VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TIN 7 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhằm hiện đại hóa nền giáo dục theo hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhưng phải phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đổi mới về giáo dục. Tinh thần của phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là hướng học sinh vào mục đích khám phá kiến thức một cách tự giác, tích cực, sáng tạo. Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả của các phương pháp này trong dạy học môn Tin nói chung và Tin học 7 nói riêng, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các HĐHT phù hợp cho học sinh. Mặc dù hiện nay, đại đa số Giáo viênđã và đang được tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực, nhưng việc khai thác các ưu điểm của nó lại chưa thực sự hiệu quả. Điều này thể hiện qua việc học sinh khám phá tri thức còn thụ động, chấp nhận tri thức được sắp đặt sẵn, thiếu tính tích cực, tự giác trong học tập. Từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN TIN 7”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: 1.1.Thế nào là phương pháp dạy học tích cực: “ Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin” ( W.B.YEATS) Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy học hoặc nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn phụ thuộc một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó, do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, công cụ dạy học sẵn có. Và theo tôi, phương pháp dạy học được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau: Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy Thể hiện được khả năng mà người học mong đợi Khi lên lớp Giáo viênnên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê. Quá trình thực nghiệm cho thấy Giáo viêncởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, tiết học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái. 1.2. Luật Giáo dục điều 24.2, đã ghi: “ Biện pháp giáo dục là phải phát huy tính hăng hái, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc điểm của tầng lớp học, môn học; bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực, áp dụng tri thức vào thực tiễn; tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh”. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Số liệu thống kê: Để thực hiện đề tài này, trước hết tôi đã điều tra thực trạng. Kết quả khảo sát như sau: Kết quả khảo sát trên 278 học sinh khối 7, độ tuổi 12 14 (từ lớp 71 > 77, đầu năm học 2014 2015) như sau: Xếp loại Giỏi Khá TB Dưới TB Số lượng 28 49 101 100 2.1. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ Giáo viên.
Trang 1VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY- HỌC MÔN TIN 7
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhằm hiện đại hóa nền giáo dục theo hướng tiếp cận các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nhưng phải phù hợp với thực tiễn, văn hóa Việt Nam Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách đổi mới về giáo dục
Tinh thần của phương pháp dạy học (PPDH) tích cực là hướng học sinh vào mục đích khám phá kiến thức một cách tự giác, tích cực, sáng tạo Tuy nhiên, để phát huy được hiệu quả của các phương pháp này trong dạy học môn Tin nói chung và Tin học 7 nói riêng, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các HĐHT phù hợp cho học sinh
Mặc dù hiện nay, đại đa số Giáo viênđã và đang được tiếp cận với các phương pháp dạy học tích cực, nhưng việc khai thác các ưu điểm của nó lại chưa thực sự hiệu quả Điều này thể hiện qua việc học sinh khám phá tri thức còn thụ động, chấp nhận tri thức được sắp đặt sẵn, thiếu tính tích cực,
tự giác trong học tập Từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến: “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐỂ XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY- HỌC MÔN TIN 7”.
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận:
1.1.Thế nào là phương pháp dạy học tích cực:
“ Giáo dục không nhằm mục tiêu nhồi nhét kiến thức mà là thắp sáng niềm tin”
( W.B.YEATS)
Như chúng ta đã biết, mỗi phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy- học hoặc nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó thuộc về vai trò của người thầy Dù các phương pháp thể hiện hiệu quả như thế nào thì nó vẫn phụ thuộc một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa khai thác hết Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho là lý tưởng Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm
Trang 20 10 20 30 40 50 60 70 80
Giỏi Khá Trung bình Dưới TB
Chất lượng học tập Kết quả khảo sát
của nó, do vậy người thầy nên xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, công cụ dạy học sẵn có
Và theo tôi, phương pháp dạy học được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động
Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy
Thể hiện được khả năng mà người học mong đợi
Khi lên lớp Giáo viênnên tạo ra bầu không khí cởi mở thoải mái, say mê Quá trình thực nghiệm cho thấy Giáo viêncởi mở thì học sinh học tập phấn khởi hào hứng, tiết học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái
1.2 Luật Giáo dục- điều 24.2, đã ghi: “ Biện pháp giáo dục là phải phát huy tính
hăng hái, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; ăn nhập với đặc điểm của tầng lớp học, môn học; bồi bổ biện pháp tự học, rèn luyện năng lực, áp dụng tri thức vào thực tiễn; tác động đến tính cách, đem lại niềm vui, hứng thú học hỏi cho học sinh”
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Số liệu thống kê: Để thực hiện đề tài này, trước hết tôi đã điều tra thực trạng.
Kết quả khảo sát như sau:
Kết quả khảo sát trên 278 học sinh khối 7, độ tuổi 12- 14 (từ lớp 71 -> 77, đầu năm học 2014- 2015) như sau:
2.1 Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết
Trang 3của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ Giáo viên
2.1.1 Bản chất
+ Các đặc trưng của nhóm:
Số lượng người học trong một nhóm thường vào khoảng từ 5 đến 8 Một nhóm lý tưởng là nhóm cho phép mọi thành viên tham gia diễn đạt ý kiến của mình, bình luận và chất vấn ý kiến của người khác Sự không đồng nhất giữa các thành viên trong nhóm cũng là một chỉ tiêu đáng được quan tâm, nó cho phép sản sinh ra nhiều ý kiến đa dạng hơn một nhóm đồng nhất Sự không đồng nhất biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Đặc trưng của từng cá nhân (tuổi, giới tính, đạo đức xã hội,…)
Kiến thức
Khả năng nhận thức
+ Tác động tích cực của hoạt động nhóm: Có những tác động tích cực về mặt
nhận thức sau:
Học sinh ý thức được khả năng của mình
Nâng cao niềm tin của học sinh vào việc học tập
Nâng cao khả năng ứng dụng khái niệm, thông tin về sự việc vào giải quyết các tình huống khác nhau
2.1.2 Cách thức thực hiện
Lớp học được chia thành những nhóm từ 5 đến 8 người Tùy mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học, các nhóm được giao nhiệm vụ giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung Cấu tạo của một hoạt động theo nhóm (trong một phần của tiết học, hoặc một tiết) có thể là như sau:
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
Giáo viêngiới thiệu chủ đề thảo luận nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm (nếu cần)
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Phân công trong, nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm
Trang 4 Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến
Giáo viêntổng kết và nhận xét, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
2.1.3 Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Bài 3: Thực hiện tính toán trên trang tính (tt)
- GIÁO VIÊN:
+ Đưa ra các câu hỏi (chiếu các Slide) nhằm củng cố lại kiến thức bài học + Chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm từ 6 đến 7 học sinh)
+ Nhóm 1, 2, 3 trả lời câu 1 và 2; Nhóm 4, 5, 6 trả lời câu 3 và 4
+ Ghi đáp án ra bảng phụ; cử 1 thành viên trả lời
+ Nhận xét câu trả lời
- HỌC SINH:
+ Các thành viên trong nhóm suy nghĩ để đưa ra câu trả lời
+ Chốt lại đáp án chung và đại diện thành viên trong tổ trả lời
Các nhóm thảo luận trong thời gian khoảng 8 phút, sau đó báo cáo kết quả ra bảng phụ, Giáo viên treo bảng lên trước lớp Sau khi học sinh báo cáo, Giáo viên trình chiếu Slide đáp án, bổ sung và tổng kết
Ví dụ 2: Bài thực hành 3: Bảng điểm của em
Chia lớp thành 4 tổ:
+ Tổ 1: thực hành từ máy 1- 5
Trang 5+ Tổ 2: thực hành từ máy 6- 10
+ Tổ 3: thực hành từ máy 11- 15
+ Tổ 4: thực hành từ máy 16- 20
Các tổ lần lượt thực hành từng bài tập được Giáo viên yêu cầu, sau đó đối chiếu kết quả giữa các mãy, giữa các tổ Giáo viên nhận xét và đưa ra đáp án cuối cùng
* Hoạt động 1: Nhập công thức.
Mục tiêu: Giúp học sinh biết cách sử dụng công thức để tính các giá trị.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho lớp chia thành các nhóm
- Giao bài tập 1 cho các nhóm
Sử dụng công thức để tính các giá trị sau:
a) 20+15; 20-15; 20x15; 20/15; 205;
b) 20+15x4; (20+15)x4; (20-15)x4; 20-(15x4);
c) 144/6-3x5; 144/(6-3)x5; (144/6-3)x5;
d) 152/4; (2+7)2/7; (32-7)2-(6+5)3; (188-122)/7
- Giáo viên quan sát các nhóm thực hành
- Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của
nhóm mình
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Giáo viên viết lên bảng kết quả các công thức
- Kết luận của giáo viên
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận và sử dụng công thức để tính các giá trị
- Nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Các nhóm đối chiếu kết quả trên bảng
- Các nhóm lắng nghe và chỉnh sửa lại công thức
* Hoạt động 2: Tạo trang tính và nhập công thức
Mục tiêu: Biết cách nhập và sử dụng địa chỉ trong công thức
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho lớp chia thành các nhóm
- Giao bài tập 2 trong SGK cho các nhóm
- Giáo viên yêu cầu các nhóm lập một vài công
thức của bài tập 2 trong SGK
- Giáo viên quan sát các nhóm thực hành
- Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của
nhóm mình
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Kết luận của giáo viên
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Các nhóm lập một vài công thức
- Nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Các nhóm lắng nghe
* Hoạt động 3: Thực hành lập và sử dụng công thức
Mục tiêu: Hiểu và sử dụng công thức để tính
Cách tiến hành:
Trang 6Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên cho lớp chia thành các nhóm
- Giao bài tập 3 trong SGK cho các nhóm
- Giáo viên đặt câu hỏi để tính lãi suất cho tháng 1
thì phải làm như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
- Làm thế nào để tính lãi suất trong tháng 2?
- Giáo viên hướng dẫn các nhóm tính lãi suất
tháng 2
=Số tiền tháng trước+Số tiền tháng trước x lãi
suất
- Tương tự, từ tháng 3 đến tháng 12 các nhóm tự
lập công thức tính
- Giáo viên quan sát các nhóm thực hành
- Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả của
nhóm mình
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Kết luận của giáo viên
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm nhập bài tập 3 vào máy
- Các nhóm lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi
- Các nhóm quan sát và so sánh kết quả
- Các nhóm lập công thức
- Nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Các nhóm lắng nghe và chỉnh sửa công thức
* Hoạt động 4: Thực hành lập bảng tính và sử dụng công thức
Mục tiêu: Hiểu và sử dụng công thức để tính.
Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Giáo viên giao bài tập 4 trong SGK cho các
nhóm
- Giáo viên yêu cầu các nhóm lập công thức tính
điểm tổng kết theo từng môn học
- Giáo viên quan sát các nhóm thực hành
- Giáo viên yêu cầu 1 nhóm trình bày kết quả
của nhóm mình
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Kết luận của giáo viên
- Giáo viên yêu cầu các nhóm lưu bảng tính với
tên Bang diem cua em
- Các nhóm nhập bài tập 4 trong SGK vào máy
- Các nhóm thảo luận và lập công thức tính
- Nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
- Các nhóm lắng nghe và chỉnh sửa công thức
- Các nhóm lưu bảng tính
Ví dụ 3: Bài thực hành 8: Ai là người học giỏi? (tiết 1)
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh và hình minh họa Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức sắp xếp và lọc dữ liệu
Trang 7Giáo viên chia học sinh thành 4
nhóm và phát phiếu bài tập 1
cho từng nhóm học sinh Đưa
ra yêu cầu trên máy chiếu, giải
thích yêu cầu cho học sinh
Yêu cầu: Hãy làm theo các
bước trong mỗi câu hỏi, thảo
luận xem, các bước làm đó
thực hiện công việc gì và chọn
một trong số các đáp án, các
công việc em cho là đúng nhất
ở phía dưới
Trước khi chơi trò chơi, giáo
viên đưa ra một số câu hỏi
nhanh, giúp học sinh nhận biết
rõ những tác dụng cụ thể của
thao tác sắp xếp cũng như thao
tác lọc dữ liệu
Để giải thích trò chơi cụ thể
giáo viên nên đưa ra một số ví
dụ cụ thể cho học sinh hiểu rõ
được yêu cầu VD được trình
chiếu trên Slide
Sau khi học sinh đã nắm rõ yêu
cầu của bài toán, các nhóm sẽ
thi đua, nhóm làm xong trước
sẽ lên nộp trước Khi các nhóm
làm xong, giáo viên sẽ trình
chiếu Slide và đưa ra đáp án,
đồng thời nhận xét phần làm
bài của học sinh
Trang 8Hoạt động này giúp học sinh ôn
lại các thao tác sắp xếp và lọc
dữ liệu, hiểu được thế nào là
lọc dữ liệu
Hoạt động 2: Thực hành các thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu
Các nhóm học sinh tự thực
hành trên máy tính theo phiếu
bài tập 2
Mở bảng tính “Cac nuoc
DNA”được tạo và lưu trong bài
thực hành 6
Giáo viên phát phiếu bài tập
cho học sinh, giải thích yêu
cầu Cho học sinh tự thực hành
và tìm ra đáp án, giáo viên có
thể gợi ý học sinh hoàn thành
phiếu bài tập
Sau khi học sinh đã hoàn thành,
giáo viên chiếu các câu trả lời
trên Slide, giúp học sinh kiểm
tra các đáp án mình đã chọn
Trang 9Hoạt động này giúp từng học
sinh làm quen trước với các
thao tác sắp xếp và lọc dữ liệu
Như vậy:
- Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là phương pháp cùng tham gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng học sinh với sự việc chung của cả lớp Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động
- Với phương pháp hoạt động nhóm giúp học sinh có thể được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao cho nhóm
- Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được
giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình
Trang 10bày vấn đề nêu ra Học sinh hào hứng khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả lớp
- Nhờ không khí thảo luận cởi mở nên học sinh, đặc biệt là những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn; các em học được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe có phê phán ý kiến của bạn; từ đó, giúp học sinh dễ hòa nhập vào cộng đồng nhóm, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và sinh hoạt
2.1.4 Lưu ý khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm
Khi làm việc theo nhóm, các nhóm có thể tự bầu ra nhóm trưởng nếu cần Các thành viên trong nhóm có thể luân phiên nhau làm nhóm trưởng Nhóm trưởng phân công cho mỗi thành viên thực hiện một phần công việc
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức (bằng lời, bằng tranh vẽ, bằng tiểu phẩm, bằng văn bản viết trên giấy to, ) có thể do một người thay mặt nhóm trình bày hoặc có thể nhiều người trình bày, mỗi người một đoạn nối tiếp nhau
Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả lớp
Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ được giao là khá phức tạp
Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá Tùy theo nhiệm vụ học tập, học sinh có thể sử dụng hình thức làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp, không nên thực hiện PPDH này một cách hình thức Không nên lamj dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm)
Trong suốt quá trình học sinh thảo luận, Giáo viêncần đến các nhóm, quan sát, lắng nhe, gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết
2.2 Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống Vì vậy, tập dợt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo
2.2.1 Bản chất
Là PPDH đặt ra trước mắt học sinh các vấn đề nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích ý thức tự lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề