Chương 5: HỆ TIẾT NIỆU – SINH DỤC
I. Giải phẫu hệ tiết niệu – sinh dục
2. Giải phẫu hệ sinh dục
Bộ máy sinh dục đực gồm dịch hoàn, phụ dịch hoàn (cả hai nằm trong bao dịch hoàn), ống dẫn tinh, niệu đạo, dương vật và các tuyến sinh dục phụ.
2.1.1. Dịch hoàn (tinh hoàn) + Vị trí, hình thái, cấu tạo:
- Gia súc đực có hai dịch hoàn, hình trứng hơi dẹp, hai mặt tròn trơn, đƣợc treo trong bao dịch hoàn bởi thừng dịch hoàn. Thừng dịch hoàn là nơi có mạch máu dây thần kinh, ống dẫn tinh đi qua.
Ở ngựa: hai dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn ở giữa bẹn.
Trâu bò: dịch hoàn nằm thấp hơn sau bụng trước bẹn, treo ở hai bên dương vật sau 4 vú nhỏ.
Chó: hai dịch hoàn nằm trong bao dịch hoàn, dưới lỗ hậu môn.
Lợn: bao dịch hoàn nằm dưới lỗ hậu môn.
+ Cấu tạo dịch hoàn:
- Ngoài cùng là màng bao dịch hoàn (màng bao riêng) bao toàn bộ dịch hoàn.
- Trong là lớp nhu mô dịch hoàn, lớp này chứa các ống sinh tinh nhỏ uốn lƣợn và tổ chức kẽ. Tổ chức kẽ có các mạch máu, thần kinh và tế bào kẽ ( tế bào lydig) tiết ra hóc môn sinh dục đực.
1. Dịch hoàn, 2. Đầu trên, 3. Đầu dưới, 4. Cạnh trong, 5. Mạch máu, 6. Thận thƣợng hoàn, 6a. Đầu trên, 6b. Đuôi, 7. Ống dẫn tinh, 8. Thừng dịch hoàn.
+ Chức năng của dịch hoàn:
- Chức năng ngoại tiết là sản sinh ra tinh trùng tham gia giao phối và thụ tinh.
- Chức năng nội tiết: tiết ra hoocmon sinh dục đực Androgen, tạo ra đặc tính sinh dục phụ ở con đực.
2.1.2. Phụ dịch hoàn + Vị trí, hình thái:
Phụ dịch hoàn là bộ phận nối với đầu dưới của dịch hoàn, chạy song song với dịch hoàn, đầu cuối của nó nhập với thừng dịch hoàn, từ đây có ống dẫn tinh đi ra.
+ Cấu tạo: ngoài là lớp mạng sợi, trong là các ống sinh tinh, cùng với tổ chức kẽ. Các ống sinh tinh tập trung thành ống dẫn tinh ra khỏi đuôi phụ dịch hoàn.
+ Chức năng của phụ dịch hoàn:
- Là nơi tinh trùng hoàn chỉnh về cấu trúc và hình thái trước khi xuất tinh.
- Dự trữ và cung cấp chất dinh dƣỡng cho tinh trùng hoạt động, thời gian tinh trùng ở lại trong phụ dịch hoàn là 2 tháng, nếu quả tinh trùng sẽ kỳ hình không còn khả năng thụ tinh.
2.1.3.Bao dịch hoàn + Vị trí, hình thái
Bao dịch hoàn là nơi chứa dịch hoàn và phó hoàn nằm ngoài vách bụng ở vùng bẹn (ngựa, bò) hoặc dưới hậu môn (lợn, chó). Bao dịch hoàn gia súc gồm
Hình 5.4 : Dịch hoàn
hai ngăn, trái và phải chạy dọc bao dịch hoàn, đƣợc ngăn cách bởi vách ngăn ở giữa
+ Cấu tạo gồm 5 lớp:
- Ngoài cùng là da, do da bụng kéo xuống tạo thành.
- Lớp tổ chức liên kết dưới da, lớp này tạo thành vách ngăn ở giữa bao dịch hoàn chia bao dịch hoàn làm thành hai ngăn trái và phải.
- Cơ nâng dịch hoàn: là lớp cơ mỏng, tác dụng nâng và hạ dịch hoàn để điều chỉnh nhiệt độ của dịch hoàn.
- Màng bao chung: bao chung dịch hoàn, phó hoàn, do phúc mạc kéo xuống tạo thành.
- Màng bao riêng: màng này bao riêng dịch hoàn và phó hoàn.
2.1.4. Ống dẫn tinh + Vị trí, hình thái
Ống dẫn tinh gia súc đực gồm hai ống, cấu tạo xoang, bắt dầu từ phụ dịch hoàn chạy theo thừng dịch hoàn chạy qua ống bẹn vào trong xoang chậu, phình to thành ống phóng tinh rồi đổ vào lòng niệu đạo phía sau cơ thắt niệu đạo – cổ bóng đái.
+ Cấu tạo: gồm 3 lớp: ngoài là màng sợi, giữa là lớp cơ trơn, trong là niêm mạc.
2.1.4. Niệu đạo và dương vật
Là bộ phận chung cho tiết niệu và sinh dục, bắt đầu từ cổ bóng đái đến đầu dương vật gồm 2 đoạn:
+ Đoạn trong xoang chậu: kéo dài từ cổ bóng đái đến vòng cung xương ngồi nằm dưới trực tràng, trên xương háng và xương ngồi. Hai bên có 3 đôi tuyến sinh dục phụ. Ở sau cơ thắt niệu đạo – cổ bóng đái có lỗ đổ của hai ống phóng tinh, đổ tinh dịch vào lòng niệu đạo khi giao phối.
+ Đoạn ngoài xoang chậu hay dương vật: đoạn này từ vòng cung xương ngồi men theo vách bụng và đƣợc da bụng bao bọc. Nó mở ra qua một lỗ phía sau rốn. Dương vật có cấu tạo đặc biệt để tích trữ máu làm dương vật cương cứng khi giao phối.
Chức năng: dẫn tinh dịch, nước tiểu và là cơ quan giao phối.
2.1.5. Các tuyến sinh dục phụ + Tuyến tinh nang
Ở ngựa có hình quả lê, ở bò, lợn giống hình chùm nho. Nằm hai bên cổ bóng đái. Mỗi tuyến có ống dẫn đổ ra niêm mạc niệu đạo. Tuyến tinh nang tiết ra dịch có độ kiềm nhẹ, độ keo lớn, tác dụng nút cổ tử cung khi con vật giao phối.
+ Tuyến tiền liệt
Ở ngựa có hai tuyến hình quả nho, ở bò, lợn gồm hai phần: phần tuyến nằm ở lƣng niệu đạo, phần nằm trong vách niệu đạo, hai phần đều có ống dẫn chất tiết đổ vào lòng niệu đạo.Tuyến tiền liệt tiết ra dịch trong, môi trường kiềm nhẹ, chứa chất dinh dƣỡng, tác dụng:
- Pha loãng tinh trùng.
1. Bao dịch hoàn, 2. Ống bẹn, 3. Dịch hoàn, 4. Thƣợng hoàn, 5. Thừng dịch hoàn, 6. Ống dẫn tinh, 6a. Ống phóng tinh, 7. Nang tuyến, 8. Tiền liệt tuyến, 9.
Tuyến Cowperi, 10. Cơ hoành niệu đạo, 11. Cơ ngồi hông, 12. Còng cung lƣng dương vật, 13. Dây treo lưng dương vật, 14. Đoạn uống cong chữ S, 15. Cơ kéo lùi dương vật, 16. Bao dương vật, 17. Đầu dương vật, 18. Bóng đái, 19. Ống dẫn niệu.
- Trung hòa độ axit do tinh trùng hoạt động sinh ra trong âm đạo con cái khi giao phối.
- Cung cấp chất dinh dƣỡng cho tinh trùng hoạt động.
- Kích thích co bóp cơ trơn cơ tử cung tạo thuận lợi cho tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục cái..
+ Tuyến Cô pơ (tuyến củ hành)
Ở bò, ngựa giống hai củ hành, ở lợn to nhất giống nhƣ hai ngón tay, nằm hai bên đoạn cuối niệu đạo trong xoang chậu.
Tiết ra dịch trong, môi trường trung tính có tác dụng rửa đường niệu đạo con đực khi giao phối .
2.2. Giải phẫu hệ sinh dục cái 2.2.1.Buồng trứng
+ Vị trí, hình thái:
- Gia súc cái có hai buồng trứng nằm ở hai bên cửa xoang chậu và đƣợc cố định trong xoang chậu bẳng màng treo tử cung, buồng trứng hay còn gọi là màng treo rộng.
- Buồng trứng gia súc có hình thái khác nhau từ loài gia súc. Ngựa buồng trứng bên phái hình quả thận, bên trái hình bầu dục. Bò cả hai buồng trứng hình bầu dục. Lợn buồng trứng hình quả dâu màu hồng
Hình 5.5 : Cơ quan sinh dục bò đực
- Ở gia súc cái trưởng thành, bề mặt buồng trứng hơi lồi lõm, đặc biệt là ở động vật đa thai. Đó là các nang trứng đang phát triển hoặc là các sẹo của thể vàng thoái hóa.
+ Cấu tạo: ngoài là lớp màng mỏng trong là lớp nhu mô gồm hai miền:
- Miền vỏ: ở ngoài sát với bề mặt buồng trứng. Miền vỏ là nơi sinh ra các loại nang trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau nhƣ nang trứng sơ cấp, thứ cấp và nang trứng trưởng thành.
- Miền tủy ở trong: chứa các mạch máu, mạch bạch huyết và các sợi thần kinh chi phối, nuôi dƣỡng buồng trứng .
+ Chức năng: buồng trứng có 2 chức năng:
- Ngoại tiết: sinh ra nang trứng tham gia vào quá trình giao phối, thụ tinh.
- Nội tiết: tiết ra hóc môn sinh dục cái estrogen và Progesteron (hóc môm thể vàng). Cả hai hoocmon này tạo ra đặc tính sinh dục ở con cái.
Hình 5.6. Cấu tạo hệ sinh dục ở gia súc cái
2.2.2.Ống dẫn trứng + Vị trí, hình thái
Ống dẫn trứng có cấu tạo hình ống một đầu thông với sừng tử cung, một đầu phát triển hình loa kèn bao lấy buồng trứng để hứng trứng rụng, ống dẫn trứng nằm trên dây chằng tử cung- buồng trứng.
+ Cấu tạo theo diện cắt ngang.
- Ngoài là tương mạc.
- Giữa là lớp cơ trơn.
- Trong cùng là lớp tương mạc.
+ Chức năng:
- Là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng xảy ra quá trình thụ tinh khi con vật giao phối
- Chức năng vận chuyển trứng và hợp tử về tử cung.
2.2.3.Tử cung (dạ con) + Vị trí, hình thái:
Tử cung nằm trong xoang chậu dưới trực tràng, trên bóng đái và đƣợc cố định trong xoang chậu bởi dây chằng rộng (màng treo tử cung buồng trứng).
Tử cung gia súc gồm: sừng tử cung, thân tử cung và cổ tử cung.
- Sừng tử cung gia súc gồm sừng tử cung bên trái và bên phải. Sừng tử cung có cấu tạo hình ống một đầu thông với ống dẫn trứng, một đầu thông với thân tử cung ở ngã ba tử cung.
- Thân tử cung: cấu tạo hình ống, một đầu thông với sừng tử cung, một đầu thông với âm đạo qua cổ tử cung.
- Cổ tử cung là khối cơ vòng chắc một đầu thông với thân tử cung, một đầu thông với âm đạo. Niêm mạc cổ tử cung có nhiều nếp gấp. Cổ tử cung luôn đóng, chỉ mở khi con vật động dục hoặc con vật đẻ, vì vậy có tác dụng vệ thai khi con vật chửa.
+ Cấu tạo: gồm lớp màng sợi ở ngoài, giữa là 3 lớp cơ trơn dày có khả năng co giãn đàn hồi cao, trong là niêm mạc có tuyến tiết dịch nhày. Ở trâu bò niêm mạc sừng tử cung có các gấp nếp hình bát úp là tiền thân của núm nhau mẹ khi con vật chửa.
Hình 5.7. Cấu tạo tử cung gia súc cái
O - Buồng trứng m - Ống dẫn trứng n - Loa kèn
k - Sừng tử cung p - Màng treo rộng
i - Thân tử cung h - Cổ tử cung d - Âm đạo b - Âm môn g – Lỗ niệu quản + Chức năng của tử cung là nơi làm tổ của thai khi con vật chửa. Động vật đơn thai, thai làm tổ ở thân tử cung. Động vật đa thai, thai làm tổ ở sừng tử cung.
2.2.4. Âm đạo
+ Vị trí, hình thái Âm đạo cấu tạo hình ống một đầu thông với tử cung, một đầu thông với âm hộ. Ở 1/3 phiá ngoài niêm mạc âm đạo có lỗ đổ ra của đường tiết niệu. Âm đạo là nơi tiếp nhận dương vật con đực khi giao phối và vận chuyển thai ra ngoài khi con vật đẻ.
+ Cấu tạo:
- Ngoài là màng tương mạc.
- Giữa là lớp cơ trơn gồm hai lớp; cơ vòng ở trong, cơ dọc ở ngoài.
- Trong cùng là lớp niêm mạc màu hồng nhạt có nhiều tế bào tiết dịch.
- Tiền đình âm đạo là phần ngăn cách với âm hộ gồm có:
Gấp nếp màng trinh: là gấp nếp niêm mạc nằm ngang.
Lỗ đái là nơi thoát nước tiểu ra ngoài.
Hành tiền đình là thể cương cứng nằm hai bên lỗ đái.
Tuyến tiền đình nằm hai bên và phía sau hành tiền đình tiết dịch nhờn đổ vào âm đạo làm trơn khi giao phối.
2.2.5. Âm hộ
Là bộ phận cuối cùng của bộ máy sinh dục cái. Âm hộ nằm dưới hậu môn, bên trong có nhiều tuyến tiết dịch nhày khi gia súc động dục. Trong âm hộ có âm vật tương tự như dương vật thu nhỏ là nơi tiếp nhận kích thích khi giao phối.
2.2.6. Tuyến vú + Vị trí và số lƣợng.
Vú là bộ phận bên ngoài của hệ sinh dục.Tùy theo loài gia súc mà số lƣợng vú nhiều hay ít.
- Ở bò, ngựa, trâu có hai đôi vú nằm ở phía dưới bụng, tiếp giáp vùng háng.
- Lợn, chó, mèo có 6-7 đôi vú xếp thành hai hàng chạy từ ngực xuống bụng.
+ Hình thái bên ngoài: gồm bầu vú và núm vú.
+ Cấu tạo gồm các lớp sau:
- Lớp da, do da bụng kéo xuống hình thành, da mỏng, mịn, nhậy cảm.
- Lớp vỏ là lớp nằm sát da phát ra những vách ngăn đi vào trong chia vú làm nhiều thùy, mỗi tiểu thùy chứa nhiều chùm tuyến sữa (nhƣ hình quả nho)
Hình 5.8. Cấu tạo tuyến vú
- Mô tuyến chứa nhiều chùm tuyến mỗi chùm tuyến có ống dẫn sữa hướng về bể sữa ở gần núm vú.
- Núm vú là nơi đổ ra của ống dẫn sữa.