1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5

22 2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 652,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên v.v.v. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình… Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người. Sidney một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: “Âm nhạc là điều kì diệu nhất kích thích cảm giác”. Thật vậy, Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, xã hội chúng ta tiếp xúc với âm nhạc không chỉ nhằm mục đích giải trí, mà bên cạnh đó là khả năng hiểu và cảm thụ được âm nhạc. Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện. Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy ấy có sắc màu khác nhau. Các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca trong sáng. Âm nhạc sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường tiểu học với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hóa âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu và nhu cầu âm nhạc. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh.

Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 PHẦN MỘT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Âm nhạc gắn liền với đời sống, là một phần không thể thiếu của cuộc sống con người. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người, gắn bó với con người qua điệu hò kéo lưới, hò giã gạo, hò kéo pháo hay khúc hát giao duyên v.v.v. Âm nhạc như người bạn tri kỹ của mỗi con người, nó có thể giúp ta giải bày tâm sự, giúp ta bày tỏ niềm vui, nỗi buồn hay thổ lộ tâm tình… Không chỉ thế, nó còn có ảnh hưởng tác động lớn đến mỗi con người. Sidney một nhà thơ nổi tiếng của Anh đã từng nói: “Âm nhạc là điều kì diệu nhất kích thích cảm giác”. Thật vậy, Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Âm nhạc ngày nay đã trở nên hết sức phổ biến và cần thiết với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, xã hội chúng ta tiếp xúc với âm nhạc không chỉ nhằm mục đích giải trí, mà bên cạnh đó là khả năng hiểu và cảm thụ được âm nhạc. Như vậy, việc đưa âm nhạc vào trường học cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh nói riêng, cũng như khả năng thẩm mỹ của các em về cái đẹp, cái thiện. Vì thế, âm nhạc trở thành một môn học có tác dụng rất lớn đối với con người, nhất là đối với trẻ em. Bởi tâm hồn trẻ như một tờ giấy trắng tùy thuộc vào môi trường giáo dục mà tờ giấy ấy có sắc màu khác nhau. Các em rất nhạy bén với những giai điệu lời ca trong sáng. Âm nhạc sẽ gieo vào trẻ những tình cảm tốt đẹp, làm cho đời sống tâm hồn các em phong phú hơn. Với học sinh Tiểu học môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới Việt Nam. Tuy nhiên, âm nhạc trong nhà trường tiểu học với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung, song mục đích của việc dạy và học môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông là giáo dục văn hóa âm nhạc cho HS nhằm trang bị cho các em GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 1 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 những kiến thức cơ bản, các kỹ năng nhằm tạo điều kiện cho khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em những khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, củng cố thêm về tình cảm đạo đức, về niềm tin thị hiếu và nhu cầu âm nhạc. Do đó, để đáp ứng được yêu cầu giáo dục, ta phải có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của môn âm nhạc trong chương trình tiểu học. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hòa và toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt các môn học khác.Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Thông qua những phương tiện của nghệ thuật âm nhạc để bồi dưỡng khả năng nhận thức, phát triển tư duy, óc sáng tạo góp phần cùng các môn học khác phát triển năng lực trí tuệ cho học sinh, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, đẩy mạnh phong trào văn nghệ quần chúng làm cho không khí của nhà trường thêm vui tươi lành mạnh. Từ mục tiêu giáo dục và những lí do chung của môn học âm nhạc nói trên, bản thân tôi nhận thấy đó là một hướng đi và là một phương pháp giáo dục đúng đắn mang tính đặc thù của việc giáo dục cái hay cái đẹp, giáo dục tình cảm, thẩm mĩ âm nhạc góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách toàn diện của con người mới: Đức - Trí - Thể - Mĩ. Trong nghệ thuật, nhất là âm nhạc, sự tích cực sáng tạo của mỗi cá nhân đóng vai trò cực kì quan trọng. Tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, có thể phát triển từ những ý tưởng đã có, có thể là thay đổi hệ thống nguyên tắc. Như chúng ta đã biết, học sinh tiểu học là lứa tuổi học tập theo hứng thú và chủ yếu là cảm tính. Đồng thời lứa tuổi này còn mang các đặc điểm tâm lý hồn nhiên, ngộ nghĩnh và hiếu động các em thích vui chơi, thích các trò chơi vui nhộn "Vừa chơi, vừa học" .Mặt khác đối với học sinh tiểu học việc ghi nhớ thì rất nhanh nhưng để nhớ một nội dung, một vấn đề nào đó thì lại rất khó cho nên các nhà khoa học đã nhận định rằng lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi "Chóng nhớ, mau quên". Muốn học sinh nhớ được vấn đề nào đó thì ngoài việc thường xuyên phải củng cố, ôn tập về nội dung cần nhớ thì việc tạo cho các em cảm giác hứng thú GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 2 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 và say mê với nội dung cần ghi nhớ, chắc chắn rằng các em sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 4, 5 nói riêng là lứa tuổi mang đặc điểm nhận thức, tư duy trực quan và cụ thể. Các em không những nhận thức tốt các vấn đề mang tính cụ thể mà còn rất có hứng thú khi khai thác, tìm hiểu các vấn đề mang tính cụ thể, đồng thời các em có nhiều ước mơ. Trong quá trình học âm nhạc, sẽ thiệt thòi cho các em nếu giáo viên không tạo điều kiện để học sinh học tập, rèn luyện và thể hiện sự tích cực tìm hiểu sáng tạo của mình. Dạy âm nhạc để phát huy tính tích cực, sáng tạo có nhiều mức độ, từ dễ đến khó, từ sáng tạo ở mức độ thấp đến mức độ cao. Vậy, phải dạy như thế nào để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh? Xuất phát từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp dạy hát phát huy tinh tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học” 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4,5 bậc Tiểu học nói chung và của trường Tiểu học Văn Bân nói riêng. 3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 4, 5 trường Tiểu học Văn Bân 4. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Phương pháp dạy hát tích cực, sáng tạo trong chương trình âm nhạc lớp 4,5. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống lại một số phương pháp dạy hát ở lớp 4,5 trong chương trình âm nhạc Tiểu học, sưu tầm thêm một số phương pháp khác nhau mà học sinh có thể dễ dàng vận dụng được. - Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Giúp học sinh lĩnh hội được và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày và biểu diễn bài hát. 6. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát điều tra - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tổng hợp. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 3 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 - Phương pháp thống kê. 7. Thời gian nghiên cứu: Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu . GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 4 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 PHẦN HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận: Căn cứ vào nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn, nội dung chương trình, sách giáo khoa. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi Tiểu học, vấn đề học và kết quả học tập của các em là hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền thụ của người giáo viên. Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức học tập của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện của gia đình và toàn xã hội. Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với các môn học khác; tuy nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối như những con số nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được. Học âm nhạc mang đến cho học sinh những giây phút thư giãn thoải mái, học mà chơi - chơi mà học. Thông qua những câu nhạc, những lời ca, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai điệu, kích thích cảm xúc của các em giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Vậy làm thế nào để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học hát? Trước hết các em phải nắm được kiến thức về âm nhạc, có sự đam mê, yêu thích môn học này; đồng thời người giáo viên cần tạo cho các em một tâm trạng thoải mái, một hứng thú tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong những yếu tố quan trọng là người giáo viên phải truyền tải chính xác các kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện để các em phát huy được tính tích cực, sáng tạo của mình. 2. Thực trạng của vấn đề: 2.1. Đặc điểm chung: 2.1.1. Về phía nhà trường: *Thuận lợi: - Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình Tiểu học. - Được sự quan tâm của Nhà trường và Ban giám hiệu. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 5 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 - Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy. *Khó khăn: - Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạc ở Tiểu học thiếu thốn, nhà trường chưa có phòng học chức năng âm nhạc. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc đã cũ và còn thiếu nhiều. - Sách đọc thêm và tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. 2.1.2. Về phía học sinh: *Thuận lợi: Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn âm nhạc, đặc biệt là phân môn học hát. Học sinh cảm nhận giai điệu của các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với đàn tương đối tốt. *Khó khăn: Đối với học sinh trường Tiểu học Văn Bân nói chung, học sinh lớp 4, 5 nói riêng, mặc dù nằm trên địa bàn xã nhưng đa phần gia đình của các em là nông thôn và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy, với môn âm nhạc cũng không ngoại lệ, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, không kích thích các em học tập. 2.2.Mục đích yêu cầu: *Học sinh: - Hát đúng, chuẩn xác giai điệu của các bài hát ở lớp 4, 5. - Hát đúng tính chất bài ca. - Biết hát có vận động phụ họa. - Biết thể hiện bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau. - Biết biểu diễn trên sân khấu. - Sáng tác lời ca mới hiệu quả dựa trên giai điệu một số bài hát. - Tham gia trò chơi tích cực hỗ trợ nhiều cho việc học *Giáo viên: - Sử dụng đàn, hát nhuần nhuyễn thành thạo. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 6 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 - Sáng tạo nhiều động tác vận động phụ họa, nhiều hình thức biểu diễn bài hát khác nhau. - Sưu tầm nhiều tranh ảnh và trò chơi phù hợp, vui nhằm hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy hát. 3. Các giải pháp: Cũng như các môn học khác, môn học âm nhạc nhằm trang bị cho học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc trong một tổng thể của chương trình giáo dục toàn diện. Nội dung môn học âm nhạc sẽ phải bao gồm một số kỹ năng tối thiểu về ca hát, những vấn đề về lý thuyết âm nhạc sơ giản, hướng dẫn nghe nhạc, tìm hiểu âm nhạc giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ và yêu thích môn học này. Quan niệm và cảm xúc của mỗi người trước cái đẹp luôn khác nhau, từ quan niệm đó nảy sinh nhiều ý tưởng và trường phái khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học. Giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, sự tích cực sáng tạo trong học tập. Muốn làm được điều đó HS cần có quá trình rèn luyện không chỉ có ở các môn học khác mà kể cả ở môn âm nhạc. Sự tích cực, sáng tạo giúp HS phát huy được những suy nghĩ tư tưởng và hành động của mình, nâng cao kết quả học tập và hình thành những năng lực riêng biệt của các em. Học hát thực chất là quá trình bắt chước của HS để hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. Sự bắt chước này gồm hoạt động nghe giáo viên hát mẫu, hoặc đánh đàn rồi tái hiện lại. Với sự bắt chước đó thì chưa thể coi là tích cực, sáng tạo, vậy muốn có sự tích cực, sáng tạo giáo viên cần phải làm như thế nào? Ngoài cách dạy hát theo các bước cơ bản, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau: 3.1. Học sinh tham gia hát và tự kiểm tra lẫn nhau: Trong quá trình học hát, các em hát đúng về giai điệu, lời ca, để cho các em nhanh thuộc bài và nhớ giai điệu bài hát, giáo viên có thể chia nhóm để các em tự ôn tập và kiểm tra lẫn nhau. *Ví dụ: ^ Bài hát “Cò lả” (Dân ca đồng bằng Bắc Bộ) – Lớp 4 GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 7 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, từng nhóm lần lượt trình bày bài hát với hình thức: Hát có lĩnh xướng và đồng ca. Mỗi nhóm sẽ cử một học sinh lĩnh xướng, còn lại cả nhóm sẽ đồng ca. + Lĩnh xướng từ: “Con cò cò bay lả lả bay la. Bay từ từ cửa phủ, bay ra ra cánh đồng” + Đồng ca: Tình tính tang là tang tính tình… nhớ hay chăng” Sau đó giáo viên gọi từng nhóm nhận xét các bạn hát. ^ Bài hát “Những bông hoa những bài ca” (Nhạc và lời: Hoàng Long) – Lớp 5 Giáo viên chia nhóm và vận dụng hình thức hát đối đáp, đồng ca: Lời 1: + Nhóm 1 hát câu 1: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô + Nhóm 2 hát câu 2: Lời hát rộn rã bao bé em bước trên đường phố + Nhóm 1 hát câu 3: Ngàn hoa nở tươi khoe sắc hương dưới ánh mặt trời + Nhóm 2 hát câu 4: Náo nức tiếng cười say sưa yêu đời + Cả 2 nhóm hát: Những đóa hoa tươi màu……xin tặng các thầy các cô. Lời 2: Đảo ngược lại nhóm 2 sẽ hát trước, tương tự như lời 1. + Nhóm 2 hát câu 1 và câu 3 + Nhóm 1 hát câu 2 và câu 4 + Cả 2 nhóm hát câu còn lại. Giáo viên có thể chia thành nhiều nhóm nhỏ để các em hát và lựa chọn hình thức trình bày bài hát phù hợp như: 1 học sinh nam hát lĩnh xướng câu 1 và câu 2 lời 1, 1 học sinh nữ lĩnh xướng câu 3 và câu 4 lời 1, cả lớp sẽ hát tập thể những câu còn lại và cả lời 2. Với phương pháp này học sinh có thể tự kiểm tra lẫn nhau và chủ động trong cách trình bày bài hát. 3.2. Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: Hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng kiểu vỗ tay khác nhau. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 8 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 Ví dụ: Về cách vỗ tay theo nhịp ¾ với bài “Chúc mừng”, 2 em vừa hát vừa vỗ tay theo cách sau: + Câu hát thứ 1: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ 2: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2 vỗ nhẹ lòng bàn tay của mình vào tay bạn, phách 3 vỗ nhẹ lưng bàn tay của mình vào tay bạn. + Câu hát thứ 3: phách 1 từng em vỗ hai tay vào nhau, phách 2, 3 vỗ nhẹ lòng bàn tay phải của mình vào tay bạn. Lần tiếp theo, thực hiện với tay trái. + Câu hát thứ 4: Thực hiện giống câu hát 1 + Câu hát thứ 5: Thực hiện giống câu 2 + Câu hát thứ 6: Thực hiện giống câu 3 Ngoài ra, các em còn có thể áp dụng vào một số bài hát khác như: Tre ngà bên Lăng Bác (Lớp 5), 3.3. Khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh Để học sinh không bị thụ động trong cách lựa chọn tiết tấu cho bài hát, giáo viên khuyến khích kỹ năng nghe và đánh giá của học sinh bằng cách: Giáo viên thay đổi tiết tấu, tốc độ hay dịch giọng bài hát để học sinh nhận biết và thực hành. Ví dụ 1: Bài hát: “Ước mơ” (Nhạc: Trung Quốc – Lời Việt: An Hòa) – Lớp 5 Giáo viên thay đổi tốc độ của bài hát: Từ tempo 98 lên 120 GV hỏi: Em có nhận xét gì nếu cô thay đổi tốc độ bài hát như cô vừa trình bày?  Học sinh trả lời: Bài hát “Ước mơ” nếu hát ở tốc độ nhanh sẽ không phù hợp với sắc thái của bài hát vì bài hát có giai điệu nhẹ nhàng, vui tươi, tính chất thiết tha, trìu mến. Ví dụ 2: Bài hát: “Reo vang bình minh” (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước) – Lớp 5 GV đàn cho học sinh hát với nhip điệu Disco, rồi lần lượt chuyển sang Rumba, Chacha, yêu cầu học sinh nghe và hát theo nhịp đàn. GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 9 - Trường TH Văn Bân Đề tài: Một số biện pháp dạy hát phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh lớp 4, 5 GV hỏi: Các em hãy cho cô biết sự thay đổi tiết tấu như cô và các em vừa trình bày có phù hợp với bài hát không?  HS nêu ý kiến dựa vào kỹ năng nghe của bản thân. Hoặc có thể là: Khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp. + Lần thứ nhất giáo viên đệm đàn ở giọng Rê trưởng, tốc độ chậm; + Lần thứ hai đệm ở giọng Mi trưởng, tốc độ trung bình; + Lần thứ ba đệm ở giọng Pha trưởng, tốc độ nhanh.  Học sinh nhận xét: Hát ở lần thứ hai là phù hợp cả về cao độ và tốc độ 3.4. Học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát dưới nhiều hình thức khác nhau Trong học tập, so với bắt chước và tìm tòi, sáng tạo là hình thức cao nhất thể hiện tính tích cực học tập của học sinh, hãy bắt đầu khuyến khích các em mạnh dạn nói lên những cảm nhận của mình về bài hát, về môn học. HS có thể trình bày những ý kiến riêng của mình. Đây là cơ sở để có kĩ năng sáng tạo lớn hơn. GV cần tạo điều kiện để học sinh tự nhận xét, tự đánh giá, tự cảm nhận để có thể điều chỉnh cách học theo hướng tích cực. Ví dụ: Bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” – Lớp 5 *Cách 1: Sau khi cho học sinh nghe hát mẫu và đọc lời ca, GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu cảm nhận của mình về bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh”? HS sẽ trả lời qua phần gợi mở của GV về nội dung bài hát nói lên điều gì? Giai điệu bài hát như thế nào? Qua bài hát này bản thân em học tập được gì? *Cách 2: Học xong bài hát GV chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt từng nhóm viết lời giới thiệu cho bài hát. GV nhận xét, đánh giá. + Lời giới thiệu nhóm 1: Trẻ em trên trái đất đều mơ ước được học hành, ngày ngày cắp sách đến trường, được vui chơi, ca hát – có một cuộc sống yên vui, hạnh phúc. Chỉ khi nào trên Trái Đất của chúng ta không còn chiến tranh, không còn tiếng bom, tiếng sung thì hành GV: T¹ ThÞ Ngäc TuyÒn - 10 - Trường TH Văn Bân [...]... ng hc tp ca hc sinh Vớ d: Xp 5 bc nh sau cho phự hp vi trỡnh t ni dung ca bi hỏtEm yờu ho bỡnh (Nhc v li: Nguyn c Ton) Lp 4 nh 1 nh 2 GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 15 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 nh 3 nh 4 GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 16 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 nh 5 Kt qu sp xp... Cha hon thnh T l (%) 4 3 74 18 24% 56 76% 0 5 3 76 15 19,7% 61 80,3% 0 GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 18 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 Nm hc 2010 2011: Xp loi hc lc cui nm Khi Tng Tng lp s s lp HS Hon thnh tt (A+) Hon thnh (A) S lng T l (%) S lng Cha hon thnh T l (%) 4 4 101 26 25, 7% 75 74,3 % 0 5 3 74 22 29,7% 52 70,3% 0 2 Kin ngh - xut: 2.1 Kin... hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 TI LIU THAM KHO - Phng phỏp dy hc m nhc Tiu hc Hong Long v Hong Lõn - B su tp cỏc bi ging hay dnh cho mụn m nhc PGS.TS Trn Xuõn Nh - Ti liu Chun kin thc k nng mụn m nhc Tiu hc - Sỏch giỏo khoa m nhc lp 4, 5 - Sỏch thit k bi ging lp 4, 5 - Cỏc tuyn tp ca khỳc thiu niờn GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 21 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh... Hóy gi cho em bu tri xanh ca nhc s Huy Trõn 3 .5 Hng dn hc sinh dn dng v biu din bi hỏt: Vi hc sinh lp 4, 5, giỏo viờn nờn dnh cho cỏc em nhiu s t do hn khi la chn hỡnh thc trỡnh by (n ca, song ca, tp ca), la chn cỏch hỏt (hỏt ni tip, i ỏp, hỏt cú lnh xng, hỏt bố, hỏt ui), la chn cỏch gừ m v sỏng to ng tỏc nhy mỳa minh ha cho bi hỏt Bờn cnh ú, cng nờn khuyn khớch hc sinh th hin s tỡm tũi trong cỏch nhc... Nguyờn rt cun hỳt v c sc Khi hc bi Em vn nh trng xa Lp 5 GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 11 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 GV a ra yờu cu: T chn nhúm 4 5 HS v biu din bi hỏt kt hp ng tỏc ph ha - HS s t chn nhúm phự hp trỡnh by bi hỏt GV khụng nờn ỏp t cỏc em vo tng nhúm, cỏc em t chn s lm hc sinh phn khi, vui thớch khi c lm vic vi nhúm m mỡnh thớch... sụi ni Giỳp hc sinh thay i hỡnh thc, trng thỏi hc tp, gúp phn gii ta nhng cng thng khi hc kin thc mi ng thi giỳp hc sinh tip thu kin thc tớch cc v t giỏc, to iu kin cỏc em bc l, th hin bn thõn mt cỏch t nhiờn; gúp phn rốn luyn k nng õm nhc v cng c kin thc GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 12 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 - Sau khi hc sinh hỏt ỳng... bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 Ngoi ra, khi hc bi hỏt theo ch no ú, giỏo viờn ngh hc sinh tp sỏng tỏc bi hỏt vi cựng ch Vớ d: + Vi ch hũa bỡnh nh bi hỏt: Em yờu hũa bỡnh (Lp 4), Hóy gi cho em bu tri xanh (lp 5) , + Vi ch v m nh bi hỏt: Bn tay m (Lp 4), + Vi ch v thy cụ giỏo, mỏi trng nh bi hỏt: Nhng bụng hoa nhng bi ca, Em vn nh trng xa (Lp 5) + Vi ch v mựa hố... phỏc tho hoc v chi tit Vi cỏc bc v ca hc sinh, giỏo viờn khụng nờn ỏnh giỏ v k thut v m nờn tp trung nhn xột v trớ tng tng, s sỏng to v cm xỳc ca cỏc em vi tỏc phm GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 14 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 Ngoi ra, giỏo viờn cng cú th a ra mt s bc tranh (hoc nh) minh ha cho bi hỏt, hc sinh cn phi xp chỳng theo trỡnh t phự hp... 1, hoc GV hụ 2 4, HS cú SBD 2 s hỏt cõu 4, tng t GV hụ o ln SBD v th t cỏc cõu ca bi hỏt Thc hin tng t i vi cỏc bi hỏt khỏc Vic kt hp t chc mt trũ chi trong gi hc hỏt va giỳp hc sinh nm kin thc chc hn, sõu hn, nhanh hn, va to khụng khớ sụi ni cho hc sinh, to hng thỳ cho hc sinh hc mụn m nhc cng nh cỏc mụn hc khỏc 3.7 Sỏng tỏc li ca mi õy l hot ng sỏng to v ũi hi rt nhiu k nng cho hc sinh Phn ln ni... Nam, yờu tng gc a b tre ng lng 5 bc nh nh 2 Em yờu xúm lng ni m em khụn ln, yờu nhng mỏi trng rn ró li ca nh 5 Em yờu dũng sụng hai bờn b xanh thm, dũng nc ờm trụi lng ng phự sa nh 1 Em yờu cỏnh ng thm mựi hng lỳa nh 3 Gia ỏm mõy vng cú n cũ trng bay xa nh 4 GV: Tạ Thị Ngọc Tuyền - 17 - Trng TH Vn Bõn ti: Mt s bin phỏp dy hỏt phỏt huy tớnh tớch cc, sỏng to ca hc sinh lp 4, 5 PHN BA: KT LUN V KIN NGH 1 . khác nhau trong nghệ thuật. Trong quá trình giảng dạy âm nhạc ở trường Tiểu học. Giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh phát huy được những cảm xúc nghệ thuật, sự tích cực sáng tạo trong học tập số biện pháp dạy hát phát huy tinh tích cực, sáng tạo của học sinh Tiểu học” 2. Mục đích nghiên cứu: Giúp giáo viên có những phương pháp dạy hát hiệu quả nhất để phát huy tính tích cực, sáng tạo. chào đời, con người đã cảm nhận được âm điệu ngọt ngào trong lời ru tha thiết của mẹ, của bà. Đến khi trưởng thành, trong cuộc sống hằng ngày, trong lao động, chiến đấu âm nhạc theo suốt con người,

Ngày đăng: 12/04/2015, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w