Giáo trình được biên soạn gồm các nội dung: - Bài mở đầu - Chương 1: Công tác giống trâu bò - Chương 2: Thức ăn trâu bò - Chương 3: Chuồng trại trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò đực
Trang 1MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU 3
Bài mở đầu GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ 4
1 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHĂN NUÔI TRÂU BÒ 4
2 ĐẶC THÙ SINH HỌC CỦA TRÂU BÒ 5
Chương 1 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ 7
1.1 CÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI 7
1.2 MỐT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI 9
1.3 ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC TRÂU BÒ LÀM GIỐNG 20
1.4 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ 23
1.5 QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG 26
1.6 CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Ở NƯỚC TA 29
Chương 2 DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN TRÂU BÒ 32
2.1 ĐẶC THÙ TIÊU HÓA CỦA TRÂU BÒ 32
2.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRÂU BÒ 39
2.3 THỨC ĂN CỦA TRÂU BÒ 42
2.4 PHỐI HỢP KHẨU PHẦN CHO TRÂU BÒ 52
Chương 3 CHUỒNG TRẠI TRÂU BÒ 56
3.1 NHỮNG YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ CHUỒNG TRẠI 56
3.2 CÁC KIỂU BỐ TRÍ CHUỒNG NUÔI 59
3.3 NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC CHI TIẾT CHUỒNG TRẠI 61
3.4 VỆ SINH CHUỒNG TRẠI 66
Chương 4 CHĂN NUÔI TRÂU BÒ ĐỰC GIỐNG 68
4.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC SẢN XUẤT TINH 68
4.2 NUÔI DƯỠNG ĐỰC GIỐNG 69
4.3 CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ ĐỰC GIỐNG 72
4.4 SỬ DỤNG TRÂU BÒ ĐỰC GIỐNG 74
Chương 5 CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN 77
5.1 MỐT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC CỦA TRÂU BÒ CÁI 77
5.2 NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN 80
5.3 CHĂM SÓC TRÂU BÒ CÁI SINH SẢN 82
5.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA TRÂU BÒ CÁI 85
Chương 6 CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ 89
6.1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BÊ NGHÉ 89
6.2 CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ SƠ SINH (0 – 10 NGÀY TUỔI) 92
Trang 26.3 CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ TRƯỚC CAI SỮA 93
6.4 CAI SỮA 93
6.5 CHĂN NUÔI BÊ NGHÉ SAU CAI SỮA 93
Chương 7 CHĂN NUÔI TRÂU BÒ SỮA 93
7.1 SINH LÝ TIẾT SỮA 93
7.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SẢN LƯỢNG SỮA 93
7.3 NUÔI DƯỠNG BÒ CÁI TRONG THỜI GIAN CHO SỮA 93
7.4 VẮT SỮA 93
7.5 CẠN SỮA VÀ NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CẠN SỮA 93
Chương 8 CHĂN NUÔI TRÂU BÒ THỊT 93
8.1 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỮC SẢN XUẤT THỊT 93
8.2 NUÔI BÊ TRƯỚC VỖ BÉO 93
8.4 CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHĂN NUÔI BÒ THỊT 93
Chương 9 CHĂN NUÔI TRÂU BÒ CÀY KÉO 93
9.1 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LAO TÁC CỦA TRÂU BÒ 93
9.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC LAO TÁC CỦA TRÂU BÒ 93
9.3 NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ CÀY KÉO 93
9.4 CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRÂU BÒ CÀY KÉO 93
9.5 CHỌN LỌC HUẤN LUYỆN VÀ SỦ DỤNG TRÂU BÒ CÀY KÉO 93
PHẦN THỰC HÀNH 93
Bài 1 GIÁM ĐỊNH NGOẠI HÌNH VÀ XEM RĂNG ĐỊNH TUỔI TRÂU BÒ 93
Bài 2 PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN 93
Bài 3 CHẾ BIẾN THỨC ĂN 93
Bài 4 VẮT SỮA BẰNG TAY, BẰNG MÁY 93
PHỤ LỤC 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã đượcnhiều người quan tâm Giáo trình học tập là công cụ không thể thiếu được nhằmgóp phần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp giảng dạy
Cuốn giáo trình chăn nuôi trâu bò được biên soạn nhằm cung cấp cho học sinhhọc chuyên nghiệp ngành Chăn nuôi thú y hệ trung cấp chuyên nghiệp những kiếnthức về kỹ thuật chăn nuôi trâu bò Giáo trình được biên soạn gồm các nội dung:
- Bài mở đầu
- Chương 1: Công tác giống trâu bò
- Chương 2: Thức ăn trâu bò
- Chương 3: Chuồng trại trâu bò
- Chương 4: Chăn nuôi trâu bò đực giống
- Chương 5: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
- Chương 6: Chăn nuôi bê nghé
- Chương 7: Chăn nuôi trâu bò sữa
- Chương 8: Chăn nuôi trâu bò thịt
- Chương 9: Chăn nuôi trâu bò cày kéo
- Phần thực hành, phụ lục và tài liệu tham khảo
Để hoàn thành cuốn giáo trình này nhóm tác giả biện soạn đã nhận đượcnhiều góp ý xây dựng của bạn bè đồng nghiệp, hội đồng phản biện giáo trình Tuynhiên không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong bạn đọc có những ý kiến đónggóp để cuốn giáo trình của chúng tôi được hoàn thiện hơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn phần tài trợ quí báu của Dự án Khoa họcCông nghệ Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tài trợ kinh phí để hoànthành cuốn giáo trình
NHÓM TÁC GIẢ
Trang 4Bài mở đầu
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
Mục tiêu
- Hiểu vai trò, tầm quan trọng của nghề chăn nuôi trâu bò
- Phân tích, đánh giá được tình hình chăn nuôi trâu bò ở nước ta, trên thế giới hiện nay.
- Hiểu, giải thích được các đặc thù sinh học của trâu bò
- Biết vận dụng kiến thức mới phù hợp với điều kiện hiện tại và đề ra phương hướng pháp triển chăn nuôi lâu dài.
Nội dung
1 VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHĂN NUÔI TRÂU BÒ
1.1 Cung cấp thực phẩm
Trâu bò cung cấp hai loại thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt
và sữa Thịt trâu bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao Sữa là thựcphẩm hoàn chỉnh về dinh dưỡng và rất dễ tiêu hoá
1.2 Cung cấp sức kéo
Trâu bò được sử dụng từ lâu đời vào mục đích cung cấp sức kéo để làm đấtphục vụ trồng trọt, kéo xe vận chuyển hàng hoá và các mục đích lao tác khác nhưkéo gỗ
1.3 Cung cấp phân bón và chất đốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có trọng lượng lớn Khoảng 1/3 trọng lượngvật chất khô trâu bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân Mỗi ngày một contrâu trưởng thành thải ra từ 15 – 20 kg phân, một bò trưởng thành thải 10 – 15 kg.Phân trâu bò chứa khoảng 75 – 80 % nước, 5 – 5,5% khoáng, 10 % axit photphoric,0,1 % kali, 0,2 % canxi Mặc dù chất lượng không cao nhưng nhờ có trọng lượnglớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền nôngnghiệp
Ngoài việc dùng làm phân bón, phân trâu bò còn được dùng làm chất đốt.Tại một số nước Tây Nam Á như Ân độ, Pakistan, phân được trộn với rơm băm,nén thành bánh và phơi khô, dự trữ và sử dụng để làm chất đốt quanh năm
1.4 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ
Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, sức kéo và phân bón chonông nghiệp, ngành chăn nuôi trâu bò còn sản xuất ra một số phụ phẩm mà conngười có thể khai thác sử dụng
Trang 5- Sừng trâu cung cấp cho các nghệ nhân tạo ra các mặt hàng như cúc áo, trâmcài, lược, thìa, các vòng đeo, đồ trang trí, kim đan, làm tù và …
- Da trâu bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho các nhà máy thuộc da để tạo
ra các sản phẩm như áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày, dép, cặp Nhiềuvùng nông thôn người ta còn dùng da trâu làm thực phẩm
- Lông trâu dày, bền có khả năng uốn mềm thích hợp cho việc sản xuất bànchải mỹ nghệ lau chùi một số máy móc quang học
1.5 Ý nghĩa kinh tế-xã hội và văn hoá cuả chăn nuôi trâu bò
Chăn nuôi trâu bò mang ý nghĩa kinh tế lớn, thức ăn cho trâu bò ít cạnhtrang về mặt lương thực đối với con người Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu bòcho phép khai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả nhữngnguồn thức ăn nghèo dinh dưỡng như rơm rạ và các phụ phẩm cây trồng khác
Đối với nhiều vùng nông thôn và miền núi trâu bò còn được coi như một loạitài sản cố định, có thể chuyển thành tiền mặt khi cần thiết cho những nhu cầu lớnnhư xây nhà, mua sắm, chữa bệnh,
2 ĐẶC THÙ SINH HỌC CỦA TRÂU BÒ
2.1 Ưu thế sinh học của trâu bò
Nhờ có hệ vi sinh vật cộng sinh trong hệ thống tiêu hóa, trâu bò và gia súcnhai lại nói chung có 2 đặc thù sinh học nổi bật sau:
* Khả năng phân giải liên kết β-1,4 glucosid
Vi sinh vật (VSV) dạ cỏ có khả năng phân giải liên kết β-1,4 glucosid trongcác đại phân tử xenlulo và hemixenlulo của vách tế bào thức ăn thực vật Chínhnhờ khả năng đặc thù này mà trâu bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn xơ thô
mà các loài động vật dạ dày đơn không sử dụng làm thức ăn được
* Tổng hợp protein từ nitơ phi protein
Vi khuẩn cộng sinh trong dạ cỏ có khả năng tổng hợp protein từ chất nitơ phiprotein(NPN) VSV dạ cỏ khi chết đi xác vi sinh vật là nguồn cung cấp proteinquan trọng cho trâu bò Nhờ khả năng này mà trâu bò ít phụ thuộc vào các loại thức
ăn protein có nguồn gốc động vật như với các loài động vật dạ dày đơn, trái lạingười chăn nuôi có thể sử dụng các nguồn NPN công nghiệp như urê để bổ sungvào khẩu phần ăn cho trâu bò
2.2 Hạn chế sinh học của trâu bò
Bên cạnh những ưu thế sinh học nói trên chăn nuôi trâu bò có những hạn chế
so với chăn nuôi các gia súc và gia cầm khác
Trang 62.2.2 Tốc độ sinh sản chậm
Trâu bò là gia súc đơn thai và có thời gian mang thai dài (trung bình trâu 320ngày, bò 280 ngày) Chính vì vậy mà việc nhân giống trâu bò gặp nhiều khó khănhơn so với các loại gia súc và gia cầm khác
2.2.3 Đòi hỏi cao về đồng cỏ
Nguồn thức ăn chính của trâu bò là cỏ, cho nên muốn chăn nuôi trâu bò phải
có đất trồng cỏ hay bãi chăn thả tự nhiên Mỗi hecta đồng cỏ thâm canh thu cắt chỉcho phép nuôi được khoảng 10 con bò sữa, còn 1 hecta đồng cỏ chăn thả cho chophép nuôi được 3 – 4 con Đây là một trở ngại lớn cho những nơi có ít diện tích đấtnông nghiệp
Trang 7CHƯƠNG 1 GIỐNG VÀ CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Mục tiêu
- Hiểu, trình bày đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất các loại trâu bò
- Phân biệt, đánh giá được các giống trâu bò đạt tiêu chuẩn nuôi phù hợp.
- Xác định được các giống trâu bò có năng suất cao để thực hiện công tác lai tạo giống.
Nội dung
1.1 CÁC GIỐNG TRÂU BÒ NỘI
1.1.1 Trâu Việt Nam
Nguồn gốc: Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy Đồng nhất về giống,nhưng tuỳ theo điều kiện nuôi dưỡng của từng nơi mà trâu được phân hóa thành hailoại hình là trâu ngố có tầm vóc to và trâu gié tầm vóc nhỏ hơn Tuy nhiên sự phânbiệt này cũng không có ranh giới rõ ràng
Đặc điểm ngoại hình: Trâu có ngoại hình vạm vỡ Đa số có lông da màu đenxám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng Có một số trâu (5 – 10 %) cólông da màu trắng còn gọi là trâu bạc
Hình 1.1 Trâu Việt NamĐầu hơi bé; trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng; tai mọc ngang, hay vevẩy; sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên Cổ conđực to tròn, con cái nhẹ và hẹp, không có u, yếm Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở.Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông
Trang 8Khả năng sinh trưởng: Trọng lượng sơ sinh trung bình 28 – 30 kg, trọnglượng trưởng thành 400 – 450 kg đối với con cái, 450 – 500 kg đối với con đực Tỷ
Con đực đầu cổ to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi
rõ Yếm kéo dài từ hầu đến xương ức Da có nhiều nếp nhăn U vai cao
Hình 1.2 Bò Vàng Việt Nam
Trang 9Khả năng sản xuất: Bò vàng có tầm vóc nhỏ Trọng lượng sơ sinh 14 – 15
kg, lúc trưởng thành con cái nặng 160 – 200 kg, con đực nặng 250 – 280 kg Năngsuất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40 – 44 %
Tuổi phối giống lần đầu vào khoảng 20 – 24 tháng Tỷ lệ đẻ hàng nămkhoảng 50 – 80 %
Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4 – 5 tháng (chỉ đủcho con bú) Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ sữa rất cao (5 – 5,5 %)
Sức kéo trung bình của con cái 380 – 400 N, con đực 440 – 490 N Bò Vàng
có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh
Thích nghi: Bò Vàng chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao,thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước
1.2 MỐT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1 Các giống bò kiêm dụng
a Bò Sind (Red Sindhi)
Nguồn gốc: Bò Sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi(Pakistan) Bò Sind là một giống bò kiêm dụng sữa – thịt – lao tác, thường đượcnuôi theo phương thức chăn thả tự do
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ cánh dán hay nâu thẫm Bò này cóthân hình ngắn, chân cao, tai to và rũ xuống, có yếm và nếp gấp da dưới rốn rấtphát triển Đây là một đặc điểm tốt giúp bò này thích nghi với điều kiện khí hậunóng nhờ tăng tỷ diện toả nhiệt Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừngngắn, cổ ngắn, vạm vỡ, ngực sâu nhưng không nở Bò cái có đầu và cổ nhỏ hơn,phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to, dài, tĩnh mạch nổi rõ
Hình 1.3 Bò SindKhả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 450 – 500 kg, bòcái 350 – 380 kg
Trang 10Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400 – 2100 kg/chu kỳ 270 – 290 ngày Tỷ
lệ mỡ sữa 5 – 5,5%
Bò Sind đã được nhập vào Việt Nam được nuôi ở nông trường Hữu NghịViệt Nam – Mông Cổ và Trung tâm tinh đông lạnh Moncada (Ba Vì, Hà Tây) đểtham gia chương trình Sind hoá đàn bò Vàng Việt Nam nhằm tạo ra đàn bò lai Sindlàm nền cho việc gây tạo bò sữa và bò thịt tiếp theo
Bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng để cải tạo các giống bò địaphương hoặc lai với các giống bò chuyên dụng sữa để tạo bò sữa nhiệt đới Năm
1987 Việt Nam đã nhập 21 bò Sahiwal (trong đó có 5 bò đực giống từ Pakistan) vềnuôi tại Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Nông trường bò giống miền Trung(Ninh Hòa, Khánh Hòa) để tham gia cải tiến đàn bò nội
c Bò Simental
Nguồn gốc: Bò Simental là giống bò kiêm dụng thịt-sữa được hình thành từthế kỷ thứ 18 ở vùng Golstand của Thụy Sĩ và hiện nay được nuôi ở nhiều nướckhác nhau
Trang 11Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ nâu vá trắng, lông đầu thường cómàu trắng Ngực sâu, rộng Bộ xương chắc chắn Cơ phát triển tốt.
Hình1.5 Bò SimentalKhả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1000 kg, bò cái
750 kg Nuôi dưỡng tốt bê đực nặng 517 kg, bê cái 360 kg lúc 1 năm tuổi Bê 6 –
12 tháng tuổi cho tăng trọng 1200 – 1350 g/ngày Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịtlúc 14 – 16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66 %
+ Bò Simental có thể khai thác sữa Nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thểcho 3500 – 4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 3,9 – 4 %
Bò Simental thích nghi với khí hậu ôn đới Gần đây Việt Nam cũng có nhậptinh đông lạnh giống bò này vào cho lai với bò cái lai Sind để thăm dò khả năngcho thịt của con lai
1.2.2 Các giống bò sữa
a Bò Holstein Friesian
Nguồn gốc: Bò Holstein Friesian (HF), ở nước ta thường được gọi là bò sữa
Hà Lan, là giống bò chuyên sữa nổi tiếng thế giới được tạo ra từ thế kỷ thứ XIV ởtỉnh Fulixon của Hà Lan Bò HF không ngừng được cải thiện về phẩm chất, năngsuất và hiện nay được phân bố rộng rãi trên toàn thế giới nhờ có khả năng cho sữacao và cải tạo các giống bò khác theo hướng sữa rất tốt Cũng chính vì vậy mà cácnước thường dùng bò HF thuần để lai tạo với bò địa phương tạo ra giống bò sữalang trắng đen của nước mình và mang những tên khác nhau
Đặc điểm ngoại hình: Bò HF có 3 dạng màu lông chính là lang trắng đen(chiếm ưu thế), lang trắng đỏ (ít) và toàn thân đen, riêng đỉnh trán và chót đuôitrắng Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuốngbụng, 4 chân và chót đuôi trắng Về hình dáng, bò HF có dạng hình nêm đặc trưng
Trang 12của bò sữa Đầu con cái dài, nhỏ, thanh; Sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước; Trán
phẳng hoặc hơi lõm; Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm; Vai – lưng – hông –
mông thẳng hàng; Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng; Bầu vú rất phát triển;tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo, nổi rõ
Hình 1.6 Holstein FriesianKhả năng sản xuất: Tầm vóc bò HF khá lớn: Trọng lượng sơ sinh khoảng 35– 45 kg, trọng lượng trưởng thành con cái 450 – 750 kg, con đực 750 – 1100 kg
Bò này thành thục sớm, có thể phối giống lúc 15 – 20 tháng tuổi Khoảngcách lứa đẻ khoảng 12 – 13 tháng
Năng suất sữa trung bình khoảng 5000 – 8000 kg/chu kỳ (10 tháng), tỷ lệ mỡsữa thấp bình quân 3,3 – 3,6 % Năng suất sữa biến động nhiều tuỳ theo điều kiệnnuôi dưỡng và thời tiết khí hậu, kết quả chọn lọc của từng nước
Bò HF chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém đòi hỏi đầu tư thâm canh cao,
dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sảnkhoa Bò HF chỉ nuôi thuần tốt ở những nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quânnăm dưới 210C Để phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, nước ta đã nhập nhiều bò
HF từ một số nước như Cu Ba, Australia, Mỹ, Nhằm mục đích nhân thuần vàlai tạo Kết quả chăn nuôi cho thấy giống bò này có thể thích nghi được ở một sốvùng cao nguyên mát mẻ như Mộc Châu Sơn La, Đức trọng Lâm Đồng
b Bò Jersey
Nguồn gốc: Bò Jersey là giống bò sữa của Anh Nó là kết quả tạp giao giữagiống bò Bretagne (Pháp) với bò địa phương, về sau có thêm máu bò Normandie(Pháp) Từ năm 1970 nó đã trở thành giống bò sữa nổi tiếng thế giới
Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu vàng sáng hoặc sẫm Có những con có đốmtrắng ở bụng, chân và đầu Bò có kết cấu ngoại hình đẹp, đặc thù của bò hướng sữa
Trang 13Đầu nhỏ, mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài và có yếm khá phát triển; Vai cao và dài;Ngực sâu, xương sườn dài; Lưng dài, rộng; Mông dài, rộng và phẳng; Bụng to,tròn; Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng; Đuôi nhỏ; Bầu vú phát triểntốt cả phía trước và phía sau, tĩnh mạch vú to dài
Hình 1.7 Bò JerseyKhả năng sản xuất: Tầm vóc của bò Jersey tương đối bé: Trọng lượng sơsinh 25 – 30 kg, trọng lượng trưởng thành của bò cái là 300-400kg, của bò đực 450– 550 kg
Năng suất sữa bình quân đạt 3000 – 5000 kg/chu kỳ 305 ngày Đặc biệt bòJersey có tỷ lệ mỡ sữa rất cao (4,5 – 5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp choviệc chế biến bơ Vì thế bò này thường được dùng để lai cải tạo những giống bòsữa có tỷ lệ mỡ sữa thấp
Bò Jersey thành thục sớm, 16 – 18 tháng tuổi có thể phối giống lần đầu, cókhả năng đẻ 1 lứa/năm Bò đực giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng tuổi
Bò Jersey do có tầm vóc bé nên nhu cầu duy trì thấp, lại có yếm (thải nhiệt tốt) nên
có thể có khả năng chịu nóng khá tốt nên nhiều nước đã dùng bò Jersey lai với bòđịa phương nhằm tạo ra bò lai hướng sữa thích nghi với khí hậu nhiệt đới Tuynhiên, cũng như bò HF, trong điều kiện nhiệt đới năng suất sữa của bò Jersey nuôithuần cũng bị giảm sút rõ rệt
Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh giống bò Jersey để lai với bò cái lai Sind(LS), bò Vàng và bò F1, F2 (HF x LS) Tuy nhiên do năng suất sữa của con lai kém
so với bò (con) lai với bò Holstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếucủa người nuôi Gần đây bò Jersey cũng được nhập vào để nuôi thuần chủng
Trang 14c Bò Nâu Thụy sỹ
Nguồn gốc: Bò nâu Thụy Sĩ được tạo thành ở vùng núi Anpơ của Thụy Sĩ donhân thuần từ bò địa phương theo hướng kiêm dụng sữa – thịt Giống bò này cótính bảo thủ di truyền cao về ngoại hình và sức sản xuất sữa
Đặc điểm ngoại hình: Bò nâu Thụy Sĩ có màu nâu, một số ít màu sáng đậmhay nâu xám Đầu ngắn, trán dài và rộng, miệng rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừngtrắng Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon Bốn chân chắc chắn khỏemạnh, tư thế vững vàng, móng đen
Hình 1.8 Bò nâu Thụy SĩKhả năng sản xuất: Đây là giống bò có tầm vóc lớn, có khả năng tăng trọngnhanh, phẩm chất thịt ngon Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31 – 37 kg, trọng lượngtrưởng thành của bò cái 650 – 700 kg, bò đực 800 – 950 kg Tỷ lệ thịt xẻ 59 – 60 %
Năng suất sữa bình quân 3500 – 4000 kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5 – 4 %
Bò nâu Thụy Sĩ có khả năng thích nghi với vùng núi cao Năm 1972 nước ta
đã nhập giống bò này từ Cu Ba về nuôi tại Trung tâm Moncađa để sản xuất tinhđông lạnh phục vụ công tác cải tạo đàn bò Vàng theo hướng cho sữa và cho thịt.Qua theo dõi cho thấy bò này có sức chịu đựng, chống đỡ bệnh, chịu nóng khá hơn
bò Holstein Tuy nhiên con lai không cho sữa bằng con lai với bò Holstein và khảnăng cho thịt không bằng con lai của các giống chuyên dụng thịt
Trang 15Hình 1.9 Bò BrahmanKhả năng sản xuất: Trưởng thành bò đực nặng khoảng 680 – 900 kg, bò cáinặng 450 – 630 kg Lúc 1 năm tuổi con đực nặng khoảng 375 kg, con cái nặng 260
kg Tăng trọng của bê đực từ 6 – 12 tháng tuổi khoảng 900 – 1000 g/ngày Tỷ lệthịt xẻ khoảng 52 – 58 %
Hướng phát triển: Việt Nam đã nhập bò Brahman từ Australia để nhân thuần
và cho lai với bò cái Lai Sind để tạo con lai hướng thịt
Việt Nam đã nhập bò Drought Master từ Australia để nhân thuần và cho laivới bò cái nền Lai Sind nhằm tạo con lai hướng thịt
Trang 16Hình 1.10 Bò Drought Master
c Bò Hereford
Nguồn gốc: Bò Hereford là một giống bò thịt của Anh, được tạo ra từ thế
kỷ thứ 18 ở đảo Hereford bằng phương pháp nhân giống thuần chủng, chọn lọc vàtăng cường dinh dưỡng Hiện nay giống bò này được nuôi rộng rãi ở nhiều nướctrên thế giới
Đặc điểm ngoại hình: Giống bò này có ngoại hình tiêu biểu của bò chuyêndụng hướng thịt Đầu không to nhưng rộng; Cổ ngắn và rộng; Ngực sâu và rộng,lưng dài và rộng; Cơ bắp rất phát triển; Chân thấp; Da dày hơi thô; Bộ xương vữngchắc Bò Hereford có màu lông đỏ, riêng ở đầu, ngực, phân dưới bụng, bốn chân vàđuôi có đốm trắng
Khả năng sản xuất: Bò cái trưởng thành nặng 750 – 800 kg, bò đực 1000 –
1200 kg Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 1 năm tuổi nặng 520 kg, bê cái 364 kg Bê 6 –
12 tháng tuổi tăng trọng 1300 – 1500 g/ngày Tỷ lệ thịt xẻ lúc 14 – 16 tháng tuổi đạt
67 – 68 % Chất lượng thịt tốt, thịt ngon, mềm, thường có lớp mỡ kẽ giữa lớp cơ bắp
Hướng phát triển: Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh bò giống Hereford cholai với bò cái Lai Sind để thăm dò khả năng cho thịt của con lai
Hình 1.11 Bò Hereford
Trang 17bò cái 700 – 900 kg Nếu nuôi tốt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450 – 540 kg; bê cái380kg Trong giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450 – 1550 g/ngày.Giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65 – 69 %.
Bò Charolais được nuôi ở nhiều nước để nhân thuần mà còn để lai tạo với cácgiống bò thịt khác nhằm tăng khả năng cho thịt Nước ta cũng đã nhập bò giống vàtinh đông lạnh bò Charolais để cho lai với bò cái lai Sind nhằm tạo bò lai hướng thịt
e Bò Limousin
Nguồn gốc: Bò Limousin là giống bò chuyên thịt của Pháp
Đặc điểm ngoại hình: Bò có sắc lông màu đỏ sẫm Thân hình vạm vỡ, đặctrưng cho bò hướng thịt
Hình 1.13 Bò Limousin
Trang 18Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1000 – 1300 kg,
bò cái 650 – 800 kg Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 12 tháng tuổi nặng 500 kg, bê cái
350 kg Bê 6 – 12 tháng tuổi tăng trọng 1300 – 1400 g/ngày Bê đực nuôi tốt giếtthịt lúc 14 – 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68 – 71 %
Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành bò đực có trọng lượng 1100 – 1200 kg,
bò cái 710 – 720 kg Nếu nuôi dưỡng tốt 1 năm tuổi bê đực nặng trung bình 480 kg,
bê cái 370 – 380 kg Bê 6 – 12 tháng tuổi có tăng trọng bình quân 1300 g/ngày Bêđực nuôi dưỡng tốt giết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 66 %
Hình 1.15 Bò Arberdeen Angus
Trang 19Khả năng sản xuất: Khi trưởng thành trọng lượng bò đực 1000 – 1300 kg, bòcái 650 – 800 kg Nuôi dưỡng tốt bê đực nặng trung bình 540 kg, bê cái 380 kg lúc
1 năm tuổi Bê 6 – 12 tháng tuổi có tăng trọng 1300 – 1400 g/ngày Bê đực nuôi tốtgiết thịt lúc 14 – 16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 68 – 69 %
12 tháng tuổi cho tăng trọng 1000 – 1300 kg Nuôi chăn thả trên đồng cỏ bê đực 1năm tuổi nặng 300 – 350 kg Bê đực nuôi nhốt giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi cho tỷ
lệ thịt xẻ 55 – 60 %
1.2.4 Trâu Murra (Murrah, hướng sữa)
Nguồn gốc: Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ấn Độ, bắt đầu được nhập vàonước ta từ những năm 1960
Trang 20Hình 1.17 Trâu Murra (Murrah)Đặc điểm ngoại hình: Trâu Murrah có đặc điểm chung là toàn thân đen tuyền,thân hình nêm Con cái phía trước hẹp sau rộng, con đực phía trước rộng, môngrộng, thân rộng và thẳng, đầu thanh, cổ dài; sừng cuốn kèn như sừng cừu; trán vàđuôi thường có đốm trắng, trán gồ; mắt con cái lồi; mũi rộng, hai lỗ mũi cách xanhau; tai to, mỏng, thường rũ xuống U vai không phát triển lắm; mông nở; bốn chânngắn, to, bắp nổi rõ Bầu vú rất phát triển, tĩnh mạch vú ngoằn ngoèo và nổi rõ.
Khả năng sản xuất: Trâu Murra (Murrah) lớn hơn trâu Việt Nam Trọnglượng sơ sinh khoảng 35 – 40 kg, trưởng thành khoảng 500 – 600 kg (con cái) và
700 – 750 kg (con đực) Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48 – 52 %
Khả năng sinh sản: Tuổi đẻ lứa đầu khoảng 44 tháng, khoảng cách lứa đẻkhoảng 15-16 tháng, chu kỳ động dục 22 – 28 ngày, thời gian động dục 18 – 36giờ, thời gian mang thai 301 – 315 ngày Sản lượng sữa trung bình khoảng 1400 –
2000 kg/chu kỳ Tỷ lệ mỡ sữa cao (7 %) Trâu Murrah có khả năng thích nghi vớiđiều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta, trâu thích đầm tắm Trâu này khôngthích nghi với cày kéo
1.3 ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN LỌC TRÂU BÒ LÀM GIỐNG
1.3.1 Các tính trạng chọn lọc cơ bản của trâu bò
- Đối với trâu bò sữa: Sản lượng sữa, hàm lượng mỡ, protein và vật chất khôtrong sữa, thể trọng, kích thước và hình dạng bầu vú, hệ số ổn định của chu kỳ sữa,tốc độ thải sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, thời gian sử dụng, khảnăng kháng bệnh, các đặc trưng cơ bản khác về ngoại hình thể chất
- Đối với trâu bò thịt: thể trọng, tỷ lệ thịt xẻ, tăng trọng hàng ngày, trọnglượng mô cơ, các chỉ tiêu về chất lượng thịt
Trang 21- Đối với trâu bò cày kéo chọn: khỏe mạnh, không bệnh tật, cày kéo tốt, khảnăng chống chịu bệnh tật cao, làm việc dẻo dai, hiền lành dễ huấn luyện.
1.3.2 Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bò đực làm giống
a Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Muốn đánh giá chọn lọc theo nguồn gốc phải có hệ thống sổ sách theo dõi vàghi chép khoa học để xây dựng được hệ phả chính xác của con vật Hệ phả chochúng ta biết:
- Nguồn gốc xuất thân của đực giống, đặc điểm di truyền ở các đời trước.Trên cơ sở đó biết được tiềm năng di truyền của đực giống
- Mối quan hệ huyết thống của các cá thể đực cái ở các đời khác nhau của tổtiên đực giống, các nguyên tắc ghép đôi giao phối ở bố mẹ và tổ tiên, để có cơ sở tổchức khâu chọn phối ở đời sau
- Mức độ ổn định di truyền của các tính trạng qua các thế hệ Các tính trạng
di truyền càng ổn định thì phẩm chất của tổ tiên càng có thể truyền lại cho đời saumột cách chắc chắn
Khi đánh giá, cần xem xét sự biểu hiện tốt hay xấu của các tính trạng vềngoại hình, thể chất, sinh trưởng, phát dục và sức sản xuất của các đời trước, đặcbiệt là ở bố mẹ
b Đánh giá và chọn lọc theo bản thân
- Ngoại hình – Thể chất: Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang đặc tính củagiống và ngoại hình phải phù hợp với hướng sản xuất Đặc biệt, đực giống phải cótrọng lượng lớn, thân hình cân đối, bộ xương phải chắc chắn, phát triển tốt, các khớpchắc chắn, cử động dứt khoát; hệ cơ phát triển, đường sống lưng thẳng, phẳng; ngựcsâu, rộng; lưng hông rộng, thẳng; mông phát triển tốt; 4 chân cân đối; lông trơn,không giòn Các cơ quan sinh dục phát triển bình thường, bìu dái to và cân đối.Trâu
bò đực không chọn những con có khuyết điểm về ngoại hình như: Đầu quá to, quáthô, lưng hẹp và yếu, hông lõm, mông có hình dạng mái nhà, chân vòng kiềng
- Sinh trưởng - phát dục: Để đánh giá đực giống thường nuôi kiểm tra chúngsau khi cai sữa (8 tháng tuổi) Tiến hành kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu như tăngtrọng/ngày, chi phí thức ăn/kg tăng trọng, trọng lượng cuối kỳ
- Sức sản xuất tinh dịch: Đực giống phải có lượng tinh và chất lượng tinhdịch tốt, đạt các tiêu chuẩn quy định của giống Đồng thời đực giống phải có tínhhăng cao và năng lực phối giống tốt
c Đánh giá và chọn lọc theo đời sau
Trang 22- Chọn đối tượng: Chỉ những con đạt yêu cầu khi đánh giá về nguồn gốc vàngoại hình thì mới được giữ kiểm tra qua đời sau: Theo dõi, đánh giá thế hệ đàn conqua các chỉ tiêu ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi.
1.3.3 Phương pháp đánh giá và chọn lọc trâu bò cái làm giống
a Đánh giá và chọn lọc theo nguồn gốc
Để chọn lọc trâu bò cái là làm giống phải chọn thong qua lí lịch các đời trướcvới thành tích tốt về ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sản xuất, khả năng thích nghivới điều kiện sống cao
b Đánh giá và chọn lọc theo bản thân
Bò cái giống phải có ngoại hình, sinh trưởng và sức sản xuất tốt
- Ngoại hình và sinh trưởng: Đánh giá và chọn lọc bò cái theo sức khoẻ, tốc
độ sinh trưởng và ngoại hình có ý nghĩa lớn bởi vì chỉ có những con khoẻ mạnh thìmới có khả năng cho sức sản xuất cao Chúng phải có sức sinh trưởng tốt, mangđược các đặc trưng của giống, ngoại hình thể chất tốt, có thể trọng thích hợp
Bò cái hướng sữa phải có hệ xương chắc chắn, ngực sâu, rộng, lưng bằngphẳng, thân mình phát triển tốt, mông tương đối dài và phẳng Chân phải chắc chắn,cân đối Lông đều, sừng chắc và trơn Bò cái thân rộng tốt hơn hẹp thân cao chân
Bò phải có độ lớn thích hợp vì trong phạm vi nhất định thì khi tăng thể trọng sứcsản xuất sẽ tăng lên, nhưng quá phạm vi đó thì sức sản xuất sẽ giảm xuống Thểtrọng hợp lý nhất là khi hệ số sinh sữa (kg sữa/100 kg thể trọng) đạt được mức caonhất Bầu vú phải cân đối, kích thước lớn, tĩnh mạch vú có nhiều, ngoằn ngoèo vànổi rõ, núm vú phân bố đồng đều, có độ lớn và độ dài vừa phải
Bò cái hướng thịt làm giống (sinh sản) phải có các đặc trưng của giống và sựcân đối của thể hình Bò phải có thân hình vạm vỡ chắc chắn, thân rộng và sâu, hệxương chắc chắn, hệ cơ phát triển tốt, vai rộng, có nhiều thịt, ngực sâu và rộng,xương chân phát triển tốt; chân phải cân đối, móng chắc, da đàn hồi, lông mềm
- Sức sản xuất: Đối với bò sữa có thể đánh giá và chọn lọc trên nhiều chỉtiêu: Sản lượng sữa của kỳ cho sữa cao nhất; Sản lượng sữa bình quân/chu kỳ; Sảnlượng sữa suốt đời; Chất lượng sữa (hàm lượng mỡ, protein, hàm lượng vật chấtkhô); Hệ số ổn định sữa; lượng sữa vắt được/phút
Đối với bò thịt có thể căn cứ vào tốc độ sinh trưởng của bò cái để đánh giákhả năng sản xuất thịt Ngoài ra người ta còn đánh giá về sức sản xuất sữa căn cứtheo thể trọng của bê được bú sữa Bên cạnh các chỉ tiêu kể trên khi đánh giá bò cáicần tính đến khả năng sinh sản của nó bằng cách tính số con thu được trong thờigian sử dụng hay tính chỉ số sinh sản
Trang 23c Đánh giá và chọn lọc theo đời sau
Về nguyên tắc có thể đánh giá bò cái theo đời sau, nhưng trong thực tế rất ítkhi được thực hiện vì trong một đời bò cái số lượng con thu được và sử dụng khônglớn Đánh giá thế hệ đàn con qua các chỉ tiêu ngoại hình, sinh trưởng, khả năng sảnxuất, khả năng thích nghi
1.4 PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG TRÂU BÒ
1.4.1 Nhân giống thuần.
a Mục tiêu của nhân giống thuần
Nhân giống thuần (hay còn gọi là nhân thuần) là cách cho giao phối giữađực và cái thuộc cùng một giống để thu được đời con mang 100 % máu của giống
đó Phương pháp này nhằm ổn định, củng cố và nâng cao các tính trạng mongmuốn của một giống sẵn có
* Đối với các cơ sở nuôi bò giống
Nhằm có được tiến bộ di truyền cần xây dựng các chương trình nhân giốngthuần, trong đó những cá thể “tốt nhất” được chọn lọc và ghép đôi giao phối để làm
bố mẹ cho thế hệ sau, kết hợp với việc loại thải những cá thể kém chất lượng Thôngqua chọn lọc ta sẽ tìm được và ghép đôi giao phối những con bố mẹ tốt sao cho thế
hệ sau tiến bộ hơn thế hệ trước
* Đối với các cơ sở nuôi bò thương phẩm
Nhân giống thuần cũng được áp dụng bằng cách cho tất cả đàn cái sinh sảnphối với đực cùng giống Đối với các đàn lớn có thể sử dụng nhiều đực giống cùngmột lúc, còn đối với các đàn nhỏ thì toàn bộ bò cái có thể phối với cùng một conđực Tuy nhiên, nhằm tránh giao phối đồng huyết, những con đực này cần đượcthay thế khi con của chúng đến tuổi thành thục
Nhân giống thuần có ưu điểm là tạo ra được những đàn bê đồng đều hơn bêlai Trong nhân giống thuần hiện tượng đẻ khó thường không phải là một vần đềnhư thường gặp trong lai giống (thường dùng bò đực thuộc giống lớn hơn) Tuynhiên, nhân giống thuần cũng có những nhược điểm của nó là không có được ưuthế lai và không phối hợp được những tính trạng tốt của nhiều giống Mặc dù vậy,nhân giống thuần là cần thiết để tạo nguyên liệu di truyền cho lai giống Nhângiống thuần thường được áp dụng đối với những giống thích nghi tốt với điều kiệnchăm sóc nuôi dưỡng và môi trường của một địa phương cụ thể
b Các phương pháp nhân giống thuần
Trong nhân giống thuần có một số phương pháp đặc biệt sau đây thường được
Trang 24áp dụng để nâng cao tốc độ cải tiến di truyền của giống.
* Nhân giống theo dòng
Trong nhân giống thuần có thể có áp dụng biện pháp nhân giống theo dòngnhằm phát huy và củng cố ở thế hệ sau những đặc tính tốt xuất hiện ở những cácthể được chọn là con đầu dòng, từ đó có thể nâng cao chất lượng của đàn và củagiống Nội dung của nhân giống theo dòng gồm:
- Tạo dòng: Phát hiện cá thể có chất lượng tốt thông qua đánh giá chấtlượng đời sau để làm con đầu dòng Ghép đôi giao phối cẩn thận để có đàn concháu của con đầu dòng đó đủ lớn hình thành nên dòng gia súc thuần có những chấtlượng đặc thù nổi bật
- Tiêu chuẩn hoá hoá dòng và xây dựng nhóm hạt nhân của dòng thông quachọn lọc những con đáp ứng được yêu cầu về ngoại hình thể chất và sức sản xuấttheo tiêu chuẩn của dòng
- Ghép đôi giao phối giữa các cá thể đực và cái cùng dòng để duy trì vàcủng cố những đặc điểm tốt của dòng đó Thông thường cho ghép đôi giao phốinội bộ dòng ở đời thứ ba hoặc đời thứ ba với đời thứ tư
* Nhân giống chéo dòng
Cho những các thể thuộc các dòng khác nhau giao phối với nhau nhằm phốihợp được nhiều đặc điểm tốt ở các dòng khác nhau nhằm mục đích kinh tế trựctiếp hay tạo dòng mới
1.4.2 Lai giống trâu bò
a Mục tiêu của lai giống
Lai giống là cho giao phối những cá thể khác giống với nhau hay nói một cáchkhác là lai giữa các giống với nhau Những lý do cơ bản để thực hiện lai giống là:
- Sử dụng ưu thế lai: Khai thác sức sống và sức sản xuất vượt trội có được ởcon lai so với các cá thể thuộc giống thuần của bố mẹ
- Khai thác các ưu điểm của các giống khác nhau: Để tổ hợp được các đặctính tốt của giống bố và giống mẹ ở trong thế hệ con lai
- Thay thế đàn: Sử dụng các cá thể con lai vào mục đích sinh sản
- Tạo giống: Tạo ra giống mới trên cơ sở tổ hợp nguồn gen từ các giốngkhác nhau
b Các phương pháp lai giống
Trong chăn nuôi bò có hai hệ thống lai giống cơ bản là lai giống kết thúc vàlai giống liên tục
Trang 25* Hệ thống lai giống kết thúc
Đặc điểm cơ bản của hệ thống lai giống kết thúc là tất cả các cá thể con laiđều được bán đi hay nuôi để giết thịt, có nghĩa là những cá thể con lai này khôngđược giữ lại trong đàn để phục vụ cho mục đích tạo giống Vì thế lai giống theo hệthống này còn được gọi là lai kinh tế
Một số phương pháp về lai kết thúc:
- Lai tạo con lai F1: Dùng mẹ thuần chủng của một giống phối với bố thuầnchủng của một giống khác Con lai F1 được dùng rộng rãi trong sản xuất để vỗ béo,khai thác thịt
- Lai phản hồi: Dùng cái lai F1 cho phối với một trong hai giống đực tạo nênchính F1 đó Ưu điểm lớn nhất của phép lai này là các cá thể mẹ và thế hệ con đều
là tổ hợp lai
Ví dụ, bò cái lai F1 (Brahman x Droughtmaster) được phối với bò đựcDroughtmaster để sản xuất con lai mang 1/4 máu Brahman và 3/4 máuDroughtmaster
- Lai kết thúc 3 máu: Dùng cái lai F1 cho phối với đực của một giống thứ bakhông tham gia tạo ra F1 đó Ví dụ, bò cái F1 (Brahman x Hereford) được phối vớiđực Charolais để sản xuất tổ hợp lai 3 máu nuôi thịt
- Lai tạo con lai F2: Dùng con cái F1 cho phối với đực F1 Ví dụ, bò cái F1(Brahman x Hereford) được phối với đực F1 (Brahman x Hereford)
- Lai tạo con lai F1 4 máu: Dùng cái lai F1 cho phối với đực F1 nhưng cácgiống thuần tham gia tạo con cái F1 khác hẳn các giống thuần tham gia tạo ra conđực F1 Ví dụ, cái F1(CxD) phối với đực F1(AxB) hoặc đực F1 (CxD) phối với cáiF1(AxB), đực và cái lai ở đây đều được sử dụng để thay thế đàn bò sinh sản
* Hệ thống lai giống liên tục
- Lai luân hồi: Các cá thể cái lai được giữ lại để thay thế đàn cái sinh sản vàcho phối với đực của một giống khác với giống của bố đã tạo ra nó
- Lai cải tạo (hay còn gọi là lai cấp tiến): Là hệ thống lai giống mà đực thuầnchủng của một giống nhất định, thường là giống cao sản, được cho phối với nhữngcái lai tốt nhất được tạo ra qua các thế hệ lai trong hệ thống đó
- Lai liên tục từ các cá thể F1 tốt nhất: Cũng tương tự như lai cải tạo nhưng ởđây đực F1 được sử dụng, không phải sử dụng đực thuần Điều đó có nghĩa là duynhất đực F1 của một cặp giống nhất định được sử dụng làm bố còn mẹ thì dùng cácsản phẩm lai tự có trong đàn để thay thế
Trang 26Lai gây thành (hay còn gọi là lai tổ hợp): Là lai tạo giống mới từ một tổ hợp
lai của hai hay nhiều giống nhằm phối hợp các đặc tính tốt của nhiều giống lai Laigây thành không có sơ đồ nhất định mà phải căn cứ vào mục tiêu gây giống Cáchtiến hành là lấy trâu/bò giống nội, giống ngoại, hay các giống khác nhau và con laicủa chúng cho giao phối với nhau, khi nào có được những con sinh ra đạt yêu cầuthì cho tự giao để cố định thành giống mới
* Hệ thống lai kết hợp
Một hệ thống lai kết hợp là hệ thống kết hợp giữa một số tính chất của hệthống lai kết thúc và một số tính chất của hệ thống lai liên tục Một hệ thống lai kếthợp được những đặc tính mong muốn của cả hai hệ thống lai kết thúc và lai liên tục
có thể là đạt được trong những điều kiện nhất định
1.5 QUẢN LÝ PHỐI GIỐNG
1.5.1 Ghép đôi giao phối (chọn phối)
a Các nguyên tắc chọn phối
- Xác định mục tiêu giống rõ ràng và tuân thủ phương pháp dự kiến để đạtmục tiêu đó thông qua nhân giống thuần hay lai tạo
- Đực giống phải có ưu thế di truyền cao hơn so với con cái ghép đôi với nó
- Củng cố di truyền ở đời sau những đặc điểm tốt có ở một hoặc hai bên bố mẹ
- Cải tiến ở đời sau những đặc điểm không thỏa mãn ở bố mẹ
- Đưa vào đàn (dòng, giống) những đặc điểm mong muốn mới bằng cách sửdụng những con có những đặc tính mong muốn ở đàn cơ bản hay giống (dòng) khác
- Điều khiển mức độ đồng huyết nhằm không cho phép suy thoái cận huyết
b Các phương pháp ghép đôi
- Ghép đôi cá thể: Trên cơ sở các cá thể đã được đánh giá và chọn lọc tiếnhành ghép đôi từng cá thể đực và cái cụ thể với nhau Để thực hiện kiểu ghép đôinày cần phải biết rõ đặc điểm cá thể, nguồn gốc, ngoại hình và sức sản xuất củamỗi con Khi ghép đôi kiểu này phải xem xét đến những kết quả tích cực của việcchọn phối trước đó và kết quả đánh giá đực giống theo đời sau
- Ghép đôi theo nhóm: Đàn cái được chia thành các nhóm dựa vào kết quảbình tuyển và mỗi nhóm được phối giống với một nhóm đực giống có phẩm chất ditruyền cao hơn Phương pháp này thường được áp dụng với các vùng có áp dụngTTNT và trong các cơ sở chăn nuôi thương phẩm
- Ghép đôi cá thể-nhóm: Đàn cái được chia thành các nhóm theo nguồn gốc,đặc điểm thể hình và sức sản xuất Mỗi nhóm cái được ghép đôi với 1 đực giống có
Trang 27chất lượng di truyền cao hơn Phương pháp này thường được áp dụng ở các đàngiống và những vùng có TTNT
c Các hình thức chọn phối
Trong công tác giống trâu bò người ta thường phối hợp các hình thức chọnphối sau đây để nhanh chóng đạt được mục tiêu nhân giống:
- Chọn phối theo huyết thống: Chọn phối theo huyết thống là căn cứ vào mức
độ quan hệ huyết thống (thân thuộc) giữa các cá thể đực và cái để quyết định ghépđôi hay không ghép đôi giao phối với nhau Có hai loại chọn phối dựa trên quan hệhuyết thống như sau:
+ Giao phối đồng huyết: Cho giao phối giữa những cá thể có quan hệ huyếtthống với nhau (thường tính dưới 7 đời)
+ Giao phối không đồng huyết: Cho ghép đôi những con đực và cái không cóquan hệ huyết thống hay có nhưng đã quá 7 đời
- Chọn phối theo tuổi: Tuổi của con vật có liên quan đến sức khỏe, sức sảnxuất, khả năng ổn định di truyền, do vậy chọn phối gia súc trong độ tuổi thích hợptạo cho bào thai có sức sống cao, đời con khỏe mạnh và có sức sản xuất cao Khôngnên cho những con đực và con cái quá già hay quá non giao phối với nhau Độ tuổiphối giống thích hợp cho bò đực giống là 3 – 6 tuổi Đối với bò cái độ tuổi phốigiống tốt nhất là 3 – 9 tuổi
1.5.2 Phương thức phối giống
Trong chăn nuôi trâu bò có thể áp dụng phương thức phối giống tự nhiên(cho nhảy trực tiếp) hay thụ tinh nhân tạo (TTNT)
a Phối giống tự nhiên
Phối giống tự nhiên thường được áp dụng đối với các đàn bò sinh sản thươngphẩm hướng thịt, nuôi theo phương thức chăn thả Khi áp dụng phối giống tựnhiên, tốt nhất là cho phối giống theo mùa vụ có kiểm soát, như thế sẽ tốt hơn làthả chung bò đực với bò cái liên tục Ưu điểm của việc cho phối giống và sinh sảntheo vụ là có thể tập trung công việc chăm sóc bò đẻ trong một thời gian ngắn
Thời gian mang thai của bò khoảng 280 ngày Do vậy, cần chọn thời gianphối giống sao cho bò đẻ vào thời gian thích hợp trong năm để có lợi cho việc
Trang 28chăm sóc nuôi dưỡng cũng như bán sản phẩm Khi quyết định mùa phối giống cầnchú ý đến đặc điểm thời tiết khí hậu trong năm để đáp ứng được đầy đủ nguồn thức
ăn cho nhu cầu của bò
Yêu cầu là phải có được trâu bò đực có chất lượng tốt để duy trì được năngsuất sinh sản tốt của đàn cái Nguyên tắc chủ đạo là 1 bò đực phụ trách 25 bò cái.Tuy nhiên, tỷ lệ đảm nhiệm này có thể thay đổi tuỳ theo tuổi và sức khỏe của bòđực cũng như diện tích chăn thả
Để có được đực giống chất lượng tốt các cơ sở chăn nuôi bò thịt quy mô nhỏ/nông hộ có thể lựa chọn một trong các phương án sau:
- Mua chung bò đực giống tốt và trao đổi cho nhau
- Thuê hay mượn bò đực giống của trại/hộ khác gần đó
Khi sử dụng trâu bò đực giống cho phối trực tiếp trong đàn thì phải có kếhoạch luân chuyển, trao đổi đực giống giữa các đàn nhằm tránh hiện tượng giaophối cận huyết Do vậy, mỗi đực giống thường chỉ giữ lại trong đàn tối đa là 2 – 2,5năm, khi những con cái đầu tiên của đực giống đó đã đến tuổi phối giống (15 – 18tháng tuổi)
b Phối giống nhân tạo
Việc sử dụng bò đực cho nhảy trực tiếp như trên sẽ tăng nguy cơ lây lanbệnh tật cũng như dễ gây chấn thương Mặt khác, phối giống trực tiếp không chophép khai thác tối đa những con đực có chất lượng giống cao Do vậy, hiện naytrong chăn nuôi bò, nhất là chăn nuôi bò sữa và các cơ sở nuôi bò thịt theo phươngthức nuôi nhốt người ta thường áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT).Phương pháp TTNT cho phép không những lựa chọn được những đực giống cótiềm năng di truyền vượt trội để tạo ra nhiều đời con chất lượng cao mà còn chophép phối giống dễ dàng cho đàn bò cái được gây động dục đồng loạt để thu đượcnhững lứa bê rất đồng đều Tuy nhiên, để áp dụng TTNT rộng rãi đòi hỏi phải có hệthống hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt, đực giống phải được chọn lọc khoa học và phải cóđội ngũ dẫn tinh viên lành nghề
Sau khi phối giống cần theo dõi bò cái ở chu kỳ động dục tiếp theo (sau
18-24 ngày) Nếu thấy bò không động dục lại thì có thể là bò đã có chửa Tuy nhiên,cũng cần phải theo dõi tiếp trong một vài chu kỳ nữa Việc khám thai là cần thiết đểgiúp phát hiện và loại thải những bò cái không có chửa trong đàn nhằm giảm chiphí sản xuất nuôi không bò sinh sản mà không thu được bê
Trang 291.6 CÔNG TÁC GIỐNG TRÂU BÒ Ở NƯỚC TA
1.6.1 Phương hướng công tác giống
a Phương hướng chung
Khai thác giống trong nước là chính, đồng thời coi trọng việc nhập nội một
số giống tốt, nhất là các giống có nguồn gốc nhiệt đới; đẩy mạnh chăn nuôi trâu bòsinh sản, chọn lọc thuần chủng để bảo vệ nguồn gen và nâng cao chất lượng trâu bònội, đồng thời tiến hành lai tạo để nâng cao tầm vóc và sức sản xuất
b Phương hướng cụ thể
- Đối với trâu: Chủ yếu là nuôi thuần chủng, chọn lọc để nâng cao tầm vóc,sức cày kéo và sức sản xuất thịt
- Đối với bò: Nâng cao tầm vóc và sức kéo bằng cách Sind hoá đàn bò nội
Do bò Vàng Việt Nam có số lượng lớn, khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tật vàchịu đựng kham khổ tốt, nhưng lại có năng suất thịt thấp, nên một mặt phải chọnlọc để nâng cao thể vóc và năng suất và chất lượng thịt; mặt khác phải nhập nội bòthịt chuyên dụng và nghiên cứu để lai tạo ra những giống bò thịt phù hợp với điềukiện của nước ta
Đối với bò sữa: Một mặt nhập nội những giống bò cao sản để nuôi thích nghi
ở những vùng khí hậu cho phép, đồng thời phải lai tạo và gây giống mới theohướng sữa phù hợp với điều kiện từng vùng trong nước
1.6.2 Một số chương trình giống trâu bò của Việt Nam
a Nhập nội và nuôi thích nghi bò sữa gốc ôn ới
Nước ta đã từng có nhiều thời kỳ nhập nội bò sữa từ các nước khác nhau vớimột số giống bò khác nhau Trong đầu những năm 1960 bò Lang trắng đen TrungQuốc được nhập về nuôi ở một số nơi, trong đó có Ba Vì (Hà Tây)
Đặc biệt đáng chú ý là trong những năm 1970, chúng ta đã nhập khá nhiều
bò sữa Holstein Friesian (HF) từ Cuba về nuôi và nhân thuần tại các cao nguyên cókhí hậu mát mẻ như Mộc Châu (Sơn La), Đức trọng Lâm Đồng kết quả theo dõitrên đàn bò này qua một số thế hệ khá tốt
Trong những năm gần đây, một mặt do các thế hệ bò HF về sau sinh ra trongnước đã thích nghi tốt hơn với điều kiện khí hậu, mặt khác do chăn nuôi bò sữa cólãi, việc đầu tư cho chăm sóc nuôi dưỡng bò được tốt hơn nên năng suất sữa của bò
đã tăng lên liên tục qua các năm Đặc biệt, ở những vùng mát mẻ và có điều kiệnchăm sóc nuôi dưỡng cũng như vệ sinh thú y tốt thì việc nuôi được bò HF thuầnchủng hiệu quả kinh tế hơn nhưng vùng khác
Trang 30b Nhập nội và nhân thuần bò thịt chuyên dụng
Từ những năm 1970 đến nay nước ta đã nhập một số bò thịt thuộc các giốngkhác nhau không chỉ để lai tạo mà còn để nhân thuần Trong thời gian gần đây donhu cầu tiêu thụ thịt chất lượng cao trong nước tăng lên nên nhiều địa phương nhưTuyên Quang, Sơn La, Bình Định, Phú Yên, TP Hồ Chí Minh… đã nhập một sốlượng khá lớn bò thịt nhiệt đới từ Australia (bò Brahman và Droughtmaster) về đểnhân thuần Kết quả bước đầu cho thấy việc chăn nuôi các giống bò thịt chuyêndụng này có tính khả thi cao, đơn giản hơn chăn nuôi bò sữa
c Chương trình cải tiến đàn bò Vàng Việt Nam
Chương trình cải tiến đàn bò Vàng Việt Nam được thực hiện bằng cách sửdụng bò đực ngoại gốc nhiệt đới có tầm vóc lớn hơn như Red Sindhi, Sahiwal haycác loại bò Zebu khác, cho phối giống với bò cái địa phương để nâng cao tầm vóc
và năng suất
Bò lai sinh ra nói chung là phù hợp với phương thức sản xuất đa canh củanước ta, thích nghi tốt với điều kiện thời tiết nóng ẩm, nghèo dinh dưỡng cũng nhưđiều kiện chăm sóc quản lý của Việt Nam Bò lai có tốc độ sinh trưởng và pháttriển khá tốt, ưu việt hơn hẳn giống bò địa phương
d Chương trình lai tạo giống bò thịt và bò sữa
Khi đã tạo được bò lai Sind/Zebu, những con lai này được sử dụng làm cáinền để tiếp tục lai tạo với các giống bò thịt và bò sữa cao sản nhằm tạo ra các conlai hướng sữa hay thịt phù hợp với điều kiện nhiệt đới của Việt Nam Nhằm tạo ra
bò lai hướng sữa, nước ta đã cho lai phổ biến giữa bò đực Holstein Friesian (HF)với bò cái Lai Sind Bò lai hướng sữa hiện nay có các mức máu Holstein Friesian(HF) khác nhau tuỳ theo thế hệ lai: F1, F2 hoặc F3
Trước đây nước ta cũng đã nhập bò đực giống và tinh đông lạnh bò Jersey vàNâu Thụy Sĩ dùng để lai với bò cái Lai Sind (LS), bò Vàng và cả với bò cái lai F1,F2 (HF x LS) Tuy nhiên, do năng suất sữa của con lai kém xa so với bò lai với bòHolstein, hơn nữa do màu lông không hợp với thị hiếu của người nuôi, nên việc laitạo với bò này không có hướng phát triển thêm
Xuất phát từ yêu cầu tiêu thụ thịt bò và để từng bước tạo ra đàn bò thịt ởViệt Nam, từ những năm 1970 một số giống bò thịt (dưới dạng đực giống hay tinhđông lạnh) như bò Brahman, Charolais, Limousin, Hereford, Simmental,Droughtmaster, Santa Gertrudis, đã được nhập để phục vụ chương trình laitạo Con lai giữa các giống bò thịt chuyên dụng này với cái nền đã được cải tiếncho năng suất tương đối tốt
Trang 31Ví dụ: Con lai giữa bò cái Lai Sind với bò thịt Charolais có thể tăng trọng
500 – 800 g/ngày, trọng lượng hơi lúc 24 tháng tuổi có thể đạt 300 kg với tỷ lệ thịt
xẻ khoảng 52 – 54 % Tuy nhiên hiện tại bò lai hướng thịt chất lượng cao vẫn chưađược nuôi rộng rãi ở trong nước
Câu hỏi ôn tập:
1 Hãy trình bày đặc điểm ngoại hình, sinh trưởng và khả năng sản xuất cácgiống trâu bò
2 Nêu phương pháp chon giống trâu bò nuôi theo các hướng sản xuất khácnhau
3 Trình bày phương pháp đánh giá giống trâu bò
4 Trình bày các phương pháp lai tạo giống
Trang 32CHƯƠNG 2 DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN TRÂU BÒ Mục tiêu
- Hiểu vai trò dinh dưỡng, tính được nhu cầu dinh dưỡng cho các loại trâu
bò cụ thể.
- Chế biến, bảo quản và sử dụng các loại thức ăn cho trâu bò một cách hợp
lý; Phối hợp được khẩu phần ăn cho từng loại trâu bò phù hợp với từng hướng sản xuất
Nội dung
2.1 ĐẶC THÙ TIÊU HÓA CỦA TRÂU BÒ
2.1.1 Hệ sinh thái dạ cỏ
a Môi trường sinh thái dạ cỏ
Chất chứa dạ cỏ là một hỗn hợp gồm thức ăn ăn vào, vi sinh vật dạ cỏ, cácsản phẩm trao đổi trung gian, nước bọt và các chất chế tiết vào dạ cỏ Dạ cỏ có môitrường thuận lợi cho vi sinh vật (VSV) yếm khí sống và phát triển
Môi trường dạ cỏ có những đặc điểm thiết yếu cho sự lên men của vi sinh vậtcộng sinh như sau: Độ ẩm (85 – 90 %), pH trong khoảng 6,4 – 7,0, nhiệt độ khá ổnđịnh (38 – 420C), áp suất thẩm thấu ổn định và là môi trường yếm khí (nồng độ ôxy
< 1 %) Nước bọt đổ vào dạ cỏ liên tục giúp duy trì độ ẩm của môi trường lên men.Muối photphat và cacbonat tiết qua nước bọt có tác dụng đệm đồng thời với sự hấpthu nhanh chóng axit béo bay hơi và amoniac qua vách dạ cỏ làm cho pH dịch dạ
cỏ tương đối ổn định Khí oxy vào theo thức ăn nhanh chóng được sử dụng nên môitrường yếm khí luôn luôn được duy trì Áp suất thẩm thấu của dịch dạ cỏ được duytrì tương tự như áp suất thẩm thấu của máu nhờ có sự trao đổi ion qua vách dạ cỏ
Có sự chế tiết qua vách dạ cỏ những chất cần thiết cho vi sinh vật phát triển và hấpthu vào máu những sản phẩm lên men sinh ra trong dạ cỏ (axit béo bay hơi)
Các chất khí (chủ yếu là CO2 và CH4) là phụ phẩm trao đổi cuối cùng củaquá trình lên men dạ cỏ cũng được thải ra ngoài thông qua quá trình ợ hơi Thờigian thức ăn tồn lưu trong dạ cỏ kéo dài tạo điều kiện cho vi sinh vật công phá
Trong dạ cỏ các chất chứa luôn luôn được nhào trộn bởi sự co bóp của dạ cỏ,phần thức ăn không lên men thường xuyên được giải phóng ra khỏi dạ cỏ xuốngphần dưới của đường tiêu hoá và các cơ chất mới lại được nạp vào thông qua thức
ăn, như vậy dòng dinh dưỡng được liên tục lưu thông
Trang 33b Hệ vi sinh vật dạ cỏ
Hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh trong dạ cỏ và dạ tổ ong rất phức tạp vàthường gọi chung là vi sinh vật dạ cỏ Hệ vi sinh vật dạ cỏ gồm có 3 nhóm chính là
vi khuẩn (Bacteria), động vật nguyên sinh (Protozoa) và nấm (Fungi); ngoài ra còn
có mycoplasma, các loại virus và các thể thực khuẩn Mycoplasma, virus và thểthực khuẩn không đóng vai trò quan trọng trong tiêu hoá thức ăn
- Vi khuẩn phân giải xenlulose: Đây là nhóm có số lượng rất lớn trong dạ cỏcủa những gia súc sử dụng khẩu phần giàu xenlulo VK phân giải xenlulo gồm
Bacteroides succinogenes, Butyrivibrio fibrisolvens, Ruminoccocus flafaciens, Ruminoccocus albus, Cillobacterium cellulosolvens.
- Vi khuẩn phân giải hemixenlulo: Hemixenlulo khác xenlulo là chứa cảđường pentoza và hexoza và cũng thường chứa axit uronic Những vi khuẩn có khảnăng thuỷ phân xenlulo thì cũng có khả năng sử dụng hemixenlulo Tuy nhiên,không phải tất cả các loài sử dụng được hemixenlulo đều có khả năng thuỷ phânxenlulo Các VK thủy phân xenlulo có khả năng phân hủy hemixenlulo
(Butyrivibrio fibrisolvens; lachnospira multiparus và Bacteroides ruminicola.)
- Vi khuẩn phân giải tinh bột: Trong dinh dưỡng carbohydrate của loài nhai lại,tinh bột đứng vị trí thứ hai sau xenlulo Phần lớn tinh bột theo thức ăn vào dạ cỏ đượcphân giải nhờ sự hoạt động của VSV Tinh bột được phân giải bởi nhiều loài vi khuẩn
dạ cỏ, trong đó có cả những vi khuẩn phân giải xenlulo VK phân giải tinh bột gồm có:
Bacteroides amylophilus, succinimonas amylolytica, Butyrivibrio fibrisolvens, Bacteroides ruminantium, Selenomonas ruminantium và Steptococcus bovis.
- Vi khuẩn phân giải đường: Hầu hết các vi khuẩn sử dụng được các loạipolysaccharid nói trên thì cũng sử dụng được đường disaccharid và monosaccharid.Celobioza cũng có thể là nguồn năng lượng cung cấp cho nhóm vi khuẩn này vì
Trang 34chúng có men bêta-glucosidaza có thể thuỷ phân cellobioza Các VK gồm:Lachnospira cultiparus, Selenomonas ruminantium.
- Vi khuẩn sử dụng các axit hữu cơ: Hầu hết các vi khuẩn đều có khả năng sửdụng axit lactic mặc dù lượng axit này trong dạ cỏ thường không đáng kể trừ trongnhững trường hợp đặc biệt Một số có thể sử dụng axit succinic, malic, fumaric,
formic hay acetic Các VK gồm: Veillonella gazogenes, Veillonella alacalescens, Peptostreptococcus elsdeni, Propioni bacterium và Selenomonas lactilytica.
- Vi khuẩn phân giải protein: Sự phân giải protein và axit amin để sản sinh raamoniac trong dạ cỏ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt cả về phương diện tiết kiệmnitơ cũng như nguy cơ dư thừa amoniac Amoniac cần cho các loài vi khuẩn dạ cỏ
để tổng hợp nên sinh khối protein của bản thân chúng, đồng thời một số vi khuẩnđòi hỏi hay được kích thích bởi axit amin, peptit và isoaxit có nguồn gốc từ valine,leucine và isoleucine Như vậy cần phải có một lượng protein được phân giải trong
dạ cỏ để đáp ứng nhu cầu này của vi sinh vật dạ cỏ Vi khuẩn phân giải protein
gồm: Peptostreptococcus và Clostridium.
- Vi khuẩn tạometan: Nhóm vi khuẩn này rất khó nuôi cấy trong ống nghiệm,cho nên những thông tin về những VSV này còn hạn chế VK tạo khímetan gồm:
Methanol bacterium, Methanol ruminantium và Methanol forminicum.
- Vi khuẩn tổng hợp vitamin: Nhiều loài vi khuẩn dạ cỏ có khả năng tổnghợp các vitamin nhóm B và vitamin K
* Động vật nguyên sinh (Protozoa)
Protozoa xuất hiện trong dạ cỏ khi gia súc bắt đầu ăn thức ăn thô Sau khi đẻ
và trong thới gian bú sữa dạ dày trước không có protozoa Protozoa không thích ứngvới môi trường bên ngoài và bị chết nhanh Trong dạ cỏ protozoa có số lượngkhoảng 105 – 106 tế bào/g chất chứa dạ cỏ, ít hơn vi khuẩn, nhưng do có kích thướclớn hơn nên có thể tương đương về tổng sinh khối Có hơn 100 loài protozoa trong
dạ cỏ đã được xác định Mỗi loài gia súc có số loài protozoa khá đặc thù
Protozoa có một số tác dụng chính như sau:
- Tiêu hoá tinh bột và đường: Tuy có một vài loại protozoa có khả năng phângiải xenlulo nhưng cơ chất chính vẫn là đường và tinh bột vì thế mà khi gia súc ănkhẩu phần nhiều bột đường thì số lượng protozoa tăng lên
- Xé rách màng màng tế bào thực vật: Tác dụng này có được thông qua tácđộng cơ học và làm tăng diện tích tiếp xúc, do đó mà thức ăn dễ dàng chịu tác độngcủa vi khuẩn
Trang 35- Tích luỹ polysacarit: Protozoa có khả năng nuốt tinh bột ngay sau khi ăn.Polysacarid này có thể được phân giải về sau hoặc không bị lên men dạ cỏ mà đượcphân giải thành đường đơn và được hấp thu ở ruột Điều này không những quantrọng đối với protozoa mà còn có ý nghĩa dinh dưỡng cho gia súc nhai lại như hiệuứng đệm chống phân giải đường quá nhanh làm giảm pH đột ngột, đồng thời cungcấp năng lượng từ từ hơn cho nhu cầu của bản thân VSV dạ cỏ trong những thờigian xa bữa ăn.
- Bảo tồn mạch nối đôi của các axit béo không no: Các axit béo không nomạch dài quan trọng đối với gia súc (linoleic, linolenic) được protozoa nuốt và đưaxuống phần sau của đường tiêu hoá để cung cấp trực tiếp cho vật chủ, nếu khôngcác axit béo này sẽ bị làm no hoá bởi vi khuẩn
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng protozoa trong dạ cỏ có một số tác hạinhất định:
- Protozoa không có khả năng sử dụng NH3 như vi khuẩn: Nguồn nitơ đápứng nhu cầu của chúng là những mảnh protein thức ăn và vi khuẩn Nhiều nghiêncứu cho thấy protozoa không thể xây dựng protein bản thân từ các amit được Khimật độ protozoa trong dạ cỏ cao thì một tỷ lệ lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào.Mỗi protozoa có thể thực bào 600 – 700 vi khuẩn trong một giờ ở mật độ vi khuẩn
109/ml dịch dạ cỏ Do có hiện tượng này mà protozoa đã làm giảm hiệu quả sửdụng protein nói chung Protozoa cũng góp phần làm tăng nồng độ amoniac trong
dạ cỏ do sự phân giải protein của chúng
- Protozoa không tổng hợp được vitamin mà sử dụng vitamin từ thức ăn hay
do vi khuẩn tạo nên: Nên làm giảm rất nhiều vitamin cho vật chủ
Với tính chất hai mặt như trên protozoa có vai trò khác nhau tuỳ theo bảnchất của khẩu phần Đối với những khẩu phần dựa trên thức ăn thô nghèo proteinthì hoạt động của protozoa là không có lợi cho vật chủ, do đó loại bỏ chúng trong
dạ cỏ sẽ làm tăng năng suất gia súc Ngược lại, đối với khẩu phần giàu thức ăn tinh
có nhiều protein thì sự hiện diện và hoạt động của protozoa lại có lợi
* Nấm (Fungi)
Trong dạ cỏ số lượng nấm: > 100 tế bào nấm/g chất chứa Nấm là vi sinh vậtđầu tiên xâm nhập và tiêu hoá thành phần cấu trúc thực vật bắt đầu từ bên trong.Chức năng của nấm trong dạ cỏ là:
- Mọc chồi phá vỡ cấu trúc thành tế bào thực vật, làm giảm độ bền chặt củacấu trúc này, góp phần phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại Sự phá vỡ
Trang 36này tạo điều kiện cho Bacteria bám vào cấu trúc tế bào và tiếp tục quá trình phân
giải xơ
- Bản thân nấm cũng tiết ra các loại men phân giải hầu hết các loại gluxit Chính vì thế nấm có khả năng tấn công các tiểu phần thức ăn cứng hơn và lên menchúng với tốc độ nhanh hơn so với vi khuẩn Một số loại gluxit không được nấm sửdụng là pectin, axit polugalacturonic, arabinoza, fructoza, manoza và galactoza
c Nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật dạ cỏ
Các yếu tố cần thiết cho vi sinh vật dạ cỏ như nhiệt độ, ẩm độ, yếm khí, ápsuất thẩm thấu được điều tiết tự động bởi cơ thể vật chủ Quá trình tăng sinh vàhoạt động của vi sinh vật dạ cỏ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó dinhdưỡng là yếu tố nhạy cảm nhất Nuôi gia súc nhai lại trước hết là nuôi vi sinh vật dạ
cỏ và do đó điều quan tâm trước tiên là phải cung cấp đầy đủ, đều đặn, liên tục và
ổn định các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của chúng
Các chất dinh dưỡng cơ bản cần cho sự tổng hợp vi sinh vật dạ cỏ Cũng nhưmọi cơ thể sống khác VSV dạ cỏ cần năng lượng, nitơ, khoáng và vitamin
d Tương tác của vi sinh vật trong dạ cỏ
- Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trongquá trình tiêu hoá thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia Quá trìnhlên men dạ cỏ xảy ra liên tục và bao gồm nhiều loài tham gia
- Giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có sự cạnh tranh điều kiện sinhtồn của nhau Chẳng hạn, khi gia súc ăn khẩu phần ăn giàu tinh bột nhưng nghèoprotein thì số lượng vi khuẩn phân giải xenlulo sẽ giảm và do đó mà tỷ lệ tiêu hoáxenlulo thấp Đó là vì sự có mặt của một lượng đáng kể tinh bột trong khẩu phầnkích thích vi khuẩn phân giải bột đường phát triển nhanh nên sử dụng cạn kiệtnhững yếu tố dinh dưỡng quan trọng (như các loại khoáng, amoniac, axit amin,isoaxit) là những yếu tố cũng cần thiết cho vi khuẩn phân giải xơ vốn phát triểnchậm hơn Hơn nữa, khi tỷ lệ thức ăn tinh quá cao trong khẩu phần sẽ làm choAXBBH sản sinh ra nhanh, làm giảm pH dịch dạ cỏ và do đó mà ức chế hoạt độngcủa vi khuẩn phân giải xơ Khi trong khẩu phần có quá nhiều bột đường khả năngtiêu hoá và thu nhận thức ăn xơ sẽ bị giảm sút
- Tác động qua lại cũng có thể thấy rõ giữa protozoa và vi khuẩn Protozoa
ăn và tiêu hoá vi khuẩn, do đó làm giảm tốc độ và hiệu quả chuyển hoá proteintrong dạ cỏ Với những loại thức ăn dễ tiêu hoá thì điều này không có ý nghĩa lớn,song đối với thức ăn nghèo N thì protozoa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng thức ănnói chung Loại bỏ protozoa khỏi dạ cỏ làm tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ
Trang 37Trong điều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh
có lợi, đặc biệt là trong tiêu hoá xơ Tiêu hoá xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn
và protozoa Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc độ sinh axit lactic, hạnchế giảm pH đột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ
Như vậy, cấu trúc khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn đến sự tương tác của
hệ VSV dạ cỏ Khẩu phần giàu các chất dinh dưỡng không gây sự cạnh tranh giữacác nhóm VSV nhưng khẩu phần nghèo dinh dưỡng sẽ gây ra sự cạnh tranh gay gắtgiữa các nhóm VSV, ức chế lẫn nhau, tạo khuynh hướng bất lợi cho quá trình lênmen thức ăn nói chung
e Quá trình tiêu hoá thức ăn
* Sự nhai lại và tiêu hoá cơ học
Nhai lại là cơ chế phản xạ của co bóp dạ cỏ, thông thường thức ăn ăn vào mớiđược nhai sơ qua và trộn với nước bọt sau đó được ợ lên và nhai lại Trong điều kiệnyên tĩnh gia súc sẽ bắt đầu nhai lại sau khi ăn Cường độ nhai lại mạnh nhất vào buổisáng và buổi chiều Quá trình nhai lại chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như trạngthái sinh lý của con vật, cơ cấu khẩu phần, nhiệt độ môi trường Thời gian con vậtdành để nhai lại phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng và tính chất của xơ trong khẩuphần Thức ăn thô trong khẩu phần càng ít thì thời gian nhai lại càng ngắn
* Quá trình tiêu hoá các thành phần của thức ăn
+ Tiêu hoá gluxit (carbohydrate hay hydratcarbon): Gluxit trong thức ăn cóthể chia thành 2 nhóm:
Nhóm 1: gồm tinh bột, đường và pectin
Nhóm 2: gồm xenlulo và hemixenlulo (gọi chung là xơ) Cả hai loại gluxitđều được VSV dạ cỏ lên men Khoảng 60 – 90 % gluxit của khẩu phần được lênmen trong dạ cỏ Phần không được lên men trong dạ cỏ được chuyển xuống ruột.Trong ruột non xơ không được tiêu hoá, còn tinh bột và đường sẽ được men tiêuhoá của đường ruột thuỷ phân thành glucoza hấp thu vào máu Khi xuống ruột giàtất cả các thành phần gluxit còn lại sẽ được VSV lên men lần thứ hai tương tự nhưquá trình lên men diễn ra trong dạ cỏ
Sản phẩm của quá trình lên men VSV dạ cỏ đối với glucid là năng lượngdưới dạng ATP và các các axit béo bay hơi (AXBBH) Đó là các axit axetic,propionic và butyric theo một tỷ lệ tương đối khoảng 70:20:8 cùng với một lượngnhỏ izobutyric, izovaleric và valeric Những axit này được hấp thu qua vách các dạdày trước vào máu và trở thành nguồn năng lượng cho vật chủ (bò) Quá trình lên
Trang 38men dạ cỏ còn sinh ra khí cacbonic và hydro, hai khí này kết hợp với nhau tạo ramột phụ phẩm lên men là khímetan được định kỳ thải ra ngoài qua ợ hơi.
* Quá trình chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ
Các hợp chất chứa nitơ (N) trong thức ăn của gia súc nhai lại bao gồm
protein thực và nitơ phi protein (NPN: Non Protein Nitrogen), được tính chung
dưới dạng protein thô Protein thô của thức ăn một phần được lên men bởi VSVtrong dạ cỏ hay ở ruột già, một phần được tiêu hoá bằng men ở ruột, phần còn lạikhông được tiêu hoá sẽ được thải ra ngoài qua phân
Trong dạ cỏ, protein thô có thể phân chia thành 3 thành phần gồm: Proteinhòa tan, protein có thể phân giải và protein không thể phân giải Protein hòa tan vàprotein có thể phân giải trong dạ cỏ có khác nhau về động thái phân giải nhưngđược xếp vào một nhóm là protein phân giải được ở dạ cỏ Sau khi ăn vào NPNnhanh chóng được phân giải thành amôniac còn một phần (nhiều hay ít tuỳ thuộcbản chất thức ăn và khẩu phần) protein có thể phân giải được VSV thuỷ phân thànhpeptide và axit amin Một số axit amin tiếp tục được lên men sinh ra axit hữu cơ,amôniac và khí cacbonic
* Chuyển hoá lipit
Trong dạ cỏ có hai quá trình trao đổi lipit có liên quan với nhau: Phân giảilipit của thức ăn và tổng hợp mới lipit của VSV Triaxylglycerol và galactolipit củathức ăn được thuỷ phân bởi lipaza VSV Glyxerol và galactoza được lên men ngaythành AXBBH Khác với các axit béo bay hơi (mạch ngắn), các axit béo mạch dàikhông được hấp thu trực tiếp qua vách dạ cỏ mà được chuyển xuống phía dưới củađường tiêu hoá
* Tổng hợp vitamin
Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng tổng hợp được tất cả các vitamin nhóm B vàvitamin K Nếu cho gia súc nhai lại ăn khẩu phần chứa nhiều vitamin nhóm B thìlượng vitamin tổng hợp bởi VSV dạ cỏ tương đối ít, nhưng sẽ tăng lên nếu lượngvitamin đó có ít trong thức ăn Do vậy, trong điều kiện bình thường gia súc nhai lạitrưởng thành ít phụ thuộc vào các nguồn vitamin này trong thức ăn Tuy nhiên đểVSV dạ cỏ tổng hợp được đầy đủ vitamin B12 thì cần có đủ coban ở trong thức ăn.Hơn nữa, đối với bò cao sản nếu xét theo yêu cầu tối ưu hoá sức khoẻ, năng suất vàchất lượng sản phẩm thì sự tổng hợp vitamin nhóm B của vi khuẩn dạ cỏ không thểđáp ứng đủ cho những nhu cầu này
Trang 392.2 NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRÂU BÒ
2.2.1 Nhu cầu thu nhận vật chất khô
Thức ăn chủ yếu của trâu bò là thức ăn thô nên điều quan trọng trước tiên làphải biết được liệu con vật có thể ăn được bao nhiêu trong một ngày đêm để biếtđược nó có thể đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu dinh dưỡng của con vật và
từ đó biết được mức thức ăn bổ sung cần sử dụng
Khả năng thu nhận VCK của trâu bò được ước tính bằng 2,2 – 2,5 % trọnglượng cơ thể, còn đối với bò sữa thì cao hơn khoảng 2,8 %
2.2.2 Nhu cầu năng lượng
- Nhu cầu năng lượng là nhu cầu thiết yếu hàng đầu của con vật bao gồm nhucầu năng lượng cho từ duy trì và nhu cầu năng lượng cho sản xuất
- Nhu cầu năng lượng có thể được tính bằng năng lượng trao đổi, tức là phầnnăng lượng thức ăn được gia súc biến đổi thành năng lượng hữu dụng của cơ thể.Năng lương trao đổi đối với bò cũng thay đổi theo từng loại thức ăn và theo loạitrâu bò: Cùng loại thức ăn, lượng trao đổi ở bò sữa cao hơn đối với bò thịt, nói mộtcách khác là khả năng sử dụng thức ăn của bò sữa tốt hơn
* Nhu cầu cho duy trì
Trong điều kiện chuẩn nhu cầu duy trì (NCDT) được tính bằng:
NCDT = 0,29 MJ/ kg0,75
Để trừ hao biến động khí hậu chuồng nuôi, người ta cộng thêm 15% nhu cầuduy trì trong điều kiện chuẩn Như vậy nhu cầu duy trì được tính toán trong thựctiễn sản xuất như sau: Nhu cầu năng lượng thuần cho duy trì (NEm) = 0,334MJ/kg0,75
* Nhu cầu cho tăng trưởng
Nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng được tính bằng công thức năng lượngthuần cho duy trì NEm cộng với năng lượng thuần cho tăng trưởng NEg
ARC đưa ra hệ thức tính nhu cầu năng lượng cho mỗi kg tăng trọng (NCTT)như sau:
NLTT = (4,1 + 0,0332W – 0,0000009W2)/(1 – 0,1475∆W);
Trong đó: NLTT: Năng lượng cho tăng trọng (MJ/kg tăng trọng)
W là trọng lượng cơ thể(kg)
∆W tăng trọng (kg/ngày)
Trang 40Ví dụ, một con bò nặng 100 kg tăng trọng 0,5 kg/ngày thì năng lượng tíchlũy là 7,9 MJ/kg, trong khi đó bò nặng 500 kg và cùng mức tăng trọng thì có 19,9MJ/kg tăng trọng.
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng tính theo công thức trên được hiệu chỉnh
do ảnh hưởng của giống và giới tính ARC đề nghị với giống nhỏ và con cái thì giátrị trên cộng thêm 15 % và giống lớn và con đực trừ 15 %
* Nhu cầu cho mang thai
Theo sự phát triển của thai, năng lượng dự trữ trong thai thấp đáng kể ở lúc đầu, nhưng tăng nhiều ở giai đoạn cuối: do đó trong thời gian mang thai nhu cầu năng lượng so với nhu cầu duy trì như sau:
Tháng mang thai % so với nhu cầu duy trì
* Nhu cầu cho tiết sữa
Khi tính toán nhu cầu năng lượng cho tiết sữa qui đổi sữa thường thành sữa tiêu chuẩn có 4 % mỡ theo công thức
Công thức tính FCM: FCM (kg) = S(0,4 + 0,15 M)
Trong đó: FCM: Sản lượng sữa tiêu chuẩn 4 % mỡ sữa (kg)
S: Sản lượng sữa thực tế (kg)M: Tỷ lệ mỡ sữa thực tế (%)Nhu cầu năng lượng cho tiết sữa đối với các giống Bò ôn đới (Holstein,Jersey ): Cứ 1 kg sữa 4 % mỡ cần 1130 Kcal ME Bò nhiệt đới: Cứ 1 kg sữa 4 %
mỡ cần 1144 Kcal ME
2.2.3 Nhu cầu protein
Nhu cầu tăng trọng: Một kg tăng trọng thường có từ 150 đến 200 g proteinthật tùy thuộc vào độ tuổi trâu bò Trâu bò càng già thì hàm lượng protein càngthấp Hiệu quả sử dụng PDI (ProtÐines Digestibles dans l’Intestine: Protein tiêuhóa ở ruột non) cho sinh trưởng trung bình là 68 % Vì vậy nhu cầu PDI hàng ngàycho sinh trưởng là 280 g PDI/kg tăng trọng
Nhu cầu protein cho mang thai được tính toán là:
+ 19,5 g PDI/ngày/10 kg trọng lượng bê sơ sinh tháng chửa thứ 7
+ 33 g PDI/ngày/10 kg trọng lượng bê sơ sinh tháng chửa thứ 8;
+ 51 g PDI/ngày/10 kg trọng lượng bê sơ sinh tháng chửa thứ 9