3.1.3 Tiêu hóa ở ruột non

3.1.3.1.Tiêu hóa cơ học

Nhờ nhu động của ruột non, thức ăn tiếp tục được nghiền nhỏ, trộn đều với dịchruột, dịch tụy, dịch mật và được di chuyển trong ruột non để tiêu hóa hóa học trước khichuyển xuống ruột già

3.1.3.2.Tiêu hóa hóa học

Thức ăn (chưa được tiêu hóa hoàn toàn ở dạ dày) xuống ruột non dưới tác độngcủa các men tiêu hóa có trong dịch mật, dịch tụy, dịch ruột sẽ phân giải hoàn toàn thànhcác chất đơn giản nhất để hấp thu qua niêm mạc ruột, vào máu đi nuôi cơ thể

+ Dịch mật

Dịch mật do tê bào gan tiết ra liên tục được tích trữ trong túi mật, theo ống dẫnmật đổ vào tá tràng 10 – 15 phút trước khi ăn Ở ngựa, chuột, lạc đà, bồ câu không cótúi mật thì theo ống dẫn đổ thẳng vào tá tràng

Dịch mật hơi nhớt, vị đắng, màu vàng sẫm ở gia súc ăn cỏ, vàng xanh ở gia súc

ăn thịt do sắc tố mật tạo nên

Tác dụng

- Kích thích ruột nhu động

- Trung hòa axit trong thức ăn từ dạ dày xuống

- Cắt mỡ thành các hạt nhỏ (nhũ tương hóa mỡ) để men tiêu hóa mở (lipaza) tác động cóhiệu quả

- Làm tăng tác dụng của các men tiêu hóa mỡ, bột đường, chất đạm có trong dịch ruột

- Tăng hấp thu mỡ trong ruột non

+ Dịch tụy do tuyến tụy tiết ra được đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn Trong dịch tụychứa nhiều men tiêu hóa chất đạm Tờ ríp xin, ki mô tờ ríp xin, men tiêu hóa chất bộtđường Sác ca rô za và men tiêu hóa mỡ li pa za

Trang 35

+ Dịch ruột do tuyến ruột tiết ra, chứa nhiều men tiêu hóa chất đạm, chất bột đường vàmỡ.

+ Kết quả tiêu hóa ở ruột non

Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hóa hoàn toàn thành những chất đơngiản nhất cơ thể có thể sử dụng được cụ thể Chất đạm (protein) dưới tác dụng của mentiêu hóa (tripxin và kimotripxin) thành a xít amin Chất bột đường dưới tác dụng củamen Amilaza thành đường đơn Glucoza Chất mỡ dưới tác dụng của mên tiêu hóa lipazathành a xít béo và glyxezin Những chất này tạo thành một huyễn dịch gọi là dưỡngchấp được hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu để đi nuôi cơ thể Chất cặn bã được đưaxuống ruột già, tại đây nước được ruột già hấp thu, chất cặn bã được đóng khuân trướcdưa ra ngoài qua hậu môn

3.1.4 Quá trình hấp thu

Suốt chiều dài ống tiêu hóa chỉ có 3 cơ quan hấp thu là dạ dày, ruột non và ruộtgià

- Dạ dày: dạ dày đơn hấp thu nước, rượu là chủ yếu, một ít đường glucose và khoáng, lí

do vì chất nhày muxin phủ kín niêm mạc dạ dày Dạ dày loài nhai lại ngoài các chất trêncòn hấp thu được axit béo bay hơi

- Ruột non: là cơ quan hấp thu chủ yếu các chất dinh dưỡng của cơ thể vì: Niêm mạc cónhiều nếp gấp làm tăng diện tích tiêu hóa hấp thu Niêm mạc tạo thành các lông nhungđược phủ bởi tế bào biểu mô có vi nhung tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn Chínhgiữa lông nhung có động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dễ dàng tiếp nhận cácchất từ tế bào biểu mô thấm vào

- Ruột già: ruột già hấp thu được nước, muối khoáng, glucose, axit béo

bay hơi khí CH4 , H2S

3.2 Quá trình thải phân

Phân là sản phẩm bài tiết của bộ máy tiêu hóa Khi thức ăn đến trực trànghơn80% nước được hấp thu nên chất chứa đặc hơn 15-20 lần và bắt đầu hình thành phân

Ở hậu môn có cơ thắt: Cơ thắt trong thuộc loại cơ trơn hoạt động không theo ýmuốn, cơ thắt ngoài là cơ vân hoạt động theo ý muốn Khi trực tàng đầy phân nó kíchthích lên thụ quan cơ giới ở đấy gây hưng phấn trung khu thải phân ở tủy sống vùngkhum và ở vỏ não khiến 2 cơ thắt dãn ra, cơ trực tràng co bóp cùng với động tác rặn đẩyphân ra ngoài

4 Đặc điểm tiêu hóa trên gia cầm

4.1 Ống tiêu hóa

4.1.1 Miệng

Trang 36

Mỏ gà nhọn, có mép trơn, thích nghi cho việc lấy thức ăn nhỏ và xé rách khốithức ăn lớn Mỏ vịt dài dẹp, mép thô, có nhiều gai sừng dùng để cắt mỏ hoặc lọc bùn.

Trong miệng có lưỡi Lưỡi gà hình mũi tên Lưỡi vịt đầu hình cung và trên

lưỡi có rãnh giữ nước khi uống và vạn chuyển thức ăn vào trong Trong miệng có vòm khẩu cái nhưng không có màng khẩu cái Tuyến nước bọt không phát triển hoặc rấtkém phát triển

4.1.2 Thực quản

Là một đoạn dài đi từ cuối miệng đến dạ dày tuyến

Thực quản có một chỗ phình to gọi là diều để chứa thức ăn Diều gà rất phát triển,còn ở vịt ngỗng thì diều nhỏ có hình thoi Diều không tiết dịch tiêu hóa Chỉ có tác dụngchứa, làm thấm ướt và làm mềm thức ăn Tuy nhiên trong diều vẫn có quá trình tiêu hóanhờ hệ vi sinh vật nhưng không đáng kể

4.1.3 Dạ dày

Gồm 2 phần dạ dày tuyến và dạ dày cơ:

- Dạ dày tuyến: Có hình bầu dục có vách dày, dung tích nhỏ nằm trước dạ dày cơ (còngọi là cuống mề) Trong màng nhầy của dạ dỳ tuyến có nhiều tuyến tiết dịch nhầy tiêuhóa (30-40 tuyến)

+ Chức năng: Là tiết dịch vị nhưng thức ăn không được tiêu hóa ở đây Mà dịch vị theothức ăn vào dạ dày cơ được tiếp tục tiêu hóa ở các giai đoạn sau

- Dạ dày cơ (mề): Có hình cầu dẹp, do lớp cơ trơn đặc biệt dày chắc tạo thành Nó

là cơ quan rất phát triển Phía phải của dạ dày cơ có một lỗ thông với dạ dày tuyến vàmột lỗ thông với tá tràng

+ Phía trong dạ dày cơ có nhiều tuyến nhỏ, tiết ra một chất có dạng keo, đễ bị hóa cứngtạo thành lớp sừng cứng che phủ niêm mạc dạ dày cơ Tác dụng của lớp sừng này là bảo

vệ thành dạ dày khỏi bị tổn thương khi nghiền thức ăn cứng

+ Lớp màng này luôn bị bong ra và luôn được bổ sung, thay thế

+ Dạ dày cơ không tiết dịch vị, chức năng của nó là nghiền ép thức ăn, với sự hỗ trợ củanhững hạt sỏi hoặc những hạt cứng khác mà gia cầm ăn vào

Trang 37

tràng, cuộn khúc và chiếm vị trí khoảng giữa các bao khí trong bụng, và được treo ởvùng dưới hông.

- Ở niêm mạc ruột non, cũng có nhiều tuyến tueets dịch ruột và có các nhung mao Quátrình tiêu hóa và hấp thu thức ăn diễn ra chủ yếu ở ruột non

- Trực trang là đoạn ngắn, dài khoảng 10 – 15cm, chạy dài từ chỗ manh tràng nối vớiruột non xuống huyệt Trực tràng còn gọi là đoạn ruột cứng

+ Khi thức ăn từ ruột non chuyển xuống, thì một phần được tiêu hóa, hấp thu Phần cònlại được tái hấp thu tạo thành phân thải vào huyệt, ở huyệt phân hỗn hợp với nước tiểu

để thải ra ngoài

* Lỗ huyệt là phần mở rộng cuối trực tràng: Nó là hốc của trực tràng, ống dẫn nước tiểu

và ống dẫn tinh (hay ống dẫn trừng ở con cái)

4.2 Tuyến tiêu hóa

4.2.1 Gan

Gan chia làm 2 thùy chính (thùy phải và thù trái)

Thùy phải lớn hơn thùy trái Cả hai thùy ôm lấy dạ dày cơ và dạ dày tuyến, vàmột phần đỉnh tim

Gan tiết ra dịch mật và được tích trữ lạ trong túi mật (nằm ở thùy phải) Túi mật

có ống dẫn mật để đổ vào tá tràng giúp tiêu hóa thức ăn, đặc biệt thức ăn mỡ

4.2.2 Tuyến tụy

Là một mảnh dài, màu hồng nhạt, nằm giữa quai tá tràng, dịch tụy chứa cácenzyme như ở gia súc để tiêu hóa thức ăn

Trang 38

CHƯƠNG 6: HỆ TUẦN HOÀN

1 Vị trí, hình thái, cấu tạo

1.1 Hệ thống tuần hoàn máu đỏ

1.1.1 Tim

1.1.1.1 Vị trí, hình thái

- Vị trí: Tim hình nón lộn ngược (đáy trên, đỉnh dưới) nằm trong lồng ngực bị hai láphổi trùm che, nhưng lệch về phía dưới lá phổi trái nhiều hơn Tim nằm theo chiều từtrên xuống dưới, trước về sau, từ phải sang trái, khoảng xương sườn 3 – 6 bên trái Đỉnhtim gần sát mỏm kiếm xương ức

- Hình thái: Mặt ngoài tim có một rãnh ngang chia tim thành hai nửa không đềunhau Nửa phía trên là tâm nhĩ, nửa phía dưới là tâm thất Trên rãnh này thường

có một lớp mỡ vành tim và có động tĩnh mạch vành đem máu nuôi tim

1.1.1.2 Cấu tạo

- Ngoài cùng là màng bao tim bao bọc tim và các mạch quản lớn của tim, gồm 2 màng:ngoài là màng sợi, trong là màng ngoại tâm mạc phủ mặt ngoài cơ tim

- Cơ tim: Cơ tim cấu tạo giống như cơ vân, tạo nên vách khối tâm nhĩ và tâm thất

- Màng trong tim là lớp màng mỏng lót ở bên trong các xoang tim tiếp xúc với máu,hình thành các chân cầu của van tim

- Vách động mạch dày và cứng nên luôn căng tròn (ngay cả khi không chứa máu)

- Động mạch lớn nằm sâu trong cơ thể, động mạch nhỏ đi nông gần bề mặt da Khi đicùng tĩnh mạch và thần kinh tương ứng động mạch nằm sâu hơn

- Khi đi qua các cơ quan có hoạt động co bóp mạnh (dạ dày…) thì động mạch chạyngoằn ngoèo để tránh bị căng, đứt

- Khi đi qua khớp xương động mạch đi ở mặt gấp

- Một số động mạch đi nông dưới da, sát xương thường dùng để bắt mạch (động

mạch hàm ở ngựa, động mạch đuôi ở trâu bò, động mạch khoeo ở chó)

+ Cấu tạo: thành động mạch gồm có 3 lớp:

Trang 39

- Lớp ngoài cùng: là lớp màng sợi

- Lớp giữa rất dày gồm các sợi cơ trơn và sợi chun (co giãn, đàn hồi)

- Lớp trong: hay lớp nội mạc chỉ có một tầng tế bào tiếp xúc với máu

1.1.3 Tĩnh mạch

Là những mạch máu đưa máu từ tổ chức, cơ quan trong cơ thể về tim (tâm nhĩ)

+ Cấu tạo: thành tĩnh mạch có cấu tạo giống động mạch nhưng mỏng hơn

+ Đặc điểm:

- Xẹp xuống khi không có máu nhưng căng phồng lên khi chứa nhiều máu

- Thường nằm nông dưới da, nên người ta thường lợi dụng để đưa thuốc qua đường tĩnhmạch

- Đường kính của tĩnh mạch lớn hơn đường kính của động mạch tương ứng

- Lòng tĩnh mạch lớn có van hường tâm

+ Mạch bạch huyết lớn gồm:

- Tĩnh mạch bạch huyết phải: Nằm ở chỗ hai tĩnh mạch gặp nhau, rồi đổ vào tĩnhmạch chủ trước ông này dài 2- 5cm Nó thu nhận dịch bạch huyết từ các tĩnhmạch bạch huyết trước ngực, nách, cổ, cơ hoành

- Ống bạch huyết ngực: Bắt nguồn từ bể picquet ngang đốt sống ngực cuối cùngđến các đốt sống hông rồi đi ngược về trước sát động mạch chủ đến khoảngxương sườn số 1 thì thông vào tĩnh mạch chủ trước ông ngực nhận tất cả dịchbạch huyết từ các tĩnh mạch bạch huyết của cơ thể (trừ những nơi tĩnh mạch bạchhuyết phải đã nhận)

1.2.2 Hạch bạch huyết

Ngày đăng: 16/04/2017, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w