1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia IV nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh

24 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 209 KB

Nội dung

Xuất phát từ lí do trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục cô

Trang 1

PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ

Người Việt Nam siêng năng, cần cù, chịu khó, ham học hỏi để nâng cao tầmhiểu biết, những kiến thức,kỹ năng thích ứng với yêu cầu của cuộc sống hiệnđại Nghị quyết TW 2 khóa 8 đã nhấn mạnh: “ Muốn tiến hành công nghiệphóa, hiện đại hóa thắng lợi, phải phát triển mạnh mẽ Giáo dục- Đào tạo, pháthuy nguồn lực con người Yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền

vững”(Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCH TW 2 khóa 8- trang 19) Đảng ta nhận

định tầm quan trọng của việc bồi dường nguồn lực con người, vừa là mục tiêuvừa là động lực phát triển xã hội Như vậy, vai trò của giáo dục và đào tạo là vôcùng to lớn, có tính chất quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội Giáo dục vàđào tạo phải góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức,

có bản lĩnh trung thực, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và

kỹ năng nghề nghiệp…

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, đặt ra yêu cầu phảiđổi mới giáo dục, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- Xã hội, trong đó cóviệc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Đất nước ta đangvững bước trên con đường hội nhập toàn cầu Giáo dục phải có chiến lược đểphát huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nền kinh tế hội nhập tácđộng rất lớn đến đạo đức, đặc biệt là lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông.Nhằm đạt được các mục tiêu góp phần cùng cả nước vững vàng hội nhập, pháttriển nền giáo dục tiến kịp với các nước trong khu vực và thế giới Giáo dục cần

có những thay đổi từ nội dung, phương pháp dạy học đến việc xây dựng môitrường giáo dục lành mạnh và thuận lợi, giúp người học có thể chủ động, tíchcực, tiếp thu kiến thức, phát triển kĩ năng và vận dụng những điều đã học vàocuộc sống và giúp người học hoàn thiện tố chất cá nhân, phát triển hài hòa cácmặt trí, đức, thể, mỹ

Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp

Trang 2

tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh Tạo cho học sinh có niềm tin,niềm vui, hứng thú trong học tập, tạo cho học sinh khả năng sáng tạo và tự thíchnghi với mọi hoàn cảnh.

Môn Giáo dục công dân là môn học trang bị cho học sinh những kiến thứcphổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học vànhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống đề cập đếnquyền và nghĩa vụ của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Đây làmôn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành vi vàthói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức

và hành vi và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn Như vậy, để giúp học sinh đạt được những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng,thái độ, theo mục tiêu của chương trình là điều rất cần thiết Vấn đề đặt ra làphải kết hợp được các phương pháp dạy học và sử dụng phương tiện phù hợpvới nội dung từng bài học Các phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân rất

đa dạng và phong phú, bao gồm các phương pháp truyền thống và hiện đại Tuynhiên dạy học môn Giáo dục công dân nói chung và lớp 12 nói riêng không thểtách rời việc liên hệ với thực tiễn cuộc sống Vì nó hình thành ý thức pháp luậtcủa mỗi công dân, là điều kiện để nâng cao ý thức đạo đức và năng lực thực hiệnnhững hành vi đạo đức góp phần trong việc hình thành ý thức, chấp hành nhữngquy phạm chung của xã hội, giúp con người có hành vi ứng xử văn minh

Xuất phát từ lí do trên, trong quá trình giảng dạy, tôi đã nghiên cứu và áp

dụng đề tài: “Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn trong dạy học môn Giáo dục công dân lớp 12 trường THPT Tĩnh Gia IV nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh”

Trang 3

PHẦN HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I- CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

1.Khái niệm phương pháp tình huống:

Là một phương pháp dạy học, học sinh tự lực nghiên cứu một tình huốngthực tiễn và giải quyết các vấn đề của tình huống đặt ra Tình huống là một hoàncảnh diễn ra trong thực tế trong đó chứa đựng những mâu thuẫn xung đột.Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khácnhau, tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện cốt chuyện,nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứngmột vấn đề vấn đề của cuộc sống Tình huống dạy học là những thực hoặc môphỏng theo tình huống thực.Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến,cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểusâu sắc hơn điều cần học, và cũng có thể so sánh, đối chiếc thái độ, hành vi củamình với nội dung bài học để củng cố những mặt tốt, kịp thời sửa chữa sai lầmhoặc ngăn chặn nhưng hành vi sai lầm

Phương pháp tình huống pháp luật là phương pháp người dạy cung cấp cho

học sinh những tình huống pháp luật diễn ra trong cuộc sống thực tiễn mà cóthật, thông qua tình huống mà học sinh có thái độ, ý kiến riêng của mình về tình

huống pháp luật đó và có hứng thú trong học tập Từ đó các em rút ra bài học

cho bản thân mình và đồng thời điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với thựctiễn cuộc sống và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống

2 Mục đích của phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễnnhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh :

Mục đích của tình huống pháp luật là nâng cao chất lượng của giờ học bằngcách đưa vào nội dung bài học những tình huống pháp luật có thật trong cuộcsống hằng ngày Thông qua tình huống pháp luật, học sinh sẽ giải quyết nhữngvấn đề đã phát hiện được trong câu chuyện liên quan trực tiếp đến bài học đồng

Trang 4

thời trang bị cho các em những kiến thức pháp luật để có hành vi ứng xử vănminh phù hợp vơi quy phạm pháp luật chung của xã hội.

Học sinh học tập bằng dẫn chứng thực tiễn sẽ giúp cho các em tiếp thu bài

có hiệu quả hơn và giảm bớt được sự khô khan của môn học Bằng tình huốngpháp luật có thật sẽ giúp học sinh có hứng thú tìm tòi các tình tiết liên quan đếnbài học để tìm ra hướng giải quyết hoặc phán đoán phù hợp với thưc tiễn

Thông qua câu chuyện pháp luật giáo viên dễ dàng giáo dục cho các em cónhững nhận thức phù hợp vì tính thực tiễn của tình huống pháp luật rất cao.Tình huống pháp luật sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trongcuộc sống một cách hợp lí nhất Bài học rút ra từ câu chuyện pháp luật sẽ tácđộng thực tiễn đến suy nghĩ của học sinh và nó có ý nghĩa giáo dục thiếtthực,đặc biệt trong vấn đề giáo giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường phổthông

Vận dụng tốt tình huống luật vào nội dung bài học là giáo viên đã sử dụng

có hiệu quả phương pháp liên hệ thực tiễn giúp học sinh nắm vững kiến thức bàihọc một cách sâu sắc, ghi nhớ lâu hơn và vận dụng tốt hơn trong nội dung bàihọc và nâng cao hiểu biết pháp luật để các em thực hiện tốt quyền và nghĩa vụcủa mình hoặc khi cần thiết nhờ pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình, đồng thời trang bị kiến thức pháp pháp luật trong cuộc sống giúp các emnâng cao ý thức chấp hành pháp luật

3 Cách tiến hành phương pháp tình huống pháp luật:

*Giáo viên: Chuẩn bị các tình huống pháp luật có nội dung phù hợp với bài

học và có tính giáo dục pháp luật cho học sinh Giáo viên phô tô, in nguyên văncâu chuyện pháp luật, chuẩn bị trên video hay một băng cát-xét mà không phải ởdạng viết chữ hoặc ghi chép nguyên văn tình huống pháp luật đưa lên máychiếu, để đưa vào bài học

Tình huống cần liên hệ vơí những kinh nghiệm hiện tại và với nghề nghiệptrong tương lai của người học.Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn củangười học và để mở nhiều hướng giải quyết khác nhau

Trang 5

Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” và những câu hỏi liên quanđến nội dung bài học sau tình huống giúp học sinh làm căn cứ trả lời Giáo viênlắng nghe, phân tích và tổng hợp các ý kiến của học sinh đã thảo luận hoặc tựtìm hiểu về nội dung tình huống pháp luật Giáo viên tổng kết các nội dungchính xác nhất đưa lên máy chiếu giúp học sinh nắm vững bài học

*Học sinh:

Học sinh đọc (Hoặc xem hay nghe) tình huống pháp luật thực tế và suy nghĩ

các câu hỏi mà giáo viên cung cấp theo từng cá nhân hoặc theo nhóm Học sinh

phân tích và trả lời câu hỏi ở cuối câu chuyện mà giáo viên đã nêu (Từng cá nhân trả lời hoặc đại diện theo nhóm) tuỳ cách tổ chức của giáo viên Đại diện

các nhóm hoặc các cá nhân khác bổ sung, nhận xét ý kiến mà các bạn vừa nêu.II- THƯC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1 Thực trạng của việc vận dụng phương pháp tình huống pháp luật trong dạy họcmôn Giáo dục công dân lớp 12:

a Thuận lợi:

Nội dung chương trình Giáo dục công dân lớp 12 liên quan chặt chẽ đếncác nội dung cơ bản của pháp luật Học sinh được học tập các nội dung này vàvận dụng vào cuộc sống để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn

Sử dụng phương pháp tình huống pháp luật để liên hệ tính thực tiễn nhằm

nâng cao ý thức pháp luật của học sinh ,rất phù hợp với nội dung bộ môn như

đã nêu trên Những tình huống pháp luật phản ánh những sự việc có thật diễn ratrong cuộc sống, rất gần gũi và dễ hiểu đối với học sinh Tạo cho các em cóniềm tin và sự công bằng của pháp luật trong cách giải quyết Mặt khác, nhữngcâu chuyện pháp luật giúp các em có cơ sở để phân loại theo từng nội dungtrong bài cũng như từng bài khác nhau cho phù hợp nội dung Tính gần gũi, hấpdẫn của câu chuyện pháp luật đã giúp cho giáo viên và học sinh dễ dàng giảngdạy và học tập theo phương pháp này Khi sử dụng câu chuyện pháp luật vàogiảng dạy trong bộ môn thì cả giáo viên và học sinh đều thấy hứng thú và hiệu

Trang 6

quả do nguồn tài liệu rất phong phú và đa dạng Giáo viên và học sinh có thể tìmhiểu các câu chuyện pháp luật phù hợp trên báo chí (Báo Công an Thanh Hoábáo Pháp luật, báo Pháp luật và đời sống Ngoài ra, nguồn tài liệu cần đượckhai thác tìm hiểu trên các báo mạng, báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ hoặc chohọc sinh xem hành trình phá án Giáo viên và học sinh còn tìm nguồn tài liệutrên các phương tiện gần gũi, như Đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh

tiếng nói Việt Nam (Câu chuyện pháp luật)

Như vậy, với nguồn tài liệu phong phú đã hổ trợ đắc lực và có hiệu quả choviệc dạy và học của giáo viên và học sinh.Tuy nhiên giáo viên phải chọn lọckhông đưa cùng một lúc nhiều kênh thông tin

Trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi được tham dựcác lớp chuyên đề do Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá tổ chức Bằng sự giúp

đỡ tận tình, như cung cấp tài liệu, kiến thức pháp luật, góp ý cho việc vận dụngphương pháp cụ thể vào bài dạy đã giúp cho quá trình đưa phương pháp tìnhhuống pháp luật vào dạy học Giaó dục công dân lớp 12 tại trường THPT TĩnhGia IV, ngày càng có hiệu quả

Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên mô, dành nhiều thời gian choviệc thảo luận, trao đổi, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy để nâng caochất lượng giáo dục

vệ

Mặt khác, do môn Giáo dục công dân lớp 12 không phải là môn thi tốtnghiệp nên tâm lí học sinh ít quan tâm sâu sắc như những môn học khác Chính

Trang 7

vì học sinh có thái độ thờ ơ với môn học, thậm chí có học sinh xem thường mônhọc nên giáo viên đã gặp khó khăn rất lớn trong quá trình đổi mới phương phápdạy học Để gây hứng thú và kích thích cho các em học tập tích cực bằngphương pháp này thì đòi hỏi giáo viên phải nổ lực hết mình trong giờ dạy, đâycũng là khó khăn chung cho bộ môn.

Để vận dụng có hiệu quả phương pháp tình huống pháp luật trong giảng dạy

bộ môn Giáo dục công dân lớp 12, thì yêu cầu Giáo viên và Học sinh phải sưutầm được nguồn tài liệu Tuy nhiên, nội dung giảng dạy pháp luật của chươngtrình lớp 12 rất rộng nên việc sưu tầm tài liệu cần phải chọn lọc Việc chọn lọccâu chuyện pháp luật cũng rất mất thời gian đối với cả giáo viên và học sinh.Nếu sưu tầm không có chọn lọc thì tài liệu đôi khi không sử dụng được dokhông đúng trọng tâm bài học hoặc quá dài và nhiều thông tin sẽ không có hiệuquả trong giờ dạy Bên cạnh nội dung rất rộng của môn học ảnh hưởng đến vấn

đề thời gian sưu tầm tài liệu thì việc dành thời gian để cập nhật thông tin hàngngày cũng rất cần thiết Giáo viên phải đầu tư thời gian để cập nhật các câuchuyện pháp luật mới nhất, có tính thời sự và liên quan đến nội dung bài học

Do đó việc đầu tư thời gian không thường xuyên hoặc không sắp xếp được thờigian là một khó khăn của việc sử dụng phương pháp này

Tài liệu tham khảo của nhà trường chưa nhiều, cũng là một khó khăn choviệc giảng dạy môn Giáo dục công dân lớp 12

Qua b i ki m tra 15 phút v l m b i t p tình hu ng Pháp lu t l p 12 ểm tra 15 phút về làm bài tập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu ề làm bài tập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu ập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu ống Pháp luật lớp 12 đầu ập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu ớp 12 đầu đầuu

n m h c 2012-2013, k t qu b i l m c a h c sinh còn th p, nhi u h c sinhết quả bài làm của học sinh còn thấp, nhiều học sinh ả bài làm của học sinh còn thấp, nhiều học sinh ủa học sinh còn thấp, nhiều học sinh ấp, nhiều học sinh ề làm bài tập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu

ch a bi t cách gi i tình hu ng Pháp lu t.ưa biết cách giải tình huống Pháp luật ết quả bài làm của học sinh còn thấp, nhiều học sinh ả bài làm của học sinh còn thấp, nhiều học sinh ống Pháp luật lớp 12 đầu ập tình huống Pháp luật lớp 12 đầu

Trang 8

12A4 49 0 0 14 28.6 30 61 2 4 8.2 1 2.0

III- GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1-Các giải pháp thực hiện:

- Sưu tầm các tình huống pháp luật có trong thực tế

- Phân loại tình huống pháp luật

- Phương pháp giải quyết tình huống

- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức buổi ngoại khoá về thi giải quyết cáctình huống pháp luật trong đời sống

2- Các biện pháp thực hiện:

a Sưu tầm các tình huống pháp luật có trong thực tế.

Để tiến hành có hiệu quả nội dung bài học thông qua tình huống pháp luậtthì những tình huống pháp luật có liên quan để trực tiếp sưu tầm, tìm hiểu câuchuyện pháp luật và cách giải quyết tình huống pháp luật trước khi đến lớp Câuchuyện pháp luật phải phù hợp với nội dung bài học và phải ngắn gọn để tiếtkiệm thời gian.(Giáo viên hướng dẫn học sinh sưu tầm tình huống pháp luật

phải đảm bảo yêu cầu sư phạm)

-Tình huống phải phù hợp với nội dung bài học

-Tình huống phải hấp dẫn phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh

-Tình huống phải hấp dẫn gần gũi với cuộc sống thực tế của học sinh

-Tình huống cần có độ dài vừa phải

- Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn cần giải quyết

Để kích thích được tính tích cực và sáng tạo của học sinh và rèn luyện ýthức chuẩn bị bài ở nhà, học sinh nào tìm đúng và có chất lượng câu chuyệnpháp luật, giáo viên nên cho điểm

Nguồn sưu tầm các câu chuyện pháp luật để vận dụng trong giảng dạy cũngrất đa dạng, học sinh có thể sưu tầm trên các loại sách, báo, tạp chí, đài phát

Trang 9

thanh, đài truyền hình, mạng internet và sưu tầm theo từng chủ đề, từng nộidung cụ thể trong bài dạy.

b Phân loại tình huống

Những tình huống pháp luật thường kết thúc bằng các câu hỏi sau: Bạn nghĩđiều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là nhân vật A? Nhân vậtB? Vấn đề này có thể ngăn chặn như thế nào ? Lúc này cần phải làm gì để hạnchế tính trầm trọng của vấn đề ?

Vì vậy thực tế ở trường THPT đa số học sinh chưa biết cach phân loại tình

huống vậy bước đầu tiên giáo viên phải dạy cho học sinh cách phân loại tìnhhuống Có nhiều cách phân loại tình huống :

-Thứ nhất:Tình huống định hướng học sinh nhận xét đánh giá Câu hỏi nghiêncứu, câu hỏi định hướng giải quyết tình huống

-Thứ hai: Tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử:Về cấu trúc,nội

dung tình huống (Sự kiện,vấn đề cần giải quyết) Câu hỏi nghiên cứu, câu hỏi

định hướng giải quyết tình huống

-Thứ ba: Tình huống cho cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù

hợp Nội dung của tình huống (sự kiện,vấn đề cần giải quyết) Các phương án

lựa chọn yêu cầu học sinh chỉ lựa chọn một

c Phương pháp giải quyết tình huống.

-Học sinh đọc kĩ tình huống ,suy nghĩ về nó ,thảo luận các vấn đề chung haycác vấn đề dược minh chứng bằng thực tế

-Xác định tình huống đưa ra liên quan đến nội dung trong bài học và tình huốngpháp luật đó thuộc loại nào,

-Thu thập các thông tin liên quan để giải quyết tình huống,đánh giá tình huống

đó (Đúng ,sai,hướng giải quyết)

-Tổng hợp kiến thức pháp luật để giải quyết tình huống và hoàn thiện tìnhhuống Đai diện nhóm trình bầy, giáo viên nhận xét rút ra kết luận

Trang 10

Ví dụ về bài dạy tiết dạy vận dụng phương pháp thực tình huống pháp luật:

Hầu hết các bài trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12 đều có thể vậndụng tình huống pháp luật vào giảng dạy Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ đưa ra một

số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả khi vận dụng phương pháp này.

Bài 1 :Pháp luật và đời sống, phân 4 ;vai trò của pháp luật

Tình huống pháp luật 1:

Chị B đang mang thai ở tháng thứ tám và là một nhân viên của công ti A.Dophải giao sản phẩm gấp cho khách hàng,Giám đốc công ti A quyết định tất cảcác nhân viên của công ti phải làm thêm mỗi ngày 2 giờ.Chị B làm đơn xin đượcmiễn không phải làm thêm giờ nhưng Giám đốc công ti không đồng ý và buộcphải làm thêm giờ như các nhân viên khác trong công ti Chị B đã khiếu nạiquyết định của giám đốc vì cho rằng,căn cứ Đ115 của bộ luật lao động ( sửa đổi

bổ sung 2006) việc Giám đốc công ti buộc chị phải làm thêm giờ là không đúngpháp luật

1.Tại sao chị B lại căn cứ vào điều115 Bộ luật lao động để khiếu nại quyđịnh của Giám đốc Công ti A?

2 Nếu không dựa vào điều115 Bộ luật lao động, chị B có thể bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình không?

3.Theo em pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? Pháp luậtthực hiện và bảo vệ , lợi ích hợp pháp của công dân bằng cách nào?

HS trả lời sau đó giáo viên nhận xét chiếu lên bảng xác định đây là :Tình

huống học sinh nhận xét đánh giá.

1.Vì Đ115 Bộ luật lao động là cơ sở pháp lí quy định quyền lợi củangười lao động

2 Nếu không dựa vào điều115 Bộ luật lao động chị B không bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình.vì không có cơ sở pháp lí

3.Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ củamình

Trang 11

Thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luật xáclập quyền của công dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội.Căn cứ vào các quyđịnh này, công dân thực hiện quyền của mình.

Bài 2: Thực hiện pháp luật

Ở bài này chúng ta có thể vận dụng câu chuyện pháp luật vào mục 2 Vi

phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

Tình huống pháp luật 2:

Sáng ngày 21-1-2008,Toà án nhân dân quân Thanh Xuân, thành phố Hà Nộixết xử sơ thẩm vụ án hình sự hành hạ người khác và gây tổn hại sức khoẻ chongười khác

Thủ phạm vụ án là hai vợ chồng làm nghề bán phở:Chu Văn Đức (sinh năm

1963) và Trịnh Thị Hạnh Phương (Sinh năm 1962) trú tại 241/108 Nguyễn Trãi, phường Tân Chính, quận Thanh là Xuân, thành phố Hà Nội làm nghề bán phở Theo cáo trạng của Viện kiểm soát, từ năm 1993 vợ chồng Đức - Phương nuôi một em nhỏ giúp việc tên là Nguyễn Thị Thông (tức Bình - sinh năm 1983) Trong quá trình giúp việc tại gia đình này, em Bình không chỉ bị vắt kiệt sức lao động mà còn bị vợ chồng Đức - Phương đánh đập, chửi bới và hành hạ rất dã man Hành vi xâm phạm đến thân thể em Bình của vợ chồng Đức - Phương thể hiện ở việc: Dùng muôi nước phở hắt nước nóng vào người, dùng thanh tre, thanh gỗ đánh vào người, vào vùng kín, dùng dao nhọn đâm vào ống đồng chân trái gây thương tích, dùng kìm kẹp thịt hai bên mạng sườn Do không chịu được việc hành hạ, ngày 20/10/2007 em Bình đã bỏ trốn và tố cáo hành vi của

vợ chồng Đức - Phương với công an Trong khoảng 10 năm giúp việc cho vợ chồng Đức - Phương, em Bình chỉ được nuôi ăn, không được đi học và trả lương.

Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trên khắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34% Hội đồng xét xử tuyên phạt vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sức khoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự Cụ thể Chu

Trang 12

Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương 45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhân theo quy định của pháp luật ( Theo Báo công an nhân dân,số 909,ngày 22-1-2008)

* Cách tiến hành: Giáo viên dưa tình huống lên pháp luật lên máy chiếu Học sinh cùng suy nghĩ các câu hỏi giáo viên đưa ra Và xác định đây là Tình huống học sinh nhận xét đánh giá.

1 Phân tích hành vi trái pháp luật của vợ chồng Đức - Phương?

2 Hành động của vợ chồng Đức - Phương có vi phạm pháp luật không?Hành động đó dẫn đến hậu quả gì? Hành động cố ý hay vô ý?

3 Vợ chồng Đức - Phương chịu trách nhiệm pháp luật như thế nào?

Học sinh: Trả lời lần lượt từng nội dung câu hỏi

Giáo viên: Tổng hợp, nhận xét và xác định đây là :Tình huống học sinh

em Hành động cố ý chịu trách nhiệm pháp luật:

3.Vợ chồng Đức Phương Việc em Bình bị đánh đập hành hạ đã để lại trênkhắp cơ thể em 424 vết sẹo, gây tổn hại sức khoẻ 34% Hội đồng xét xử tuyênphạt vợ chồng Đức - Phương về tội: “Hành hạ người khác” và “Gây tổn hại sứckhoẻ cho người khác” theo khoản 1 Điều 110 và khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình

sự Cụ thể Chu Văn Đức 36 tháng tù cho hưởng án treo, Trịnh Thị Hạnh Phương

45 tháng tù giam, buộc 2 bị cáo bồi thường thiệt hại, về vật chất cho nạn nhântheo quy định của pháp luật

Học sinh:Rút ra những dấu hiệu của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí

(khái niệm và ý nghĩa)

Vi phạm pháp luật có 3 dấu hiệu:

Ngày đăng: 23/05/2015, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w