1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ở lớp 10a3, 10a10, 10a12 trường THPT thống nhất b

23 953 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 469,5 KB

Nội dung

Học tập còn nặng về thi cử nên trong giờ học thể dục học sinh học tậpkhông tích cực, lười tập luyện, tập luyện một cách thụ động, cảm thấy nhàm chántrong giờ học thể dục.Do có tính riêng

Trang 1

I – PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Vai trò, tầm quan trọng của tập luyện thể dục đối với con người và xã hội đãđược khoa học và thực tiễn chứng minh Ngay khi nước nhà giành độc lập, ngày

27/03/1946 trong lời kêu gọi toàn dân tập thể dục Bác Hồ viết “giữ gìn dân chủ, xây

dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công Một người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt, một người dân khỏe mạnh làm cho cả nước khỏe mạnh” và vì thế “ luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân yêu nước”

Về GDTC tuổi trẻ học đường , Hồ Chí Minh xác định là một bộ phận quan

trọng của nền giáo dục quốc dân của nước Việt nam độc lập và dân chủ “ một nền

giáo dục sẽ đào tạo các em nên những công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” Từ quan điểm

đó , sau này Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách cụ thể về giáo dục nói chung và GDTC

nói riêng, giáo dục toàn diện đó là “ thể dục kết hợp với giữ gìn vệ sinh chung và

riêng, trí dục, mỹ dục,đức dục” bốn mặt giáo dục đó có quan hệ mật thiết với nhau

trong đó thể dục là tiền đề đầu tiên để phát triển các mặt giáo dục khác

Ngày nay cùng vói sự thay đổi lớn lao của cách mạng khoa học kỹ thuật, nước

ta đang có sự “chuyển mình” trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa Chúng tađang phấn đấu trở thành một quốc gia có cơ sở vật chất kỹ thuật hiên đại, dân giàunước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Phấn đấu năm 2020 trở thành mộtnước công nghiệp hiện đại Để làm được điều này chúng ta phải huy động rất nhiềunguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người Khi phân tích về nguồn

lực phát triển đất nước, Đảng ta xác định “nguồn lực con người là nguồn lực quan

trọng nhất”, đồng thời cũng chỉ rõ “người Việt Nam đang có những hạn chế về thể lực , kiến thức và tay nghề” Khắc phục được những nhược điểm đó thì nguồn nhân

lực và nhân tố con người mới thực sự trở thành thế mạnh của đất nước Như vậy cóthể khẳng định phát triển TDTT để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực của nhândân là một yêu cầu khách quan trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Đứng trước thực tế đó ngành GD – ĐT chúng ta đang đứng trước những tháchthức và vận hội mới Nó đòi hỏi phải có nhưng thay đỗi sâu rộng trong hệ thống giáodục

Nghị quyết TW2 khóa VIII BCH Trung ương ĐCSVN đã đề ra nhiệm vụ “đổi

mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, phát triển phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân nhất là trong thanh niên”

Điều 28.2 luật giáo dục qui định: “phương pháp giáo dục phổ thông phải phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học,

Trang 2

môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”.

Lịch sử phát triển GD cho thấy, trong nhà trường, một thầy dạy cho một lớpđông học trò, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì giáo viên khó có điềukiện chăm lo cho từng học sinh nên hình thành kiểu dạy “thông báo – đồng loạt” giáoviên quan tâm đến trước hết việc hoàn thành nhiệm vụ truyền đạt cho hết nội dungtrong SGK Cố gắng làm cho học sinh hiểu và nhớ những điều GV giảng, học sinh bắtchước một cách máy móc theo những động tác thị phạm của GV Cách dạy này đề racách học thụ động, học sinh không nhớ được lâu

Đối với môn thể dục là môn học có tính đặc thù cao về hình thức học tập, vấn

đề sức khỏe, giới tính, dụng cụ tập luyện ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy học nênhọc theo phương pháp này là rất khó khăn nên hạn chế đến chất lượng và hiệu quảdạy học Không đáp ứng được yêu cầu phát triển năng động của xã hội Để khắc phụctình trạng này các nhà giáo dục tâm huyết đã ra sức tim tòi và thử nghiệm nhiềuphương pháp dạy học mới: Dạy học theo hướng tích cực, lấy học sinh làm trung tâm,nhằm phát huy tính tích cực,tư duy sáng tạo, chủ động của học sinh nâng cao hiệu quả

và chất lượng quá trình dạy học Phương pháp day học theo nhóm là một pháp đã đápứng được những điều đó

Với một xã hội phát triển và năng động nhu cầu hợp tác theo nhóm là rất cao

Đơn giản không ai là hoàn thiện, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên

hòn núi cao”

Phương pháp dạy học theo nhóm các nhiêm vụ học tập được giải quyết khôngphải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, hợp tác của các thành viên trongnhóm Chính trong quá trình học tập chung này các em được trao đổi, thảo luận, họchỏi lẫn nhau , được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo không khí dân chủ tronglớp đồng thời rèn luyện tính độc lập tự chủ, khả năng cá nhân cũng như sự phối hợptương trợ, giúp đỡ, bảo hiểm nhau tập luyện, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật…từ đógiúp học sinh thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội

và hướng cho học sinh chuẩn bị cuộc sống chứ không phải chuẩn bị cho thi cử Đâycũng là mục đích cuối cùng của quá trình dạy học

Đối với môn GDTC thực tế trong những năm gần đây việc dạy và học đã cónhững chuyển biến tích cực về nhận thức, nội dung và phương pháp Song vấn đềquan trọng là nhiều giáo viên nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới phương phápnhưng rất khó từ bỏ những phương pháp đã quen dùng, khi áp dụng phương pháp mớicòn lúng túng và hiệu quả chưa cao nên ngại thay đổi Nhiều giáo viên vẫn dạy theophương pháp truyền thụ một chiều, hướng dẫn, thị phạm rồi học sinh thực hiện theo,dạy theo kiểu “cầm tay chỉ việc”,một tiết có hai nội dung khác nhau nhưng cả lớpcùng học hết một nội dung rồi chuyển nội dung khác Với phương pháp này khó pháthuy được tính tích cực của HS, học tập một cách thụ động, phân bố dụng cụ, lượngvận động phù hợp vớii giới tính cũng rất khó khăn, HS hoạt động ít hơn

Trang 3

Bên cạnh đó nhận thức của HS, phụ huynh và một bộ phận giáo viên về môn họcchưa đúng Học tập còn nặng về thi cử nên trong giờ học thể dục học sinh học tậpkhông tích cực, lười tập luyện, tập luyện một cách thụ động, cảm thấy nhàm chántrong giờ học thể dục.

Do có tính riêng biệt trong hình thức tập luyện, sự tất yếu cần phải hợp tác nhóm nênphương pháp học tập theo nhóm đã xuất hiện từ lâu trong môn thể dục, là môn học điđầu trong việc áp dụng phương pháp này và đã có nhưng kết quả tích cực nhưng chưacao, chưa khoa học Dạy học theo nhóm không đơn giản là áp dụng một cách máymóc phương pháp này vào quá trình dạy học Nó tùy thuộc vào nội dung, tính chất bàihọc, điều kiện học tập và năng lực tổ chức hình thức này thế nào cho hiệu quả Bởivậy nghiên cứu và vận dụng tổ chức cho học sinh học tập hợp tác theo nhóm trongquá trình dạy học môn thể dục cũng như phát triển phương háp này một cách khoahọc vẫn luôn là đề tài mới mẽ và thời sự

Với mong muốn nghiên cứu, áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm một

cách có khoa học, hiệu quả trong môn thể dục tôi lựa chọn đề tài: “ áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm nhằm tăng tính tích cực trong giờ học thể dục ở lớp 10A3, 10A10, 10A12 Trường THPT Thống Nhất B”

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Phương pháp học tập, hợp tác theo nhóm trong dạy học thể dục

- Nhóm thực nghiệm:Học sinh lớp 10A3, 10A10, 10A12 Trường THPT Thống NhấtB

Áp dụng phương pháp dạy học phân nhóm

- Nhóm đối chứng: Học sinh lớp 10 A4, 10 A11, 10 A14 Trường THPT Thống NhấtB

Học tập theo phương pháp truyền thống ( lấy GV làm trung tâm)

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm

- Phương pháp quan sát sư phạm

- Phương pháp kiểm tra sư phạm

1.5 Thời gian nghiên cứu

10/2011 –5/2012

1.6 Địa điểm nghiên cứu

Trường THPT Thống Nhất B

Trang 4

II – PHẦN NỘI DUNG

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

Phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) là một thuật ngữ rút gọn được dùng

ở nhiều nước để chỉ những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo của người học PPDHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cựchóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào tính tích cực của ngườihọc chứ không phải tập trung vào tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy họctheo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực rất nhiều so với dạy theo phươngpháp thụ động (PGS-TS Vũ Hồng Tiến)

Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp dạy học tíchcực Dạy học theo nhóm được hiểu là cách dạy, cách học trong đó học sinh được chiathành các nhóm nhỏ, cùng nhau nghiên cứu , giải quyết các vấn đề đặt ra, từ đó giúphọc sinh thu nhận được một kiến thức nhất định nào đó nhằm giúp học sinh phát triển

kỹ năng giao tiếp, phát triển năng lực nhận thức, tư duy của học sinh, phát triển nhâncách của học sinh

Theo A.Tfrancisco (1993): “học tập nhóm là phương pháp học tập mà theo

phương pháp đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong học tập”

Đánh giá ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học theo nhóm

• Ưu điểm:

Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sựphân công, lao động hợp tác trong xã hội, hiệu quả học tập sẽ tăng lên nhất là lúc giảiquyết những vấn đề gây cấn, lúc xuất hiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoànthành công việc

Khi học sinh học theo nhóm kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việctốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn Nhóm làm việc cho phép các em thể hiện vai tròtích cực đối với việc học của mình Hỏi, biểu đạt đánh giá công việc của bạn, thể hiện

sự khuyến khích và giúp đỡ , tranh luận và giải thích …Rất nhiều những kỹ năng,nhận thức được hình thành như: biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường cùngphối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau, phát triển sự tự tin của bản thân, hay nói cáchkhác HS trở thành chủ thể đích thực của hoạt động học tập của cá nhân mình

Trong hoạt động hợp tác mục tiêu hoạt động là của toàn nhóm nhưng mỗi cánhân được phân công làm một nhiêm vụ cụ thể, phối hợp với nhau để đạt mục tiêuchung Mô hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn

bị cho học sinh thích ứng đời sống xã hội trong đó mỗi người sống và làm việc theo

sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng Đây là một sự chuẩn bị rất cần thiết khi

mà HS của chúng ta ra trường rất thiếu kỹ năng làm việc thực tiễn

Học tập theo nhóm hình thành các kỹ năng xã hội và các phẩm chất nhân cáchcần thiết như: kỹ năng tổ chức quản lý, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác cótrách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng

hộ cá nhân và tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn

Trang 5

kết Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhau và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỷluật phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách

Dạy học theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẵng cho mỗi cá nhân người học, đượckhẳng định mình và được phát triển Nhóm làm việc giúp học sinh giao tiếp với nhau

và như vậy sẽ giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòanhập với lớp học, thêm vào đó học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động manglại không khí thân thiện, cởi mỡ, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẽ trên cơ sỡ cố gắng hết sức

và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và cógiá trị như nhau, được xem xét cân nhắc cẫn thận, do đó khắc phục được tình trạng ápđặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động đặc biệt

- Một số thành viên có tính ỷ lại, gây rối trong quá trình làm việc nhóm

- Việc kiểm tra đánh giá gồm định lượng (kỹ năng thực hiện động tác kỹ thuật)

và định tính (hình thành kỹ năng xã hội và nhân cách) nên có phần khó khăn

• Những đặc trưng cơ bản của dạy học theo nhóm:

Các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đã đưa ra bốn đặc trưng cơ bản sau :

- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của HS

- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá thể với học tập hợp tác

- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò

Trang 6

Mô hình động cơ học tập được thể hiện:

Tính tích cực biểu hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của GV,

bổ sung các câu trả lời, nhưng sai sót trong động tác của bạn, thích phát biểu ý kiếncủa mình trước vấn đề nêu ra hay nêu thắc mắc đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đềchưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để nhận thức vấn đề mới,tập trung chú ý vào vấn đề đang học, không nãn trước những tình huống, bài tập,động tác khó khăn nguy hiểm

TTC học tập thể hiện qua các cấp độ từ thấp lên cao như :

Bắt chước: Gắng sức làm theo mẫu của thầy, bạn

Tìm tòi: Độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm cách giải quyết khác nhau về một vấn

đề

Sáng tạo: Tìm ra cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu

2.2 Cơ sở thực tiễn

• Tâm lý, lứa tuổi

Theo một số nhà nghiên cứu ở lứa tuổi này tâm sinh lý và trình độ nhận thứcđang đạt tới sự hoàn thiện do được tiếp cận với các phương tiện thông tin hiện đại vàthu nhận một khối lượng lớn thông tin về cuộc sống xã hội nên sự phát triển về tâm lý

và nhận thức bộc lộ rõ nét

Các em đã có những biểu hiện của sự trưởng thành: Thường tỏ ra quan tâm đếnnhau nhiều hơn, tự tin hơn, quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề xung quanh của cuộcsống, chính vì thế nhu cầu được giao tiếp, tranh luận cũng tăng lên Các em muốn GVđánh giá đúng khả năng của mình trong học tập và hoạt động Hầu hết các em có tính

Trang 7

tự trọng cao trong học tập, luôn có xu hướng bảo vệ những ý kiến, những suy nghĩđộc lập của mình

Các em có tính tích cực cao, thích hoạt động tập thể, sẵn sàng tham gia côngviệc chung

Tính chủ định phát được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức, tri giác cómục đích đã đạt tới mức khá cao, quá trình quan sát trở nên có mục đích, có hệ thống

và toàn diện hơn

Các em đã dần biết ý thức đặc điểm nhân cách của mình Các em không chỉnhận thức cái tôi của mình ở hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong tươnglai và dần hình thành nhu cầu đánh giá về các phẩm chất, năng lực của nhân cách,song các em thiên về đánh giá cao nhân cách của bản thân nên cần hướng dẫn, giúp

đỡ các em tự đánh giá một cách khách quan

Ở lứa tuổi này các em rất năng động, đây là lứa tuổi rất dễ “nỗi loạn” nên khi tổchức học tập ngoài trời phải tổ chức và có tính kỷ luật tốt nếu không rất khó để đảmbảo giờ học

Trong các mối quan hệ thì mối quan hệ giao tiếp bạn bè luôn chiếm vị trí quantrọng Trong quá trình học tập không phải mọi tri thức, kỹ năng, thái độ, hành vi hìnhthành bằng những hoạt động độc lập cá nhân, lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò,trò-trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung họctập

Trong hoạt động nhóm tính cách mỗi cá nhân được bộc lộ, nhất là trong hoạtđộng TDTT, cũng vì vậy được uốn nắn phát triển tình bạn, tinh thần tương trợ, đoànkết

Trí tuệ ở tuổi này phát triển mạnh, năng lực quan sát trở nên sâu sắc và nhạybén, các em không còn ghi nhớ các sự vật hiện tượng một cách máy móc mà đã biếttổng hợp, so sánh, phân tích tư duy, ghi nhớ có chủ định nâng cao, đồng thời giữ vaitrò ghi nhớ logic, trừu tượng và ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên rõ rệt

Với những đặc điểm về tâm sinh lý và trình độ nhận thức của học sinh ở lứatuổi này thì việc tổ chức hoạt động học tập theo nhóm là rất thuận lợi

• Thực trạng dạy học theo nhóm:

Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.Phương pháp dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và thường xuyên.Theo số liệu thống kê từ 97 giáo viên trường THPT Thống Nhất B được hỏi: Trongquá trình dạy học thầy, cô có sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm không? Thì có91GV trả lời có sử dụng, 58 giáo viên trả lời có sử dụng thường xuyên

GV đã có kiến thức và một số kỹ năng tiến hành dạy theo nhóm

Học sinh bước đầu có những kỹ năng làm việc nhóm

Giáo viên có kinh nghiệm dạy học theo nhóm không nhiều nên khi nghiên cứurất khó khăn trong việc tham khảo ý kiến

Nhiều GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhómđặc biệt là việc xây dựng kỹ năng xã hội cho HS

Trang 8

Dạy học theo nhóm chưa sử dụng đồng đều ở các môn học, một bộ phận lớn

GV vẫn dạy học theo phương pháp cũ đã quen dùng

Đối với môn thể dục học tập theo nhóm như là tất yếu hình thành nên đã sửdụng từ rất lâu, nhưng việc áp dụng phương pháp này vẫn còn lúng túng và hạn chế,Hiện nay vẫn thấy rất ít tài liệu nghiên cứu, áp dụng đề tài này trong môn thể dục

Hiện nay SGK cũng như phân phối chương trình đã thay đổi rất phù hợp vớidạy học theo phương pháp mới

2.3.1.Một số biện pháp đảm bảo chất lượng dạy học theo nhóm

- Chọn và huấn luyện nhóm trưởng

Các tiết học thể dục chủ yếu ở ngoài trời, trong quá trình học có nhiều yếu tố tácđộng, không gian học tập rộng đồng thời trong tiết học có hai nội dung luân chuyểnnhau nên áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm thì việc chọn và huấn luyện nhómtrưởng là khâu cực kỳ quan trọng và là một trong những khâu đầu tiên để đảm bảo tiếthọc thành công

Khi chọn những hạt nhân này nên chọn những em có giọng nói to, rõ ràng,chính xác và dứt khoát Khả năng tiếp thu kỹ thuật nhanh, thực hiện kỹ thuật tốt

Những em này có thể do GV chọn hoặc là nhóm tự chọn ra, nếu để nhóm tựchọn ra thì dân chủ hơn nên khi làm việc nhóm trưởng hoạt động sẽ hiệu quả hơn,tiếng nói có trọng lượng hơn

Trong môn thể dục phải huấn luyện được nhóm trưởng nam và nữ, mỗi nhóm khoảng

2, 3 HS

Để huấn luyện được nhóm trưởng thì trong những buổi đầu, những tiết học đầu,phải dành thời gian riêng để hướng dẫn các em cách điều khiển, tổ chức làm việcnhóm Cho những em này được điều khiển lớp, điều khiển nhóm thay GV nhiều hơnnhư: Điều khiển lớp khởi động đầu buổi học và hồi tĩnh ở cuối buổi học, các nội dung

ôn tập

Vai trò của nhóm trưởng là tổ chức, điều khiển, đôn đốc nhóm học tập, thựchiện thay một số công việc của GV khi GV hướng dẫn nhóm khác hoặc sữa sai choHS

- Công việc của người học, người dạy phải thực hiện thật nghiêm túc Phương phápdạy học theo nhóm được thực hiện theo phương thức: Định hướng tư duy → trựcquan → tư duy → nhận thức mới, vì vậy trong điều kiện rút ngắn thời gian trên lớp

Trang 9

như hiện nay đòi hỏi HS phải đầu tư thời gian tập luyện ở nhà, nắm vững nội dung,bài tập đã học

Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho bài giảng của mình, thiết kế bài giảng làm sao

để nhóm hoạt động thật thông suốt Chủ động đưa ra yêu cầu, nội dung cụ thể cầntriển khai chung cho cả lớp, từng nhóm với thời gian cụ thể, lượng vận động cụ thể

Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện, giáo cụ trực quan đầy đủ và cũng phải tính đếnnhững yếu tố ngoại cảnh tác động đến quá trình dạy học

Giáo viên phải tạo được tâm lý học tập thật thoải mái, hưng phấn, dân chủ chohọc sinh thì mới phát huy được khả năng hợp tác nhóm

Đối với môn thể dục, đặc biệt khi áp dụng dạy học theo nhóm thì khâu tổ chứclớp học, duy trì tính kỷ luật mà vẫn tạo được tâm lý thoải mái, hưng phấn là rất quantrọng để đảm bảo giờ học có chất lượng

Cuối cùng, phương pháp này cần được áp dụng một cách hợp lý, tùy theo nộidung, tính chất, yêu cầu của bài học Cần được áp dụng một cách linh hoạt vớiphương pháp khác đặc biệt sử dụng các trò chơi mang tính chất thi đấu

Không nên quan niệm dạy học theo nhóm là phương pháp học tập tối ưu nhất

2.3.2 Các bước tiến hành dạy học theo nhóm

Khi thực hiện phương pháp dạy học theo nhóm, sau khi các yếu tố đảm bảo chotiết dạy đã được thực hiện tôi tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: GV làm việc chung với cả lớp

Bằng cách làm việc chung với cả lớp, GV đưa ra định hướng hoạt động chotoàn lớp học, đặt ra những yêu cầu chung, những vấn đề chung về nội dung bài học,phương pháp giảng dạy được áp dụng, đồng thời để biết được công việc của nhómmình và nhóm khác trong lớp

Trong bước này tôi thực hiện theo các trình tự sau:

Cho học sinh báo cáo, nắm bắt tình hình lớp học: sỹ số, trang phục, tình trạngsức khỏe HS

Giới thiệu một cách ngắn gọn mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp họccủa bài học

Cho lớp tiến hành khởi động (giờ thực hành), có thể cho HS bất kỳ lên tổ chức,điều khiển.Đặt yêu cầu là mọi thành viên trong lớp đều biết điều khiển lớp khởi độngvới mục đích rèn luyện cho các em sự tự tin, khả năng nói trước đám đông, khả năngđiều khiển, tổ chức

Trước khi bước vào phần cơ bản có thể tổ chức cho các em một trò chơi nhỏ đểtập trung sự chú ý và tạo không khí thoải mái, hưng phấn Đây là yếu tố rất cần thiếtcho việc học tập theo nhóm

Bước vào phần cơ bản, tiến hành chia nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm vàhướng dẫn cách làm việc cho cả lớp Công viêc này là rất quan trọng và khó khăn, đòihỏi người GV phải có kỹ năng tổ chức, khả năng sư phạm tốt

Môn thể dục là môn học có tính đặc thù cao trong hình thức tập luyện nên việchình thành nhóm trong tập luyện là tất yếu Trước đây trong tiết học GV thường dạy

Trang 10

theo phương pháp tập luyện đồng loạt, GV hướng dẫn, thị phạm cho cả lớp tập theo,các em cũng hình thành nhóm tập luyện nhưng chủ yếu là bột phát, nhiều lúc là tùytiện theo nhu cầu tập luyện.

Việc phân nhóm thế nào cho hợp lý, khoa học, phù hợp với tất cả những đặcthù của môn học Nhóm phải là môi trường học tập thực sự hợp tác với nhau chứkhông phải là “đám đông” là một yêu cầu đòi hỏi người dạy phải nghiên cứu rấtnhiều, cũng vì sự đa dạng trong việc phân nhóm mà không có một cách phân nhómnào là tối ưu nhất và duy nhất mà phải áp dụng một cách ling hoạt

Khi tiến hành chia nhóm cần lưu ý những yếu tố sau:

- Nội dung bài học, hình thức tập lyện

Tùy thuộc vào nội dung, hình thức tập luyện mà chia nhóm cho phù hợp

VD: Nội dung cầu lông có thể chia nhóm nhỏ nhất là 2 HS

Bóng chuyền có thể chia nhóm 2 → 6 HS

Bài thể dục nhịp điệu có thể chia nhóm từ 6 → 8 HS

- Sức khỏe, trình độ tập luyện của HS, lưu ý những em có thể lực và thể trạngđặc biệt: Khuyết tật, bệnh tim, hen suyễn, viêm xương, viêm khớp…Chia nhóm làmsao để khuyến khích các em tham gia vào quá trình tập luyện, không cảm thấy mặccảm, mất tự tin, cô độc Chia nhóm các em có thể lực và trình độ tập luyện đồng đềuthì dễ tổ chức tập luyện nhưng những HS yếu không có điều kiện để học hỏi nhữngbạn giỏi hơn, ngược lại HS giỏi khó giúp đỡ các bạn yếu hơn nên chúng ta cần lưu ýchia nhóm linh hoạt hai phương án này

Chia nhóm trong tổ chức trò chơi hay thi đấu thì nên chia các em có cùng thểlực và trình độ tập luyện để tính chất cạnh tranh được cao hơn Những nơi có điềukiện nên chia nhóm theo tình trạnh sức khỏe

- Tùy thuộc vào dụng cụ học tập nhiều hay ít mà chia nóm lớn hay nhỏ

- Tỷ lệ giữa HS Nam và HS Nữ trong lớp: Phân phối nhóm cho phù hợp vớilượng vận động của Nam và Nữ

Hiện nay SGK đã có nhiều thay đổi rất phù hợp cho việc áp dụng phương phápdạy học mới, phân phối chương trình thường có hai nội dung khác nhau, một nội dung

ôn tập và một nội dung học mới nên rất thuận tiện cho việc dạy học phân nhóm

ở những lớp tôi áp dụng phương pháp dạy học này số lượng HS Nam và HS Nữtương đối bằng nhau, vấn đề thể lực, trình độ tập luyện tương đối đồng đều, sân bãirộng và dụng cụ tập luyện tương đối đầy đủ Với đặc thù của bộ môn có những hìnhthức học tập không giống với môn học nào nên tôi thường chia lớp thành hai nhómlớn Nam và Nữ riêng Sau đó tùy thuộc vào vào nội dung bài học cũng như như sốlượng dụng cụ tập luyện mà có thể giữ nguyên hoặc chia thành nhiều nhóm nhỏ hơn,

ở những nhóm nhỏ này cũng bầu ra nhóm trưởng cho mình

Hai nhóm học hai nội dung khác nhau sau đó đổi nội dung Thường là nhómnào học có nội dung mới thì GV hướng dẫn, nhóm kia do nhóm trưởng điều khiển, tổchức ôn tập Trong quá trình học GV phải linh hoạt di chuyển qua lại giữa hai nhóm

Bước 2: Các nhóm thực hiện công việc được giao

Trang 11

Tùy theo yêu cầu của bài học GV cho phép các thành viên trong nhóm có thểcùng nhau giải quyết các nhiệm vụ được giao, có thể phân công mỗi người một phầnviệc trong công việc chung của nhóm Yêu cầu đặt ra là mỗi thành viên trong nhómphải làm việc tích cực không được phép ỷ lại một vài người biết hơn, năng động hơn,thực hiện tốt hơn Muốn vậy phải cho các thành viên trong nhóm đồng thời thực hiệnvai trò nhóm trưởng và nhóm trưởng chính phải quán xuyến việc này như vậy sựtương tác giữa các thành viên, giữa nhóm trưởng và từng thành viên sẽ hiệu quả hơn,dân chủ hơn.

Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề, giúp đỡ, bảo hiểm,sửa sai cho nhau để hoàn thiên kỹ thuật động tác

Kết quả làm việc của từng thành viên sẽ tạo nên kết quả chung cho cả nhóm vàkết quả mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung cho cả lớp

Về cơ bản các nhóm phải tự giác thực hiện nhiệm vụ chung của mình và giáoviên cũng nên để cho các nhóm tự quản như vậy sẽ tạo tính tự giác, chủ động và tínhchất tự nhiên cao hơn, nhưng không vì thế mà giáo viên trở nên nhàn rỗi và không thể

bỏ qua hoạt động giám sát, kiểm tra, đôn đốc GV chú ý đưa ra các vấn đề, chủ đề có

ý kiến trái ngược nhau, những sai lầm thường mắc, những điểm mấu chốt của độngtác để người học có cơ hội tranh luận, phản biện, đưa ra ý kiến của mình

Trong khi các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao, GV phải thực hiện đúng vaitrò kiểm soát, hướng dẫn Cần di chuyển đến tất cả các vị trí của các nhóm để theodõi, quan sát, nghe và phát hiện những vấn đề phát sinh, những biểu hiện bất thườngcủa các nhóm như: Thực hiện các động tác vượt quá phạm vi yêu cầu, tranh luận gaygắt, sử dụng ngôn từ không tôn trọng nhau hoặc khi các nhóm gặp khó khăn khi giảiquyết công việc như: Quên động tác, thực hiện sai động tác đồng loạt Lưu ý nhữngthành viên không tích cực, gây rối hoạt động học tập của nhóm Thời gian được phép

sử dụng, điều này tạo cho các em có thói quen làm việc khẩn trương Thêm nữa, nếukhông đảm bảo điều này sẽ không đủ thời gian cho tiết học cũng như lượng vận độngcủa HS Với cùng thời gian, HS Nam phải thực hiện lượng vận động lớn hơn

Bước 3: Báo cáo kết quả, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm

Phần này thường được thực hiện ở phần cũng cố

Việc đánh giá kết quả học tập không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng

và điều chỉnh hoạt động của học sinh mà đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng

và điều chỉnh hoạt động của người dạy, không chỉ dừng lai ở yêu cầu tái hiện cáckiến thức đã học mà còn khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giảiquyết những tình huống thực tế của người học, đó là thực hiện tốt kỹ thuật động tác

và đặc biệt là hình thành các kỹ năng xã hội, hoàn thiện nhân cách Việc đánh giánhững kết quả này là rất khó khăn, phải đánh giá theo định lượng (thực hiện kỹ thuậtđộng tác) và định tính (hình thành các kỹ năng xã hội, hoàn thiện nhân cách) nó đòihỏi tài quan sát sư phạm cũng như kiểm tra sư phạm của GV thật tinh tế, kinh nghiệm

và khoa học Quan trọng hơn, GV phải hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá

để tự điều chỉnh cách học cho phù hợp, Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp

Ngày đăng: 03/12/2015, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w