Chuyên đề Lịch sử Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong tiết học Lịch sử 6

36 1.1K 4
Chuyên đề Lịch sử Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong tiết học Lịch sử 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 I. PHẦN MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Trong những năm gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến chất lượng của bộ môn lịch sử. Rất nhiều học sinh, kể cả sinh viên nắm không vững kiến thức cơ bản, hoặc nhầm lẫn nhân vật lịch sử Trung Quốc với Việt Nam. Nhiều cuộc thi tìm hiểu lịch sử được tổ chức nhằm khơi gợi sự ham thích tìm hiểu lịch sử trong cộng đồng đã tạo được sự chú ý, thu hút nhiều người tham gia. Tuy nhiên trong các trường phổ thông, môn lịch sử chưa thực sự được quan tâm nhiều. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy hầu như các em không thích học môn lịch sử, vì đây là môn học có nhiều kiến thức, nhiều sự kiện lịch sử, khó học, khó nhớ. Mặt khác các em cho rằng không phải là môn học chính nên đầu tư nhiều thời gian cho các môn học khác như: Toán, Văn, Anh văn, Với những lý do trên, để nâng cao chất lượng dạy học và chất lượng bộ môn lịch sử, tôi đã chọn đề tài: “ Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực tronglịch sử ở lớp 6”. Làm thế nào để các em yêu thích môn lịch sử? Làm sao để các em biết được cội nguồn dân tộc ta trong quá khứ đã đấu tranh như thế nào, đã dựng nước và giữ nước ra sao? Biết bao chiến sĩ, đồng bào ngã xuống để hôm nay chúng ta có được một cuộc sống ấm no, tươi đẹp, giàu mạnh. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ phải làm gì để xây dựng đất nước và giữ nước như lời Bác dặn khi Người về thăm Đền Hùng năm 1954: “ Các Vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ lấy nước”. Là giáo viên đứng lớp, tôi thiết nghĩ ngoài phương pháp dạy học chung, thì mỗi giáo viên tùy theo kinh nghiệm và hiểu biết của mình, phải tự tìm tòi ra một số hướng đi thích hợp, hiệu quả để truyền lại kiến thức cho học sinh sao cho có kết quả Trường TH&THCS Đại Dực 1 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 tốt nhất và bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho các em. Như nhà chính trị Xi-xê-rông người Rô-ma cổ đại đã nói: “Lịch sử là thầy dạy cuộc sống” Vì vậy, trong dạy học lịch sử cần áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo cho học sinh, trong đó sử dụng một số biện pháp nhằm gây hứng thú trong giờ học lịch sử lớp 6 nói chung và học lịch sử trong trường trung học cơ sở nói riêng là một biện pháp hiệu quả và rất cần thiết. 2. Mục đích nghiên cứu. Tôi chọn đề tài này với mục đích là mong muốn đóng góp một vài kinh nghiệm của mình cùng với các thầy cô, anh chị và các bạn đồng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, hình thành cho các em tư duy sáng tạo, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, tìm tòi nghiên cứu nhằm tạo sự say mê, hứng thú yêu thích môn lịch sử hơn. 3. Thời gian và địa điểm. - Thời gian tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015. - Địa điểm: Trường TH&THCS Đại Dực, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh. 4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn . Kinh nghiệm của tôi một mặt để giúp cho mình tìm ra phương pháp giảng dạy Lịch sử hợp lí để học sinh thêm yêu thích học tập bộ môn. Học sinh vận dụng tốt các kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng học bài, làm bài, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, phát triển khả năng tư duy một cách tích cực.Từ đó học sinh biết liên hệ giữa quá khứ với hiện tại. Hiểu sâu sắc truyền thống lịch sử dân tộc để bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho học sinh. Như vậy các em sẽ hứng thú với môn học lịch sử, yêu thích bộ môn hơn. Không chỉ áp dụng cho học sinh khối 6, kinh nghiệm này còn có thể được áp dụng cho các khối lớp 7, 8, 9 để góp phần nâng cao hiêu quả giáo dục trong trường phổ thông. Trường TH&THCS Đại Dực 2 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 II. PHẦN NỘI DUNG 1. Chương I. Tổng quan. 1.1. Cơ sở lý luận Như ta đã biết lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, đặc thù của môn học lịch sử là phải tiếp cận nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử, không chỉ của dân tộc mà còn cả thế giới, từ cổ đại cho đến hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Vì vậy, đòi hỏi các em phải cần cù, say mê, và chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới đạt được kết quả cao. Vì thế mà bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở học sinh. Môn lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, xác định nhiệm vụ hiện tại có thái độ đúng đắn đối với sự phát triển trong tương lai. Nhưng những nhận thức, quan niệm sai lệch về ví trí, chức năng của khoa học lịch sử và môn lịch sử trong đời sống xã hội, trong giáo dục đã dẫn tới phương pháp nghiên cứu, học tập không đúng làm giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông, nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường học nói chung và trường THCS nói riêng. Vì vậy, trong chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo QĐ số 16/2006 của Bộ GD&ĐT ngày 5/6/2006 nêu rõ: “ Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện trường lớp, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niền vui, hứng thú học tập.” Trường TH&THCS Đại Dực 3 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Trong việc đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực, gây hứng thú cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi xét cho cùng công việc giáo dục phải được tiến hành trên cơ sở tự nhận thức, tự hành động. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và hành động của bản thân (tư duy và thực tiễn). Việc phát huy tính tích cực, khơi dậy sự hứng thú học tập, phát triển ý thức, ý chí, năng lực, bồi dưỡng, rèn luyện phương pháp tự học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục rất coi trọng việc dạy học lịch sử. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi về nội dung của bài học, về số lượng câu hỏi, bài tập, bài thực hành, sơ đồ, biểu đồ, lược đồ…Những sự thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tuợng học sinh, mà chất lượng của học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên. Nếu như trước đây việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học sinh bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới từng bộ phận. Chương trình học ở các bậc học để áp dụng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm, học sinh đóng vai trò chủ đạo trong tiết học thì người thầy người giáo viên soạn giảng phải có những phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp trong một tiết dạy nhằm phát huy tối đa tính tích cực chủ động của học sinh. Trường TH&THCS Đại Dực 4 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Vấn đề nghiên cứu của tôi tuy không mới song rất là cần thiết trong dạy và học môn lịch sử, đặc biệt là rất cần thiết đối với học sinh vùng cao – nơi nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực trong lịch sử ở lớp 6”.với mong muốn tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. 2. Chương 2. Nội dung vấn đề nghiên cứu. 2.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Trong những năm qua, bộ môn lịch sử được các cấp, các ngành quan tâm hơn như thường tổ chức thi tuyển sinh lớp 10, thi tốt nghiệp THPT. Được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của các cấp, ban ngành, đặc biệt là Sở Giáo dục & đào tạo, Phòng Giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các anh chị đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm. Giáo viên có đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, máy vi tính, đèn chiếu phục vụ cho việc giảng dạy. Nhà trường có kết nối internet nên việc truy cập thông tin về chuyên môn cũng có nhiều thuận lợi. Bản thân giáo viên có nhu cầu nghiên cứu, tìm tòi cái mới, cái hay trong bài giảng. Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập lịch sử, đó là điều cần thiết cho các em học tập ở trường và ở nhà. Bên cạnh những thuận lợi trên, mặc dù môn lịch sử có vai trò quan trọng nhưng trong thực tế, hầu như học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, là lớp đầu cấp nên năng lực tiếp thu còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nội dung và phương pháp dạy học mới “lấy học trò làm trung tâm”, nên chất lượng và hiệu quả thấp. Qua đợt kiểm tra khảo sát đầu năm ở lớp 6 tôi đang giảng dạy và thu được kết quả như sau: Trường TH&THCS Đại Dực 5 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % 6 (26 HS) 0 2 = 7,7% 14 = 53,9% 10 = 38,4 % 0 Tỷ lệ HS yếu khá cao là điều làm tôi rất lo lắng đến chất lượng bộ môn lịch sử. Theo tôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: - Giáo viên sử dụng phương pháp mới chưa phù hợp với các đối tượng học sinh. - Thiết bị dạy học, sách nghiên cứu rất ít chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn lịch sử 6 theo phương pháp mới. - Các giờ học lịch sử chưa gây được sự hứng thú cho học sinh. - Với đặc điểm của môn lịch sử 6 (1 tiết trong một tuần) thì 1 tiết dạy 45 phút như hiện nay, nếu không chuẩn bị, sắp xếp chu đáo sẽ không đạt được yêu cầu về hai phía cả thầy lẫn trò. - Các em học sinh lớp 6 mới chập chững từ bậc Tiểu học lên, cách học của bậc THCS còn khá mới mẻ và xa lạ với các em. Không như những môn học khác là học từ dễ đến khó còn đối với môn Lịch sử lại học từ xa đến gần. Như chúng ta đã biết những gì càng xa thì càng khó nhớ, cái gì càng gần thì càng khó quên, vậy mà các em học sinh lớp 6 lại học những gì đã diễn ra hàng vạn năm trước. - Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích môn lịch sử, nên ý thức học tập của các em chưa tốt. - Các em thấy khó nhớ các sự kiện, khó học và chán nản. - Một khó khăn nữa cũng ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả học tập của các em đó là kĩ năng làm bài. Hầu hết các em đều chưa biết cách làm bài nên kết quả bài làm trên giấy tương đối thấp. Trường TH&THCS Đại Dực 6 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 - Học sinh đến học từ nhiều cơ sở lẻ khác nhau nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Hầu hết các em còn rụt rè, kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiếp thu bài. - Nhận thức của nhiều phụ huynh Hs chưa cao, chưa có ý thức nhắc nhở con em mình học bài và chuẩn bị bài ở nhà Tuy còn nhiều khó khăn, song với trách nhiệm của người đứng lớp tôi luôn mong muốn học sinh tiếp thu bài tốt, đạt kết quả cao. Vì vậy, tôi đã cố gắng nghiên cứu thực hiện đề tài của mình. 2.2. Các giải pháp Xuất phát từ thực tế bộ môn và quá trình giảng dạy của mình, tôi thấy giáo viên cần đầu tư, tìm tòi, nghiên cứu và sử dụng các phương pháp phù hợp. Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như: Tạo tình huống, đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, cặp đôi, trực quan, tạo trò chơi, bài giảng điện tử…không chỉ giúp các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức mà còn tạo nên một không khí thoải mái, gần gũi, nhẹ nhàng, sôi nổi, để lôi cuốn học sinh nhằm phát huy tính tích cực, say mê, hứng thú hơn trong tiết học lịch sử. Có như vậy học sinh mới yêu thích và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn. Có nhiều biện pháp phát huy tính tích cực nhằm tạo sự hứng thú học tập của học sinh. Trong khuôn khổ của bài sáng kiến kinh nghiệm, qua nhiều năm dạy học, qua đồng nghiệp, bạn bè đặc biệt qua đợt thi giáo viên giỏi cấp trường. Tôi xin trình bày một số biện pháp mà bản thân đã sử dụng trong những năm qua và thu được kết quả hết sức khả quan. 2.2.1. Phương pháp tạo tình huống Ngay khi bắt đầu tiết học (bắt đầu giảng bài mới), giáo viên phải “nêu tình huống” có vấn đề, để giới thiệu bài mới, nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và tạo sự hấp dẫn cho bài học. Ví dụ1: Bài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta Trường TH&THCS Đại Dực 7 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Trước khi bắt đầu bài học, tôi cho học sinh quan sát vị trí của Việt Nam trên bản đồ thế giới và giới thiệu mở bài : Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Châu Á gần gũi với quê hương loài người. Lịch sử Việt Nam hình thành và phát triển khá sớm, là cái nôi của loài người. Vậy con người xuất hiện ở Việt Nam như thế nào? Cuộc sống của họ ra sao? Đó là nội dung của bài học hôm nay. Ví dụ 2: Bài 12. Nước Văn Lang Sau khi kiểm tra bài cũ, tôi cho học sinh xem hình ảnh về lễ hội ở đền Hùng (Phú Thọ), rồi đọc 2 câu ca dao để giới thiệu bài mới: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3” Câu ca dao trên nói lên điều gì? Nhớ ơn tổ tiên cội nguồn dân tộc. Giổ tổ ở trên là giỗ ai? Hùng Vương là người có công dựng nước Văn Lang: Nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Vậy Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Được thành lập ra sao? Tổ chức nhà nước như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 2.2.2. Sử dụng phương pháp tích hợp môn học Môn lịch sử 6 có liên quan kiến thức với các môn học như: Văn học, Địa lý, Giáo dục công dân…đặc biệt là môn Văn học. * Những câu chuyện truyền thuyết Các tác phẩm văn học bằng những hình tượng cụ thể đã tác động mãnh mẽ, đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, góp phần quan trọng làm cho bài học lịch sử sinh động, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của học sinh. Giáo viên có thể sưu tầm, lồng ghép vào bài giảng, làm cho bài giảng thêm sinh động, dễ nhớ, dễ hiểu. Ví dụ 1: Bài 12. Nước Văn Lang - Khi miêu tả nghề nông trồng lúa nước ở ven sông gặp khó khăn do lũ lụt, giáo viên liên hệ đến câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh rồi đặt câu hỏi: Theo em, truyền Trường TH&THCS Đại Dực 8 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta hồi đó? (Hoạt động chống thiên tai lũ lụt). Giáo viên hỏi tiếp: Chi tiết nào trong chuyện nói lên hoạt động chống lũ lụt? (Khi Thủy Tinh dâng nước lên thì Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước) - Khi dạy đến các bộ lạc liên kết lại với nhau để chống ngoại xâm thì giáo viên liên hệ đến chuyện Thánh Gióng. Giáo viên hỏi: Chuyện Thánh Gióng nói lên điều gì? (Nói lên ý thức của các bộ lạc liên minh chống ngoại xâm để tự vệ). - Hay khi dạy tới mục Nước Văn Lang thành lập giáo viên liên hệ đến sự tích Âu Cơ – Lạc Long Quân (Năm mươi người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, phong người anh cả lên làm vua lấy tên là Hùng Vương, lập ra nhà nước Văn Lang). Ví dụ 2: Bài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang. Khi dạy tới mục 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới? Giáo viên liên hệ đến chuyện: Trầu cau, chuyện Bánh chưng, bánh giày để nói lên phong tục tập quán của nhân dân ta hồi đó tục ăn trầu – nhuộm răng, tục cưới hỏi, làm Bánh chưng – bánh giày trong ngày tết để thờ cúng tổ tiên, núi, sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước…. đây chính là bản sắc văn hóa của dân tộc ta. * Những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, thơ ca Các câu danh ngôn ca dao, tục ngữ, thơ ca trong văn học cũng đã tác động mãnh mẽ, đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, góp phần quan trọng làm cho bài học lịch sử thêm sinh động, dễ nhớ, hấp dẫn, tạo sự hứng thú học tập của học sinh và giáo dục lòng tự hào dân tộc, yêu quê hương đất nước. Ví dụ: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử Cuối bài học, giáo viên giải thích câu danh ngôn của nhà chính trị Xi-xê-rông người Rô- ma cổ đại: “ Lịch sử là thầy dạy cuộc sống”. Ý nói cần thiết phải học lịch sử. Bài 12. Nước Văn Lang Trường TH&THCS Đại Dực 9 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Giáo viên giải thích câu danh ngôn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “ Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói này có nghĩa là Bác muốn nhắc nhở thế hệ trẻ biết ơn các vua Hùng có công dựng nước, mà ra sức học tâp, phấn đấu để sau này có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ đất nước. Hay để giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh về công lao của các Vua Hùng, giáo viên liên hệ đến câu ca dao: “ Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. 2.2.3. Sử dụng phương pháp đàm thoại Đây là phương pháp dùng lời nhưng dưới hình thức trao đổi qua lại giữa thầy và trò. Thường giáo viên là người chủ động đề ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời. Với những câu hỏi theo cấp độ nhỏ, trong đó thầy hỏi với mục đích vừa kích thích học sinh suy nghĩ, vừa dẫn dắt, gợi ý để học sinh trả lời. Trong quá trình giải đáp, những chỗ nào học sinh có thiếu sót, lúc đó giáo viên mới bổ sung hoặc đặt ra câu hỏi gợi ý. Ví dụ 1. Bài 4. Các quốc gia cổ đại Phương Đông. Khi dạy mục 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Giáo viên đặt các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời: Hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu? Trả lời: Ở lưu vực các con sông lớn. Hỏi: Vì sao các quốc gia đó lại ra đời ở lưu vực các dòng sông? Trả lời: Đất đai màu mỡ, phì nhiêu, thuận lợi cho cuộc sống của con người. Hỏi: Với việc ra đời ở lưu vực các con sông thì các quốc gia phương Đông phát triển nền kinh tế gì? Trả lời: Kinh tế nông nghiệp. Hỏi: Em hãy liên hệ đến nền kinh tế nước ta. Trường TH&THCS Đại Dực 10 Phùng Hải Yên [...]... phát huy phương pháp ứng dụng CNTT), nhằm thu hút sự chú ý của học sinh Nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lịch sử III PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1 Kết luận: Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học lịch sử được vận dụng trong các tiết dạy sẽ đạt được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng... các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 - Đọc trước bài 13 và trả lời câu hỏi SGK V Rút kinh nghiệm: - Thời gian: - Nội dung: - Phương pháp: - Sử dụng thiết bị, đồ dùng: Trường TH&THCS Đại Dực 33 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch. .. liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử * Đối với Phòng giáo dục: Tổ chức những hội thảo, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm, các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử Trường TH&THCS Đại Dực 23 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Trên đây là một số kinh... TH&THCS Đại Dực 18 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết, không chỉ nhằm mục đích giải trí cho học sinh mà còn tạo nên một không khí hăng say học tập, các em có thể độc lập suy nghĩ tìm tòi hoặc phối hợp với các bạn trong nhóm để có đáp án nhanh... Trường TH&THCS Đại Dực 15 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 2.2 .6 Phương pháp lập biểu đồ, niên biểu, so sánh Đây là phương pháp hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian, đồng thời nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện cơ bản của một gian đoạn lịch sử Chúng ta có thể sử dụng 2 loại niên biểu: * Niên biểu... Dực 16 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Quyền hành của Vua ……………………… ………………………… … Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 4 (Các quốc gia cổ đại phương Đông), bài 5 (Các quốc gia cổ đại phương Tây) Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh sự khác nhau giữa nhà nước cổ đại phương Đông và nhà nước cổ đại phương Tây Phương Đông Phương. .. trong dạy học lịch sử ở lớp 6 - Giáo viên dạy môn Lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy - Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực (cần phát huy phương. .. cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi so với đầu năm đã tăng lên đáng kể, tỉ lệ học sinh yếu đã giảm Qua đây, tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhằm tạo sự hứng thú trong học lịch sử lớp 6 mà tôi đang thực hiện đã đem lại kết quả bước đầu hết sức khả quan Tôi sẽ tiếp tục thực hiện phương pháp phát huy tính tích cực trong các năm học tiếp theo 2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm... Cuốn Phương pháp dạy học Lịch sử Phan Ngọc Liên Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội 2002 2 Sách giáo khoa, Sách giáo viên Lịch sử - Lớp 6 Nhà xuất bản giáo dục năm 2010 3 Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn lịch sử trung học cơ sở Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2010 Trường TH&THCS Đại Dực 25 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong. .. đều được các thầy, cô giáo dự giờ và đánh giá tiết dạy tốt, sôi nổi, học sinh học tập rất tích cực Kết quả đạt được cuối kì I như sau: Giỏi Tỷ lệ % 6 ( 26 HS) Khá Tỷ lệ % 1 = 3,8% 10 = 38,5% 14 = 53,9% Trường TH&THCS Đại Dực TB Tỷ lệ % 21 Yếu Tỷ lệ % 1 = 3,8% Kém Tỷ lệ % 0 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Từ kết quả . TH&THCS Đại Dực 8 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh nói lên hoạt động gì của. Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 Giỏi Khá TB Yếu Kém Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % 6 ( 26 HS) 0. thấp. Trường TH&THCS Đại Dực 6 Phùng Hải Yên Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở lớp 6 - Học sinh đến học từ nhiều cơ sở

Ngày đăng: 04/01/2015, 16:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Mục đích nghiên cứu.

  • 3. Thời gian và địa điểm.

  • 4. Đóng góp về mặt lí luận, thực tiễn.

  • II. PHẦN NỘI DUNG.

  • 1. Chương 1: Tổng quan.

  • 1.1. Cơ sở lí luận.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan