BÀI 3KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC... Phân tích, đánh giá được lợi ích của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh, giáo
Trang 1BÀI 3
KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI
SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC
Trang 2MỤC TIÊU
Học xong bài này học viên có khả năng:
Hiểu được khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực.
Phân tích, đánh giá được lợi ích của biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh, giáo viên, gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Trang 3NỘI DUNG
1 Khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực
2 Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh và giáo viên
3 Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với gia đình, nhà trường, cộng đồng
Trang 4Hoạt động 1:
Tìm hiểu về giáo dục kỷ luật tích cực
Mục tiêu
Học viên tìm hiểu, phân tích và phát biểu được khái niệm giáo dục kỷ luật tích cực
Trang 5Nghiên cứu điển hình câu chuyện “ Cái áo mưa bị mất”
1 Trong tình huống trên, giáo viên đã chọn cách ứng
xử nào khi học sinh mắc lỗi?
2 Hãy nhận xét cách ứng xử của người giáo viên trong câu chuyện trên?
3 Hiệu quả của biện pháp giáo dục mà giáo viên đã
thực hiện là gì?
4 Có thể coi những biện pháp giáo dục kỷ luật của GV trong bài viết trên là những biện pháp GDKL tích cực không? Tại sao?
5 Hãy đưa ra khái niệm về GDKLTC?
Trang 6Kết luận
Giáo dục kỷ luật tích cực là giáo dục kỷ luật dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ; không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của trẻ ; có sự thỏa thuận giữa người lớn – trẻ em và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ em.
Trang 7Hoạt động 2:
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC
đối với học sinh, giáo viên
Mục tiêu
Phân tích, đánh giá được lợi ích của giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh và giáo viên.
Trang 8Sắm vai theo tình huống “ Phụ lục 3.2”
Thảo luận chung cả lớp:
1 Những học viên đóng vai học sinh phát biểu cảm xúc của mình về cách ứng xử của giáo viên trong tình huống trên.
2 Những học viên quan sát nhận xét và bình luận về cách ứng xử của giáo viên
Trang 9Kết luận
Nếu giáo viên tổ chức lớp học bằng biện pháp giáo dục
kỷ luật tích cực, học sinh sẽ:
1 Có nhiều cơ hội chia sẻ, bày tỏ cảm xúc, được mọi
người quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến.
2 Tích cực, chủ động hơn trong học tập
3 Tự tin trước đám đông.
4 Phát huy được khả năng của cá nhân.
Trang 10Các giáo viên trong các tình huống sắm vai phát biểu cảm xúc của mình khi xử lí các tình huống trên
Trang 11Kết luận
được những kết quả tốt đẹp sau:
1 Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật Từ đó giáo viên tạo được sự tin
tưởng nơi học sinh, được học sinh tôn trọng và quý mến.
2 Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò.
3 Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
4 Được sự đồng tình, ủng hộ từ phía gia đình học sinh và xã hội.
Trang 12Hoạt động 4:
Lợi ích của việc sử dụng các biện pháp GDKLTC đối
với gia đình, nhà trường và cộng đồng
Mục tiêu
Phân tích, đánh giá được lợi ích của giáo dục kỷ luật
tích cực đối với gia đình, nhà trường và cộng đồng
Trang 13Mỗi nhóm h ãy vẽ một bức tranh theo trí tưởng tượng về một cộng đồng với những công dân được giáo dục kỷ luật tích cực
Trang 14Kết luận
Lợi ích của giáo dục kỷ luật tích cực đối với
gia đình, cộng đồng, xã hội:
1 Có được những công dân tốt, giàu khả năng phục vụ, công hiến cho gia đình và xã hội trong tương lai.
2 Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, bạo hành, bạo lực.
3 Các khoản chi phí để chăm sóc, điều trị và trợ giúp gia đình trẻ sẽ được dành phục vụ, nâng cao đời sống cộng đồng, xã hội.
4 Gia đình hạnh phúc, xã hội phồn vinh