0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 37 -40 )

Có thể thấy rằng, kết quả thu hút đầu tư nói chung (số dự án và tổng vốn đăng ký đã cấp phép) chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của tỉnh.Trong điều kiện suy giảm kinh tế như năm 2009, kết quả thu hút đầu tư nói trên là khá tích cực, đặc biệt cuối năm 2009 KKTNH đã thu hút được một loạt dự án, chứng tỏ hạ tầng tại đây đã thực sự sẵn sàng để đón nhận nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, hầu hết các dự án FDI tại Bình Định có quy mô nhỏ nên đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế. Thủ tục hành chính để đưa các dụ án đầu tư vào thực hiện đang còn nhiều bất cập, rườm rà

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. a. Về khách quan (phía nhà đầu tư)

các nhà đầu tư thực sự “ngấm” tác động của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế nên gặp nhiều khó khăn, phải lo tái cấu trúc và điều chỉnh chính mình, chưa thể vươn ra địa bàn, lĩnh vực mới. Một số nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.

b. Về chủ quan (phía tỉnh)

- Cơ sở hạ tầng không đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn nên không “giữ chân” được nhà đầu tư (NĐT)

- Tỉnh không thể biết được năng lực tài chính của các NĐT, dẫn đến tình trạng nhiều NĐT đến đăng ký dự án, giữ đất để đó chờ sang tay kiếm lời. Thủ tục hành chính tuy đã cải tiến nhiều nhưng một vài chỗ vẫn còn chồng chéo và chậm. Đối với một số dự án, thời gian xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư còn hơi dài. Việc định giá đất chưa kịp thời. Hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) chưa mạnh, kinh phí quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư còn hạn hẹp…địa phương chưa có được những bản quy hoạch phát triển kinh tế có chất lượng tốt đúng nghĩa. Bên cạnh đó, các cơ quan như Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán không những chưa đủ sức người sức của thực hiện XTĐT mà còn chưa thể hỗ trợ tốt cho các địa phương về “lai lịch” của các NĐT nước ngoài, do vậy mà địa phương rất dễ bị “ăn bánh vẽ”!

- Tỉnh ta chưa thật sự sẵn sàng về quy hoạch và mặt bằng cho nhà đầu tư. Công tác quy hoạch chưa thực sự “đi trước một bước” để mở đường cho đầu tư phát triển. chưa có những chính sách đồng bộ để quản lý tốt các dự án FDI. Tồn tại lớn nhất hiện nay là chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng. Muốn công nghiệp hoá tất yếu phải chuyển một phần đất nông - lâm nghiệp sang sử dụng vào công nghiệp. Nhưng hiện nay, nhà nước chưa ban hành cụ thể chính sách đền bù phù hợp, việc phân chia lợi ích giữa Nhà nước, tập thể, cá nhân chưa được thoả đáng cho nên các dự án thường gặp khó khăn thậm chí rất khó giải quyết, có dự án đã bị cản trở không thực hiện được.

- Thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà, mất nhiều thời gian đàm phán, chờ đợi ảnh hưởng tiêu cực đến ý định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh.

- Một điểm rất quan trọng là việc tuyên truyền, giáo dục về ĐTNN, đặc biệt là lợi ích của thu hút FDI đối với nền kinh tế chưa được quán triệt thường xuyên, sâu rộng nên sự nhận thức đại chúng còn chưa đồng bộ, thậm chí ngay cả một số đồng chí lãnh đạo địa phương chưa thấy hết lợi ích lâu dài của đầu tư đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh cho nên khi triển khai dự án gặp không ít khó khăn và có trường hợp dẫn đến mất dự án, gây ấn tượng không tốt về môi trường đầu tư tại Bình Định. Nhiều vụ việc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án không được giải quyết kịp thời hoặc giải quyết không triệt để, còn tình trạng thiếu trách nhiệm, thờ ơ.Việc phối kết hợp quản lý theo chức năng của các ngành còn hạn chế dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra nắm tình hình diễn ra nhiều lượt, nhiều lần trong năm gây phiền hà cho các doanh nghiệp, thậm chí có cá nhân, đơn vị kiểm tra vượt quá thẩm quyền cho phép.

- Về chiến lược con người thì một số cán bộ khi làm việc với các nhà đầu tư, nhân viên nước ngoài chưa chú ý đến phong cách đối ngoại nên gây ấn tượng không tốt cho phía nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, quản lý Việt Nam làm trong các liên doanh chưa được đào tạo đầy đủ về chuyên môn, luật pháp và ngoại ngữ. Công tác chuẩn bị đội ngũ lao động cung ứng cho các doanh nghiệp có vốn FDI chưa được tỉnh quan tâm đúng mức. Các cơ quan quản lý lao động thường không chịu trách nhiệm về phẩm chất lao động nên không có uy tín đối với doanh nghiệp dẫn đến nhiều tình trạnh tranh chấp về lao động, tiền lương. Bên nước ngoài lợi dụng điểm yếu này để chèn ép, từ đó làm nảy sinh mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Về giữ gìn trật tự an ninh làm lành mạnh môi trường nơi có dự án, có địa phương còn chưa có thái độ xử lý dứt điểm, để cho dân chặt cây, đào bới, làm lều quán trước hành lang lưu không hoặc làm mất vệ sinh môi trường.

Chính những tồn tại trên làm cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Định chưa đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua. Những khó khăn tồn tại này cần được giải quyết một cách nhanh chóng và phù hợp để thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Định ngày càng có hiệu quả, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Bình Định.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH (Trang 37 -40 )

×