SKKN GDCD Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào môn GDCD

16 1.1K 5
SKKN GDCD Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào môn GDCD

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BẢNG QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT - PTDH: Phương tiện dạy học - GV: Giáo viên - HS: Học sinh - CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - GDCD: Giáo dục công dân - TBDH: Thiết bị dạy học - PPDH: Phương pháp dạy học - SGK: Sách giáo khoa SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. MỤC LỤC Trang PHẦN I: Đặt vấn đề: 4 1. Lý do chọn đề tài: 4 2. Khái quát tình hình nghiên cứu: 5 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của đề tài 5 4. Cấu trúc đề tài: 5 PHẦN II: Nội dung 6 I. Những vấn đề chung về phương tiện và TBDH: 6 1. Cơ sở lý luận: 6 2. Cơ sở thực tiển: 8 3. Thuận lợi và khó khăn: 8 II. Sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vào bài 12, chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 11 1. Vài nét về tiếp cận nội dung bài 5 11 2. Chuẩn bị các PTDH cho bài giảng 11 3. Sử dụng TBDH vào bài giảng 12 4. Kết quả đạt được:………………………………………………………….13 5. Bài học kinh nghiệm:…………………………………………………… 14 PHẦN III: Kết luận và kiến nghị 15 Tài liệu tham khảo 16 SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Giáo dục công dân cùng với các môn học khác có một vai trò quan trọng trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực mới phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thềm thế kỷ XXI. Với đặc thù riêng của môn học là tính trừu tượng, khái quát hoá cao, lý luận sâu sắc nên việc giảng dạy bộ môn phải có sự liên hệ thực tiễn và đối chiếu với thực tiễn để làm rõ lý luận. Do đó giảng dạy GDCD có thể nói là một công việc khó, nếu người giáo viên không có những hiểu biết sâu sắc và quan trọng hơn là thiếu sự vận dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại minh họa cho kiến thức, nhằm kích thích tư duy sáng tạo, khả năng tự phát hiện và nắm vững nội dung bài học của học sinh thì chắn chắn giờ học sẽ trở nên tẻ nhạt và hiệu quả giáo dục sẽ không cao Xuất phát từ thực tế đó nên yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học song song với việc sử dụng phương tiện và trang thiết bị dạy học hiện đại diễn ra như một xu thế tất yếu đối với hoạt động dạy và học. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà chương trình SGK GDCD lớp 6, 7, 8, 9 đã được sửa đổi, người giáo viên dạy phải theo SGK mới nên phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại sẽ được sử dụng ngày càng nhiều. Qua nhiều năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi cuốn được các em, mà đem lại nhiều hiệu quả thì cần phải có và biết sử dụng một cách thành thạo, các phương tiện và các thiết bị dạy học trong các giờ giảng Với tất cả các suy nghĩ đó, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin có một vài trao đổi về: Sử dụng phương tiện và thiết bị SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. dạy học vào bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” - Chương trình GDCD lớp 9. 2. Khái quát tình hình nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề PTDH là đối tượng nghiên cứu của lý luận về PPDH và các tài liệu bồi dưỡng GV GDCD. Đặc biệt, nội dung PTDH được đề cập nhiều trong chương trình tìm hiểu SGK mới. Trong đó phải kể đến: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 2, 3. SGK môn GDCD lớp 9. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của đề tài Mục đích: Trên cơ sở tìm hiểu các PTDH, cấu trúc của bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới và các thiết bị có thể áp dụng vào bài học để chuẩn bị tư liệu, PTDH cho quá trình giảng dạy. Nhiệm vụ: Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận của PTDH. Nghiên cứu nội dung bài 5 tìm hiểu các PTDH được ứng dụng vào bài học để sử dụng một cách hợp lý, tránh tình trạng đưa quá nhiều PTDH vào bài giảng mà không đem lại kết quả cao. Đối tượng: Đề tài này được áp dụng với việc dạy học môn GDCD đối với học sinh lớp 9 trường THCS Hồng Thủy học kỳ I năm học 2008-2009. 4. Cấu trúc của đề tài Ngoài mục lục và tư liệu tham khảo, Đề tài được chia làm 03 phần: Phần đặt vấn đề Phần nội dung Phần kết luận - kiến nghị SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. PHẦN II NỘI DUNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ TBDH 1. Cơ sở lý luận a. Thế nào là phương tiện và TBDH - Theo nghĩa rộng: Phương tiện và TBDH ( sau đây gọi chung là PTDH) gồm tất cả các thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển quá trình; hoặc những vật dụng có tác dụng hỗ trợ quá trình dạy học. - Theo nghĩa hẹp: Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và sự điều khiển việc dạy và học. b. Chức năng của phương tiện dạy học Mỗi phương tiện dạy học có thể giúp thực hiện một số trong các chức năng sau đây: - Chức năng kiến tạo tri thức: + Nếu HS chưa biết nội dung thông tin chứa trong phương tiện dạy học thì phương tiện này mang chức năng hình thành biểu tượng về đối tượng cần nghiên cứu cho HS. Ví dụ: Các hình ảnh, số liệu thống kê phản ánh tình hình hợp tác hữu nghị của Việt Nam với các nước láng giêng và thế giới trong những năm gần đây, sẽ cho HS hình dung ra đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới. SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. + Phương tiện dạy học có chức năng minh hoạ, nhằm mục đích giúp HS hiểu rõ hơn đơn vị kiến thức. Ví dụ: Đưa ra một số tranh ảnh, số liệu về người bị nhiếm HIV/AIDS sẽ minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn tác hại của HIV/AIDS. + Phương tiện dạy học có chức năng khái niệm đã biết cho HS dưới dạng hình ảnh hay mô hình. - Chức năng rèn luyện kĩ năng: + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng sử dụng một công cụ, ví dụ như máy vi tính + Phương tiện dạy học có thể hỗ trợ rèn luyện kỹ năng thực hành. Ví dụ: Việc đưa ra các tình huống, tiểu phẩm lên máy chiếu, màn hình Video sẽ giúp HS hứng thú và đưa ra các ứng xử nhanh hơn; hoặc việc sử dụng sa hình ngã tư đường phố sẽ có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhận biết và xử lý các tình huống giao thông khi thực hiện giáo dục ngoại khoá về An toàn giao thông cho HS. + Phương tiện dạy học cũng có thể hỗ trợ HS rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh - Chức năng rèn luyện thái độ cho HS Thông qua tranh ảnh, câu chuyện, tấm gương, các bài tập trắc nghiệm khách quan, các bài tập tình huống liên quan đến nội dung bài học được chuyển tải trên các phương tiện dạy học, HS dễ dàng bày tỏ thái độ của mình trước những vấn đề của cuộc sống đặt ra. - Chức năng kích thích hứng thú học tập Phương tiện dạy học có thể kích thích hứng thú học tập nhờ hình thức thông tin như âm thanh, màu sắc, hình ảnh động, nhờ nội dung thông tin như mô phỏng những hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, ứng dụng của một số lĩnh vực khoa học công nghệ về nguyên tử, hạt nhân SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. - Chức năng tổ chức điều khiển quá trình học tập. Phương tiện dạy học có thể có chức năng tổ chức, điều khiển quá trình dạy học, sách giáo viên, phần mềm vi tính, bài hát, băng hình có phát ra những lệnh thực hiện công việc này, chuyển sang hoạt động khác là những phương tiện dạy học có khả năng thực hiện chức năng này. - Chức năng hợp lý hoá công việc của thầy và trò. Phương tiện dạy học còn có thể hợp lý hoá việc tiến hành một số hoạt động của thầy hoặc trò: Ví dụ: Trình chiếu các văn bản và hình ảnh nhờ Power point, chiếu bản trong có bài làm của HS lên bảng qua máy chiếu vật thể 2. Cơ sở thực tiển. a. Những phương tiện dạy học đặc thù bộ môn GDCD - Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình. - Phim, đèn chiếu, máy chiếu, giấy trong. - Phiếu học tập. - Giấy khổ lớn, bút dạ, kéo, băng dính. - Câu chuyện, tình huống, số liệu… - Đạo cụ đơn giản để đóng vai. - Các đồ vật như: hoa quả, máy móc b. Các phương tiện dạy học mới được sử dụng trong môn GDCD - Tivi, băng hình, phim tư liệu, phim truyền hình, video ca nhạc… - Máy tính, phần mềm Violet, Internet 3. Thuận lợi và khó khăn. a. Thuận lợi. SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. Để phương tiện dạy học thực sự trở thành công cụ đắc lực đổi mới PPDH môn GDCD, giáo viên cần tuân theo các yêu cầu sau: - Sử dụng phương tiện dạy học cần thích ứng linh hoạt với nội dung bài học. Phương tiện dạy học nói chung có khả năng đáp ứng những nhu cầu đa dạng của PPDH. Mối PPDH không chỉ cần một phương tiện dạy học, mà có thể sử dụng một số phương tiện dạy học và một phương tiện dạy học có thể phục vụ cho nhiều PTDH khác nhau. (ví dụ như máy chiếu hay hình ảnh có thể vừa sử dụng cho phương pháp thảo luận và dùng cho vấn đáp ). VÌ vậy cần khai thác khả năng thích ứng linh hoạt này để nâng cao hiệu quả của phương tiện dạy học. - Tránh lạm dụng hoặc chỉ sử dụng một phương tiện dạy học. Vì mỗi phương tiện dạy học đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Do đó, cần biết lấy điểm mạnh của phương tiện dạy học này để hạn chế điểm yếu của phương tiện dạy học khác nhằm phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp của hệ thống phương tiện dạy học, góp phần đạt được các mục đích đề ra trong từng bài học. - Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời hỗ trợ cho PPDH. - Phương tiện dạy học phải có tính khoa học, thẩm mĩ và có tính giáo dục đối với HS. Dù phương tiện dạy học bằng chất liệu đơn giản và tự tạo nhưng cũng phải đảm bảo yêu cầu này. - Phương tiện dạy học phải được sử dụng để kích thích HS suy nghĩ, làm việc. Đặc biệt cần tăng cường sử dụng những phương tiện dạy học nhằm tạo môi trường tương tác cho HS học tập trong hoạt động và phát triển năng lực chủ động, tự giác, tích cực và sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em thực hiện hoạt động học tập độc lập hoặc trong giao lưu. b.Khó khăn. SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. Các phương tiện dạy học, đặc biệt là các TBDH ở các trường THCS hiện nay còn nhiều thiếu thốn. Bộ giáo dục và Đào tạo có kinh phí mua thiết bị dạy học cấp cho các trường và cấp phát thiết bị dạy học cho các bộ môn. Nhưng chắc chắn rằng, nguồn cung cấp từ Bộ không thể đáp ứng đủ nhu cầu về phương tiện dạy học cho các bộ môn. Mặt khác, không phải cứ dùng phương tiện dạy học đắt tiền là đạt hiệu quả dạy học cao, mà điều quan trọng là sử dụng hợp lý, biết cách khai thác triệt để phương tiện dạy học. Do đó, mỗi GV phải luôn luôn chủ động sáng tạo trong việc sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học dù là những phương tiện phục vụ dạy học rất đơn giản và ít tốn tiền - Những phương tiện dạy học và GV có thể tự sưu tầm gồm: Các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bài báo, tranh ảnh tự chụp, các tình huống có thật, câu chuyện, các đoạn phim trên truyền hình hoặc của các cơ quan văn hoá - Các phương tiện dạy học GV có thể tự tạo gồm: sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, mô hình đơn giản, phiếu học tập - Chất liệu để tự tạo phương tiện dạy học cũng hết sức đa dạng, phong phú. Nó có thể là: + Giấy các loại, các khổ + Bản trong, bút dạ + Các vật liệu tre, gỗ, nứa; thép, đồ nhựa, vải, phấn màu, băng dính 2 mặt Bên cạnh việc sưu tầm, tự tạo các phương tiện dạy học của từng GV, tổ bộ môn nên họp, động viên và phân công mỗi GV sưu tầm, tự tạo phương tiện dạy học cho 1 - 2 bài trong 1 năm để dùng chung trong tổ. Dần dần phương tiện dạy học của tổ sẽ phong phú và đầy đủ hơn. - GV có thể động viên, hướng dẫn HS sưu tầm các thông tin và tự tạo phương tiện dạy học như: SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. + Các thông tin tư liệu về địa phương, tranh ảnh, câu chuyện, tình huống theo từng chủ đề. + Các dụng cụ để đóng vai đơn giản. Tóm lại, PTDH bộ môn GDCD rất phong phú và đa dạng, có cả những PTDH truyền thống và PTDH hiện đại. Xu hướng hiện nay, người GV sử dụng nhiều PTDH hiện đại hơn như máy chiếu, đầu video, băng hình Việc sử dụng các PTDH đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình giảng dạy cho cả giáo viên và học sinh, đặc biệt là đối với chương trình SGK mới lớp 9. Trong đó có bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. II. SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀO BÀI 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI. 1) Vài nét về tiếp cận nội dung bài 5. Nội dung bài 5 được phân phối giảng dạy trong một tiết học, cấu trúc gồm hai mục lớn: Mục I: Đặt vấn đề Mục II: Nội dung bài học. Khi giảng về bài này, giáo viên cần làm cho học sinh nhận thức được Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Qua đó các em hiểu được khái niệm cơ bản của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, hiểu được chính sách đối ngoại dựa trên bốn nguyên tắc hợp tác của Đảng và Nhà nước ta. Có ý thức thái độ chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, biết tuyên truyền vận động mọi người thực hiện chính sách hợp tác hữu nghị, lên án những hành vi gây hại cho sự phát triển của đất nước trên nhiều lĩnh vực trong quá trình giao lưu hợp tác. 2. Chuẩn bị các phương tiện dạy học cho bài giảng. a. Về thiết kế bài giảng: Giáo viên có thể thiết kế bài giảng trên Power Point, hoặc giảng dạy bình thường trên lớp kết hợp với các nguồn tư liệu và thiết bị đã chuẩn bị sẵn. b. Về sưu tầm nguồn tư liệu: Đây là bài có nguồn tư liệu khá nhiều và phong phú, có thể vận dụng được nhiều nguồn tư liệu khác nhau vào bài giảng. [...]... giải Ba là: Nếu GV sưu tầm được nhiều tư liệu bộ môn, nhà trường hãy hỗ trợ nguồn kinh phí để thực hiện Trên thực tế, việc nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến này chỉ trong một phạm vi hẹp, vì thế chưa thể đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng Phương tiện và thiết bị trong dạy học Vì SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên... sử dụng PTDH Có một điều mà tôi cảm nhận được qua các giờ giảng một cách sâu sắc là: Giờ dạy nào GV sử dụng nhiều PTDH thì giờ học đó trở nên sinh động, lôi cuốn học sinh và khối lượng tri thức được truyền thụ nhiều hơn, HS hứng thu nhiều hơn những giờ GV ít sử dụng PTDH Việc sử dụng PTDH đặc thù của bộ môn không phải là quá khó Vì có thể sử dụng nhiều nguồn tư liệu ở các môn KHXH khác, như Lịch Sử, ... việc sử dụng PTDH nói chung và PTDH bộ môn GDCD nói riêng đã và đang diễn ra ở hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước Đa số các trường THCS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay, đội ngũ GV GDCD hầu hết là những GV trẻ, có nhiều khả năng trong việc tự thiết kế, sưu tầm và sử dụng PTDH Vì vậy có thể hoàn toàn tin tưởng rằng việc triển khai phong trào sử dụng PTDH bộ môn GDCD là hoàn toàn khả thi và chắn... sinh Sau khi đã sưu tầm đủ nguồn tư liệu phục vụ nội dung bài giảng, chúng ta đi vào thiết kế bài giảng, thiết kế bài tập tình huống, câu hỏi phát vấn, các chương trình hoạt động nhóm, các nội dung cần liên hệ với thực tế địa phương 3 Sử dụng thiết bị dạy học vào bài giảng Trong mục I Đặt vấn đề Giáo viên có thể sử dụng các Video sưu tầm để chiếu cho HS xem nhằm thuyết minh về nội dung quan hệ... hát… SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ a Kết luận Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy đã và đang trở thành xu thế tất yếu trong thời kỳ XHH giáo dục, thời kỳ chấn hưng nền giáo dục nước nhà nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS để hướng đến một nguồn nhân lực có chất lượng cao Chính vì lẽ đó việc sử. .. này, tôi xin có một vài đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục, nhằm nâng cao việc sử dụng PTDH vào giảng dạy như sau: Một là: Đối với Sở GD&ĐT tăng cường đề xuất với Bộ GD thiết kế nhiều hơn nữa các PTDH cho bộ môn GDCD ( bao gồm: sơ đồ, tranh ảnh, số liệu, Video minh họa ) Hai là: Đề xuất với BGH các trường phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, có theo dõi, tổng kết và trao giải Ba là: Nếu.. .SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” - Một là sưu tầm từ trang Web: tvtl.bachkim.vn, khi vào trang này đòi hỏi bạn phải đăng ký 01 tài khoản và được tặng miễn phí 50 điểm để download tư liệu Khi đăng ký tài khoản bắt buộc phải khai báo email - Hai... 2 năm 2009 NGƯỜI VIẾT Hoàng Thị Kiều Giang SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 2 Điều 14 Hiến pháp năm 1992 3 GDCD lớp 9, Sách giáo viên GDCD lớp9, Nxb GD 4 Một số website và báo điện tử khác ... PTDH của bộ môn được cấp phát còn quá ít ỏi Cho nên đa số các PTDH là do GV tự sưu tầm, thiết kế Vì vậy có thể nói PTDH có bao nhiêu, được sử dụng như thế nào phần lớn do chính người GV quyết định Đã đến lúc, người giáo viên cần thay đổi thói quen chỉ cần phấn và giáo án là có thể lên lớp bất cừ lúc nào , bên cạnh phấn và giáo án là hai thiết bị truyền thống không thể thiếu trong giảng dạy, hãy mang... động và lôi cuốn học sinh Ở nội dung kiến thức “ Những điều đáng lo ngại là trong quá trình hợp tác vẫn có những mâu thuẩn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh” GV có thể SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” nêu ra các mâu thuẩn căng thẳng ( dựa trên các nguồn thông tin trên internet ), các địa điểm diễn ra các mâu thuẩn này Sau . sinh - CNH, HĐH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - GDCD: Giáo dục công dân - TBDH: Thiết bị dạy học - PPDH: Phương pháp dạy học - SGK: Sách giáo khoa SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình. năm giảng dạy chương trình GDCD lớp 9, bản thân tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong đó điều mà tôi thấy cần thiết nhất đối với người giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD để lôi cuốn được các. thiết bị SKKN: Sử dụng PT và TB dạy học vào Bài : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới”. dạy học vào bài 5: “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” - Chương trình GDCD lớp

Ngày đăng: 14/04/2015, 21:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan