Khái quát về tình hình lao động của công ty

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác quản lý tiền lương của công ty cà phê đăk đoa (Trang 41 - 72)

2.2.1.1. Số lượng và cơ cấu lao động của công ty.

 Lao động là nguồn lực quan trọng nhất của một công ty, là yếu tố đầu vào không thể thiếu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Một lực lượng lao động lành nghề, được trang bị đầy đủ về kiến thức, trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, gắn bó với công ty là điều kiện cần thiết quyết định sự thành công của một công ty.Vì vậy, mọi doanh nghiệp phải chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí công việc và phải có hình thức đãi ngộ hợp lý, xây dựng cơ cấu lao động phù hợp với hoạt động của công ty. Nếu làm được như vậy sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi nhuận.

 Số lượng lao động của một doanh nghiệp ít hay nhiều phụ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất kinh doanh và lĩnh vực hoạt động.

 Hiện tại công ty cà phê Đak Đoa có nguồn nhân lực tương đối đảm bảo cho việc kinh doanh của công ty tiến hành tốt và đạt lợi nhuận cao.Hiện tại công ty cà phê Đak Đoa

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của công ty

ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 434 100 435 100 437 100 Theo giới tính + Nam 179 41,2 180 41,3 180 41,1 + Nữ 255 58,8 255 58,7 257 58,9

Theo trình độ chuyên môn

+ Đại học 8 1,84 9 2,07 11 2,52

+ Cao đẳng – trung cấp 1 0,23 1 0,23 1 0,23

+ Lao động phổ thông 425 97,93 425 97,7 425 97,2

Theo tính chất lao động

+ Lao động trực tiếp 409 94,2 409 94 409 93,5

+ Lao động gián tiếp 25 5,8 26 6 28 6,5

(Nguồn: Phòng hành chính – tổng hợp)

Từ bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu lao động của công ty có xu hương tăng nên.

 Khi phân theo giới tính thì ta thấy giai đoạn 2011 – 2012 lao động nam tăng lên một người từ 170 nên 180, còn số lao động nữ là giữ nguyên là 255 lao động. giai đoạn 2012 – 2013 thì lao động nữ lại tăng nên 2 người từ 255 – 257, còn lao động nam vẫn giữ nguyên là 257 người.

 Khi phân theo trình độ chuyên môn: ta thấy trong công ty thì lao động phổ thông là chủ yếu năm 2013 lao động phổ thông chiếm 97,2 %, trình độ cao đẳng – trung cấp là ít nhất chỉ chiếm 0,23%, trình độ đại học chiếm 2,52%.

- Từ bảng số liệu trên ta thấy: lao đông có trình độ đại học có xu hướng tăng chứng tỏ công ty đang có xu hướng thay đổi lao động theo hướng tích cực, đang cần những người có kiến thức. Lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp và lao động phổ thông thì không thay đổi qua các năm.

 Theo tính chất lao động: thì ta thấy lao động trực tiếp là chủ yếu năm 2013 lao động trực tiếp chiếm 409 lao động tương ứng với 93,5%, còn lao động giản tiếp chiếm 28 người, tương ứng 6,5%.

- Ta thấy từ năm 2011 – 2013 thì lao động trực tiếp của công ty không tăng ổn định ở mức 409 lao động. Cho thấy ở giai đoạn này công ty không tiến hành trồng mới cà phê hay cao su. Còn lao động gián tiếp có xu hướng tăng cụ thể giai đoạn 2011- 2012 lao động gián tiếp tăng 1 người, giai đoạn 2012 -2013 thì tăng 2 người.

2.2.1.2. Định mức lao động.

Định mức lao động là việc xác định số lượng công việc hay số sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hao phí để hoàn thành một đơn vị công việc hay sản phẩm

Kết cấu định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm bao gồm: - Mức hao phí lao động của công nhân chính

- Mức hao phí lao động của công nhân phụ trợ và phục vụ - Mức hao phí lao động của lao động quản lý.

Do đặc điểm kinh doanh của công ty nên việc phân chia định mức công việc của công ty cũng khác so với các doanh nghiệp khác: cụ thể công ty phân chia định mức lao động theo số ngày công công nhân làm/ha/ năm.

Bảng 2.9: Định mức lao động của 1 ha cà phê trong một năm ĐVT: Ngày

STT Danh mục công việc Số công làm

1 Vệ sinh vườn cây 4

2 Làm cỏ, lấp rạch ép xanh 28

3 Xoa chồi, tạo hình, tỉa cành. 52

4 Nạo bồn, bón phân vô cơ 12

5 Phun thuốc Sâu, bệnh 18

6 Tưới nước 3 lần 21

7 Đào rạch ép xanh 20

8 Cắt cỏ ép xanh hoặc tạo nguồn hưu cơ và bón 40

9 Trồng dặm và chăm sóc cây dặm 2

10 Tạo bồn nước tưới 6

11 Chăm sóc cây chắn gió, che bóng 1

12 Bốc xếp lên xuống vật tư 2

13 Bảo vệ sản phẩm 13

14 Thu hoạch sản phẩm 56

15 Công dự phòng 2

16 Công nghỉ lễ, phép năm hội họp 30

Tổng số công trong một năm 307

(Nguồn: phòng kế toán)

Bảng 2.10: Định mức sản phẩm làm ra trong một năm cho 1 ha cà phê. ĐVT: kg Chỉ tiêu Giao nộp cho

công ty

Tiền lương của công nhân

Tổng sản phẩm làm ra/1ha/ nam

Lượng sản phẩm 7.286 4.014 11.300

(Nguồn: phòng kế toán)

2.2.1.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động.

Quản lý chặt chẽ thời gian lao động là công việc rất quan trọng nhằm mục đích theo dõi tình hình chấp hành kỷ luật lao động, năng suất lao động của từng cá nhân trong công ty. Xác định thời gian lao động chính xác căn cứ vào việc trả lương, thưởng đúng, đủ cho từng công nhân viên tham gia quá trình sản xuất và còn làm cơ sở cho việc đánh giá thời gian lao động, sử dụng lao động hợp lý trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, kế hoạch thời gian sử dụng vào sản xuất.

- Làm việc theo giờ hành chính ngày làm 8 tiếng: Áp dụng cho nhân viên văn phòng, quản lý.

- Đối với lao động trực tiếp thì công ty không thể quản lý thời gian lao động của công nhân được, lên công ty cho công nhân tự sắp sếp thời gian làm việc, chăm

sóc vườn cây của mình và công ty sẽ giám sát, đôn đốc công nhân làm việc để cho công nhân hoàn thành kế hoạch công ty đã đề ra trong kỳ. Ngày công tính lương thì được công ty quy định. Đối với công nhân trồng cà phê thì công ty quy định 1 năm là 307 công/ha/năm, đối với công nhân trồng cao su là 42 công/ha/năm. Một công là 8 tiếng.

2.2.1.4. Năng suất lao động

Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể tạo ra sản phẩm có ích trong một thời gian nhất định. Năng suất lao động bằng giá trị sản xuất chia cho thời gian lao động.

Bảng 2.11 : Năng suất lao động qua các năm (2011 – 2013)

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013

Doanh thu bán hàng. Triệu đồng 25.280 37.686 41.239

Số công nhân sản xuất Người 409 409 409

Số ngày làm việc bình quân Ngày 265 265 265

Số giờ làm việc bình quân Giờ 8 8 8

NSLĐ bình quân năm của một CNSX Trđ/người 61,81 92,14 100,82

NSLĐ bình quân ngày của một CNSX 1000đ/người 233,24 347,7 380,48

NSLĐ bình quân giờ của một CNSX Đồng/người 29.155 43.463 47.560

Số ngày làm việc bình quân = Số công định mức cà phê x Số ha cà phê + Số công định mức cao su x Số ha cao su Số công nhân làm cà phê + Số công nhân làm cao su Như vậy ta thấy giai đoạn 2011 – 2013 năng xuất lao động của công nhân lao động trực tiếp tăng lên qua các năm. Do công ty không mở thêm diện tích trồng cây lên số lao động không thay đổi vậy lên doanh thu tăng là do doanh thu bán hàng tăng lên, doanh thu bán hàng tăng là do giá cà phê tăng lên.

2.2.1.5. Tuyển dụng và đào tạo của Công ty.

Hiện tại công ty không có kế hoạch mở thêm diện tích trồng cà phê, cao su lên hiện nay công ty vẫn không có nhu cầu tuyển thêm lao động trực tiếp.

Còn lao đông gián tiếp hiện nay công ty đang có nhu cầu tuyển thêm một kỹ sư nông nghiệp để có thể chăm sóc vươn cây một cách tôt nhất.

Hàng năm công ty vẫn mở thêm các lớp hướng dẫn cho công nhân kỹ thuật chăm sóc cà phê, cao su để vườn cây có thể phát triển tốt nhất, giúp đạt năng xuất và hiệu quả cao.

2.2.2. Tình hình tiền lương tại công ty

2.2.2.1. Hệ thống chính sách tiền lương, tiền thưởng tại công ty.

+ Mục đích

- Việc trả lương, thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tạo động lực thúc đẩy người lao động nâng cao kiến thức tích lũy kinh nghiệm.

- Là đòn bẩy kinh tế đối với sự phát triển của công ty.

- Thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động.

+ Những căn cứ

- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/ 6/1994, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02/04/2002; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 29/06/2006;

- Căn cứ vào nghị định 70/2011/NĐ-CP ngày 22/08/2011 của Chính phủ và thông tư hướng dẫn số 27/2010/TT-LĐTBXH ngày 14/09/2010.

- Căn cứ luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005.

- Căn cứ vào chức năng, quyền hạn của Giám đốc công ty. + Những nguyên tắc trả lương

- Quy chế trả lương, thưởng phải được sự thống nhất của Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong việc xây dựng, sửa đổi bổ sung và giám sát thực hiện.

- Những nội dung quy định trong quy chế này có hiệu lực kể từ ngày được Sở Lao động – Thương binh xã hội Tỉnh Gia Lai thừa nhận, bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy chế này.

- Công ty vận dụng Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống bảng lương, thang lương và phụ cấp lương của các công ty Nhà nước để xếp lương cơ bản cho người lao động.

-Trong mọi trường hợp chưa quy định trong quy chế này sẽ thực hiện quy định của Nhà nước về chính sách tiền lương, tiền công.

- Việc phân phối tiền lương, gắn liền với năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty và các cá nhân người lao động theo đúng quy định của Nhà nước.

- Việc trả lương cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của đơn vị và mức độ đóng góp của người lao động theo nguyên tắc làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, làm công việc gì, chức vụ gì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó. Khi thay đổi công việc , thay đổi chức vụ thì hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới.

- Khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng lên thì tiền lương của người lao động tăng theo hiệu quả thực tế phù hợp với quỹ tiền lương thực hiện được giám đốc phê duyệt.

Mức lương tối thiểu hiện nay công ty áp dung là 1.150.000 đồng.

Để khuyến khích ngưới lao động quan tâm đến lợi ích chung của tập thể trong đó yêu cầu cao nhất là vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh nên công ty áp dung chính sách thưởng. thưởng một cách đúng đắn, hợp lý là điều kiện cần thiết để kích thích năng xuất.

Cách thức thưởng hiện công ty áp dụng:

- Thưởng khi thực hiện đủ kế hoạch được giao. Khi năng xuất vườn cây vướt mức 11.300 kg/ha thì toàn bộ lượng cà vượt mức 11.300 kg thì công nhân đều được nhận và đó là tiền thưởng của công ty.

- Thưởng từ sáng kiến kỹ thuật và thưởng có thành tích suất xắc trong công việc.

- Thưởng từ lơi nhuận áp dụng khi lợi nhuận của công ty tăng lên.

2.2.2.2. Cách xác định quỹ tiền lương của Công ty

Tiền lương và thu nhập của người lao động phụ thuộc vào việc thực hiện khối lượng sản phẩm, năng suất, chất lượng lao động. Công ty có một quỹ lương để trả cho người lao động. Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm các thành phần sau:

Quỹ tiền lương chính

-Tiền lương chính: là lương phải trả cho công nhân viên lao động gián tiếp, các khoản tạm ứng lương cho công nhân lao động trực tiếp và các khoản phụ cấp (nếu có).

-Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc, được hưởng lương nghỉ phép, lễ, nghỉ công việc riêng và các khoản phụ cấp

Quỹ tiền lương phụ: Bao gồm lương trả cho nhân công thuê ngoài, lao động

Quỹ lương kế hoạch của công ty năm 2013.

Quỹ lương của giám đốc

Vkhgđ = Lgđ x (Hcv + Hpc) x TLmin x (1+ K đcql) x 12 tháng Trong đó:

Vkhgđ: Quỹ tiền lương kế hoạch của giám đốc. Lql: Số lượng giám đốc

Hcv: Hệ số lương.

Hpc: Phụ cấp bình quân tính theo hệ số lương.

TLmin: Mức lương tối thiểu công ty lựa chọn để tính quỹ lương viên chức quản lý.

K đcql: Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ lương kế hoạch. + Các thông số trên được tính như sau:

- Công ty có một giám đốc.

- Mức lương tối thiểu công ty lựa chọn.

Mức lương tối thiểu được áp dụng theo nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của chính phủ la 1.050.000 đồng.

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ lương được xác định như sau: K đcql= k1 + k2

Trong đó: k1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng. K2: Hệ số điều chỉnh theo ngành.

Hệ số điều chỉnh theo vùng có 3 địa bàn công ty có hệ số điều chỉnh k1 = 0,1. Hệ số điều chỉnh theo ngành có 3 nhóm ngành thì công ty thuộc nhóm ngành nông nghiệp, thủy lợi nên hệ số điều chỉnh k2 = 1,0.

Giới hạn trên của khung lương tối thiểu công ty áp dụng là: TLminđc = TLmin x (1+ K đcql)

= 1.050.000 x (1 +1,1) = 2.205.000 đồng

Như vậy khung lương tối thiểu công ty áp dụng từ 1.150.000 đến 2. 205.000 đồng.

+ Để công ty áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khung quy định khi thực hiện đủ các điều kiện sau:

- Nộp ngân sách nhà nước theo quy định của luật thuế và các văn bản thống nhất thực hiện.

- Phải có lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận kế hoạch năm trước liền kề.

- Mức tăng tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề của viên chức quản lý công ty không được vượt quá mức tăng tiền lương bình quân kế hoạch so với thực hiện năm trước liền kề của người lao động.

+ Đối với công ty không có lợi nhuận hoặc lỗ, quỹ lương kế hoạch thực hiện theo mức lương tối thiểu nhà nước quy định.

STT Họ và tên Chức vụ Tổng hệ số và phụ cấp Tổng Hệ số PCKV

1 Lê Ngọc Ánh Giám đốc 6,81 6,31 0,5

Vkhgđ = 1 x (6,31+ 0,5) x 1.050.000 x ( 1 +1,1) x 12 tháng = 180.192.600 (đồng)

Đối với nhân viên quản lý gián tiếp khác ( phó giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, nhân viên, …)

Vkhgt = Lgt x (Hcv + Hpc) x TLmin x (1+ K đcgt) x 12 tháng Trong đó:

Vkhgt: Quỹ tiền lương kế hoạch viên chức quản lý gián tiếp khác. Lgt: Số viên chức chức quản lý gián tiếp khác.

Hcv: Hệ số lương.

Hpc: Phụ cấp bình quân tính theo hệ số lương.

TLmin: Mức lương tối thiểu công ty lựa chọn để tính quỹ lương viên chức quản lý gián tiếp khác.

K đcgt: Hệ số điều chỉnh tăng thêm quỹ lương kế hoạch.

Công ty lấy hệ số điều chỉnh là 0,523 cho các nhân viên lao động gián tiếp khác.

TLminđc = TLmin x (1+ K đcql)

= 1.050.000 x (1 +0,523) = 1.599.150 đồng.

Như vậy khung lương tối thiểu công ty áp dụng từ 1.150.000 đến 1.599.150

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác quản lý tiền lương của công ty cà phê đăk đoa (Trang 41 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w