1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

GIỐNG VẬT NUÔI THEO KHUNG TỔNG CỤC DẠY NGHỀ

40 568 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 141,85 KB

Nội dung

Định luật Hardy-weinberg được phát hiện năm 1908 đã mở đầu chobước phát triển của di truyền học quần thể, tiếp đó là những khởi đầu về di truyền học số lượng của Lush và một số tác giả k

Trang 1

CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG CHỌN LỌC VÀ NHÂN GIỐNG

VẬT NUÔI

1 Lịch sử công tác giống

1.1 Lịch sử công tác giống trên thế giới

Những công trình chọn lọc, nhân giống vật nuôi đầu tiên được sách vở ngày naythừa nhận là công trình của nhà chăn nuôi người Anh tên là Robert Bakewell (1725-1795) trong việc tạo ra các giống bò Long hom, cừu Leicester và ngựa Shire Những sổsách ghi chép về các giống ngựa, cừu xuất hiện lần đầu tiên ở Anh vào năm 1800 đã tạotiến đề cho việc phát triển các sổ sách ghi chép về giống gọi là sổ giống và việc tạo cácgiống vật nuôi ở các nước châu âu, châu Mỹ Năm 1865, Alendel đã công bố các quyluật di truyền và 35 năm sau năm 1900, các quy luật di truyền của Alendel được tái pháthiện bởi Devries, Correns và TS Chermak Các sự kiện lịch sử này chính thức đánh dấu

sự ra đời của nền tảng lý luận khoa học về chọn lọc và nhân giống vật nuôi Cùng thờigian này, nghiệp đoàn kiểm tra sữa đầu tiên được thành lập ở Đan Mạch, tiếp sau đóngười ta đã tiến hành kiểm tra năng suất lợn Đây là một trong các biện pháp kỹ thuậtquan trọng để chọn lọc vật nuôi mà cho tới nay vẫn đang được sử dụng rộng rãi ở nhiềunước trên thế giới Định luật Hardy-weinberg được phát hiện năm 1908 đã mở đầu chobước phát triển của di truyền học quần thể, tiếp đó là những khởi đầu về di truyền học

số lượng của Lush và một số tác giả khác đã tạo ra một hướng mới cho khoa học chọnlọc và nhân giống vật nuôi

Tiếp sau các định luật di truyền cơ bản của Alendel là các lý thuyết về nhiễm sắcthể của Morgan 1910, lý thuyết về mối quan hệ giữa nền và enzym của Beadle vàLatum 1941, phát hiện cơ sở vật chất của di truyền là ADN của Avery 1944, phát hiệncấu trúc vòng xoắn ADN của Watson và Cách 1953, phát hiện mã di truyền củaNiremberg 1968 đã đặt ra những cơ sở quan trọng trong công tác giống vật nuôi Năm

1942, bằng các công trình của Hazel, lý thuyết về chỉ số chọn lọc đã hình thành và bướcđầu ứng dụng trong chọn lọc vật nuôi Cũng trong thập kỷ 60-70 phương pháp chọn lọcvật nuôi theo chỉ số với các ưu việt của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các chươngtrình chọn giống ở các nước phát triển mang lại những tiến bộ rõ nét trong việc nângcao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm chăn nuôi

Những tiến bộ về thụ tinh nhân tạo mà khởi đầu là việc sử dụng rộng rãi trongchăn nuôi bò, cừu ở Nga vào năm 1930, sau đó là những thành công trong việc đônglạnh tinh dịch bò ở Anh vào những năm 1950, cấy truyền phôi vào những năm 1990 đãgóp phần tích cực tăng nhanh các tiến bộ di truyền của một số tính trạng năng suất, cũngnhư mở rộng ảnh hưởng của các con vật giống có giá trị giống cao

Về mặt lý thuyết, trên cơ sở của phương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển, ngay từnăm 1948, Henderson đã khởi thảo lý thuyết BLUP Nhưng phải đến những năm 1970

Trang 2

trở đi, cùng với sự phát triển của máy tính điện tử với dung lượng bộ nhớ lớn, tốc độtính toán nhanh, phương pháp BLUP mới thực sự được ứng dụng trong chương trìnhchọn giống vật nuôi ở các nước phát triển, mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so vớiphương pháp chỉ số chọn lọc kinh điển Cho tới nay hầu như toàn bộ các thành tựu củachọn lọc và nhân giống vật nuôi mà ngành chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kếtquả nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng Tuy nhiên, một xuhướng thứ hai nhằm phát triển và ứng dụng di truyền học phân tử trong chọn lọc vànhân giống vật nuôi cũng đang được phát triển mạnh trong những năm gần đây Có thểnói rằng năm 1970 với các phát hiện về enzym giới hạn đã mở đầu cho thời kỳ côngnghệ tiên Trong thập kỷ 80, người ta đã cho ra đời những vật nuôi đầu tiên là sản phẩmcủa công nghệ cấy ghép gen Sự kiện nhân bản vô tính cừu Dolly( 2/1997, lợn (3/2000)tiếp theo ở chuột, bò… là những đóng góp quan trọng của di truyền học phân tử chokhoa học chọn lọc và nhân giống vật nuôi Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng công nghệ sinhhọc phân tử còn hạn chế và người ta vẫn còn đang nghi ngờ về những hiểm hoạ mà ditruyền học phân tử có thể gây ra cho con người thông qua các sản phẩm biến đổi gen.

1.2 Lịch sử công tác giống ở Việt Nam

Lịch sử phát triển công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi ở nước ta gắn liền với

sự phát triển của sản xuất, chăn nuôi ở nước ta Các giống vật nuôi được hình thành từlâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canhtác khác nhau của các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau Đặc điểm chung của cácgiống vật nuôi địa phương là có hướng sản xuất kiêm dụng, tầm vóc nhỏ, năng suấtthấp, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào điềukiện thiên nhiên và tận thu sản phẩm phụ trong trồng trọt Việc sử dụng nhân giống chủyếu dựa vào kinh nghiệm

Để nâng cao năng suất, từ thời Pháp thuộc cũng như sau này, một số giống vậtnuôi nước từ ngoài đã được đưa vào Việt Nam Quá trình lai tạo giữa các giống nội vớicác giống nhập cũng như thuần dưỡng chung đã hình thành những nhóm vật nuôi cónhững đặc điểm riêng biệt của nước ta như: bò Laisind, lợn Thuộc Nhiêu thuộc tỉnh MỹTho (sản phẩm lai giữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam, Trung Quốc, lợnCraonaire - Pháp với lợn Yorkshire - Anh), lợn Ba Xuyên tỉnh Sóc Trăng (sản phẩm laigiữa lợn địa phương Nam Bộ, lợn Hải Nam Trung Quốc, lợn Craonaire - Pháp với lợnBerkshire - Anh) Giai đoạn 1960- 1980, hệ thống tổ chức các công ty giống, trạm giốngrất phát triển ở hầu khắp các tỉnh, huyện nhưng công tác giống chưa có trọng điểm nênkết quả còn thấp Trong thời gian này, chúng ta đã cho nhập rất nhiều giống gia súc giacầm có năng suất cao của thế giới nhằm lai tạo với các phẩm giống nội tạo các đàn laikinh tế: F1, F2…cho năng suất cao về sản phẩm thịt

Hiện nay, đàn giống vật nuôi của chúng ta rất phong phú, nhiều giống loài nhưngchưa tạo được những giống vật nuôi năng suất cao đáp ứng được nhu cầu của sản xuất

Trang 3

trong nước.

2 Một số khái niệm cơ bản trong công tác chọn lọc và nhân giống

2.1 Khái niệm về vật nuôi

Theo Isaac 1970, những động vật được gọi là vật nuôi khi chung có đủ 5 điềukiện sau đây:

- Có giá trị kinh tế nhất định, được con người nuôi với mục đích rõ ràng

- Trong phạm vi kiểm soát của con người

- Không thể tồn tại được nếu không có sự can thiệp của con người

- Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang đã

- Hình thái cơ thể thay đổi so với khi còn là con vật hoang đã

2.2 Khái niệm về giống, dòng vật nuôi

2.2.1 Khái niệm về giống

Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, được hìnhthành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nhất định do quá trình chọn lọc và nhângiống của con người, có số lượng nhất định để có thể là nhân giống trong nội bộ của nó,các giống vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, thể chất, đặctính sinh lý Sinh hoá và lợi ích kinh tế giống nhau, các đặc điểm di truyền này có thể ditruyền qua các thế hệ và cho phép phân biệt giống này với giống khác

2.2.2 Khái niệm về dòng

Dòng là một nhóm vật nuôi trong cùng một giống được xuất phát từ một con đực

tổ đầu dòng Các thế hệ con cháu trong dòng chịu ảnh hưởng nhất định về huyết thốngvới con đực tổ

2.3 Phân loại giống vật nuôi

Kết hợp nhiều quan điểm và dựa vào điều kiện kinh tế xã hội, trình độ khoa học

kỹ thuật ảnh hưởng tới quá trình hình thành giống mà có các cách phân loại sau:

- Phân loại theo trình độ gây giống: có 3 loại:

+ Giống nguyên thuỷ: Các giống này thường có tầm vóc nhỏ bé, năng suất thấp, kiêmdụng, thành thục muộn, điều kiện nuôi dưỡng đơn giản, khả năng chịu đựng kham khổcao, sức kháng bệnh cao thích nghi với điều kiện địa phương hẹp, bảo thủ di truyền cao,biến dị thấp Hầu hết các giống vật nuôi nội của nước ta thuộc nhóm này

+ Giống quá độ: Là các giống nguyên thủy được chọn lọc và chăm sóc nuôi dưỡng ởmức độ cao hơn nên đặc điểm cơ bản là tầm vóc đã được cải tiến, sức sản xuất đượcnâng cao hơn nhưng vẫn kiêm dụng, thành thục sớm hơn, các đặc tính về sản xuất tương

Trang 4

đối thuần nhất, nếu nuôi dưỡng kém sẽ trở lại giống nguyên thuỷ.

+ Giống gây thành: Là giống được hình thành trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển,trình độ khoa học kỹ thuật cao Đây là kết quả chọn lọc có ý thức của con người Đặcđiểm cơ bản của các giống gây thành là: sức sản xuất cao, hướng sản xuất chuyên dụng,sớm thành thục, sức chịu đựng kham khổ và kháng bệnh kém, tính bảo thủ di truyềnkém, biến dị cao, dễ thay đổi khi điều kiện ngoại cảnh và nuôi dưỡng thay đổi, đòi hỏiphải được nuôi dưỡng, chăm sóc ở trình độ cao Ví dụ: lợn Ladnrace, gà Leughorn, bòsữa Holstein Frisian …

- Phân loại theo tính năng sản xuất:

+ Giống kiêm dụng: Có thể sử dụng với nhiều tính năng sản xuất khác nhau

+ Giống chuyên môn hoá: Có năng suất cao về một tính năng sản xuất các mặt khácbình thường Ví dụ: Bò sữa lang trắng đen Hà Lan, gà Leughorn

- Phân loại căn cứ vào nguồn gốc:

+ Giống vật nuôi địa phương: là các giống có nguồn gốc tại địa phương được hìnhthành trong điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương Ví dụ: lợn Ỉ, lợn Móngcái, bò Vàng Thanh Hoá, vịt Cỏ… là giống địa phương có khả năng thích nghi cao vớiđiều kiện tập quán chăn nuôi của địa phương nhưng năng suất thấp

+ Giống nhập nội: là giống có nguồn gốc từ vùng khác hoặc nước khác, thường lànhững giống có năng suất cao, có ưu điểm nổi bật so với giống của địa phương

3 Những tính trạng cơ bản của vật nuôi

3.1 Tính trạng về ngoại hình

Ngoại hình của một vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật Tuy nhiên, trênnhững khía cạnh nhất định, ngoại hình phản ảnh được cấu tạo của các bộ phận cấuthành cơ thể, tình trạng sức khoẻ cũng như năng suất của vật nuôi

Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, người ta dùng mắt để quan sát và dùng tay để sờnắn, dùng thước để đo một số chiều đo nhất định Có thể sử dụng một số phương phápđánh giá ngoại hình sau đây:

- Quan sát từng bộ phận và tổng thể con vật, phân loại ngoại hình con vật theo các mứckhác nhau Dùng thước đo để đo một số chiều đo trên cơ thể con vật, mô tả những đặctrưng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều đo này Trong tiêu chuẩn chọnlọc gia súc của nước ta hiện nay, các chiều đo cơ bản của trâu, bò, lợn bao gồm:

+ Cao vai (đối với trâu bò còn gọi là cao vây): Chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của uvai (đo bằng thước gậy)

+ Vòng ngực: Chu vi lồng ngực tại điểm tiếp giáp phía sau của xương bả vai (đo bằngthước dây)

Trang 5

+ Dài thân chéo (đối với trâu bò): Khoảng cách từ phía trước của khớp bả vai - cánh tayđến mỏm sau của u xương ngồi (đo bằng thước gậy).

+ Dài thân (đối với lợn): Khoảng cách từ điểm giữa của đường nối giữa 2 gốc tai tớiđiểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi (đo sát da, bằng thước dây)

Các chiều đo trên còn được sử dụng để ước tính khối lượng của con vật Sau đây

là một vài công thức ước tính khối lượng trâu, bò, lợn:

+ Khối lượng trâu (kg) = 90 x (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo

+ Khối lượng bò (kg) = 88,4 x (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo

+ Khối lượng lợn (kg) = [(Vòng ngực)2 x Dài thân]/14400

Trong các công thức trên, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân chéo của trâu

bò là mét, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân của lợn là cm

- Phương pháp đánh giá ngoại hình hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất là đánh giábằng cho điểm Nguyên tắc của phương pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi

bộ phận cơ thể của nó đều có một ngoại hình đẹp nhất, đặc trưng cho giống vật nuôi màngười ta mong muốn Có thể nói đó là con vật lý tưởng của một giống, các bộ phận của

nó đều đạt được điểm tối đa trong thang điểm đánh giá So sánh ngoại hình của từng bộphận giữa con vật cần đánh giá với con vật lý tưởng để cho điểm từng bộ phận Điểmtổng hợp của con vật là tổng số điểm của các bộ phận Trong một số trường hợp, tuỳtính chất quan trọng của từng bộ phận đối với hướng chọn lọc, người ta có thể nhânđiểm đã cho với các hệ số khác nhau trước khi cộng điểm chung Cuối cùng căn cứ vàotổng số điểm ngoại hình đạt được để phân loại con vật Phương pháp đánh giá này cónhiều ưu điểm, thường được tiêu chuẩn hoá để thống nhất giữa những người đánh giá.Kết quả đánh giá có thể dùng cho việc xử lý lựa chọn con vật ở các thế hệ sau

Theo Tiêu chuẩn lợn giống của nước ta (TCVN.1280-81), việc đánh giá ngoạihình lợn được thực hiện theo phương pháp cho điểm 6 bộ phận, nhân hệ số khác nhauvới từng bộ phận Chẳng hạn, điểm tối đa ngoại hình cho từng bộ phận đối với lợn náiMóng Cái là 5 điểm, 6 bộ phận được nhân với các hệ số khác nhau như sau:

Cuối cùng căn cứ vào điểm tổng số để xếp cấp ngoại hình theo các thang bậc: đặccấp, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV

Hiện nay, trong tiêu chuẩn chọn lọc ngoại hình bò sữa ở các nước châu Âu và

Mỹ, ngoài chiều cao cơ thể được đánh giá bằng cách đo cao khum (khoảng cách từ mặtđất tới điểm cao nhất ở phần khum con vật), người ta sử dụng thang điểm từ 1 tới 9 đểcho điểm 13 bô phận khác nhau (gọi là các tính trạng tuyến tính) Điểm tổng công củacon vật cũng là căn cứ để phân ngoại hình thành 6 cấp đô khác nhau

Trang 6

Trong chăn nuôi gà công nghiệp, để chọn lọc gà đẻ trứng khi bước vào thời kỳchuẩn bị đẻ, người ta căn cứ vào khối lượng con vật, đô rộng của xương háng , mức độphát triển và màu sắc của mào để chọn lọc.

3.2 Tính trạng về sinh trưởng

Sinh trưởng là sự tăng thêm về khối lượng, kích thước, thể tích của từng bộ phậnhay của toàn cơ thể con vật Thực chất của sinh trưởng chính là sự tăng trưởng và phânchia của các tế bào trong co thể vật nuôi

Để theo dõi các tính trạng sinh trưởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các

cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong nàyphụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá Chẳng hạn: đối với lợn con,thường cân khối lượng lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ Đối với lợn thịt, thườngcân khối lượng khi bắt đầu nuôi, kết thúc nuôi và ở từng tháng nuôi

Để biểu thị tốc đô sinh trưởng của vật nuôi, người ta thường sử dụng 3 độ sinhtrưởng sau đây:

- Độ sinh trưởng tích luỹ: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay củatừng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh trưởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện cácphép đo

- Độ sinh trưởng tuyệt đối: Là khối lượng, kích thước, thể tích của toàn cơ thể hay củatừng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian Công thức tính như sau:

V2 – V1

A = t2 – t1Trong đó:

- A: độ sinh trưởng tuyệt đối

- V2, t2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t2

- V1, t1 khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm t1

- Độ sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm khối lượng, kích thước, thể tích của cơthể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh trưởngsau và trước Độ sinh trưởng tương đối thường được biểu thị bằng số phần trăm, côngthức tính như sau:

V2 – V1

R (%) = x 100 (V2 + V1) / 2

Trang 7

Trong đó:

- R (%): độ sinh trưởng tương đối (%)

- V2: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm sau

- V1: khối lượng, kích thước, thể tích tại thời điểm trước

3.3 Các tính trạng về năng suất và chất lượng sản phẩm

- Năng suất và chất lượng sữa: Đối với vật nuôi lấy sữa, người ta theo dõi đánh giá cáctính trạng chủ yếu sau:

+ Sản lượng sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa: Là tổng lượng sữa vắt được trong 10 tháng tiếtsữa (305 ngày)

+ Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ mỡ sữa trung bình trong một kỳ tiết sữa Định kỳ mỗi thángphân tích hàm lượng mỡ sữa 1 lần, căn cứ vào hàm lượng mỡ sữa ở các kỳ phân tích vàsản lượng sữa hàng tháng để tính tỷ lệ mỡ sữa

+ Tỷ lệ protein sữa: Là tỷ lệ protein trung bình trong một kỳ tiết sữa Cách xác định vàtính toán tương tự như đối với tỷ lê mỡ sữa

Để so sánh sản lượng sữa của các bò sữa có tỷ lê mỡ sữa khác nhau, người ta quyđổi về sữa tiêu chuẩn Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ 4% Công thức quy đổi nhưsau:

SLSTC (kg) = 0,4 SLSTT (kg) x 15 F(kg)Trong đó:

- SLSTC: Sản lượng sữa tiêu chuẩn (sữa có tỷ lê mỡ 4%), tính ra kg

mẹ, lượng thức ăn bổ sung thêm là không đáng kể

- Năng suất và chất lượng thịt: Đối với vạt nuôi lấy thịt, người ta theo dõi các tính trạng

chủ yếu sau:

+ Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi: Là khối lượng tăng trung bình trong đơn

vị thời gian mà con vật đạt được trong suốt thời gian nuôi Người ta thường tính bằng

số gam tăng trọng trung bình hàng ngày (g/ngày).

Trang 8

+ Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: Là số kg thức ăn chi phí trung bình cho mỗi kg tăng trọng mà con vật đạt được trong thời gian nuôi.

+ Tuổi giết thịt: Là số ngày tuổi vật nuôi đạt được khối lượng giết thịt theo quy định.

Các tỷ lệ thịt khi giết thịt:

+ Đối với lợn: Tỷ lệ thịt móc hàm (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vạt sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân - gọi là khối lượng thịt xẻ - so với khối lượng sống), tỷ lệ nạc (khối lượng thịt nạc so với khối lượng thịt xẻ) Trên con vật sống, người ta đo độ dày mỡ lưng ở vị trí xương sườn cuối cùng bằng kim thăm hoặc bằng máy siêu âm Giữa đô dày mỡ lưng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối tương quan âm rất

chặt chẽ, vì vậy những con lợn có độ dày mỡ lưng mỏng sẽ có tỷ lê nạc trong thân thịtcao và ngược lại

+ Đối với trâu, bò, dê: Tỷ lệ thịt xẻ (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, da, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt tinh (khối lượng thịt so với khối lượng sống).

+ Đối với gia cầm: Tỷ lệ thân thịt (khối lượng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, đầu, cánh, chân - gọi là khối lượng thân thịt - so với khối lượng sống), tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực (khối lượng thịt đùi, thịt ngực so với khối lượng thân thịt).

- Năng suất sinh sản: Đối với vật nuôi dùng để sinh sản, các tính trạng năng suất chủ

yếu bao gồm:

+ Con cái:

- Tuổi phối giống lứa đầu: Tuổi bắt đầu phối giống.

- Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu tiên.

- Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Số ngày từ lứa đẻ trước tới lứa đẻ sau.

- Tỷ lệ thụ thai: Số cái thụ thai so với tổng số cái được phối giống.

- Tỷ lệ đẻ: Số cái đẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu bò, dê, ngựa).

- Số con đẻ ra còn sống sau khi đẻ 24 giờ, số con còn sống khi cai sữa, số lứa đẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn); tỷ lệ đẻ 1 con/lứa, sinh đôi, sinh ba (với

dê, cừu).

- Khối lượng sơ sinh, cai sữa: Khối lượng con vật cân lúc sơ sinh, lúc cai sữa.

+ Con đực:

- Tuổi bắt đầu sử dụng phối giống: Tuổi bắt đầu phối giống.

- Phẩm chất tinh dịch: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh (ký hiệu là: VAC) VAC là tích số của 3 tính trạng: lượng tinh dịch bài xuất trong 1 lần

Trang 9

xuất tinh (dung tích: V); số lượng tinh trùng/1ml tinh dịch (nồng độ: C); tỷ lệ tinh trùng có vận động thẳng tiến (hoạt lực: A).

Để đánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, người ta theo dõi các tính trạngchủ yếu sau:

- Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: Ngày tuổi của đàn mái khi bắt đầu có 5% tông số mái

đẻ trứng.

- Sản lượng trứng/năm: Số trứng trung bình của 1 mái đẻ trong 1 năm.

- Khối lượng trứng: Khối lượng trung bình của các quả trứng đẻ trong năm.

- Các tính trạng về phẩm chất trứng (đường kính dài, đường kính rộng, chỉ số hình thái: rộng/dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng đỏ, lòng trắng, vỏ, )

3.4 Ảnh hưởng của di truyền và ngoại cảnh đối với sự phát triển của tính trạng số lượng

Di truyền và ngoại cảnh là hai nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới sự phát triển củatính trạng số lượng Mô hình của sự ảnh hưởng này như sau:

P = G + E

Trong đó: P: kiểu hình

G: kiểu genE: điều kiện môi trường ngoại cảnh

- Nhân tố di truyền: là đặc tính vốn có của cha mẹ tổ tiên truyền cho con cháu Chúng

ta biết rằng, các đặc tính di truyền đều do gen quy định Theo Swright, dựa vào ảnhhưởng của các gen đến con vật ở mức độ ít hay nhiều mà chia làm 3 loại:

+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển nói chung, đến các chiều, đến tính năng lýhọc của cỏc chiều

+ Gen ảnh hưởng theo nhóm

+ Gen chỉ ảnh hưởng đến một vài tính trang riêng rẽ

- Nhân tố ngoại cảnh: điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thểgia súc và ảnh hưởng đén sự phát triển của các cơ quan bộ phận trong cơ thể

+ Yếu tố thiên nhiên: khí hậu núng quỏ làm cho con vật mệt mỏi, tiêu phí nănglượng nhiều

+ Yếu tố nuôi dưỡng: thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc.Cho gia súc ăn theo khẩu phần, theo giai đoạn, chế độ vận động thích hợp, chuồng trạisạch sẽ đều thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục của gia súc

Trang 10

4 Ưu thế lai

4.1 Cơ sở di truyền và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai

- Cơ sở của ưu thế lai là kết quả của cả sự tăng lên về tần số kiểu gen dị hợp Khi tần sốkiểu gen dị hợp tăng lên thì giá trị kết hợp của các gen cũng tăng lên

- Các yếu tố ảnh hưởng của ưu thế lai:

+ Nguồn gốc di truyền của bố mẹ: Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa nhau thì ưuthế lai cang cao và ngược lại

+ Tính trạng xem xét: Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì ưu thế lai cao và ngượclại

+ Công thức giao phối: Ưu thế lai còn phụ thuộc vào con vật nào làm bố và con vật nàolàm mẹ

+ Điều kiện nuôi dưỡng: Nếu điều kiện nuôi dưỡng kém thì ưu thế lai có được sẽ thấp,ngược lại trong điều kiện nuôi dưỡng tốt thì ưu thế lai có được cao

4.2 Ứng dụng của ưu thế lai trong công tác giống

Đê tạo ưu thế lai ờ vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế Trong phéplai này, người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhaurồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống

Phổ biến ờ nước ta hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước cho giaophối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội Con lai có khả năng thích nghivới điều kiện khí hậu Chăn nuôi của giống mẹ và có sức tăng sản cùa giống bố

Ví dụ : Lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái X Đại bạch có sức sống cao lợn con mới đẻ đãnặng từ 0.7 đến 0,8 kg Tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 - 100 kg), tỉ lệ thịt nạccao hơn

Ngày nay, nhờ kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thíchnhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh, việc tạo con lai kinh tế đối với bò và lợn cónhiều thuận lợi

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH GIỐNG GIA SÚC – GIA CẦM

1 Sự thuần hóa

1.1 Quá trình thuần hóa

Tất cả các loài vật nuôi còn tồn tại cho đến ngày nay đều có nguồn gốc từ thúhoang Giai đoạn đầu tiên của quá trình thuần hóa diễn ra hàng ngàn năm trước đây.Quá trình diễn ra cùng với sự di cư của con người từ miền đất này đến miền đất khác

Trang 11

Giai đoạn tiếp theo của thuần hóa là quá trình kiểm soát quá trình sinh sản của vậtnuôi và sự lựa chọn những vật nuôi theo ý muốn Sự phát triển của thụ tinh nhân tạo, laitạo, hệ thống thu nhập các giá trị của các tính trạng, kiểm tra đời sau là các động lực lớnbảo đảm cho việc nâng cao năng suất và hiệu quả vật nuôi

Bước mới nhất trong quá trình thuần hóa là công nghệ sinh học Với việc sử dụngcác công nghệ hiện đại tác động đến cơ sở vật chất di truyền đã tạo đà cho việc cải biếnchất lượng con giống theo nhu cầu của con người

1.2 Những tác động của con người trong quá trình thuần hóa

- Con người thay đổi điều kiệ sinh tồn của động vật hoang

+ Khi còn dống trong thiên nhiên thú hoang phải tự kiếm ăn, tự vệ chống lại các điềukiện khắc nghiệt của thiên nhiên, chống lại kẻ thù khác loài CHúng thường chọn nhữngnơi phong phú về thức ăn và những nơi kín đáo để nấp

+ Khi thuần hóa dưới sự can thiệp của con người, điều kiện sinh tồn của thú hoang đãđược thay đổi hoàn toàn

- Con người thay đổi số lượng cũng như chất lượng thức ăn

+ Thú hoang sinh sống bằng cách tìm kiếm các loại thức ăn trong tự nhiên so vậy thức

ăn kiếm được rất bếp bênh, khi nhiều khi ít

+ Còn khi được thuần hóa làm vật nuôi, toàn bộ thức ăn của vật nuôi đều do con ngườicung cấp

- Con người đã thay đổi tập tính sinh hoạt của động vật hoang dã

+ Trong tự nhiên, thú hoang sống theo kiểu bầy đàn, đực cái chung đụng, sinh sản theomùa vụ, di dộng kiếm ăn, theo con đực đầu đàn

+ Khi con người thuần hóa nó, con người nhốt riêng con đực và con cái Ghép đôi chogiao phối, sinh sản theo ý muốn của con người

- Con người chọn lọc giữ lại những con tốt

+ Trong tự nhiên, con vật bị tác động bởi chọn lọc tự nhiên Ở đó mọi con vật có thểgiao phối 1 cách tự do với nhau

+ Trong quá trình thuần hóa, con người đã tiến hành chọn lọc giữ lại những con vật gốc

có đặc tính di truyền tốt cho con người, loại thải những con không mong muốn

1.3 Những biến đổi của thú hoang trong quá trình thuần hóa

Dưới tác động của con người một cách lâu dài, động vật hoang dã đã có nhữngthay đổi cơ bản để trở thành động vật nuôi Cụ thể:

+ Thay đổi về ngoại hình theo hướng có lợi cho con người

Trang 12

VD: Gia súc lấy thịt thường có kết cấu cơ thể ưu tiên phát triển các phần cơ nhưmông, vai; đầu nhỏ, xương dài,… Còn gia súc lấy sữa thì bầu vú phát triển, tĩnh mạch

vú nổi rõ, không quá béo,… Các giống gia cầm siêu thịt đều có bộ lông màu trắng,…+ Thay đổi về các cơ quan bộ phận, thay đổi về chức năng, về tỷ lệ giữa các bộ phậntrong cơ thể

VD: Thú hoang thường có lông, da dày hơn, chân cao hơn, xương thường thô và

to hơn động vật nuôi

+ Thay đổi về tập tính: Vật nuôi thuần tính hơn, sống riêng lẻ không cần bầy đàn như ởđộng vật hoang dã

VD: Chó nhà thuần tính hơn so với chó sói và không cần sống bầy đàn

+ Thay đổi về tập tính sinh sản: Vật nuôi thường sinh sản quanh năm còn động vậthoang dã thì sinh sản theo mùa vụ, thường là mùa vụ thuận lợi kiếm thức ăn và tránhđược kẻ thù

VD: Gà rừng đẻ 30 – 50 quả/năm Thường đẻ vào mùa ấm áp và ấp trứng sau đó

2 Sự thích nghi

2.1 Khái niệm

Thích nghi là kết quả của hàng loạt những quá trình biến đổi sinh học phức tạpxảy ra ở cơ thể động vật Nhờ đó mà động vật có thể sống phù hợp với điều kiện sốngmới (hoặc có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện sống mới)

2.2 Cơ sở đánh giá sự thích nghi

Crapxencô (1963), chia mức độ thích nghi của vật nuôi làm 3 loại:

- Giống thích nghi được trong điều kiện sống mới, sinh trưởng và phát dục bình thường

- Giống thích nghi chưa hoàn toàn đối với điều kiện sống mới, nên sau một vài đời nuôithuần chủng mới bình thường được

- Giống không thích nghi được với điều kiện sống mới, qua một vài đời thì thoái hóahoặc thậm chí bị sinh bệnh và chết Vật nuôi không thích nghi thường biểu hiện giảmsức sản xuất, sức sinh sản, bệnh tật mới xuất hiện, tăng tỷ lệ chết…

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích nghi

Sự thích nghi của gia súc chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tốnhiệt độ, độ ẩm, nguồn thức ăn và chế độ khai thác

+ Nhiệt độ và độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến thân nhiệt, tần số hô hấp vàmạch đập của cơ thể Nhiều thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ tăng lên thì cường độ hôhấp và thân nhiệt cũng tăng lên Và sự thích nghi về nhiệt độ của mỗi loài, mỗi giống là

Trang 13

khác nhau Ở bò, các giống ở vùng ôn đới chịu nóng kém hơn các giống bò ở vùng nhiệtđới.

+ Nguồn thức ăn: Động vật, thực vật, khoáng,…

+ Chế độ khai thác: Khai thác với cường độ quá cao hoặc quá thấp cũng đều ảnh hưởngxấu đến khả năng thích nghi của con vật Như ở bò sữa, nên khai thác sữa từ 2 – 4lần/ngày thùy vào sản lượng sữa, nếu số lần vắt quá ít sẽ làm lượng sữa sót tăng cao dẫnđến viêm vú, còn nếu khai thác quá nhiều lần trong ngày sẽ dễ làm tổn thương đầu vúcủa con vật Ở lợn đực giống, khoảng cách giữa 2 lầm khai thác tinh thích hợp từ 1 – 5ngày tùy vào độ tuổi thành thục

CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ GIA SÚC, GIA CẦM

Trang 14

1 Khái niệm

1.1 Sự sinh trưởng

Sinh trưởng của vật nuôi là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ qua trao đổichất, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, tăng khối lượng của từng bộ phận cũngnhư toàn bộ cơ thể trên cơ sở di truyền có từ đời trước

1.2 Sự phát dục

Sự phát dục của vật nuôi là quá trình tăng thêm, hoàn chỉnh thêm về chức năngcủa từng cơ quan bộ phận để cơ thể phát triển toàn diện

1.3 Quan hệ giữa sinh trưởng và phát dục

Quá trình sinh trưởng và phát dục là sự phát triển chung của cơ thể sống Hai quátrình này không có ranh giới, chúng luôn hỗ trợ và tạo tiền đề cho nhau trong quá trìnhphát triển của cơ thể Có phát dục, đồng thời cũng có sinh trưởng và ngược lại Ở bộphận này có phát dục thì ở bộ phận khác có sinh trưởng, hoặc sinh trưởng và phát dụcdiễn ra song song và tồn tại trong cùng một bộ phận hoặc cơ thể

Hai quá trình này kết hợp rất chặt chẽ Nếu phát dục không đầy đủ cơ thể sẽ trởnên dị tật Ngược lại, nếu sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ bị còi cọc gầy yếu

2 Các quy luật phát triển

2.1 Quy luật phát triển theo giai đoạn

* Giai đoạn trong thai (giai đoạn phát triển trong cơ thể mẹ)

Giai đoạn này được chia làm 3 thời kỳ:

- Thời kỳ phôi: Được tính từ khi thụ tinh thành hợp tử đến khi bám chắc vào niêm mạc

tử cung Hợp tử phân chia nhanh Chất dinh dưỡng cung cấp cho phôi chủ yếu là noãnhoàng của trứng và chất dịch trong tử cung Trong giai đoạn này, hợp tử còn di độngnên thai dễ bị tiêu biến dưới các tác động vật lý Ở thời kỳ này, sinh trưởng gần bằngphát dục

- Thời kỳ tiền thai: Bắt đầu từ khi hợp tử bám chắc vào niêm mạc tử cung tới khi xuấthiện các nét đặc trưng về giải phẫu sinh lý, trao đổi chất của các lá phôi Trong thời kìnày sự phát dục rất mãnh liệt Các chất dinh dưỡng của quá trình sinh trưởng chủ yếuđược lấy trực tiếp từ cơ thể mẹ thông qua tuần hoàn máu Do vậy phải cung cấp đầy đủdinh dưỡng cho cơ thể mẹ trong thời kỳ này

- Thời kỳ thai nhi: Đây là thời kỳ cuối trong giai đoạn trong thai Ở thời kỳ này, thểtrọng, kích thước của thai nhi tăng lên rất nhanh (tức sinh trưởng mãnh liệt) 3/4 khốilượng của thai nhi tăng lên trong thời kỳ này, sau đó thì gần như là dừng Ở thời kỳ nàynên cung cấp nhiều thức ăn tinh, thức ăn thô vừa phải để tránh thức ăn chèn thai nhi màvẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng

Trang 15

* Giai đoạn ngoài thai (giai đoạn phát triển ngoài cơ thể mẹ)

Giai đoạn này bắt đầu từ khi con vật sinh ra đến khi gia cỗi và chết Cơ thể vẫntiếp tục sinh trưởng và phát dục Giai đoạn này được chia làm 4 thời kỳ:

- Thời kỳ bú sữa

+ Từ khi gia súc sinh ra đến khi cai sữa Thời kỳ này dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vàotừng loài

+ Đặc điểm của thời kỳ này:

+ Về MT sống: Gia súc non vừa rời khỏi cơ thể mẹ, tiếp xúc với môi trường sốnghoàn toàn mới Do vậy khả năng chống đỡ của gia súc non còn yếu

+ Chức năng hoạt động của các bộ phận: Các cơ quan bộ phận trong cơ thể giasúc non chưa hoàn thiện hoặc hoạt động yếu

+ Trao đổi chất diễn ra mãnh liệt, sinh trưởng nhanh nên cần rất nhiều chất dinhdưỡng

+ Vật nuôi xuất hiện những phản xạ tính dục

+ Các cơ quan tiêu hóa, sinh dục, thần kinh phát triển, ăn khỏe

- Thời kỳ trưởng thành

Thời kỳ này được tính từ khi con vật thành thục đến khi có biểu hiện già cỗi

+ Đặc điểm của thời kỳ này:

+ Con vật thành thục về thể vóc Trao đổi chất ổn định, sinh trưởng ổn định Convật có khả năng sinh sản, khả năng cho sữa, cho trứng, khả năng cày kéo, …

+ Có sức khỏe, sức sống cao, mở đầu bằng tích lũy Vì vậy nếu gia súc lấy thịtnên giết mổ vào lúc này

- Thời kỳ già cỗi

Thời kỳ này bắt đầu từ khi sức khỏe của vật nuôi giảm, khả năng sing sản giảmdần rồi mất hẳn

Trang 16

+ Đặc điểm của thời kỳ này:

+ Quá trình dị hóa lớn hơn quá trình đồng hóa

+ Trong thực tiễn sản xuất, người ta không giữ vật nuôi đến thời kỳ này, chỉ trừtrường hợp là vật nuôi quý hiếm cần để khai thác nguồn gen

* Ở gia cầm: Chia làm hai giai đoạn

+ Giai đoạn trong trứng

+ Giai đoạn sau khi nở: gồm 4 thời kỳ là sau nở, thời kỳ phát dục, thời kỳ thànhthục, thời kỳ già cỗi

2.2 Quy luật phát triển không đều

* Sự không đồng đều về số lượng

- Khối lượng lúc nhỏ tăng ít rồi tăng nhanh dần đến thời kỳ trưởng thành Sau đó tăngchậm lại rồi ổn định, cuối thời kỳ trưởng thành chỉ còn tích lũy mỡ

* Sự không đồng đều về phát triển bộ xương

- Sự phát triển của bộ xương gia súc có móng (trâu, bò, lợn, cừu, dê) thể hiện rõ sựkhông đồng đều này: lúc mới sinh, chiều cao lớn hơn chiều dài (bò) do trong thaixương ống phát triển hơn xương trục Chính sự không đồng đều này đã tạo nên sự thayđổi vóc dáng của con vật qua mỗi thời kỳ

- Ngược lại các loài gia súc khác như thỏ, chó, mèo,… trong thời kỳ bào thai cácxương trục phát triển mạnh hơn còn ở thời kỳ ngoài thai thì các xương ngoại vi pháttriển mạnh hơn

* Sự không đồng đều biểu hiện ở các bộ phận khác

- Não hình thành rất sớm nhưng phát triển chậm

- Cường độ sinh trưởng của các cơ quan bộ phận được biểu hiện qua bảng sau:

Giai đoạn sau đẻ

Giai đoạn thai

3 Dịch hoàn Gan, phổi, khí quản Não

Sự hình thành và phát triển của từng bộ phận phụ thuộc vào vị trí, chức năng, vaitrò của nó

Trang 17

2.3 Quy luật phát triển tính chu kỳ

Tính chu kỳ hoạt động sinh lý của cơ thể như hoạt động của hệ thần kinh đi theonhịp độ nhất định: khi thì hưng phấn, khi thì ức chế Điều này liên quan đến quá trìnhđồng hóa và dị hóa của cơ thể Nó chi phối làm cho các hoạt động khác của cơ thểcũng có tính chu kỳ (như hoạt động sinh dục của gia súc cái,…)

Tính chu kỳ trong sự tăng khối lượng của cơ thể: người ta thấy, có những thời

kỳ gia súc có mức tăng khối lượng cơ thể cao, sau đó lại thấp và lặp đi lặp lại theo mộtchu kỳ nhất định

Tính chu kỳ trong trao đổi chất: mỗi sinh vật tồn tại trong một môi trường nhấtđịnh Nó thu nhận các chất cần thiết từ môi trường và thải ra những chất cặn bã Đó làquá trình trao đổi chất của cơ thể sống với môi trường Quá trình trao đổi chất diễn rakhông ngừng từ khi hình thành phôi đến khi con vật già và chết Người ta thấy, quátrình này tuân theo những chu kỳ nhất định biểu hiện qua đồng hóa và dị hóa

3 Điều khiển sự phát triển ở vật nuôi

- Cải tạo vật nuôi: Tạo giống vật nuôi cho năng suất cao, thời gian ngắn

- Cải tạo giống di truyền: Áp dụng các phương pháp lai giống, thụ tinh nhân tạo, côngnghệ phôi để tạo ra giống vật nuôi có năng suất cao thích ngh với điều kiện địa phương

- Cải thiện môi trường: Cải thiện môi trường sống thích hợp tối ưu cho từng giai đoạnsinh trưởng và phát triển của vật nuôi, nhằm thu được tối đa với chi phí tối thiểu Cácbiện pháp như: Sử dụng thức ăn nhân tạo, cải tạo chuồng trại, sử dụng chất kích thích

Trang 18

CHƯƠNG 4: GIÁM ĐỊNH GIA SÚC – GIA CẦM

1 Giám định ngoại hình – thể chất

1.1 Khái niệm về ngoại hình thể chất

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, cấu tạo,chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của gia súc và

là hình dáng đặc trưng của một giống gia súc

Thể chất được biểu hiện bằng các yếu tố bên trong cơ thể Nó được đặc trưngcho tính thích nghi, tính thống nhất chức năng hoạt động của các cơ quan bộ phận thôngqua tính di truyền của giống loài Nó biểu hiện bên ngoài qua sức khoẻ, ngoại hình, tínhnăng sản xuất của vật nuôi và có thể di tuyền cho đời sau

1.2 Phân loại thể chất

* Theo cách phân loại của Cu-Lê-Sốp

Ông đã phân chia thể chất ra làm 4 loại:

- Thể chất Thô: Da, xương, cơ phát triển mạnh, mỡ ít phát triển Gia súc loại này

thường được sử dụng để làm việc (cày, kéo) như: trâu, bò, ngựa hoặc để lấy lông thônhư dê, cừu

- Thể chất thanh: Da mỏng, xương nhỏ, chân to, đầu thanh Gia súc loại này là bò sữa

cao sản, ngựa đua, gà đẻ trứng

- Thể chất săn: Da thịt săn, rắn trắc, lớp mỡ ít phát triển, hình dáng có gốc cạnh Gia

súc loại này dùng để làm việc: ngựa kéo,…

- Thể chất sổi: Trái với 3 loại nói trên, loại thể chất này biểu hiện lớp mỡ dày, da nhão,

thịt không rắn, xương không chắc

1.3 Đặc điểm ngoại hình của gia súc – gia cầm theo các hướng sản xuất

- Gia súc lấy thịt: Thân hình nở nang: toàn thân giống hình chữ nhật, bề ngang, bề sâuphát triển, đầu ngắn rộng, cổ ngắn thô (xương nhỏ, tỷ lệ thịt cao) Vai rộng đầy đặn,vùng vai tiếp giáp với lưng bằng phẳng Mộng rộng chắc, đùi nở nang (cơ săn chắc).Chân ngắn, da mềm mỏng, lớp mỡ dưới da phát triển, hệ thống xương sườn hình thẳngđứng tạo với trục xương một góc < 90˚

- Gia súc cho sữa: Thường thân hình có hình nêm: phần thân phía sau phát triển hơnphần thân phía trước (có bầu vú và cơ quan sinh sản) Bầu vú to hình bát úp (bể sữa lớn

và nang tuyến phát triển), núm vú tròn cách đều nhau (dễ vắt sữa và cơ giới hoá), tĩnhmạch vú nổi rõ đàn hồi Phần thân trước hẹp Đầu thanh cổ dài, sống vai nhọn, ngực sâudài, hệ thống xương sườn cách xa nhau, giữa xương sống và xương sườn tạo thành mộtgóc > 90˚ Lưng thẳng rộng, đùi sâu, da mỏng, mỡ dưới da ít phát triển

Trang 19

- Gia súc cày kéo: Xương cứng khoẻ, bắp thịt rắn chắc, da dày, lông thô, đầu nặng, cổchắc, ngực sâu vai dày, 4 chân khoẻ, mông nở, cơ phát triển.

- Gia súc lấy lông: Chủ yếu là Cừu, xương cứng cáp, da và lớp mỡ dưới da phát triểnvừa phải Đầu rộng, dưới cổ thưởng có 3 – 4 nếp nhăn tạo thành yếm dưới ngực Trán

+ Ngoại hình của gia cầm hướng thịt: Đầu to; mình to; cơ dài; cơ lườn, cơ ức, cơ lưng,

cơ đùi phát triển, dáng đi chậm chạp

1.4 Phương pháp giám định ngoại hình – thể chất

1.4.1 Giám định bằng giác quan

Phương pháp giám định bằng giác quan là dùng mắt để quan sát, dùng tay để sờnắn những bộ phận trên cơ thể vật nuôi

* Ưu điểm: đây là phương pháp đơn giản, làm nhanh, đỡ tốn kém, kịp thời (vì dùngmắt, tay có thể nhận xét trực tiếp các chi tiết của ngoại hình để đánh giá tổng quát của

cơ thể con vật)

* Nhược điểm: chỉ là định tính và yêu cầu có kinh nghiệm

1.4.2 Giám định bằng cách đo các chiều

Phương pháp này dùng các loại thước gậy, thước dây, compa để đo các chiều trên

cơ thể con vật

* Ưu điểm: khách quan, trực tiếp, định lượng được và tương đối chính xác

* Nhược điểm: Khó thực hiện (con vật không đứng yên); khi tính toán làm tròn số liệuthì phải chú ý đến sai số; tốn kém hơn so với phương pháp trên

Nếu chỉ nhận xét về ngoại hình to, nhỏ, cơ thể phát triển có cân đối hay khôngngười ta chỉ đo 2 chiều: vòng ngực và dài thân Còn nếu đo để xác định và so sánh các

bộ phận với nhau và với toàn cơ thể thì người ta có thể đo đến 52 chiều Thông thường

ta đo từ 13 – 18 chiều, hoặc có thể đo 8 chiều Đối với lợn, đo 7 – 9 chiều, thông thường

là đo 5 chiều

Một số các chiều đo chính:

1 Cao vây: Từ mặt đất đến sau u vai (thước gậy)

2 Cao lưng: từ mặt đất đến chỗ thấp nhất của lưng (thường là đốt sống thứ 11)

Trang 20

3 Cao khum: từ mặt đất đến điểm cao nhất của xương khum (thước gậy)

4 Cao xương ngồi: từ mặt đất tới mỏm u ngồi sau cùng (thước gậy)

5 Dài trán: từ chỏm đến trung điểm của rộng trán lớn nhất (thước compa)

6 Dài đầu: từ đỉnh chỏm đến mũi (thước compa)

7 Dài thân chéo: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến phía sau của u ngồi(thước gậy)

8 Dài thân: từ phía trước của khớp bả vai cánh tay đến trực giao với đường chiếucủa u ngồi sau cùng (thước gậy hoặc thước dây)

9 Rộng trán lớn nhất: khoảng cách giữa hai đầu ngoài cùng của hai hố mắt(thước compa)

10 Rộng trán nhỏ nhất: khoảng cách hẹp nhất của trán (thước compa)

11 Rộng ngực: khoảng cách của hai điểm rộng nhất của phần ngực tiếp giáp sauxương bả vai (thước gậy)

12 Rộng mông: khoảng cách giữa hai điểm ngoài cùng của khớp ở cuối (thướccompa)

13 Rộng hông: khoảng cách ngoài cùng của hai mỏm xương hông (thướccompa)

14 Rộng xương ngồi: khoảng cách giữa hai điểm phía ngoài cùng của u ngồi(thước compa)

15 Vòng ngực: chu vi quanh vòng ngực tiếp giáp phía sau xương bả vai (thướcdây)

16 Rộng ống: chu vi ở 1/3 phía trên của xương bàn chân phía trước (thước dây)

17 Sâu ngực: khoảng cách giữa xượng cột sống đến xương ức tạo một mặt phẳngtiếp giáp phía sau của xương bả vai (thước gậy)

18 Sâu đầu: từ điểm chính giữa của rộng chán lớn nhất đến điểm cong nhất củaxương hàm dưới (thước compa)

19 Cao mỏm hông: từ mặt đất đến điểm chuẩn trên của mỏm hông (thước gậy)

20 Vòng đùi: từ phía trước của khớp đùi chạy đến đường trắng (biên giới giữahai phần đùi) rồi nhân đôi (thước dây)

Chú ý: đo các chiều ở cơ thể lợn cũng tương tự như đo các chiều trên, chỉ khác

một vài chiều như:

Dài thân: từ trung điểm đường nối hai gốc tai đi theo đường cong (hay võng) củalưng đến khấu đuôi (thước dây)

Ngày đăng: 16/04/2017, 22:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, PGS. TS. Đặng Vũ Bình, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông Nghiệp
2. Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, TS. Trần Đình Miên, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, năm 1975 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuất bảnNông Nghiệp
3. Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, PGS. TS. Nguyễn Hải Quân, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, năm 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuấtbản Nông Nghiệp
3. Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi, PGS. TS. Nguyễn Hải Quân, Nhà xuất bản Hà Nội, năm 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi
Nhà XB: Nhà xuấtbản Hà Nội
4. Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc, PTS. Nguyễn Hải Quân và cộng sự, Trường ĐH Nông Nghiệp I, năm 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chọn giống và nhân giống gia súc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w