I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập của đất nước, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (0391945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặc ngoại xâm” là ba nhiệm vụ trọng yếu của Chính phủ và nhân dân ta lúc đó. Ngày 0691945, Người đã gửi thư cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 19451946, khẳng định sự ra đời của một nền giáo dục mới với sứ mệnh phục vụ công cuộc giữ gìn độc lập và phục hưng đất nước, trong đó chỉ rõ mục đích học tập của thế hệ trẻ mà cũng là nhiệm vụ chiến lược của nền giáo dục mới là làm cho “non sông Việt Nam trở nên tươi đẹp”, “dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu”. Hiện nay, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt chú trọng đến mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở. Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và lao động. Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng. Trường học là nơi tiến hành các hoạt động dạy học giáo dục, nơi giáo viên và học sinh học tập, lao động, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ. Đó là nhà cửa, sân chơi, vườn trường và cả quang cảnh tự nhiên bao quanh trường. Ngày 2272008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 402008CT –BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 20082013 và Kế hoạch 307KHBGDĐT về việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008 – 2013. Ngày 1982008 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có Kế hoạch liên ngành số 7575KHLNBGDĐTBVHTTDLTƯĐTN về việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013. Với những định hướng nêu trên xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp hay còn gọi là quá trình xanh hoá trường học là một nội dung giáo dục trong nhà trường nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng và hành vi giữ gìn, bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trường học và cộng đồng. Cảnh quan trường lớp cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh. Trường học Xanh, Sạch, Đẹp, an toàn sẽ là điều kiện cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động DạyHọc, hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường, thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện Học sinh tích cực”. Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng có hiệu quả trong công tác xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT …………
- -SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Quản lí giáo dục
Một số giải pháp quản lí của hiệu trưởng trong công tác xây
dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn
Người viết: Họ và tên Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường THPT
Trang 2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Sau khi nhân dân giành được chính quyền và tuyên bố nền độc lập của đấtnước, ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ cách mạng lâm thời (03/9/1945),Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “chống giặc đói, chống giặc dốt, chống giặcngoại xâm” là ba nhiệm vụ trọng yếu của Chính phủ và nhân dân ta lúc đó Ngày06/9/1945, Người đã gửi thư cho học sinh nhân dịp khai giảng năm học 1945-
1946, khẳng định sự ra đời của một nền giáo dục mới với sứ mệnh phục vụ côngcuộc giữ gìn độc lập và phục hưng đất nước, trong đó chỉ rõ mục đích học tập củathế hệ trẻ mà cũng là nhiệm vụ chiến lược của nền giáo dục mới là làm cho “nonsông Việt Nam trở nên tươi đẹp”, “dân tộc Việt Nam sánh vai với các cường quốcnăm châu”
Hiện nay, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục, xem giáodục là quốc sách hàng đầu Đặc biệt chú trọng đến mục tiêu giáo dục học sinh pháttriển toàn diện Mục tiêu giáo dục của cấp tiểu học là giúp học sinh hình thành những
cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên cấp trung học cơ sở
Trường học là cái nôi đầu tiên cho mỗi học sinh bắt đầu cuộc sống và laođộng Môi trường giáo dục luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triểnnhân cách con người thông qua các mối quan hệ xã hội đa dạng Trường học là nơitiến hành các hoạt động dạy học- giáo dục, nơi giáo viên và học sinh học tập, laođộng, sinh hoạt trong suốt thời gian học tập của trẻ Đó là nhà cửa, sân chơi, vườntrường và cả quang cảnh tự nhiên bao quanh trường
Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT–BGDĐT về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013 và Kế hoạch307/KH-BGDĐT về việc triển khai phong trào thi đua “xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giaiđoạn 2008 – 2013 Ngày 19/8/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao
Trang 3và Du lịch; Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có Kế hoạch liên ngành số7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN về việc triển khai phong trào thi đua
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 – 2013
Với những định hướng nêu trên xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp haycòn gọi là quá trình xanh hoá trường học là một nội dung giáo dục trong nhàtrường nhằm trang bị cho học sinh tri thức, kĩ năng và hành vi giữ gìn, bảo vệ môitrường, góp phần xây dựng môi trường sống trong sạch, lành mạnh trong trườnghọc và cộng đồng Cảnh quan trường lớp cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trongquá trình hình thành nhân cách cho học sinh Trường học Xanh, Sạch, Đẹp, an toàn
sẽ là điều kiện cơ bản hỗ trợ cho các hoạt động Dạy-Học, hoạt động ngoài giờ lênlớp của trường, thực hiện hiệu quả hơn mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinhgóp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Họcsinh tích cực”
Xuất phát từ những lý do trên bản thân tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn chọn đề
tài: “Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng có hiệu quả trong công tác xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn” nhằm đổi mới phương pháp quản lý,
nâng cao chất lượng giáo dục tại nhà trường
II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1 Cơ sở lý luận
1.1 Quan điểm của các nhà khoa học, các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục: Môi trường luôn có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển mọi mặt của conngười Những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt hay lâu dài của môitrường đến cuộc sống con người đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách con người được cácnhà Giáo dục học quan tâm từ lâu Đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai tròcủa môi trường sống đối với con vật hoặc con người đều rất quan trọng, nhưng tác
động của môi trường sống của con người không thể làm thay đổi bản chất dã thú của con vật Ngược lại, môi trường của loài vật có thể tác động mạnh vào bản chất
Trang 4người của con người Ví dụ, cô bé Kamala bị lạc vào rừng sống cùng bầy sói trong
thời gian dài, có thể hú lên như sói, khi trở lại môi trường của con người, người ta
dạy cô 4 năm, chỉ nhớ được 2 từ Nhà Xã hội học Mỹ R.E Pác-cơ đã nói: “người không đẻ ra người, đứa trẻ chỉ trở nên người trong quá trình giáo dục” Điều này
khẳng định vai trò của yếu tố môi trường văn hoá, môi trường giáo dục có tínhquyết định đối với sự hình thành nhân cách con người
Về môi trường dạy - học, trước hết phải kể đến những nghiên cứu của I.VPavlov và B.F.Skinnơ I.V Pavlov nghiên cứu sự hình thành phản xạ có điều kiệntrong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, con vật (con chó) hoàn toàn thụ động.B.F Skinnơ nghiên cứu sự hình thành phản xạ tạo tác môi trường gần với thực tếhơn, con vật (chuột, bồ câu ) chủ động trong hành vi đáp ứng trên cơ sở nhu cầucủa nó Nội dung học tập thể hiện ngay trong môi trường mà con vật phải tìm cáchthích nghi Từ kết quả nghiên cứu của hai ông, các nhà giáo dục học đã nhận thức
được một vấn đề rất quan trọng rằng: Yếu tố môi trường trong giáo dục không chỉ góp phần quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người mà quan trọng hơn là yếu tố môi trường thực tế đã kích thích chủ thể (con người) hoạt động năng động và sáng tạo hơn Việc tạo lập, xây dựng và phát triển môi trường giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học giáo dục hiện đại
So sánh qua hai mô hình thực nghiệm đã cho thấy: môi trường bị động vàmôi trường chủ động sẽ tác động quyết định đến năng lực hoạt động của conngười Điều đó luôn đúng với bất cứ hoạt động sống nào của con người từ khi cònnhỏ đến khi trưởng thành Ở phạm vi rộng hay hẹp, hoạt động của con người sẽkhông có hiệu quả nếu thiếu vắng yếu tố môi trường (7,8)
Tiếp cận vấn đề môi trường giáo dục theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin, đặc biệt là từ các kết quả nghiên cứu của giáo dục học Xô Viết, các nhàGiáo dục và Giáo dục học ở Việt Nam còn chú ý đến môi trường sinh thái, môitrường giáo dục của nhà trường phổ thông Chẳng hạn như xây dựng môi trườngxanh, sạch, đẹp môi trường giao tiếp có văn hóa trong nhà trường phổ thông, kết
Trang 5Mác-hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tạo môi trường giáo dục tốt đẹp tronggiáo dục học sinh (10)
Môi trường giáo dục còn là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó conngười được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác độngđến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định (17)
Trong trường học nói chung, các tiêu chuẩn môi trường cảnh quan sinh thái
về cơ bản có thể gồm các nội dung sau đây: Tiêu chuẩn xanh gồm có tỉ lệ diện tích tán lá cây xanh che phủ rộng, có thảm cỏ, cây cảnh Tiêu chuẩn sạch gồm có
hệ thống nhà vệ sinh, thùng đổ rác, không có cỏ dại, đường đi trong khuôn viênđược xây hoặc lát sạch, thoát nước tốt; không có quán xá xung quanh trường;
phòng học trong trường được quét dọn thường xuyên Tiêu chuẩn đẹp gồm có hệ
thống cây xanh, thảm cỏ và các vật trang trí có phối cảnh hợp lí, hệ thống nhà đượcxây dựng đúng tiêu chuẩn, trang trí hài hoà, có bảng chỉ dẫn Ngoài ra, cần đượcđảm bảo an toàn trước các chất cháy, chất nổ, an toàn thân thể học sinh trong họctập và vui chơi ( 177 )
( Trích dẫn PGS TS Phạm Hồng Quang – Môi trường giáo dục, NXB Giáo Dục,
2006, trang 7,8,10,17,177 )
1.2 Vấn đề cần được quan tâm của trường tiểu học Diên Hồng:
Trường XXX năm học 2011 – 2012 có 2094 học sinh với 57 lớp học Cán
bộ công chức gồm 79 người, trong đó cán bộ quản lý 03, số giáo viên chủ nhiệm
và bộ môn của trường là 70 giáo viên, công nhân viên 06 người Từ những năm
2006, 2007 thực trạng cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm còn rất nhiều hạn chế Nóchỉ mới giải quyết những vấn đề bức xúc về nhu cầu học tập cho học sinh trên địabàn Với mức độ tăng dân số cơ học tại địa phương cao việc ổn định, đi vào nềnếp, nâng cao chất lượng dạy học, tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng cảnh quantrường học là điều cần phải đặt ra với người hiệu trưởng trong vai trò là cán bộquản lý Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong nhà trường chính làđiểm nhấn của trường trong việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường
Trang 6học thân thiện, học sinh tích cực” theo chỉ thị 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày22/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Nội dung:
Xác định đựơc cảnh quan trường lớp có ý nghĩa hết sức quan trọng trongquá trình hình thành nhân cách cho học sinh trong việc thực hiện các tiêu chí cơbản của trường học Xanh, Sạch, Đẹp và đánh giá và xếp loại trường học Xanh,Sạch, Đẹp theo quy định của Bộ Giáo dục và Quyết định số 1257/QĐ-SGDĐTngày 31/12/2009 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai về việc ban hành “Phiếuđánh giá trường phổ thông đạt chuẩn Xanh - Sạch - Đẹp” qua đó:
Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cầnthiết phải thực hiện giáo dục môi trường cho học sinh từ đó giáo dục các em biếtbảo vệ môi trường học tập của mình, thấy được trách nhiệm của mình đối với việcxây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”
Nhằm giáo dục học sinh biết vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đốivới cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường sốngbằng những việc làm thực tế hàng ngày Tự giác, tích cực tham gia các hoạt độngbảo vệ, chăm sóc môi trường trường học và cộng đồng Biết yêu quý, trân trọngthành quả đã xây dựng được, có thái độ đối xử thân thiện với môi trường
Nhằm phát huy tối đa nội lực của nhà trường, tranh thủ sự đóng góp về sứcngười, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội trong việc xây dựng xây dựngTrường XXX ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn tạo nên môitrường thân thiện đối với học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáodục
2.2 Biện pháp thực hiện:
Việc xây dựng trường lớp “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” tại trường XXX
đã được bắt đầu từ năm học 2007-2008 đây là một quá trình và trọng tâm là nămhọc 2010-2011 Để thực hiện đề tài từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá
Trang 7thực trạng của trường theo hướng dẫn số 1741/BGDĐT-GDTrH ngày 05/3/2009của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực” ở bậc tiểu học, Nội dung 1 là “Xây dựngtrường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”
Việc khảo sát giúp tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thựchiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” Kết quả khảo sát làcăn cứ giúp trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học 2010-2011 và nhữngnăm tiếp theo Quá trình khảo sát được thực hiện với các phương pháp thống kê,quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viên và học sinh
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: tìm hiểunhững ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong các năm học2007-2008; 2008-2009; năm học 2009-2010 thông qua các dữ liệu lưu trữ như báocáo tổng kết năm học, phiếu đánh giá “trường học xanh sạch đẹp” và bảng điểmchấm phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, báo cáo việcthực hiện phong trào “xanh sạch đẹp” và “xây dựng trường học thân thiện, họcsinh tích cực”, khảo sát thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường; quan sát thực tếviệc thực hiện của giáo viên, học sinh nội dung trên trong thời gian qua
2.2.1 Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường
Cơ sở vật chất nhà trường gồm 10 phòng học cấp 4 và 28 phòng học kiên cốđược xây dựng lầu hóa năm 2007, khuôn viên rộng, có hàng rào, cổng trường kiên
cố, có đủ các phòng học, nhà vệ sinh đúng qui cách và hệ thống nước sạch đầy đủ
Một số cây bóng mát có nhưng chưa nhiều, do nhu cầu xây dựng nên đã chặtđốn nhiều, chậu kiểng còn ít, bồn cây thiếu cây xanh Hệ thống cây xanh của nhàtrường chưa được phong phú, một số khu đất còn bỏ trống chưa được trồng câyphủ xanh bóng mát, yếu tố “xanh” trong nhà trường cần phải bổ sung
Lớp học khô cứng khó tạo được không khí thân thiện chưa có cây xanh, còntrang trí theo truyền thống (ảnh Bác, bảng dạy tốt học tốt, 5 điều bác dạy, ) Một
số phòng học được xây dựng mới nhưng lại trang bị bảng gỗ nên nhiều học sinh bịlóa không nhìn rõ bảng
Trang 8Sân trường còn hơn 1/3 ( khỏang hơn 1600 m2) chưa tráng bê tông, bẩn, các
em đi guốc dép kéo theo đất đá vào lớp một số học sinh còn tùy tiện khi đi vệsinh, còn vất giấy cứng vào lổ đi tiêu gây tắc nghẽn bồn cầu rất mất vệ sinh
Khẩu hiệu tuyên truyền giáo dục còn ít hiệu quả chưa cao
Cầu thang học sinh lên xuống ở dẫy phòng học lầu hẹp chiều ngang màlượng học sinh lên xuống nhất là giờ tan học, giờ ra chơi rất đông học sinh có thểchen lấn xô đẩy nhau gây té ngã Nhà cao tầng có lan can nhưng nếu đùa giỡn, xôđẩy mạnh hoặc học sinh trèo lên lan can để chơi thì cũng rất nguy hiểm đến tínhmạng nếu bị ngã xuống sân
Khuôn viên trường có nhiều cây cao có thể học sinh leo trèo bị ngã gãychân, gãy tay rất nguy hiểm Trường nằm gần vì vậy rất dễ xảy ra tai nạngiao thông nếu các em học sinh không chấp hành tốt luật giao thông đường bộ
2.2.2 Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việcthực hiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”
Qua thực tế tôi nhận thấy hầu hết cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhàtrường có ý thức cao trong việc giáo dục các em thực hiện bảo vệ môi trườngthông qua các bài giảng có tích hợp giáo dục môi trường, thông qua các hoạt độngthực tế như trực nhật, vệ sinh làm sạch đẹp trường lớp …
Các hoạt động phối hợp của các đòan thể trong nhà trường với giáo viên chủnhiệm để thực hiện nội dung trên khá đa dạng Cụ thể như giáo dục học sinh thôngqua sinh hoạt dưới cờ, phòng chống dịch bệnh, qua các hoạt động lao động định
kỳ, thường xuyên, các hội thi về an toàn giao thông, thi vẽ tranh về môi trường …qua đó đa số các em học sinh thực hiện tốt việc giữ gìn môi trường, bảo vệ, giữ gìntrường lớp sạch, đẹp
Tuy nhiên kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tainạn thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế Cụ thể nhưhầu hết khi hỏi các em học sinh “Để giữ gìn trường lớp sạch, đẹp em phải làmgì?” thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường
Trang 9… tuy thực tế các em biết nhưng một số em vẫn không thực hành những nộidung đã trả lời
Ví dụ: Một số em ăn quà xong bỏ bọc ni lông, giấy gói xuống sân trườnghay vào gốc cây thay vì bỏ vào thùng rác, một số em còn vẽ bậy lên tường, ăn kẹocao su nhả bã kẹo bừa bãi… tương tự trong việc thực hiện Luật giao thông đường
bộ, khi hỏi các em là “Em hãy cho biết đi bộ tham gia giao thông như thế nào làđúng?”, các em trả lời đúng hết và rất nhanh tuy nhiên khi ra các đường các emvẫn đi theo hàng hai, hàng ba…
Việc giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống của giáo viên bên cạnhnhững ưu điểm cũng còn có những mặt hạn chế, cụ thể là chưa lưu ý đến giáo dụchành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lýthuyết trên lớp học Chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành”
2.2.1 Biện pháp
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thựchiện nội dung xây dựng trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đưa ra một sốbiện pháp trọng tâm nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nộidung này
a Xây dựng kế hoạch
Trường lớp “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” là một trong 5 nội dung của phongtrào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Vì vậy sau khi xâydựng kế hoạch và ban chỉ đạo “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tíchcực” tôi đã phân công trách nhiệm từng thành viên để thực hiện từng tiêu chí cụthể
Với tiêu chí “xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn” tôi đã phân côngphó hiệu trưởng 2 phụ trách Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếuniên có trách nhiệm phối hợp, các tổ khối đôn đốc chỉ đạo giáo viên trong tổ thựchiện theo kế hoạch
Trang 10Tiến hành phổ biến, quán triệt trong hội đồng giáo viên, học sinh và trongcuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm về mục đích, ý nghĩa, vai trò của việc xây dựngtrường học “Xanh, sạch, đẹp, an toàn” Thành viên phụ trách từng tiêu chí xâydựng kế hoạch thực hiện tiêu chí và đề ra các biện pháp thực hiện cụ thể cho tiêuchí được phân công và có báo cáo hàng tháng, học kỳ, năm học nội dung đượcphân công thực hiện Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nộidung để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:
- Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi Đảm bảonhà vệ sinh sạch sẽ
- Học sinh trồng, chăm sóc cây xanh trong lớp và trang trí lớp học
- An toàn giao thông khu vực cổng trường
Việc xây dựng, phổ biến, quán triệt kế hoạch và phối hợp thực hiện là bước
đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra Vì qua việc làmnày mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai tròtrách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao Từ nhận thứcđúng sẽ đi đến hành động đúng
b Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh
Tuyên truyền giáo dục là một phương pháp không thể thiếu trong quà trìnhgiáo dục, nó có vai trò và tác dụng lớn góp phần thực hiện thành công nội dunggiáo dục Trong đó Đội thiếu niên là trung tâm, công tác này được giao cho giáoviên Tổng phụ trách Đội trực tiếp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức thựchiện
Công tác tuyên truyền giáo dục được thực hiện với các hình thức cụ thể:Tuyên truyền trong buổi nói chuyện dưới cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá,nhắc nhở, khen thưởng, động viên; thi vẽ tranh chủ đề về môi trường, an toàn giaothông
Tuyên truyền thông qua chương trình phát thanh măng non, trong sinh hoạtSao nhi đồng, sinh hoạt Đội; Giáo viên nhắc nhở trong sinh hoạt lớp, trong việc
Trang 11giáo dục kỹ năng sống và họat động ngòai giờ lên lớp và lồng ghép vào nội dungcác môn học.
Tổ chức Ngày hội vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, antoàn giao thông
Phát động cho học sinh trồng, chăm sóc cây xanh trong lớp và tự trang trílớp học
Nâng cao tính hấp dẫn, sáng tạo của tuyên truyền trực quan nhà trường tăngcường việc thực hiện hệ thống pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu , tranh các em
tự vẽ về các đề tài trong các hội thi vẽ tranh của trường ở các vị trí phù hợp, dễnhìn tại sân trường để tuyên truyền về xây dựng trường xanh, sạch đẹp, an toàn vớicác nội dung về an toàn giao thông; phòng chống ma túy; phòng chống dịch bệnh;giữ vệ sinh môi trường; tiết kiệm năng lượng; chăm sóc bảo vệ cây trồng; xâydựng giao tiếp thân thiện, văn hóa trong trường học Tổng phụ trách Đội và giáoviên trực tiếp tuyên truyền cho các em hiểu ý nghĩa của các khẩu hiệu và hướngdẫn các em thực hiện theo
Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tácđộng vào ý thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng
em học sinh Học sinh thông qua tuyên truyền giáo dục ý thức các em sẽ thực hiệntheo nội dung tuyên truyền một cách nghiêm túc từ đó hình thành đạo đức trongcác em
c Tổ chức, thực hiện các phong trào
Kết hợp với công tác tuyên truyền nhà trường phối hợp thêm nhiều các biệnpháp giáo dục khác để thực hiện nội dung đã đề ra
* Phong trào “Sân trường em không có rác”
Sân trường có thể nói là bộ mặt của nhà trường, sân trường sạch hay bẩn nóphản ánh một phần nội dung giáo dục môi trường của trường đó đã đạt hiệu quảhay chưa
Trang 12Để thực hiện phong trào này nhà trường bố trí hợp lý các giỏ đựng rác,thùng đựng rác tại sân trường, trên các phòng học, hành lang Ở từng thùng đựngrác được dán các khẩu hiệu tuyên truyền như “ Hãy bỏ rác đúng nơi qui định”, “Bỏrác vào giỏ”, “Giữ gìn trường em xanh, sạch, đẹp” … hợp đồng xe chở rác để chởrác sau khi đã tập trung rác vào khu chứa.
Liên đội tổ chức cho đội viên đăng ký không vứt rác bừa bãi với phụ tráchchi đội; các em nhi đồng đăng ký với anh chị phụ trách của từng sao
Đội sao đỏ làm nhiệm vụ theo dõi, giám sát, theo dõi tình hình thực hiện củacác bạn mình, kiểm tra và nhắc nhở các lớp làm vệ sinh đúng thời gian, đúng khuvực quy định Kịp thời phát hiện, nhắc nhở những bạn thực hiện chưa tốt, tổng hợpbáo cáo với tổng phụ trách với giáo viên chủ nhiệm có học sinh vi phạm Trừ điểmthi đua của lớp chịu trách nhiệm khu vực được giao nếu để dơ bẩn
Qua việc thực hiện phong trào đã mang lại hiệu quả thiết thực, các em họcsinh bỏ rác đúng nơi qui định, sân trường luôn được giữ gìn sạch đẹp
* Phong trào “Nhà vệ sinh của em sạch sẽ”
Vấn đề nhà vệ sinh trường học là một vấn đề nổi cộm của trường học trongthời gian vừa qua Vì vậy nhà trường đặc biệt chú ý kiểm tra đôn đốc và chỉ đạothực hiện ráo riết nội dung này
Việc làm đầu tiên là xây dựng qui định sử dụng công trình vệ sinh của họcsinh với các nội dung cụ thể như học sinh đi đúng nơi vệ sinh dành cho nam, nữ
Đi tiểu: đúng nơi qui định, tiểu xong múc nước dội sạch, rửa tay sạch sẽ; đi đạitiện: vào khu vực qui định và đóng cánh cửa, đi đại tiện đúng lỗ, sử dụng giấy vệsinh phải bỏ vảo sọt đựng, xả nước khi đi đại tiện, rửa tay sạch sẽ … Thực hiệntranh có khẩu hiệu tuyên truyền được dán ngay tại các khu vệ sinh của học sinh
Chỉ đạo giáo viên tăng cường giáo dục ý thức chấp hành nội qui sử dụngcông trình vệ sinh, tạo thành thói quen có văn hóa khi đi vệ sinh
Kiểm tra, nhắc nhở thường xuyên việc quét dọn nhà vệ sinh của nhân viênphục vụ, đảm bảo không để nhà vệ sinh dơ bẩn Ít nhất một ngày phải thực hiện
Trang 13bốn lượt vệ sinh, cụ thể là sau giờ ra chơi buổi sáng, sau giờ ra chơi buổi chiều vàkhi học sinh tan học.
Qua việc thực hiện phong trào thì nhà vệ sinh của nhà trường luôn được vệsinh sạch sẽ
* Phong trào “Trồng cây xanh, trang trí lớp học thân thiện”
Không chỉ chú trọng phát triển mảng xanh trong khuôn viên trường, xâydựng môi trường học tập hiệu quả còn được đặt ra ở từng lớp học và nhiệm vụ này
do chính giáo viên, học sinh đảm nhận
+ Mảng xanh trong lớp: Nhà trường phát động các lớp trồng cây xanh vàtrang trí trong lớp học Giáo viên, học sinh tìm cây xanh, hoa lá trang trí trong lớphọc Tạo và rèn luyện cho học sinh thói quen quan tâm đến môi trường, yêu thiênnhiên
+ Trang trí lớp học thân thiện: Sự trang trí trong một phòng học tạo nên mộtkhông gian thoáng đãng, hài hoà và rất ấn tượng; Kết hợp giữa làm đẹp cảnh quanlớp học với yêu cầu phục vụ học tập của học sinh Nhà trường định hướng cho cáclớp trang trí có những nét chung, đảm bảo đặc thù của lớp học nhưng vẫn có nhữngnét riêng của mỗi lớp, tránh rườm rà, phản tác dụng Trong mỗi lớp đều có bảngghi thời khóa biểu của lớp, có “Vườn kiến thức” trong đó chia ra nhiều ô như Khoahọc tự nhiên, Khoa học xã hội, hiểu biết chung để học sinh cập nhật kiến thứctrọng tâm hàng ngày vào đó; có nội quy lớp học, có bảng thi đua, phê bình đểtuyên dương hoặc nhắc nhở các tập thể, cá nhân hàng tuần
Trang trí lớp học thân thiện đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng vàgiáo dục kỹ năng sống cho học sinh: Biết sống hợp tác, giúp các em tự tin, năngđộng trong học tập, sinh hoạt; đem đến niềm vui, thích thú, các em có cảm giáchưng phấn khi bước chân vào lớp học Hỏi một số học sinh lớp 4, 5, các em hàohứng bày tỏ: “Chúng em thích đến lớp ! Chúng em thấy yêu lớp của mình !” Rõràng các em đã thực sự coi lớp của mình như ngôi nhà thứ hai của mình, gần gũinhau hơn, chia sẻ cùng nhau, giúp nhau học tập