Công nghệ sản xuất một số mặt hàng chủ yếu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác quản lý tiền lương của công ty cà phê đăk đoa (Trang 29 - 72)

2.1.4.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất.

Do công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, trồng cà phê là chủ yếu mà Cà phê là loại cây công nghiệp dài ngày, có tuổi thọ trên 30 năm. Thời gian xây dựng cơ bản là 4 năm bao gồm: 01 năm trồng mới, 03 năm chăm sóc. Chi phí đầu tư cho 4 năm này hình thành nên giá trị tài sản cố định của vườn cây lâu năm. Đến năm thứ 5 vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Nếu chăm sóc tốt thì sản lượng 15 năm đầu có xu hướng tăng dần qua các năm ; ngược lại nếu chăm sóc không tốt thì sẽ có tình trạng năm được năm mất. Còn nếu như không có điều kiện chăm sóc chẳn hạn như không có nguồn nước tưới … Thì chỉ qua mùa nắng 6 tháng tây nguyên thì cây sẽ bị chết. Điều này nói lên rằng: Cây cà phê đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc rất khắc khe. Kể cả những người cần cù siêng năng nhưng chăm sóc không đúng kỹ thuật cũng không được năng suất cao như mong muốn, các khâu kỹ thuật và kinh nghiệm thì mới mang lại năng suất cao.

Quy trình công nghệ sản xuất, sơ chế cà phê có thể khái quát qua các bước sau: Bước 1: Công nhân tỉa cành, chăm sóc cây cà phê.

Bước 2: Công nhân thu hái cà phê tươi giao nộp cho công ty. Bước 3: Công ty tiến hành phơi cá phê.

Bước 4: Công ty tiến hành xạc nhân. Bước 5: đóng bao nhập kho.

Toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm cà phê của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất của công ty cà phê Đak Đoa

Chăm sóc cây

cà phê

Thu hái

cà phê Phơi càphê bao, nhậpĐóng

kho Xạc nhân Phơi lại Đạt Không đạt

2.1.4.2. Giải thích các bước trong quy trình công nghệ sản xuất.Bước 1: Công nhân tỉa cành, chăm sóc cây cà phê. Bước 1: Công nhân tỉa cành, chăm sóc cây cà phê.

Cây cà phê được thu hoạch vào tư đầu tháng 11 đến đầu tháng 1 năm sau. Để có thể thu hoạch được nhiều, có hiệu quả cao thì các tháng còn lại người công nhân phải chăm sóc vườn cây đúng với yêu cầu kỹ thuật. gồm các công việc như: Vệ sinh vườn cây, cắt cành, xoa chồi, tạo hình, tỉa cành, đào rạch ép xanh, cắt cỏ ép xanh hoặc tạo nguồn hưu cơ, Làm cỏ, lấp rạch ép xanh. Bón phân hóa hoc, nhu URE, SA, Kali, các phân vi lượng khác. Tạo bồn nước tưới, Tưới nước cho cây vào các tháng mùa khô, phun thuốc bệnh, thuốc sâu cho cây, Bốc xếp lên xuống vật tư.

Bước 2: Công nhân thu hái cà phê tươi giao nộp cho công ty.

Cây cà phê được thu hoạch vào tư đầu tháng 11 đến đầu tháng 1 năm sau. Công nhân tiến hành thu hái cà phê và công ty sẽ cử nhân viên đến tại vườn cà phê cân để giao nộp cà phê tươi cho công ty, sản lượng giao nộp được quy định theo phương án khoán giai đoạn 2011 – 2015.

Bước 3: Công ty tiến hành phơi cá phê để được cà phê khô.

Do công ty nhận cà phê tươi từ công nhân, mà cà phê tươi thì không thể cất trữ được và say nhân rất khó nên công ty phải tiến hành phơi cà phê tươi. Do công việc này có tính chất mùa vụ nên công ty thuê gia công ngoài.

Bước 4: Công ty tiến hành xạc nhân.

Sau khi cà phê đã khô đê thuận tiện cho việc cất trữ, vận chuyển đi tiêu thụ và giúp tăng doanh thu thì công ty tiến hành xạc nhân. Nếu cà phê nhân đã khô đủ độ 15o thì sẽ được nhập kho cất trữ, nêu chưa đủ độ thị phải phơi lại rồi mới nhập kho.

Bước 5: đóng bao nhập kho.

Sau khi đã xay song nếu cà phê nhân đã khô đủ độ 15o thì sẽ được nhập kho cất trữ, nêu chưa đủ độ thị phải phơi lại rồi mới nhập kho, nếu chưa đủ độ mà không phơi lại để lâu thì cà nhân sẽ bị mốc.

2.1.5. Công tác quản lý sản xuất của công ty cà phê Đak Đoa.2.1.5.1. Hình thức tổ chức sản xuất. 2.1.5.1. Hình thức tổ chức sản xuất.

Do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là trống cây công nghiệp dài ngày nên hình thức tổ chức sản xuất của công ty cũng khác so với doanh nghiệp khác. Ở đây công ty giao thẳng cho mỗi công nhân từ 0,8 ha đến 1,2 ha cà phê để họ tự làm, từ khi trồng tới khi họ không làm công nhân tại công ty nữa, khi không làm họ có thê bàn hoặc chuyển nhựng lô cà của mình cho người khác. Các công nhân sẽ chịu sự giám sát, đôn đốc của các đội trưởng. Như vậy các công nhân của công ty hoạt động một cách độc nhau, họ tự làm và tự chịu về kết quả mình đạt được. Theo quy định phương án khoán giai đoạn 2011 – 2015 thì mỗi năm công nhân phải làm ra ít nhất là 11,3 tấn/ha trong đó giao nộp cho công ty 7,286 tấn/ha, và tiền lương của công nhân nhận được là 4,014 tấn/ha. Nhưng thực tế thì các công nhân đều vượt định mức này, phần dư ra thì công nhân được nhận về coi như đó là tiền thưởng, chính vì vậy giúp đã giúp công nhân hang hái làm việc.

2.1.5.2. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất.

Hàng tháng phòng nông nghiệp đều đưa ra các kế hoạch sản xuất cụ thể cho từng tháng. Ví dụ hiện nay thì công ty có kế hoạch là tưới nước cho cây.

Phòng nông nghiệp dựa vào quy trình chăm sóc cà phê, kết hợp với tình trạng thực tế của vườn cây trong từng giai đoạn để đưa ra kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn, nhằm giúp vườn cây phát triển tốt nhất.

2.1.5.3. Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất

Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của công ty như: các loại phân bón hóa học như: đạm Ure, đạm Kali clorua, đạm SA, Lân nung chảy P2O5, Vôi nông nghiệp,… thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh cho cây, phân bón lá, nước tưới cho cây.

Ngoài ra cón có phụ tùng thay thế sửa chữa: Là chi tiết phụ tùng máy móc thiết bị mà doanh nghiệp mua sắm, dự trữ, phục vụ cho việc sửa chữa phương tiện, máy móc thiết bị cho từng loại máy như: vòng bi, dây culoa, bu lông, lò xo.

2.1.5.4. Đinh mức tiêu hao nguyên vật liệu

Bảng 2.1 Định mức nguyên vật liệu cho 1 ha cà phê trong một năm

STT Loại vật liệu Đơn vị tính Số lượng

1 Đạm Ure Kg 400

2 Đạm Kali clorua Kg 350

3 Đạm SA Kg 200

4 Lân nung chảy P2O5 Kg 550

5 Vôi nông nghiệp Kg 200

6 Thuốc trừ sâu Lít 3

7 Thuốc trừ bệnh Lít 6

8 Phân bón lá Kg 8

9 Nước tưới cây Giờ 31,35

10 Phân chuồng M3 7

(nguồn: Phòng nông nghiệp)

2.1.5.5. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát.

Do các loại nguyên vât liệu như: đạm Ure, đạm Kali clorua, đạm SA,, …là loại nguyên vật liệu dễ hỏng, để lâu thì chất lượng sẽ không đảm bảo nên phải bảo quản rất kỹ và những loại phân bón này chỉ dùng theo mùa vụ. Hơn nữa những loại phân bón này được cấp phát theo diên tích vườn cà, mà diện tích vườn cà thì cố định vậy nên sẽ không có sự biến động về nhu cầu nguyên vật liệu. Vì vậy công ty không có dự trữ an toàn. Chỉ nhập về kho theo đúng lượng cần dùng cộng với tỷ lệ hao hụt nhất định theo từng loại nguyên vật liệu. Để thuận tiện cho việc cấp phát thì mỗi loại nguyên vật liệu sẽ để ở một kho riêng

Hiên tại công ty có một dãy các kho chứa nguyên vật liệu tại thôn 2 – Đăkkrong – đak Đoa – Gia Lai với tổng diện tích 930 m3. Các kho này được xây dựng rất kiên cố để tránh mưa, năng. Các loại nguyên vật liệu náy phải được bảo quản rất kỹ bới ví các loại nguyên vật liệu này nếu gặp nước thí sẽ tan ra, gặp nắng thí chất lượng các loại nguyên vật liệu này sẽ giảm.

Ở các giai đoạn khác nhau thí công ty có các cách thức cấp phát nguyên vật liệu riêng. Vào mùa mưa, căn cứ vào định mức nguyên vật liệu phòng nông nghiệp đưa ra mối khi thấy trời mưa to, kéo dài thì công ty sẽ cho xe chở phân tới tận lô

cho các công nhân để các công nhân bón cho vườn cây của mình. Vào mùa khô thì công ty cấp phát phân bón cho các công nhân tại kho của công ty, công nhân sẽ được thông báo tới lấy rồi tự chở về. Đối với mỗi giai đoạn khác nhau thì công ty cấp phát các loại phân bón khác nhau theo đúng yêu cầu kỹ thuật để cho cây cà phê có thể phát triển tốt nhất.

2.1.5.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định

Tổng tài sản cố định của công ty là 64.368.919.261 đồng, trong đó tài sản cố định hữu hình là 44.172.776.060 đồng, tài sản cố định vô hình là 148.979.996 đồng. Tài sản cố định hữu hình được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2 các loại tài sản cố định của công ty cà phê Đak Đoa Loại tài sản Đơn vị tính Số lượng Công trình kiến trúc + Nhà kho m2 930 + Nhà làm việc m2 610 + Sân phơi m2 29.070 + Xưởng chế biến m2 1.000 + Nhà điều hành các đội m2 15.000 Máy móc thiết bị

+ Giàn tưới Giàn 4

+ Trạm bơm Trạm 2

+ Máy kéo các loại cái 2

+ Xe con Chiếc 2

+ Máy tính Cái 6

+ Máy photo + máy in cái 4

Vườn cà phê Ha 333,5

Vườn cao su Ha 141

(Nguồn: phòng kế toán)

Các loại tái sản cố định hữu hình này được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Tái sản cố định vô hình gốm có quyền sử dụng đất cũng được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

2.1.6. Kết quả kinh doanh trong những năm gần đây2.1.6.1 Tình hình sử dụngv ốn của Công ty. 2.1.6.1 Tình hình sử dụngv ốn của Công ty.

Mọi hoạt động của công ty đều cần đến vốn để hoạt động, một nguồn vốn tốt sẽ tạo động lực, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh ngiệp, như khi công ty có vốn lớn thì công ty có điều kiện mở rộng sản xuất, nghiên cứu cải tiến sản phẩm, tiếp cận và ứng dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá bán và nâng cao vị thế cạnh tranh của

doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý vốn để tăng vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán của công ty giai đoạn (2011 – 2013)

ĐVT: Nghìn đồng

TÀI SẢN 2011 Năm2012 2013

A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 30.299.071 43.595.937 46.180.703 I-Tiền &các khoản tương đương tiền 964.186 2.836.185 1.064.548

1. Tiền 964.186 2.836.185 1.064.548

2. Các khoản tương đương với tiền

II-Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

III- Các khoản phải thu ngắn hạn 8.211.843 13.903.833 15.282.081

1. Phải thu khách hàng 2.268.242 1.275.363 1.272.958

2. Trả trước cho người bán 357.831 351.869 13.348

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 9.511.397 11.366.321

4. Các khoản phải thu khác 5.585.769 2.765.203 2.629.454

IV-Hàng tồn kho 19.454.057 25.619.792 28.965.031

1. Hàng tồn kho 19.454.057 25.619.792 28.965.031

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V-Tài sản ngắn hạn khác 1.668.983 1.236.126 869.041

1. Chi phí trả trước ngắn hạn

2. Thuế GTGT được khấu trừ 577.970 73.508

3. Thuế và các khoản phải thu của nhà nước 11.216 11.216 11.216

4. Tài sản ngắn hạn khác 1.079.796 1.224.909 784.316

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 58.346.813 70.517.976 73.816.283 I-Các khoản phải thu dài hạn

II-Tài sản cố định 44.165.442 61.070.612 64.368.919

1. TSCĐ hữu hình 25.503.601 44.429.932 44.172.776

- Nguyên giá 38.786.771 67.991.423 69.397.925

- Giá trị hao mòn luỹ kế (13.283.169) (23.561.490) (25.225.149)

2. TSCĐ vô hình 156.650 152.815 148.979

 Nguyên giá 167.463 167.463 167.463

 Giá trị hao mòn luỹ kế (10.813) (14.648) (18.483)

3. Chi phí XDCB dở dang 18.505.191 16.487.864 20.047.163

III-Bất động sản đầu tư

IV-Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V-Tài sản dài hạn khác 14.181.370 9.447.364 9.447.364

1. Chi phí trả trước dài hạn 14.181.370 9.447.364 9.447.364

TỔNG TÀI SẢN (A+B) 88.645.884 114.113.914 119.996.987 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 56.634.587 61.724.371 67.667.444 I-Nợ ngắn hạn 45.812.197 51.372.900 54.987.575 1. Vay và nợ ngắn hạn 22.343.956 39.340.035 45.396.286 2. Phải trả người bán 5.330.810 6.442.050 3.903.223

3. Người mua trả tiền trước 8.804.888 831.132 5.888

4. Phải trả người LĐ 1.838.030 680.565 166.958

6. Chi phí phải trả 1.671.159 880.663 1.543.867

5. Phải trả nội bộ 1.490.478

6. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác 4.332.873 3.104.204 3.851.403

7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 8. Quỹ BQL điều hành II-Nợ dài hạn 10.822.389 10.351.471 12.679.869 1. Vay và nợ dài hạn 9.631.659 10.351.471 12.679.869 2. Dự phòng trợ cấp mất việc 1.190.729 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 32.011.297 52.329.542 52.329.542 I-Vốn chủ sở hữu 32.011.297 52.329.542 52.329.542

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 9.363.923 9.363.923 9.363.923

2. Vốn khác của chủ sở hữu 806.405 806.405 806.405

2. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 20.318.244 20.318.244

3. Quỹ đầu tư và phát triển 14.008.674 14.008.674 14.008.674

4. Quỹ dự phòng tài chính (200.000) (200.000) (200.000)

5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

6. Nguồn vốn đầu tư xây dụng cơ bản 8.032.294 8.032.294 8.032.294

II-Nguồn kinh phí và quỹ khác

TỔNG NGUỒN VỐN (A+B) 88.645.884 114.113.914 119.996.987

(Nguồn: phòng kế toán)

Tính đến năm 2011 thì tổng nguồn vốn công ty là 88.645.884 nghìn đồng, đến năm 2012 tăng lên thêm 25.468.030 nghìn đồng tương ứng tăng 28,7%. Năm 2013 thì tổng nguồn vốn của công ty 119.996.987 nghìn đồng, so với năm 2012 tăng thêm 5.883.073 nghìn đồng tương ứng 5,16%.

Năm 2011-2012: tổng tài sản của công ty tăng thêm 25.468.030 nghìn đồng tương ứng 28,7%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng thêm 13.296.866 nghìn đồng. Cụ thể tiền và các khoảng tương đương tiền tăng 1.871.999 nghìn đồng, các khoảng phải thu khách hàng tăng 5.691.990 nghìn đồng, hàng tồn kho tăng 6.165.735 nghìn đồng, tài sản dài hạn có tăng thêm 12.171.163 nghìn đồng, tài sản ngắn hạn và dài hạn khác đều giảm. Đối với nguồn vốn tăng 25.468.030 nghìn đồng tương ứng 28,7%. là do nợ phải trả tăng 5.089.784 nghìn đồng, cụ thể là phần nợ ngắn hạn tăng 5.560.703 nghìn đồng, nhưng nợ dài hạn chỉ giảm 470.918 nghìn đồng, vốn chủ sở hữu có tăng mạnh, tăng thêm 20.318.245 nghìn đồng.

Năm 2012-2013: tổng tài sản của công ty tăng thêm 5.883.073 nghìn đồng tương ứng 5,16%. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn tăng thêm 2.584.766 nghìn đồng. Cụ thể tiền và các khoảng tương đương tiền giảm 1.771.637 nghìn đồng, các khoảng phải thu khách hàng tăng 1.378.248 nghìn đồng, hàng tồn kho tăng 3.345.239 nghìn đồng, tài sản ngắn hạn khác giảm 367.085, tài sản dài hạn có tăng thêm 3.298.307 nghìn đồng. Đối với nguồn vốn tăng 5.883.073 nghìn đồng tương ứng 5,16% là do nợ phải trả tăng 5.943.073 nghìn đồng, cụ thể là phần nợ ngắn hạn tăng 3. 614.675 nghìn đồng, nợ dài hạn tăng 2.328.398 nghìn đồng, vốn chủ sở hữu thì không biến động.

2.1.6.2 Phân tích chi phí.

 Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng trong công tác quản lý kinh tế của doanh nghiệp, gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.4: Chi phí sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn (2011 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 so với 2011 2013 so với2012 2011 2012 2013 +/- % +/- % 1. Giá vốn hàng bán 21.654 30.927 34.317 9.273 43 3.390 11 2. Chi phí tài chính 2.352 3.623 3.611 1.271 54 -12 0,3

- Chi phí lãi vay 2.334 3.691 3.556 1.357 58 -135 4

3. Chi phí bán hàng 87 - -87 100 0 4. Chi phí quản lý DN 828 3.188 2.778 2.360 285 -410 13 5. Chi phí khác 586 146 616 -440 75 470 322 Tổng 25.507 37.884 41.322 12.377 48,5 3.438 9 (Nguồn: phòng kế toán)

Biểu đồ 2.1: Thể hiện chi phí sản xuất của công ty giai đoạn (2011 -2013)

Qua bảng phân tích chi phí của công ty trong 3 năm gần đây ta thấy:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp công tác quản lý tiền lương của công ty cà phê đăk đoa (Trang 29 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w