1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

51 220 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

SKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰCSKKN SKKN XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

Trang 1

B BÁO CÁO SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG QUẢN LÝ LỚP HỌC BẰNG CÁC

BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC

TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mụcđích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và ngườiđược giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người Giáo dục làquá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi nhằm hình thànhniềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xãhội

Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ravốn bản chất là tốt, nhưng chỉ sau do ảnh hưởng của giáo dục và môi trườngsống cùng sự phấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những conngười thiện, ác khác nhau Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhânchi sơ, tính bản thiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết,bài nói chuyện Theo chủ tịch Hồ Chí Minh con người sinh ra bản chất là tốt,song trong xã hội luôn có thiện và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng

có thiện và ác Cái ác có là do ảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗingười Do đó, giáo dục làm một nhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biếnđổi dần dần tính cách con người, hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhâncách tốt đẹp, xây dựng một xã hội với những con người có ích và hướng thiện

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng ngườikhông chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng, toàndân ta nói riêng Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “quốc sách hàngđầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sựphát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quảcủa hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm nămtrồng người” Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệthông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết Làmthế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế

Trang 2

nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệmchung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt làcủa người giáo viên chủ nhiệm lớp – người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếpxúc với các em học sinh Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh,người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người màcác em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹkhông ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp tôi rất mong muốn học trò của mình lànhững con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin,năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xãhội

Giáo viên chủ nhiệm lớp có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hìnhthành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài vềđạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh hoànthiện nhân cách của mình

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh xuyênsuốt tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theo dõi các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp, trong giờ ra chơi, trong các buổi lao động vệ sinh trườnglớp, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…và cả hoạt động học tập ở nhàcủa học sinh Vì vậy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp rất nặng nề, rấtvất vả và vô cùng phức tạp

Tôi thấy ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp,chất lượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau Nhưng tại sao đến cuốinăm, chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn sovới các lớp khác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại cótới 2, 3 học sinh bỏ học, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vậnđộng đi học trở lại được Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủnhiệm lớp tạo ra Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâmvới học sinh của mình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút họcsinh đến lớp, làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảmthấy “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

Trang 3

Mặt khác, trong thực tế, không phải giáo viên nào cũng theo học sinh củamình từ lớp này lên lớp khác Vì vậy, mỗi năm lên lớp, các em lại được học vớimột thầy (cô) khác nhau Nếu giáo viên lớp dưới làm tốt công tác chủ nhiệm, xâydựng tốt nề nếp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩnăng sống cơ bản khác; nhưng lên lớp trên, giáo viên chủ nhiệm lớp không duytrì, không phát huy thì rồi nề nếp lớp học và chất lượng học tập của học sinh sẽ

ra sao? Do vậy, công tác chủ nhiệm lớp phải được thực hiện đồng bộ từ lớp đầucấp đến cuối cấp Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách vàcác kĩ năng sống của học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú y xây dựng,rèn dũa ngay từ lớp 1 và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên

Bản thân tôi đã liên tục nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp Có nămcông tác chủ nhiệm của tôi rất nhẹ nhàng vì giáo viên lớp dưới đã làm tốt côngtác chủ nhiệm lớp Tôi chỉ việc phát huy và sáng tạo thêm theo mục tiêu phấnđấu của mình Nhưng cũng có năm, tôi rất vất vả với công tác chủ nhiệm đầunăm Tôi phải xây dựng lại từ đầu nề nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách baobìa dán nhãn, cách trình bày trong vở, cách làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui củalớp,…và phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn những sai sót của học sinh nên cólúc rất căng thẳng, mệt mỏi

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp phảidành nhiều thời gian quan tâm đến lớp, đến các diễn biến bên ngoài lớp học phảigiải quyết nhiều mâu thuẫn, đôi lúc gặp nhiều khó khăn vì gặp phải học sinh cábiệt hoặc phụ huynh học sinh không hợp tác Vì vậy, tôi khẳng định rằng côngtác của giáo viên chủ nhiệm lớp là cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyếtđịnh chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Liên tục nhiều năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số100%, chất lượng học tập cũng như hạnh kiểm của học sinh luôn dẫn đầu trongkhối và trong toàn trường Năm học này tôi chuyển công tác từ một trườnghuyện đến công tác tại trường THCS Tô Hiệu, trường mới đồng nghiệp mới, họcsinh mới nên có nhiều bỡ ngỡ BGH nhà trường tin tưởng phân công tôi tiếp tụclàm công tác chủ nhiệm lớp 7A1, khi tiếp nhận lớp tôi đã rất lo lắng vì học sinh ở

Trang 4

trường cũ của tôi là học sinh nông thôn, các em chân chất, mộc mạc và lành hơnhọc sinh ở trường mới Đặc biệt khi tiếp nhận và tìm hiểu tôi mới thấy học sinh ởlớp tôi chủ nhiệm nói riêng và ở trường THCS Tô Hiệu nói chung có hoàn cảnhkhác so với các trường lân cận, đa số học sinh là con em gia đình lao động nghèo

và công nhân, bố mẹ các em mải lao động mưu sinh nên chưa có thời gian quantâm nhiều đến con em mình Nhiều em như cái cây tự nhiên không được uốnnắn, rèn dũa nên đến trường chưa chấp hành tốt nội quy của trường, của lớp học.Bên cạnh đó, vì tôi là giáo viên mới chuyển đến nên các em có tâm lý dò xét,chưa tin tưởng và hợp tác Cùng với nhà trường, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo

bộ môn trong lớp tôi đã mạnh dạn phát huy kinh nghiệm chủ nhiệm của mình vàquản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong năm học từngbước tạo được niềm tin ở các em, xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, có nề nếpkỷ luật tốt, ý thức nề nếp tốt, kết quả học tập nâng cao…

Đó là lí do tôi chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số

kinh nghiệm xây dựng quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực” Mong được chia sẻ và nhận được những đóng góp chân tình từ các

thầy giáo, cô giáo

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP KĨ THUẬT

1 Mô tả giải pháp kỹ thuật trước khi tạo ra sáng kiến

Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức củangười dân được cải thiện hơn, ai ai cũng từ chỗ “no cơm ấm áo” dần dần tiến tới

“ăn ngon mặc đẹp”, chăm lo cho tương lai con cái nhiều hơn; chính sách mở cửa,giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các nước cũng rất đa dạng Điều đó đã tác động ítnhiều đến sự nhận thức, hiểu biết của các học sinh chúng ta Cho nên ta dễ dàngnhận thấy rằng học sinh ngày nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biếthơn Đúng như ông cha ta đã từng nói: “Hậu sinh khả uý” Đây là một điều rấtđáng mừng vì: “Con hơn cha là nhà có phúc”

Tuy nhiên ta không thể không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường.Những cái xấu đã và đang len lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta Nó làm lu mờ lí trí, bôiđen nhân cách khiến những người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phảibăn khoăn, lo lắng Qua thực tế, ta nhận thấy đạo đức học sinh đang trên đà đi

Trang 5

xuống, đạo hiếu, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” dường như bị xem nhẹ, quan

hệ giữa người với người dần theo kiểu: “Tiền, tiền và tiền” Rồi các tệ nạn xã hộinhư lưu truyền, tiếp xúc văn hóa phẩm đồi trụy, cờ bạc, ma túy …có thể nói làđầy rẫy trước mắt Đau lòng hơn nữa là có những học sinh xem thường, vô lễ,thậm chí chống đối lại thầy cô giáo đang dạy mình ….mà đằng sau đó là một sựbao che dung túng của gia đình Thực trạng này luôn là rào cản, gây khó khăncho những người làm công tác chủ nhiệm lớp Bởi vì người giáo viên chủ nhiệmđâu chỉ là quản lí các em mà còn phải dạy dỗ, phải chịu trách nhiệm về mặt họctập, đạo đức của các em Tôi thường nói với các em rằng: Các em là những cáicây còn non, còn người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha

mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳngthắn, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bãotáp của cuộc đời Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vôcùng nghiêm túc

Khi tiệp nhận làm công tác chủ nhiệm lớp 7A1 trong tháng 8, vừa dạy ôntập kiến thức cho các em, tôi tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các em, tính cáchcủa các em, lực học của các em, 100% số học sinh lớp 7A1 là con em gia đìnhlao động nghèo và công nhân, bố mẹ các em mải lao động mưu sinh nên chưa cóthời gian quan tâm nhiều đến con em mình, trong thời gian nghỉ hè các em tự do

đi chơi, không được tổ chức, hoặc tham dự các hoạt động lành mạnh ở các trungtâm văn hóa Thanh Thiếu Niên mà ở các quán Internet Các em nam thì chơi cáctrò chơi điện tử như: Đế chế; Phong vân truyền kỳ; Avata, Chiến thần…, các em

nữ thì mê mạng xã hôi facebook đó là thế giới ảo đầy hấp dẫn Các em chưa có ýthức tự giác học tập, rèn luyện, còn ỷ lại, không có kế hoạch ôn tập trong thờigian nghỉ hè nên các kiến thức Toán lớp 6 nhiều em quên hết, bài tập về nhà các

em không làm hoặc làm chống đối cho có, đến lớp các em còn bình luận về cáctrò chơi trong hè, khoe mình được xếp hạng bao nhiêu trong trò chơi, mình muađược gì trong thế giới ảo đó… Nhiều em đến trường chưa chấp hành tốt nội quycủa trường, của lớp học Và tôi là giáo viên mới chuyển đến nên các em có tâm

lý dò xét, chưa tin tưởng và hợp tác Nếu tôi làm lơ để các em tự do thoải máiđến lớp như thế thì khi vào năm học mới các em sẽ càng lơ là việc học và coi

Trang 6

thường GVCN Nên tôi sử dụng các biện pháp cứng rắn như yêu cầu học sinhthực hiện đúng nề nếp trang phục mới được vào lớp, làm lại bài tập về nhà cònthiếu … nhưng các biện pháp đó tôi thấy cũng không khả quan lắm Nếu khôngthay đổi nhận thức về cách hành vi, về nhiệm vụ học tập ở học sinh thì chắc chắncông tác chủ nhiệm của tôi sẽ không hoàn thành tốt được Vì vậy, tôi thấy mìnhphải có các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực để học sinh tự nguyện thực hiệntốt các nhiệm vụ học tập của mình, thực hiện tốt nội quy nhà trường, thay đổinhận thức và thấy được mặt trái của mạng xã hội hay hậu quả, tác hại của tròchơi điện tử Các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực sẽ góp phần hình thành vàphát triển nhân cách ở các em theo hướng tốt đẹp, phù hợp với đạo đức và chuẩnmực xã hội

2 Mô tả giải pháp kỹ thuật sau khi có sáng kiến

Vấn đề cần giải quyết là tôi phải tạo được niềm tin ở các em, làm thế nàođể các em tự giác thực hiện tốt nội quy của nhà trường, thực hiện tốt nhiệm vụhọc tập của mình, dần dần điều chỉnh các hành vi theo hướng tích cực Làm thếnào tôi quản lý, xây dựng tập thể lớp mà không phải quát mắng, hay trừng phạtthân thể các em? Đây là điều khó khăn và phức tạp, tôi cần thời gian để tìm hiểucác em, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, bạn bè, mong muốn của các em… Vìthế, tôi đã tìm đọc các tài liệu để tìm ra các phương pháp hợp lý, trao đổi vớiđồng nghiệp tìm ra hướng giải quyết … Nên tôi đặt ra các nhiệm vụ sau:

2.1 Xây dựng tập thể lớp học bằng biện pháp giáo dục tích cực

Việc xây dựng tập thể lớp học tốt tạo ra mối quan hệ thân thiện, cảmthông, gắn bó giữa giáo viên và học sinh trong quá trình giáo dục Một tập thểlớp tốt là môi trường lý tưởng để học sinh học tập và phát triển nhân cách Mộttập thể lớp tốt là một tập thể hướng tới và hoạt động dựa trên các giá trị như: tôntrọng, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, biết cáchgiải quyết các xung đột không bằng bạo lực … Học sinh có thể học từ một tậpthể lớp tốt những bài học đạo đức qua những tấm gương tốt của giáo viên và củacác bạn học sinh trong lớp Trong tập thể đó, học sinh có cơ hội được chia sẻ,bàn bạc, được thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc của mình về các nguyên tắc đạođức với sự khuyến khích, cảm thông và tôn trọng của thầy cô và bạn bè Trong

Trang 7

tập thể lớp đó không có trừng phạt thân thể và học sinh học cách giải quyết cácxung đột bằng hình thức thân thiện, tích cực, không bạo lực.

2.1.1 Các yêu cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp.

Giáo viên chủ nhiệm lớp, trước hết phải quản lý toàn diện lớp học, quản lýhọc sinh lớp học và cần nắm nắm vững:

- Hoàn cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh củalớp chủ nhiệm

- Hiểu biết những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độnhận thức, năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xãhội, bạn bè….)

- Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và khảnăng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt(học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt độngkhác…)

- Quản lý toàn diện đặc điểm học sinh của lớp, nắm vững mục tiêu đào tạo, giáodục cả về mặt nhân cách và kết quả học tập của học sinh, đồng thời nắm vữnghoàn cảnh của từng em để kết hợp giáo dục

Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa Hiệu trưởng (Ban giám hiệu), giữacác tổ chức trong trường, giữa các giáo viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủnhiệm Nói một cách khác, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện hai phía, mộtmặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, mặt khác đại diện chotập thể học sinh Với tư cách là sư phạm (đại diện cho tập thể các nhà sư phạm),giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp chủ nhiệm tất

cả yêu cầu, kế hoạch giáo dục của nhà trường tới tập thể và từng học sinh của lớpchủ nhiệm không phải bằng mệnh lệnh mà bằng sự thuyết phục, cảm hóa, bằng

sự gương mẫu của người giáo viên chủ nhiệm, để mục tiêu giáo dục được họcsinh chấp nhận một cách tự giác, tự nguyện Với kinh nghiệm sư phạm và uy tíncủa mình, giáo viên chủ nhiệm có khả năng biến những chủ trương, kế hoạch đàotạo của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp và của mỗi họcsinh

Trang 8

Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm lớp là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng củatừng học sinh của lớp phản ánh với hiệu trưởng, với các tổ chức trong nhà trường

và với các giáo viên bộ môn Có ý kiến cho rằng: để làm điều đó thì đội ngũ tựquản của học sinh có thể làm được không cần đến giáo viên chủ nhiệm Tấtnhiên ý kiến đó có phần đúng, song chưa đủ Phải thấy được quan hệ, vị trí củagiáo viên chủ nhiệm là người thường xuyên tiếp nhận được thông tin từ học sinhđể đảm bảo tính khách quan, tính trung thực của dư luận, ý kiến của một tập thểhọc sinh Khi tiếp nhận thông tin, người giáo viên chủ nhiệm lớp xử lí kịp thờingay thông tin với tư cách là nhà sư phạm, điều đó có tác dụng rất lớn Có không

ít thông tin, suy nghĩ của học sinh chỉ có thể tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, đó

là một thực tế

giúp các em giải tỏa những băn khoăn vướng mắc trong những quan hệ như vậy,không ai tốt hơn là giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm với tư cách là đại diện cho lớp còn có trách nhiệm bảo vệ,bênh vực quyền lợi mọi mặt học sinh của lớp Giáo viên chủ nhiệm là cố vấn tổchức hoạt động tự quản của tập thể học sinh, bởi vì:

- Học sinh trung học cơ sở là những em ở lứa tuổi vị thành niên Lứa tuổi đangmuốn khẳng định mình, giàu ước mơ, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tậpthể… Tuy nhiên, vẫn là lứa tuổi mong muốn lớn hơn khả năng, muốn khẳng địnhnhưng chưa đủ về mọi mặt kinh nghiệm, tri thức, chưa có kinh nghiệm sống Khi

có thành công thì dễ tự tin quá mức, ngược lại gặp những thất bại đầu tiên dễ daođộng, lòng tự tin bị giảm sút… Xuất phát từ những đặc điểm đó về tâm lý lứatuổi, việc định hướng giáo dục đối với học sinh trung học cơ sở là rất cần thiết

- Chức năng cố vấn có ý nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với giáo viên chủnhiệm vì chức năng cố vấn về bản chất là sự điều chỉnh, vai trò định hướng, điềukhiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học sinh, phát huy vaitrò chủ thể tích cực của học sinh trong giáo dục

- Cố vấn còn là quá trình điều khiển, định hướng của giáo viên chủ nhiệm đối vớihoạt động tự quản của tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm

Trang 9

không trực tiếp tham gia điều khiển công việc của lớp, không làm thay các emtrong mọi hoạt động.

Chức năng cố vấn thể hiện trước hết ở chỗ giáo viên chủ nhiệm bằng nghệ thuật

sư phạm kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh, phát triển tiềm năng trí tuệ vốn cócủa từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các giải pháp, cách thức tổ chứchoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường

- Cố vấn là sự điều chỉnh, điều khiển tư duy thái độ, tình cảm, hành vi, hoạt độngcủa học sinh.Ví dụ: góp ý kiến một chương trình hoạt động của lớp, hay của mộthọc sinh thì đã diễn ra quá trình vừa điều chỉnh vừa điều khiển

- Vai trò cố vấn đối với học sinh phải quán triệt được toàn diện nội dung giáodục, kế hoạch hoạt động của cá nhân và tập thể lớp chủ nhiệm bao gồm từ việchọc tập, rèn luyện đạo đức, văn hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạtđộng chính trị xã hội, quan hệ giao tiếp…diễn ra trong nhà trường và ngoài xãhội Giáo viên chủ nhiệm cần tư vấn trong quan hệ ứng xử xã hội, gia đình, cộngđồng và trong tình bạn, tình yêu, định hướng nghề nghiệp, việc làm của học sinh,đặc biệt đối với các lớp cuối cấp

- Giáo viên chủ nhiệm phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện mục tiêugiáo dục của lớp chủ nhiệm

- Hiệu quả của tổ chức giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm phụ thuộc không nhỏvào khả năng liên kết các lực lượng xã hội, phát huy tiềm năng của xã hội về mọimặt đối với công tác giáo dục

- Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện của lớp, của nhà trường, cộng đồng, gia đìnhhọc sinh… giáo viên chủ nhiệm tổ chức phối hợp với các lực lượng xã hội nhằmtạo ra sự thống nhất, có tác dụng đặc biệt quan trọng

- Liên kết các lực lượng xã hội trong giáo dục thế hệ trẻ là một nguyên tắc nhằmnâng cao hiệu quả giáo dục, để thực hiện tốt chức năng phối hợp lực lượng xãhội không ai thực hiện bằng giáo viên chủ nhiệm Phối hợp các lực lượng xã hộikhông chỉ dừng ở nhận thức, mà quan trọng hơn cả là xây dựng được chươngtrình kế hoạch hoạt động nhằm thống nhất, khép kín quá trình hoạt động, khônggian, thời gian tác động đến học sinh của lớp chủ nhiệm

2.1.2 Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người giáo viên chủ nhiệm

Trang 10

Để giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường hiện nay, giáo viên cầnphải kết hợp nhiều biện pháp nhằm giúp các em có hướng chuyển biến tốt hơn vềmặt học tập và thái độ, hành vi.

Một trong những biện pháp phản giáo dục đối với học sinh chưa ngoantrong nhà trường phổ thông hiện nay mà một số ít giáo viên còn dùng là hìnhphạt đánh, mắng, sỉ nhục học sinh, mặc dù biết rằng việc đánh phạt là sai với qu

y chế của ngành và sự vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người thầy.Nhưng vì một lúc nóng giận không kiềm chế được nên giáo viên đã trút lên họcsinh những lời lẽ và hành vi thô bạo Lúc đó, các em có vẻ sợ hãi và hứa khôngtái phạm nhưng thực sự biện pháp này không có tác dụng về lâu dài, đôi khi lạiphản tác dụng và hậu quả là nhiều giáo viên phải trả giá cho những hành độngnóng vội của mình Ngày nay, công nghệ thông tin đã làm cuộc sống kết nốithông tin gần hơn, nhiều học sinh bị thầy cô giáo mắng vì các sai phạm trên lớpthì ngay lập tức lên mạng xã hội như Facebook để chửi giáo viên, các học sinh cábiệt khác cũng vào đó bình luận (đa số là bình luận xấu về giáo viên), thậm chícác em có thể lên kế hoạch trả thù giáo viên như cố tình gây sự với giáo viên trênlớp để giáo viên nóng giận có những hành động không kìm chế, các em sẽ dùngđiện thoại ghi hình lại và tung nên mạng …

Bản thân tôi khi mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm đã có lần mắcsai lầm như thế Đó là năm thứ hai sau khi ra trường tôi được nhà trường giaonhiệm vụ làm chủ nhiệm lớp 9 và kiêm tổng phụ trách đội (thay cho thầy tổngphụ trách đi học trong một năm) Trong một lần trực trường sớm, tôi bắt gặp haihọc sinh lớp 6 đánh nhau trong lớp Tôi bắt gặp nên mời hai em vào phòng đội

và hỏi lý do nhưng em nào cũng bảo vệ là mình đúng tôi nóng giận nên đánh mỗi

em một roi Ngày hôm đó, một trong hai em này về phản ánh với phụ huynh.Sáng hôm sau, tôi đến trường trực sớm như thường lệ thì phụ huynh em học sinh

đó đưa con đi học và vào gặp tôi, có lời lẽ thiếu tôn trọng đối với tôi Nhưng xétmình có lỗi nên tôi đã xin lỗi phụ huynh và thừa nhận đã hành động sai vì nónggiận Qua sự việc đó, tôi đã bị nhắc nhở rút kinh nghiệm và để lại cho tôi bài họcthực tế sâu sắc: Trong hai em học sinh đánh nhau chỉ có một em có lỗi nhưng tôi

đã phạt cả hai em nên học sinh kia phản ứng là điều tất yếu Từ đó tôi luôn tự răn

Trang 11

mình: Phải lắng nghe nhiều hơn, không nổi nóng và tìm biện pháp khác để giáodục các em Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi đã rèn luyện, tôi đã trangbị cho mình những phẩm chất và kỹ năng cần thiết của người giáo viên chủnhiệm như:

 Có lòng kiên trì và nhẫn lại: Việc xây dựng tinh thần tập thể đòi hỏi cóthời gian, không thể một sớm, một chiều mà thực hiện được Người giáoviên chủ nhiệm hãy tỏ ra nhẫn nại, dịu dàng, mền mỏng với chính bản thânmình và những người khác, bởi vì giáo viên sẽ học được nhiều điều từ quátrình này

Ví dụ: Em Trần Quang Tùng là một học sinh cá biệt, đầu năm học rất hay

vi phạm kỷ luật, tôi răn đe cũng không được, khuyên bảo cũng khôngxong Trao đổi với phụ huynh em Tùng, sau đó em Tùng lại bị đánh phạtcũng không hiệu quả Tôi có chút thất vọng, rồi sau đó tôi từ từ quan sátbiểu hiện của em, hỏi thêm thông tin về em từ bạn bè trong lớp Tôi bắtđầu hiểu em hơn, gần gũi em nhiều hơn, thường xuyên động viên khi embị điểm kém, khi em mắc lỗi bị ghi sổ đầu bài Tình cảm cô trò xuất phát

từ đó, em nghe lời tôi hơn, càng ngày càng chịu khó học tập, hăng hái phátbiểu hơn, trong giờ toán tôi luôn gọi em khi em giơ tay, khen ngợi khi emtrả lời đúng, động viên em cố gắng hơn khi câu trả lời chưa đúng Sau họckỳ I, em tiến bộ rõ rệt, hòa nhập cùng tập thể lớp, tự giác học tập tất cả các

bộ môn Học kỳ I, em là học sinh trung bình nhưng sang học kỳ II em đãđạt học sinh tiên tiến Tôi thấy rất “Hạnh phúc” vì thấy được sự tiến bộvượt bậc của những học trò mình thương yêu

 Có lòng nhân ái: Tôi luôn nói với học sinh rằng không có ai biết được tất

cả mọi điều, không có người nào luôn đúng hoặc không bao giờ bị bối rối,mất bình tĩnh Vì thế khi mắc lỗi các em phải đối mặt, tự giác nhìn nhậnlại lỗi mình sai do đâu và tìm cách sửa chữa lỗi lầm đó Lòng nhân ái và

sự cởi mở đối với chính bản thân mình và những người khác sẽ giúp giáoviên có được tình thương và sự cảm thông từ những người xung quanh

 Biết tôn trọng những người ít tuổi hơn mình: Giáo viên chủ nhiệm chỉ cóthể xây dựng được tập thể lớp học tốt khi giáo viên biết tôn trọng học sinh

Trang 12

của mình Học sinh chắc chắn sẽ tôn trọng giáo viên khi giáo viên tôntrọng học sinh Các em sẽ quan tâm đến những người khác nếu biết rằngcác em cũng được mọi người quan tâm.

 Chân thành trong giao tiếp: Người giáo viên thực sự quan tâm tới học sinh

sẽ biết cách nói chuyện với chúng Thái độ giao tiếp chân thành, tôn trọng,cởi mở, thân thiện không mang tính mệnh lệnh, cứng nhắc Tìm hiểu vàquan tâm đến những suy nghĩ, cảm xúc của học sinh Dành thời gian nóichuyện với học sinh về những điều các em quan tâm Bằng cách đó, giáoviên không chỉ đáp ứng nhu cầu giao tiếp của học sinh mà còn nêu mộttấm gương cho học sinh về cách xử sự đối với những người xung quanh.Việc này, nhiều khi nhìn từ bên ngoài vào mọi người sẽ nghĩ như giáoviên và học sinh bằng vai phải lứa với nhau Nhưng theo tôi làm bạn vớicác em là cách tốt nhất hiểu được mong muốn của các em, biết đượcnhững ý định không tích cực của các em, từ đó có những sự can thiệp, góp

ý kịp thời…

 Tạo điều kiện cho việc xây dựng sự đoàn kết, gắn bó của học sinh: Tập thểđược xây dựng trên cơ sở các mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau Hàng tuầntôi tổ chức các hoạt động mà qua đó học sinh có thể bày tỏ chia sẻ nhiềuhơn về bản thân, về những chuyện vui buồn trong cuộc sống gia đình, tìnhcảm bạn bè và những suy nghĩ, mong muốn của mình

 Chú trọng đến việc tổ chức các buổi thảo luận chung: Tính tập thể đượchình thành và phát triển thông qua các hoạt động tập thể, những bàn bạc,thảo luận có sự tham gia của toàn thể học sinh trong lớp Khi nảy sinh vấn

đề mà cả lớp phải đối mặt, giáo viên nên tổ chức cho cả lớp thảo luận vềnhững vấn đề đó và bàn cách giải quyết

 Giải quyết các xung đột: Sự bất hòa và những xung đột không thể khôngxảy ra trong một lớp học, qua việc giúp học sinh giải quyết các tình huốngxung đột, giáo viên dạy cho học sinh những kỹ năng sống

Trong lớp học xung đột giữa các nhóm học sinh, xung đột trong nội bộ nhóm

là điều bình thường không thể tránh được, vì vậy giáo viên có thể dạy họcsinh cách giải quyết các xung đột hiệu quả nhất thông qua những tình huống

Trang 13

thực tế bằng cách sử dụng các biện pháp thay thế bạo lực và giúp đỡ học sinhvượt qua.

Khi bạo lực hoặc những tình huống xung đột xảy ra, không nên phân tích aiđúng ai sai Hãy cân nhắc xem có thể dàn xếp thương lượng như thế nào Khicác em bình tĩnh trở lại, thuyết phục hai bên cùng gặp gỡ tìm cách giải quyếtxung đột ấy

Để giải quyết xung đột trong nhóm và tập thể học sinh tôi đã sử dụng cácbước sau:

 Khuyến khích cả hai bên nêu ý kiến và suy nghĩ, cảm xúc của mình

 Giúp cả hai bên tập trung vào vấn đề cần giải quyết không công kích lẫnnhau

 Giúp các em tìm ra được những phương án hay cách giải quyết có thể chấpnhận được đối với cả hai bên

 Cuối cùng, tôi khuyến khích việc thỏa thuận phương án giải quyết và cáchthực hiện phương án đó

2.1.3 Các hoạt động xây dựng tập thể lớp tốt

Để xây dựng tập thể lớp tốt hơn, trong các buổi sinh hoạt lớp cuối tuầnngoài việc dạy HĐNGLL theo quy định tôi tiến hành các hoạt động bổ sung nhưsau:

Hoạt động 1: Hình ảnh một lớp học lý tưởng, một lớp học tốt (hoạt động này tiến hành vào buổi họp lớp đầu tiên của GVCN và HS)

Mục đích của hoạt động này giúp học sinh suy nghĩ và thảo luận về nhữngđặc điểm của một tập thể lớp tốt Hoạt động được thực hiện như sau:

Bước 1: Tôi đề nghị học sinh ngồi yên, nhắm mắt lại, nhớ về một khoảng thờigian trong quá khứ, khi các em được sống trong một tập thể lớp học tốt, đó là lúccác em cảm thấy vui vẻ, mọi người quan tâm, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Họcsinh tưởng tượng hoặc nhớ về một tập thể lớp tốt Trong tập thể đó mọi ngườinhư thế nào? Các em giao tiếp với nhau ra sao? Điều gì xảy ra mỗi ngày? Khi cóxung đột trong lớp, bất hòa giữa các bạn trong lớp, trong nhóm thì các em cảmthấy thế nào? Bức tranh về một tập thể lớp tốt sẽ có màu gì? Trong bức tranh về

Trang 14

lớp học như thế sẽ có màu gì? Khi các em hình dung rõ về một tập thể lớp tốt các

em có thể mở mắt ra

Bước 2: Tạo ra bức tranh về tập thể lớp tốt, tôi chia lớp thành các nhóm, mỗinhóm 5 học sinh Trong nhóm các em kể nhau nghe về những gì các em hìnhdung ra về một tập thể lớp tốt, sau đó các em cùng nhau vẽ một bức tranh chungcủa cả nhóm về tập thể lớp tốt theo mong muốn của các em

Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp về bức tranh của nhóm mình

Bước 4: Cả lớp thảo luận về những bức tranh của mình, tôi dẫn dắt phần thảoluận bằng các câu hỏi sau:

- Theo các em một tập thể lớp tốt có những đặc điểm gì? Những điểm chung nào

về một tập thể lớp tốt được thể hiện trên bức tranh của các nhóm? Một tập thểlớp tốt có đòi hỏi tất cả mọi học sinh phải như nhau không? Trông giống nhau,suy nghĩ hành động giống nhau? Mọi người đối xử với nhau thế nào? Hãy tìmnhững điểm khác nhau ở các bức tranh về một tập thể lớp học tốt

- Những điều gì khiến cho một tập thể không thể trở thành một tập thể tốt?Những gì ngăn cản lớp chúng ta đạt được những điều nêu trên?

- Chúng ta cần làm gì để lớp chúng ta trở thành một tập thể tốt như trong các bứctranh?

Những câu trả lời của cả lớp được ghi trên bảng

Bước 5: Tôi tổng kết lại toàn bộ ý kiến của học sinh Những bức tranh được treotrên tường cuối lớp học

Trang 15

Tranh vẽ: Mong muốn được cô giáo ân cần hướng dẫn học tập

* Ý kiến của học sinh về lớp học tốt: Trong tập thể lớp học tốt:

- Mỗi học sinh nên thực hiện tốt nội quy của trường, tôn trọng sở thích cá nhâncủa bạn, gắn bó chia sẻ với bạn những lúc khó khăn, không nói xấu bạn gây mấtđoàn kết, có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, lao động

- Tất cả học sinh trong lớp đối xử bình đẳng với nhau, không có hiện tượng họcsinh gây mâu thuẫn và giải quyết các mâu thuẫn bằng hình thức đánh nhau, nhục

mạ nhau, không có tệ nạn bạo lực học đường Nếu có mâu thuẫn sẽ gặp nhauthỏa thuận tìm hướng giải quyết

- Học sinh được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cho tham gia cáchoạt động vừa học tập vừa vui chơi như tham quan thiên nhiên, tham quan cáckhu di tích lịch sử …

- Học sinh được học tập dưới sự giảng dạy, chỉ bảo ân cần, tận tình của các thầy

cô giáo, khi học sinh không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bị điểm kém thì giáoviên tạo cơ hội cho các em được kiểm tra, trả bài ghi điểm vào tiết sau Giáo viênkhông nên la mắng học sinh, đánh hoặc phạt học sinh bằng các hình thức nhưquỳ gối cuối lớp hoặc đuổi học sinh ra ngoài…

- Cả lớp thống nhất: Chúng ta nên thực hiện tốt nội quy của trường, của lớp, cácđiều giao tiếp có văn hóa của học sinh để xây dựng tập thể lớp học tốt

Trang 16

Hoạt động 2: Tăng cường sự tham gia của các em trong xây dựng nội quy lớp học

Mục đích của hoạt động này nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc chocác em tham gia vào quá trình ra quyết định trong lớp học.Cụ thể là các em xâydựng nội quy lớp, quy định chế độ khen thưởng và xử phạt trong các hoạt độnghọc tập, lao động và hoạt động ngoài giờ lên lớp Các em tham gia giám sát vàthực hiện nội quy của trường lớp thông qua tổ chức cho các em nhận xét bìnhtuần vào tiết sinh hoạt lớp Việc học sinh tham gia xây dựng nội quy lớp họckhiến các em cảm thấy có trách nhiệm và thực hiện kỷ luật một cách tự giác hơn,giáo viên không cần nhắc nhở nhiều và tránh được những “vấn đề” xảy ra tronglớp học Khi cho các em thảo luận xây dựng nội quy lớp học đều có nội dungphù hợp với quy định chung của trường và của ngành giáo dục, nhưng với ngônngữ của học sinh nên gần gũi với các em hơn và các em chấp nhận một cách dễdàng và tự nguyện hơn Không những vậy theo tôi nghĩ, thông qua quá trìnhtham gia xây dựng nội quy lớp học, học sinh rèn luyện cho mình khả năng bày tỏsuy nghĩ của bản thân, biết đưa ra các quyết định phát huy tinh thần tập thể vàtinh thần trách nhiệm của các em Hoạt động này tiến hành vào đầu năm học vàhoàn thiện dần trong suốt năm học

Để tổ chức xây dựng nội quy lớp học tôi tiến hành các bước sau:

Bước 1: Tôi thông báo cho học sinh những nhiệm vụ chính, nội dung chính củanăm học

Bước 2: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ Trong mỗi nhóm, thảo luận và trảlời các câu hỏi sau:

- Mong muốn của bản thân em khi đến trường?

- Các em mong muốn lớp của mình như thế nào?

- Em mong muốn gì ở bạn bè, thầy cô?

Từng cá nhân nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến của nhóm

Bước 3: Yêu cầu từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp biết Các

ý kiến được ghi lên bảng Sau khi tất cả các nhóm trình bày xong, tôi và cả lớpcùng xem xét những mong muốn được nêu ra và suy nghĩ về những gì các em đã

Trang 17

xây dựng cho một lớp học tốt Tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh vềnhững điều các em mong muốn, và về một lớp học tốt.

Bước 4: Tôi tiếp tục yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi:

- Để đạt được những mong đợi đó, các em nên làm gì và không nên làm gì?

- Để xây dựng lớp học tốt, học sinh và giáo viên cần phải như thế nào?

Học sinh viết ra những quy định mà các em tin rằng có ý nghĩa quan trọng để đạtđược những mong muốn và xây dựng được một tập thể lớp tốt Những quy định,nội quy liên quan đến ứng xử, giao tiếp, kỷ luật, học tập và cả những điều các emmong đợi từ giáo viên Từ đó tôi và các em cùng thống nhất nội quy lớp học

Bước 5: Quy định về chế độ khen thưởng và xử phạt Học sinh và tôi cùng nhauthỏa thuận về chế độ khen thưởng và xử phạt cho các hành vi đáng khen và đángchê Cả lớp tiếp tục thảo luận các câu hỏi sau:

- Ai sẽ giám sát việc thực hiện nội quy?

- Nên làm gì để khuyến khích cả lớp thực hiện nội quy?

- Nếu vi phạm nội quy thì sẽ xử lý như thế nào? Nếu thực hiện tốt nội quy sẽđược khen thưởng như thế nào? (khuyến khích học sinh đưa ra các hình thứckhen thưởng/ xử phạt)

Bước 6: Viết ra nội quy lớp học, sau đó cho học sinh trình bày trên giấy A0 trangtrí thật đẹp, thật bắt mắt Treo bảng nội quy ở cuối lớp, nơi ai cũng có thể đọcđược

Sau đó, trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi giới thiệu cho cha mẹcác em nắm được nội quy này và yêu cầu họ cho ý kiến Cuối cùng tôi đề nghịcác phụ huynh hợp tác, nhắc nhở con em mình thực hiện tốt nội quy lớp học

Trang 18

Tranh vẽ: Chúng em thảo luận nhóm xây dựng nội quy lớp học

* Ý kiến của học sinh:

- Mong muốn của bản thân em khi đến trường: Được thầy cô tận tình giảng dạychỉ bảo, đạt thành tích cao trong học tập Hoạt động học tập diễn ra vui vẻ,không áp lực, học và hiểu bài ngay trên lớp, học sinh được trình bày quan điểmnhận xét của mình về nội dung bài học, bài tập về nhà ít hoặc không có bài tập

về nhà, không phải học thuộc một cách máy móc các bài lý thuyết dài dòng…

- Bạn bè trong lớp hòa đồng, được hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh…

- Các thầy cô ân cần, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn học sinh lúc trên lớp cũngnhư ngoài giờ lên lớp Các thầy cô không la mắng khi học sinh không thuộc bài,

đi học muộn, không sử dụng các hình thức phạt mang tính bạo lực Cần nghiêmkhắc với học sinh mắc lỗi nhưng cũng nên tạo điều kiện cho học sinh sửa lỗi.Mong các thầy cô luôn nhìn thấy, động viên học sinh kịp thời Tất cả các thầy côgiáo nên sử dụng các biện pháp khuyên răn, động viên, khuyến khích, hỗ trợ vànhìn nhận những tiến bộ dù rất nhỏ của học sinh chứ không phải nghĩ đến tráchphạt ngay từ đầu

- Để đạt được những điều trên thì các bạn học sinh phải thực hiện tốt nghĩa vụhọc tập, lao động, nội quy nề nếp của trường lớp, tôn trọng thầy cô giáo

Trang 19

- Ban cán sự lớp và các bạn trong đội tự quản của lớp sẽ giám sát việc thực hiện

nề nếp chuyên cần, nề nếp học tập của các bạn trên lớp

- Các biện pháp khen thưởng đề nghị:

+ Thưởng điểm thi đua cho các hoạt động: Lao động vệ sinh, thực hiện nề nếp,hành động đóng góp xây dựng phong trào học tập, văn nghệ, thể dục thể thao củalớp

+ Thưởng hoa điểm tốt cho các bạn đạt điểm cao trong học tập

+ Được ghi nhận thành tích, khen thưởng trước lớp, trước trường trong các buổisinh hoạt tập trung đầu tuần, chào cờ

+ Được giáo viên gọi điện về gia đình thông báo các thành tích tốt của mình trênlớp và hình thức được khen trên lớp

+ Học sinh nào suất sắc nhất tuần sẽ được thưởng một đặc quyền: Ví dụ: Đượcxóa một lỗi vi phạm nề nếp, học tập nếu được một lần đạt học sinh xuất sắc nhấttuần

+ Học sinh đạt thành tích cao cuối tháng, cuối kỳ học muốn nhận được các phầnthưởng của giáo bộ môn, giáo viên chủ nhiệm

- Biện pháp phạt phổ biến mà các em đề nghị là “lao động công ích” như làu chùilớp, dọn thùng rác, cạo các vết kẹo cao su dưới sàn, nhặt cỏ chăm sóc cây trongsân trường, rửa cốc và bình đựng nước cuối ngày… Việc phạt ở lại trường saugiờ học hoặc vào ngày cuối tuần để hoàn thành bài tập thêm cũng nên được ápdụng với các học sinh lười làm bài tập về nhà

Hoạt động 3: Nắm thông tin về học sinh (hoạt động này tiến hành song song với hoạt đông 1)

Trước tiên khi phụ trách lớp tôi đã tìm hiểu học sinh qua các mặt

Thành phần gia đình

Học sinh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế

Học lực và hạnh kiểm năm học 2013 – 2014

Năng khiếu, khả năng tư duy

Để để tìm hiểu và nắm bắt được các nội dung trên tôi tiến hành làm các côngviệc sau:

Trang 20

Bước 1: Điều tra lí lịch học sinh qua phiếu Sơ yếu lí lịch vào tuần đầu tiên của năm học mới với các nội dung sau:

SƠ YẾU LÍ LỊCH HỌC SINH

A Phần tự ghi của học sinh

1 Họ và tên học sinh:……….……… Giới tính: ……

2 Ngày… tháng… năm sinh…… Dân tộc:… … Tôn giáo:………

3 Địa chỉ thường trú: Số nhà……… tổ dân phố ……… Phường ………

- Số điện thoại bàn của gia đình:………

4 Họ, tên cha: ……….Nghề nghiệp:………Số điện thoại:………

- Họ, tên mẹ: ……….Nghề nghiệp:……….Số điện thoại:………

5 Số anh, chị, em trong gia đình

6 Điều kiện kinh tế gia đình:………

7 - Xếp loại của năm học 2013 - 2014: - Học lực:……….Hạnh kiểm:………

- Chức vụ đã làm ở năm học 2013 - 2014:………

8 Năng khiếu:……… Sở thích:……….………

9 Các bạn thân hiện nay:…………

10 Chỉ tiêu phấn đấu của em trong năm học này: Học lực:……… Hạnh kiểm:………

11 Em có ý kiến, đề nghị gì với GVCN và nhà trường:

B Phần ghi của PHHS 1 Phụ huynh có thường xuyên quan tâm, giáo dục con em mình hay không? Vì sao?

2 Phụ huynh tạo điều kiện gì cho con em mình học tốt ? .……

Phụ huynh có nhận xét gì về con em mình? PHHS có đề nghị gì với nhà trường và GVCN?

Trang 21

Bước 3: Đây là bước tiến hành thường xuyên ở từng giai đoạn Tôi cung cấp sốđiện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình họcsinh qua điện thoại, sổ liên lạc điện tử, sổ tu dưỡng Đây là sự liên hệ hai chiềuqua lại giữa nhà trường với gia đình, giữa GVCN với PHHS Bằng các hình thứcliên hệ đó tôi sẽ nắm được những diễn biến về đạo đức, về học tập của các em từ

đó có thể đánh giá hiệu quả những tác động sư phạm đồng thời điều chỉnhphương pháp giáo dục Vì đạo đức, học lực của từng em luôn biến đổi từng giờ,từng ngày chứ không phải là bất biến theo kiểu “Đầu sao đuôi vậy”

Bước 4: Tiến hành làm sổ chủ nhiệm:

Sổ chủ nhiệm được xem là nhật kí của lớp Nó ghi lại kết quả học tập,những diễn biến trong lớp trong suốt một năm học vì vậy khi làm sổ chủ nhiệmtôi thật thận trọng, tôi ghi đầy đủ các chi tiết theo mẫu: Trong đó tôi chú ý nhấtlà:

- Sơ đồ chỗ ngồi

- Danh sách cán bộ lớp

- Tên giáo viên bộ môn (Địa chỉ – số điện thoại)

- Nội quy trường lớp

- Theo dõi kết quả thi đua

- Theo dõi học sinh cá biệt

- Theo dõi mọi mặt từng học sinh theo định kỳ

- Kiểm diện phụ huynh đi họp

Trang 22

Bước 5: Trao đổi với phụ huynh học sinh qua lần họp phụ huynh học sinh đầunăm.

Nếu như ở trường các em là học sinh, là con của giáo viên chủ nhiệm thì ởnhà các em là thành viên của một gia đình là con của cha mẹ Cả giáo viên chủnhiệm và cha mẹ các em đều là những người chịu trách nhiệm về kết quả giáodục của học sinh Tôi thiết nghĩ, để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì phụ huynh

và giáo viên chủ nhiệm phải đồng cảm, hiểu nhau Nếu như ở nhà, cha mẹ nhắcnhở, dạy bảo động viên con em mình, ở trường thầy cô tận tình chỉ dạy thì chắcchắn học sinh ấy sẽ tiến bộ, vâng lời

Trong phiên họp phụ huynh đầu năm tôi yêu cầu toàn thể phụ huynh đều

có mặt bằng cách gửi thư mời trước một tuần Nếu ngày đó phụ huynh nàokhông có đến được thì sáng ngày hôm sau đến gặp giáo viên chủ nhiệm tạitrường Tôi yêu cầu như thế bởi một lí do thật đơn giản Phụ huynh không biếtngười chịu trách nhiệm dạy dỗ con em mình là ai? Người đó như thế nào? Thìlàm sao nắm được kết quả học tập của con em mình?

Thông qua phiên họp tôi đã làm các công việc sau:

 Thông qua nội quy nhà trường

 Thông qua nội quy của lớp học mà các em đã thảo luận ra, xin ý kiếncủa phụ huynh học sinh

 Thông báo về các khoản thu theo quy định (Tránh việc học sinh lợidụng lấy tiền của cha mẹ để đi chơi )

 HS nộp các khoản thu bao nhiêu thì đều được gửi giấy báo về gia đình

 Bầu ban đại diện phụ huynh học sinh: Nhiệt tình - có thời gian để giúpgiáo viên chủ nhiệm trong suốt năm học

 Lấy số điện thoại của phụ huynh để liên lạc và lấy chữ kí mẫu để tránhcác trường hợp học sinh thay mặt cha mẹ tự tiện làm đơn nghỉ học

Hoạt động 4: Ổn định nề nếp, xây dựng lớp tự quản tích cực (hoạt động này tiến hành song song cùng hoạt động 1 và diễn ra trong suốt năm học)

Ở lứa tuổi THCS, các em có thể phát huy khả năng tự quản, phát huy tráchnhiệm của bản thân, trong mọi công việc trên tinh thần dân chủ, tôi luôn tôntrọng tin tưởng và giáo dục cho các em ý thức tự giác, tích cực phê bình và tự

Trang 23

phê bình Kích thích tính tự trọng và tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ

ở mỗi học sinh

Để xây dựng một tập thể tự quản tốt, muốn ổn định nề nếp học tập thì cần

có đội ngũ cán bộ, cán sự lớp năng động sáng tạo, trách nhiệm Vì lẽ đó bầu bancán sự lớp là một việc cần phải suy nghĩ tính toán không phải học sinh nào cũngđảm nhiệm được

Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm tôi đã làm các công việc sau:

* Thảo luận và vẽ ra được hình ảnh một lớp học lý tưởng, một lớp học tốt

* Thảo luận xây dựng nội quy lớp học

* Bầu ban cán sự lớp:

Khi quan sát các em vui chơi, tôi thấy các em dành nhiều thời gian đầutiên để thống nhất “luật chơi” trước khi bắt đầu chơi Đề cử, thống nhất ngườiđứng đầu hoặc dẫn dắt trò chơi Vì thế, tôi đã dành thời gian để các em thảo luậnbầu ban cán sự lớp Gồm: Lớp trưởng, Lớp Phó học tập, Lớp phó Lao động – Kỉluật, Lớp phó Văn thể mỹ, Thủ quỹ, Sao đỏ Tôi nêu nhiệm vụ của ban cán sựlớp

 Lớp Trưởng: Theo dõi mọi hoạt động của lớp điều khiển các tiết sinhhoạt hàng tuần, tổng hợp và báo cáo kết quả thi đua về mọi mặt của lớp hàngtuần, hàng tháng, học kì, năm học và có báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm

 Lớp phó HT: theo dõi về mặt học tập của lớp, giải đáp mọi thắc mắccủa các bạn về học tập, lập kế hoạch giúp đỡ các bạn học sinh yếu kém vươn lên,bảo quản sổ ghi đầu bài và báo cáo cho lớp trưởng kết quả học tập của lớp hàngtuần, hàng tháng

 Lớp phó Lao động – Kỉ luật: Chịu trách nhiệm về mặt lao động vệ sinhcủa lớp, phân công trực nhật, kết hợp với lớp trưởng quản lí lớp lao động và báocáo kết quả cho GVCN

 Lớp phó Văn thể mỹ: Tổ chức theo dõi, tham gia các hoạt động vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao do Tổng phụ trách Đội, do trường tổ chức

 Nhiệm vụ của thủ quỹ: Thu và chi quỹ lớp và xây dựng kế hoạch khenthưởng, báo cáo thu chi cho lớp trưởng và cho GVCN

Trang 24

 Sao đỏ: Giám sát việc thực hiện nội quy của lớp bạn cũng như của lớpmình, báo cáo kết quả cho cô Tổng phụ trách Đội, cho GVCN về tình hình củalớp.

 Tổ trưởng: Theo dõi các hoạt động của tổ, nắm kết quả học tập củatừng tổ viên, xếp loại đánh giá tổ viên và báo cáo cho lớp trưởng tổng hợp

Tôi đặt ra câu hỏi để các em thảo luận: Trên cơ sở các nhiệm vụ đãthống nhất, các quy tắc, nội quy lớp đã xây dựng, tôi nêu yêu cầu đối với cả lớp

là các em suy nghĩ để lựa chọn, để cử bạn nào xứng đáng phù hợp, có năng lựcđể đảm nhiệm các chức danh trên Bạn nào có số phiếu bầu cao nhất vào các vịtrí sẽ đảm nhiệm chức vụ đó, và đặc biệt lưu ý các em khi đã bầu các bạn vào vịtrí nào thì phải tôn trọng và giúp đỡ bạn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Tôi đềnghị các em đề cử, giới thiệu các bạn có thể làm cán bộ lớp, hoặc tự ứng cử Sau

đó tôi cho các em viết phiếu bầu (có nói rõ lí do bầu bạn làm cán bộ lớp)

* Sắp xếp chỗ ngồi: Khi sắp xếp chỗ ngồi tôi thực hiện theo các ưu tiên

 Chú ý các em có nhu cầu về tai mắt

 Chú ý tới vóc dáng chiều cao, giới tính, học lực (Thấp ngồi trước, caongồi sau; nam - nữ xen kẽ; HS Giỏi - Yếu, Khá - Trung bình ngồi cùng bàn; Tỉ lệGiỏi, Khá, Trung bình, Yếu ở các tổ đều nhau)

 Chú ý những em có cùng khuyết điểm

Ví dụ: Em Đỗ Thị Thu Hảo là một học sinh chậm, trầm, học yếu, thụ động trongmọi hoạt động Ở lớp 6 nhiều thầy cô đã phàn nàn về em Thế nên sang lớp 7, tôichú ý đến em nhiều hơn Trong các giờ học em viết chậm, không chịu phát biểu

ý kiến xây dựng bài Các bài kiểm tra đều là điểm yếu kém Giáo viên bộ môntâm sự với tôi: “Em thường xuyên không thuộc bài, làm bài tập nhưng khôngđúng” Cũng đã nhiều lần tôi gặp riêng em để tìm hiểu lí do cũng như tôi biếtđược trước đó là do em nhận thức chậm, học yếu từ đầu cấp, kiến thức bị hổngnhiều nên không thể theo kịp bạn bè Tôi đã xếp em ngồi cạnh em Linh (là lớpphó học tập, đồng thời là một học sinh có trách nhiệm và có học lực rất khá củalớp) kèm cặp và giao trách nhiệm cho em Linh làm sao phải giúp bạn tiến bộ Vìvậy, bằng khả năng và trách nhiệm của mình em Linh đã từng bước giúp em Hảotiến bộ dần lên Đến lớp Hảo hăng hái phát biểu ý kiến, những bài kiếm tra dần

Trang 25

dần đạt được điểm cao Tất nhiên tôi cũng luôn động viên em bằng những câuhỏi vừa tầm kèm theo điểm khuyến khích Nhờ đó, trong học kì I vừa qua họclực của em Hảo được xếp loại: Trung bình, hạnh kiểm: Tốt.

* Một số yêu cầu khác:

 Ghi nhớ nội quy của trường, của lớp mình đã thống nhất

 Các em chép nội quy nhà trường và về nhà theo dõi xin ý kiến củaPHHS

Tìm người quan sát: Hoạt động này giúp tôi và học sinh phát hiện ranhững vấn đề tốt và chưa tốt của lớp học, người quan sát sẽ thay đổi hàng tuần.Hoạt động này tôi thực hiện như sau:

Bước 1: Chọn người quan sát Thứ hai hàng tuần, lớp chọn hai học sinh làmnhiệm vụ người quan sát (khuyến khích tinh thần tự nguyện)

Bước 2: Trong tuần, hai người quan sát sẽ thu thập và ghi chép lại các thông tin

từ học sinh, giáo viên về những diễn biến trong lớp (quá trình học tập, điều kiệnhọc tập, việc thực hiện các nội quy, các vấn đề nảy sinh trong lớp) Giáo viênnên chủ động, khuyến khích học sinh chia sẻ phản hồi với hai người quan sát

Bước 3: Cuối tuần, tại buổi họp lớp, hai người quan sát sẽ báo cáo trước lớpnhững điều ghi nhận được Không nhắc đến tên bất cứ cá nhân nào, hai ngườiquan sát sẽ chia sẻ suy nghĩ của mình về những điều có lợi cho các hoạt độnghọc tập trong lớp và những gì gây cản trở cho việc học tập? Làm thế nào để cảithiện được tình hình của lớp học

Hoạt động 5: Rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác thực hiện kỷ luật

Hoạt động này mang tính sáng tạo nhằm giúp cho học sinh có ý thứcsuy nghĩ về cuộc sống và bày tỏ ý kiến của các em về cuộc sống, học tập, laođộng Khi tổ chức hoạt động này, tôi có thể điều chỉnh hoạt động cho phù hợp đểgiải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của học sinh lớp mình

Tôi tổ chức thực hiện hoạt động này qua các bước sau:

Bước 1: Tôi yêu cầu học sinh ngồi trong tư thế thoải mái, nhắm mắt lại và nghĩ

về nơi các em đang sống, hãy nhớ về khoảng thời gian, khi các em cảm thấy antoàn, vui vẻ và được mọi người quan tâm Vậy ở nơi đó mọi người đối xử vớinhau như thế nào? Tại sao mọi người đối xử tốt với nhau? Mọi người có tuân

Ngày đăng: 11/11/2017, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w