SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH 1- Thông tin chung về cá nhân • Họ và tên : NGUYỄN XUÂN TÚ • Năm sinh : 1984 • Nam • Địa chỉ : Phú Thạch, Phú Trung, Tân Phú, Đồng nai • Điện thoại: 01694205019 • Chức vụ : Giáo viên • Đơn vị công tác: Trường THCS TRƯỜNG SƠN 2- Trình độ đào tạo: • Trình đô chuyên môn : Cao đẳng sư phạm • Năm nhận bằng : 2007 • Chuyên nghành đào tạo : Thể dục 3- Kinh nghiệm khoa học: • Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Thể dục • Số năm kinh nghiệm : 4 năm 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP CHIA NHÓM NHẰM TẠO TÍNH TÍCH CỰC TRONG TIẾT HỌC MÔN THỂ DUC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. - TDTT là một bộ phận của nền văn hóa chung là một sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất của con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe kéo dài tuổi thọ . - Một trong các định hướng quan trọng của việc đổi mới giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam là: Tăng cường hơn nữa tinh phân hoá trong giáo dục. Sự khẳng định này được dựa trên cơ sở về sự tồn tại khách quan những khác biệt của người học về tâm lý , thể chất, năng lực và những khác biệt về yêu cầu và điều kiện kinh tế xã hội. Chương trình giáo dục của nhiều nước thể hiện ngày càng rõ hơn tinh thần phân ban và dạy học trong nội dung học . - Theo phương pháp dạy học mới trước hết giáo viên phải giáo dục cho các em biết được tầm quan trọng của việc học nhóm cũng như hình thức học sao cho phù hợp với tố chất của mình để phát huy hết khả năng của bản thân. Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm tăng cường tính chủ động tích cực , sáng tạo của học sinh thông qua quá trình dạy học tạo ra cho các em có cơ hội để rèn luyện kỉ năng để học, biết cách tự kiến tạo nên kiến thức góp phần phát triển một cách toàn diện sâu rộng cho học sinh Trung Học Cơ Sở. - Là giáo viên ai cũng muốn công tác giảng dạy của mình luôn đạt kết quả cao để chất lượng học tập của học sinh được tốt, nhất là bộ môn thể dục, phần lớn học sinh cho là môn phụ chưa được chú ý lắm vì vậy làm thế nào để giảng dạy tốt một giờ học đạt hiệu quả, để cho học sinh thấy được lợi ích tác dụng của môn học từ đó giúp các em có hứng thú say mê với môn học là một điều cần thiết. Là giáo viên tôi viết chuyên đề này vận dụng đổi mới phương pháp dạy học để giờ học thể dục đạt hiệu quả cao đó là điều tôi muốn trình bày. II. THỰC TRẠNG : a,Thuận lợi: - Trường THCS trường sơn có đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết với học sinh nên được sự giúp đỡ rất nhiều về phía giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn Thể dục. - Phần lớn học sinh là con gia đình làm nông nên sức có sức khoẻ tốt, ngoan, có ý thúc tổ chức lớp cao. Vì là học sinh thuộc gia đình khó khăn nên các em ít được tham gia các phong trào TDTT vì con bận việc gia đình nên mỗi khi học tập môn Thể dục đa số các em đều hăng say và thích thu, luôn nghe lời của giáo viên đứng lớp. - Sân bãi rộng rãi thoãi mái cho việc phân nhóm tập luyện b, Khó khăn: - Mặc dù giáo viên đã dự tập huấn thay sách nhưng một số ít giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm còn lúng túng họăc vận dụng máy móc. - Đồ dùng dạy học còn thiếu chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy. 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Khuân viên trường rộng nhưng mặt sân vẫn còn gồ ghề chưa đỗ bê tông, trời năng thì bụi, trời mưa thi trơn trượt rất dễ bị xảy ra chấn thương, cho nên việc học tập thể dục cũng gặp khó khăn trong quá trình vận động - Học sinh vẫn chưa tự giác nhiều trong việc tập nhóm vì chưa có sự thống nhất và hiểu ý của nhau trong khi tập.Một số học sinh chưa xác định được việc học là cho mình và coi môn học thể duc là môn phụ nên thường nghỉ học không có lý do. III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1, Cơ sở lí luận : - Dạy học là hoạt động chung cuả thầy và trò tồn tại , phát triển trong một quá trình thống nhất, trong đó người dạy giữ vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn, điều khiển, truyền thụ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đến cho người học một cách hợp lý, khoa học. Còn người học là chủ thể tích cực của quá trình học, sáng tạo, quá trình hình thành và phát triển nhân cách bản thân. - Đặc điểm của môn thể dục chủ yếu là luyện tập, thông qua tập luyện nhiều lần, kiến thức kỹ năng mới được hình thành và củng cố. Một tiết học với 45 phút mà mỗi tuần chỉ có 2 tiết, đây là mọt thời gian rất ngắn ngủi với mọt nội dung chương trình rất nhiều, nên đòi hỏi giáo viên phải chủ động tìm phương pháp tập luyện hợp lý để giáo viên và học sinh cùng hoàn thành tiết học. Vì vậy nên phương pháp phân nhóm tập luyện thường là lựa chọn của tôi. Đây là một phương pháp mà hiệu quả thu được rất cao, học sinh tích cực chủ động sáng tạo, cán sự lớp được bồi dưỡng nhiều hơn về cách quản lý nhóm, quản lý lớp, Giáo viên quan sát và sửa sai được nhiều hơn cho học sinh. - Ngoài việc tập luyện kỹ thuật động tác, học sinh phải biết phối hợp tập luyện nhóm và phối hợp tập luyện một cách tích cực và có hiệu quả cao nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm một cách có ý thức và hiểu ý nhau trong quá trình tập luyện. - Tạo hương phấn và sự thích thú trong quá trình tập luyện để tiết hoc thêm sinh động và thời gian tiết học phù hợp, đạt kết quả cao, học sinh tập luyện theo nhóm se có sự thi đua ganh tỵ để nhóm mình đạt kết quả cao hơn các nhóm bạn. 2, Nội dung biện pháp thực hiện và các giảỉ pháp: a/ Nội dung: - Phương pháp chia nhóm nhằm tạo tính tích cực trong tiết học môn thể duc là nội dung của sáng kiến kinh nghiệm - Để đạt được hiệu quả tốt trong giờ học phải có sự kết hợp tốt vai trò giữa giáo viên và học sinh sao cho các em tích cực tập luyện hơn, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em có trách nhiệm với nhóm của mình để thi đua với các nhóm khác bằng cách hướng dẫn cho mỗi người phải chỉ huy tổ mình ít nhất một lần, các em sẽ tích cực tập luyện hơn. b/ Biện pháp thực hiện: - Trong một tiết học bao gồm ít nhất hai nội dung mà thời gian tập luyện thì chỉ gói gọn trong vòng 45 phút. Do vậy việc chia nhóm là cần thiết để học sinh có thể tập luyện được nhiều hơn. Ví dụ như tiết 5 – bài: Bài thể dục – Chạy ngắn 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nhằm tạo thời gian cho HS tập luyện được nhiều và phát huy tính tích cực của học sinh tôi đã chia nhóm để học sinh tập luyện như sau: + Phần 1: Bài thể dục sau khi tập chung cã lớp tôi đã chia lớp ra thành 4 nhóm phân công 4 nhóm trưởng của 4 nhóm chỉ huy nhóm của mình và những học sinh thực hiện tốt nội dung giúp đỡ những học sinh thực hiện còn yếu, giáo viên quan sát chỉ sửa sai cho học sinh. + Phần 2: Chạy ngắn qua quá trình tập luyện phần nội dung chính xong thì tới phần trò chơi tôi đã chia lớp thành 4 đội nhằm tạo tình thần đoàn kết và tính tích cực của các nhóm. Để kết quả của nhóm mình thắng trong trò chơi thì cã đội phải đoàn kết và tích cực hăng hái với đạt kết quả tốt nhất. Ví dụ một bài soạn giáo án thực hành khối 8. Tuần: 3 - Tiết: 5 Bài: BÀI TD – CHẠY NGẮN I. Mục tiêu: 1/ Mục tiêu: a/ Bài TD: Ôn từ nhịp 1 – 17(nam – nữ). - Học từ nhịp 18-25(nam – nữ) b/ Chạy ngắn: - Một số động tác bổ trợ kỹ thuật ( do GV chọn ), Trò chơi “ Chạy đuổi ” ,Xuất phát cao chạy nhanh 30 - 60 mét 2/ Yêu cầu: -Yêu cầu HS nghiêm túc, thực hiện được nội dung yêu cầu tiết học. - Đảm bảo an toàn cho HS trong tiết học II. Địa điểm – Phương tiện: -Sân trương THCS Trường Sơn, còi, phấn… III. Tiến trình dạy học : Phần nội dung L.V.Đ Phương pháp tổ chức I/ Phần mở đầu 1/ Nhận lớp - Gv kiểm tra sĩ số, lớp trưởng tập hợp lớp và báo cáo sĩ số cho Gv. - Phổ biến mục tiêu, nội dung yêu cầu tiết học. 6-8 phút 2-3 phút Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4 hàng ngang X (Gv) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 4 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2/ Khởi động: - Xoay khớp cổ tay - cổ chân, khớp cổ, khớp cánh tay, khớp khủyu tay, khớp hông, khớp gối - Đánh tay cao, thấp, tay ngực, tay này chạm mũi chân kia, ép ngang, ép dọc */ Khởi động chuyên môn: - Chạy bước nhỏ - Chạy nâng cao đùi - Chạy gót chạm mông. - Chạy đạp sau. II/ Phần cơ bản 1/ Bài TD: Ôn từ nhịp 1- 17(nam – nữ) - Học mới từ nhip 18-25 17 18 19 2 21 22 23 24 - GV ñieàu khieån HS taäp. 2/ Chạy ngắn: Ôn tập: 4-6 phút 2Lx8nhịp 1-2Lx15m 31-33ph 14-16ph 3-5 lần 16-18 ph Đội hình khởi động: 4 hàng ngang X (Gv) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Đội hình khởi động chuyên môn: x x x x x x x x x x x x x x x x Đội hình ôn tập : 4 hàng ngang giống đội hình khởi động. X (Gv) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Sau khi ôn tập xong GV thị phạm và phân tích kỹ thuật động tác từ nhịp 18 – 25 của bài thể duc. Giáo viên hướng dẫn cho cã lớp tập luyện 3 lần, sau dó chia lớp thành 4 nhóm tập luyện Đội hình tập nhóm X x x x x x X x x x x x Nhóm 1 GV Nhóm 2 X x x x x x X x x x x x Nhóm 2 Nhóm 4 - Nhóm trưởng của 4 nhóm điều khiển nhóm của mình. - GV quan sát và chỉnh sai cho HS . - Thực hiện linh hoạt, đúng kỹ thuật nâng tần số bước chạy các 5 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Chạy bước nhỏ - Chạy nâng cao đùi - Chạy gót chạm mông - Chạy đạp sau Xuất phát cao chạy nhanh 30 - 60 mét - Trò chơi: Chạy tốc độ cao + Chuẩn bị: Kẻ 1 vạch XP và 1 vạch đích. Khoảng cách 30m, GV chia thành 4 đội đều nhau và xếp thành 4 hàng dọc đứng trước vạch XP. + Cách chơi: Khi có lệnh, người đầu hàng chạy thật nhanh tới chạm vào vạch đích sau đó chạy nhanh về hàng của đội mình đua tay bắt tay người kế tiếp và cứ như vậy đến người cuối cùng bên nào hết trước và phạm quy ít nhất là đội thắng cuộc. III/ Phần kết thúc: - Thả lỏng, hồi tỉnh - Nhận xét lớp - Giao bài về nhà: Tập lại 25 nhịp bài TD - Xuống lớp 4-6 phút động tác bổ trợ. Đội hình tập luyện chạy ngắn: x x x x x x x x x x x x x x x x - GV hướng dẫn cã lớp tập luyện - GV hướng dẫn cã lớp cách chơi. Đội hình chơi trị chơi xxxxx x ooooo o xxxxx x ooooo o xp1 xp2 30m Đ Gv chia lớp thành 4 tổ chơi trò choi, thi đua giữa 4 nhóm xem nhóm nào đạt kết quả tốt nhất giáo viên làm trọng tài và quan sát học sinh chơi. - Gv hướng dẫn cã lớp thả lỏng tích cực. Đội hình xuống lớp X (Gv) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 6 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Về chất lượng : Tôi nhận thấy qua tiết học học sinh đã có hứng thú hơn, các em vui vẽ hơn, tích cực tập luyên hơn, không nặng nề về suy nghĩ đến giờ thể dục và đặc biệt các em đã nhiệt tình tập luyện , học sinh chấp hành một cách đầy đủ nhiệt tình và thi đua với nhau đạt hiệu quả cao. Qua tiết học đã nhận ra sự thi đua rõ rệt từ các nhóm và các tổ trưởng đã cho biết việc chia nhóm như vậy chúng em hăng say hơn và các thành viên trong tổ nghiêm túc thực hiện đễ đạt kết tốt nhất so với các nhóm. Vai trò của Giáo viên - Giáo viên phải nắm vững tâm lý của Học sinh. - Giáo viên phải thường xuyên theo dõi đôn đốc, sửa sai cho từng nhóm, để các nhóm tích cực tập luyện, - Phân chia những Học sinh khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu hơn trong nhóm của mình - Thay đổi phương pháp giảng dạy theo hướng nâng cao tính tự giác tích cực, chủ động sáng tạo của Học sinh, bằng cách tăng cường sử dụng một số trò chơi tạo điều kiện cho các em tự quản và tổ chức thi đấu với nhau. - Trước khi phân nhóm Giáo viên cần hướng dẫn kỹ bài tập để các nhóm nắm vững phương pháp tập luyện. - Kiểm tra kết quả tập luyện của từng nhóm để khen thưởng hoặc phê bình. Tạo động lực cho các em phát huy tốt hơn khả năng của mình. - GV có thể chia nhóm theo từng nội dung của tiết học sao cho phù hợp: Ví dụ như: + Bài thể dục phát triển chung thì chia lớp thành 4 tổ và khoảng cách của các tổ phải phù hợp mỗi tồ cử ra một chỉ huy để điều khiển tố của mình. Đối với Học sinh: - Để tiết dạy được tốt thì Học sinh phải nghiêm túc, chú ý tập luyện theo hướng dẫn của Giáo viên. - Khi phân nhóm thi vai trò của lớp trưởng rất quan trọng vừa tập luyện và luôn theo dõi các tổ và đôn đốc các bạn tập luyện đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn phát huy được vai trò chỉ huy. - Trong quá trình phân nhóm tập luyện Học sinh phải phát huy tốt tính tự giác tích cực của mình - Nhóm trưởng của mỗi nhóm phải quản lý tốt nhóm của mình đồng thời tổ chức để các thành viên trong nhóm tập luyện tích cực. - Trong quá trình chia nhóm tập luyện giáo viên sẽ phát hiện được những học sinh yếu học sinh cá biệt và qua đó giáo viên hướng dẫn và nhắc nhỡ các em một cách chu đáo hơn và hướng dẫn riêng cho những học sinh yếu và học sinh cá biệt. IV – KẾT QUẢ Với việc sử dụng phương pháp mới phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của Học sinh thông qua việc phân nhóm để luyện tập. Tôi nhận thấy kết quả học tập tốt hơn, các em có ý thức tự quản, có hứng thú tập luyện và phát huy hết khả năng sẵn có của mình nên mức độ hoàn thành bài tập tốt hơn. 7 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Kết quả cho thấy trong một tiết học chỉ có 45 phút mà lượng vận động của học sinh tập luyện được nhiều hơn. Học sinh khá giỏi có thể hướng dẫn được cho những học sinh yếu kém. Và khi chia nhóm giáo viên quan sát lớp đươc tốt hơn phát hiện được những học sinh cá biệt, lười học, có những biểu hiện tiêu cực trong tiết học. - Qua quá trình chia nhóm thì tôi thấy đa số học sinh thích thú và tập luyện hăng say số học sinh cá biệt cũng giảm bớt vì ý chí thi đua giữa các tổ với nhau. Sau tiết học thì tôi nhận thấy qua ý kiến của cã lớp tôi thấy số học sinh thích phương pháp chia nhóm chiếm khoảng 93 – 96%. - Khi xử dụng phương phápchia nhóm nhằm tạo tính tích cực trong tiết học môn thể duc thì kết quả cho thấy ý thức tập luyện của học sinh cao hơn, phát huy được vai trò chỉ huy của các tổ trưởng qua đó gióa viên có thể nhận ra được sự tích cực và sự quản lý của các tổ trưởng. Các tổ trưởng sẽ giúp đơ được rất nhiều cho giáo viên trong một tiết học và tiết học đạt kết quả tốt hơn. V/ KẾT LUẬN: - Phương pháp chia nhóm là một phương pháp tích cực cần vận dụng nhiều vào tiết học, làm tốt phương pháp chia nhóm thì hiệu quả của tiết dạy sẽ tốt hơn và học sinh sẽ tích cực hơn và hiểu bài được nhiều hơn. - Áp dụng phương pháp dạy học chia nhóm tôi nhận thấy các em rất tích cực phấn khởi yêu thích bộ môn, không khí lớp học sôi nổi, bài học cảm thấy nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tốt. - Đặc điểm của môn thể dục là rèn luyện cho các em có sức khỏe, một ý chí phấn đấu, một tinh thần minh mẫn để học tập và lao động tốt hơn. - Dạy và học môn thể dục thực hành chiếm phần lớn thời gian. Thông qua đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc phân nhóm tập luyện đã cho kết quả tốt. Từ việc phân nhóm Giáo viên có thể giao nhiệm vụ cụ thể , học sinh biết cách tổ chức quản lý và tự giác hơn trong tập luyện. Điều tất nhiên là kiến thức kỹ năng được hoàn thành và củng cố hơn. 1/ Bài học kinh nghiệm Sau khi thực hiện đề tài này tôi đã rút ra được những bài học sau; - Học sinh tích cực hơn các buổi học tập trung và hiểu bài hơn hứng thú hơn rất nhiều so với các tiết trước. - Giáo viên quan sát lớp được tốt hơn, truyền đạt được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn cho học sinh. Giáo viên cần tìm hiểu nhiều hơn về đội hình về phương pháp và kỹ năng để khi chia nhóm sẽ thuận lợi hơn. Một số nội dung trong bộ môn thể dục khi chia nhóm rất phức tạp nê giáo vân làm sao chua nhóm tập luyện cho phù hợp không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và độ an toàn của học sinh. 2/ Đề xuất kiến nghị: Để nâng cao chất lượng dạy và học tôi xin kiến nghị như sau: - Phương pháp chia nhóm phải cần có đồ dùng đầy đủ và đảm bảo chất lượng, số đồ dùng để phục vụ cho bộ môn thể dục dang thiếu rất nhiều. - Cần có thêm tài liệu tham khảo cho giáo viên bộ môn thể dục. 8 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM - Cần có một sân tập đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho hoc sinh. Hiện giờ sân còn bụi vào mùa nắng. 3/ Tài liệu tham khảo. Hướng dẫn giảng dạy thể dục thể thao trong trường THCS của tác giả GS-PTS Trịnh Trung Hiếu. Nhà xuất bản TDTT - 1993 Sách giáo viên thể dục 6 – 7 – 8 – 9 của tác giả Trần Đồng Lâm ( chủ biên) Vũ Học Hải, Vũ Bích Huệ. Nhà xuất bản giáo dục năm 2003,2004,2005. Tân Phú, Ngày 28 tháng 12 năm 2010 Người thực hiện NGUYỄN XUÂN TÚ 9 . 5 Bài: BÀI TD – CHẠY NGẮN I. Mục tiêu: 1/ Mục tiêu: a/ Bài TD: Ôn từ nhịp 1 – 17 (nam – nữ). - Học từ nhịp 18-25 (nam – nữ) b/ Chạy ngắn: - Một số động tác bổ trợ kỹ thuật ( do GV chọn ), Trò. định hướng quan trọng của việc đổi mới giáo dục của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam là: Tăng cường hơn nữa tinh phân hoá trong giáo dục. Sự khẳng định này được dựa trên cơ sở. rộng rãi thoãi mái cho việc phân nhóm tập luyện b, Khó khăn: - Mặc dù giáo viên đã dự tập huấn thay sách nhưng một số ít giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp dạy học còn chậm còn lúng túng