Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay

31 711 2
Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay Nguyễn Thị Hương Hiền Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học; Mã số 60 22 85. Người hướng dẫn: TS Dương Văn Duyên. Năm bảo vệ: 2013 Abstract : Phân tích khái niệm giai cấp nông dân, những sự biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay. Làm rõ một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. Làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò của giai cấp nông dân nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Keywords: Triết học Mác-Lênin; Nông dân; Giai cấp nông dân; Văn hóa nông thôn. Content: MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN 7 1.1. Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay 7 1.1.1. Khái niệm giai cấp nông dân 7 1.1.2. Sự biến đổi của giai cấp nông dân Việt Nam 9 1.2. Xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn mới Việt Nam hiện nay 18 1.2.1. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay 18 1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn 21 1.2.3. Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay 36 Kết luận chƣơng 1 46 CHƢƠNG 2: VAI TRÒ GIAI CẤP NÔNG DÂN TRONG XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN NƢỚC TA NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI VỪA QUA –THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 47 2.1. Thực trạng và nguyên nhân thực trạng vai trò giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn nƣớc ta những năm qua 47 2.1.1. Những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta những năm đổi mới vừa qua 47 2.1.2. Nguyên nhân những thành tựu và hạn chế vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay 71 2.2. Những giải pháp chủ yếu để phát huy tốt hơn nữa vai trò của nông dân trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn 73 2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức 73 2.2.2. Nhóm giải pháp về giáo dục – đào tạo 78 2.2.3. Nhóm giải pháp về văn hóa – xã hội 84 2.2.4. Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 91 Kết luận chƣơng hai 92 KẾT LUẬN CHUNG 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC 100 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề nông dân có tầm quan trọng đặc biệt về lý luận và thực tiễn. Đây là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhiều lần chỉ ra rằng, giai cấp công nhân muốn hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình – xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản phải lôi kéo và nắm lấy một lực lượng cách mạng là giai cấp nông dân. Từ nhận thức đó các nhà kinh điển có những luận điểm đúng đắn về nông dân, vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, hình thành tư tưởng kết hợp cách mạng vô sản với phong trào của nông dân và nêu nguyên lý về liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, coi đó là nguyên tắc quan trọng của chuyên chính vô sản. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng của Mác – Lênin vào thực tiễn nước ta, đã giải quyết đúng đắn vấn đề nông dân - một vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Khi tổng kết 30 năm hoạt động của Đảng, Người viết: “Chủ nghĩa Mác – Lênin đã giúp Đảng ta thấy rõ rằng trong điều kiện một nước nông nghiệp lạc hậu như nước ta thì vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề nông dân, cách mạng dân tộc thực chất là cách mạng của nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo và chính quyền nhân dân thực chất là chính quyền của công – nông”. Do vậy, Đảng ta đã tiến hành tổ chức, động viên, tập hợp giai cấp nông dân cùng với giai cấp công nhân nước ta hình thành đội quân chủ lực hùng 2 mạnh, đóng góp to lớn về sức người, sức của cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Môi trường văn hóa Việt Nam là thành quả sáng tạo hàng ngàn năm của nhân dân các tộc người Việt Nam trên các vùng lãnh thổ, là chiếc nôi nuôi dưỡng biết bao nhiêu thế hệ người trong lao động, giao tiếp, phát triển nhân cách, hình thành lối sống; là mái nhà chung của cả cộng đồng dân tộc. Môi trường văn hóa Việt Nam là gắn liền với lối sống lâu đời của nông dân có quan hệ chặt chẽ đến cách thức sản xuất, xây dựng nơi cư trú, quan hệ huyết tộc, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Hàng ngàn năm, nước ta là một nước nông nghiệp. Trước đây hơn 90% nhân dân sống bằng nghề nông và đã kiến tạo thành những môi trường buôn sóc, mường bản, làng xã. Và giờ đây, tuy xã hội ta có lai ghép ít nhiều công nghiệp, song vẫn còn trên dưới 50 % cư dân sống bằng nghề nông, săn bắt và làm ruộng, làm vườn. Vì thế lối sống của tuyệt đại bộ phận nhân dân vẫn là lối sống nông dân. Khi đề cập đến việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Văn kiện Hội nghị Trung ương lần thứ V khóa VIII đã đặt ra vấn đề xây dựng môi trường văn hóa nông thôn trong quá trình xây dựng môi trường chung của toàn xã hội. Chúng ta cần thiết phải xây dựng môi trường văn hóa ở nông thôn bởi vì nước ta là một nước nông nghiệp, văn hóa ở nông thôn không phát triển thì xã hội của ta không thể trở thành văn minh và hạnh phúc. Thực trạng văn hóa nông thôn ở nước ta còn nghèo nàn cần phải được quan tâm đầy đủ. Theo thời gian, nông thôn Việt - làng 3 Việt giờ đây đã khác xưa. Nền kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hóa diễn ra mau lẹ, cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội biến đổi, quỹ thời gian của con người trở nên eo hẹp, không gian văn hóa làng Việt – nông thôn Việt cũng theo đó mà biến đổi dần. Vẫn còn hồn xưa trong lễ hội làng, nhưng các khu công nghiệp đã “tràn về” sát vách; những làng quê yên ả, giờ đang rộn rã công trường xây dựng; những làng lúa, làng hoa, giờ là những khu đô thị, khu chung cư cao tầng đông người; không gian kiến trúc của làng mất dần đi, nhiều nơi không còn tìm đâu ra cây đa giếng nước mái đình; các sinh hoạt văn hóa cộng đồng ngày càng thưa vắng hoặc mai một dần và tệ nạn xã hội đang có xu hướng thâm nhập vào các tầng lớp dân cư nông thôn. Mối liên hệ của con người nông thôn đã tăng lên nhiều và trở nên đa dạng hơn, đặc biệt mối liên hệ với thành thị ngày càng phát triển. Vấn đề con người đặt ra ngày càng sâu sắc hơn. Hiện nay gia đình nông nghiệp đang trải qua một sự biến đổi do những nhân tố bên ngoài và bên trong… Trong xã hội nông thôn cũng như ở nơi khác, một số lĩnh vực trong đó thường xảy ra một sự giảm dần một số giá trị theo kiểu xói mòn khó nhận thấy, đồng thời với giá trị hoá chậm chạp một số yếu tố mới. Người ta nhận thấy rằng dù tiến hoá tới đâu, thế giới nông thôn vẫn kế thừa quá khứ của nó, kiểu văn hoá cổ truyền có thể được duy trì trong chiều sâu. Nông thôn Việt Nam bao gồm một vùng đất rộng lớn. Ở khu vực miền Bắc và miền Trung bao gồm ba vùng lãnh thổ: vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển. Ở miền Nam bao gồm hai vùng sinh thái: Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long có các 4 sinh hoạt văn hóa khác nhau. Nói chung các vấn đề cơ bản của văn hóa, môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam đều xoay quanh các vấn đề gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, các phong tục tập quán, các lễ hội, sự phát triển nhân cách, hệ tư tưởng và các sinh hoạt văn nghệ. Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số nông thôn chiếm 69,6 % dân số ( năm 2010). Giai cấp nông dân có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nội dung của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có tiến hành cách mạng tư tưởng - văn hóa. Vì vậy, giai cấp nông dân là chủ thể có vai trò to lớn trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam. Thế giới ngày nay đang biến đổi hết sức mau lẹ. Các thế lực thù địch có nhiều âm mưu thủ đoạn xảo quyệt và chưa từ bỏ mục tiêu là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Đối với nước ta chúng tập trung mũi nhọn vào địa bàn nông thôn nhằm vào các đối tượng nông dân. Trên thực tế ở các địa phương trong những năm qua, tình hình nông dân diễn biến rất phức tạp đặc biệt là về văn hóa tư tưởng. Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần được quan tâm nghiên cứu sâu hơn nữa. Đó là lý do tôi lựa chọn vấn đề “Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 5 2. Tình hình nghiên cứu Do giai cấp nông dân là giai cấp có vai trò quan trọng trong tiến trình chung của lịch sử dân tộc và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì vậy đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về nông dân: Nxb Sự thật (1955), Vấn đề nông dân: Trích dịch tác phẩm của Mác – Ăngghen, Lênin, Sta – lin, Mao Trạch Đông, Hà Nội; M.A.Ocunhépva, Trần Đoàn dịch (1977), Những quan điểm lý luận của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác về tính cách mạng của nông dân, Nxb Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. Những công trình này nhằm cho người đọc thấy được vị trí vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân; Nguyễn Văn Hiệp (1999), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân và sự vận dụng của Đảng trong sự nghiệp đổi mới, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Hội nông dân Việt Nam (1999), Công tác vận động nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; TS. Đoàn Minh Duệ (chủ biên) (2002), Giai cấp nông dân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Nghệ An; Vũ Ngọc Kỳ (2005), Một số vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân, hội nông dân ở Việt Nam, Nxb nông nghiệp Hà Nội. Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về nông dân và vai trò của nông dân Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, vai trò, thực trạng … của nông dân nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Một số công trình nghiên cứu trực tiếp vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông 6 thôn: Bùi Thị Thanh Hương (2000), Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội; Đặng Thị Phương Duyên (2001), Phát huy vai trò của nông dân Thái Bình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Luận văn thạc sỹ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Tô Văn Sông (2002), Phát huy vai trò của nông dân tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Phạm Huỳnh Minh Hùng (2005), Phát huy vai trò của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Bến Tre hiện nay, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội; Tô Mạnh Cường (2008), Quan điểm của V.I. Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và việc phát huy vai trò đó ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội; Mai Thị Mến (2010), Vai trò của nông dân tỉnh Thái Bình trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, Luận văn thạc sỹ triết học, Hà Nội. Các công trình trên đều bàn về đặc điểm, xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân, tâm lý, ý thức, nhu cầu, nguyện vọng; vai trò, thực trạng, giải pháp việc phát huy vai trò nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hay một số đề tài nghiên cứu về vai trò của nông dân trong phạm vi của một địa phương. Một số bài báo nghiên cứu về nông dân: Đinh Quang Hải (2007), Liên kết “4 nhà” – Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 4; Võ Tòng Xuân (2008), Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc 7 tế, Tạp chí Cộng sản, Số 785; Nguyễn Cúc (2008), Chính sách nhà nước đối với nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng sản, Số 787; Lê Văn Yên (2009), Quan điểm của Mác – Lênin về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp cách mạng, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 1. Các nghiên cứu trên bàn về vị trí, vai trò; thực trạng và giải pháp đối với nông dân nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Đặc biệt, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về vai trò của nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta một số năm qua, luận văn nêu lên một số giải pháp nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò đó trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam những năm tới. Nhiệm vụ: - Phân tích khái niệm giai cấp nông dân, những sự biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện nay. - Làm rõ một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn. - Làm rõ vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta trong những năm đổi mới. [...]... nữa vai trò của giai cấp nông dân nước ta trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa. .. Việt Nam như sau: về kinh tế, về điều kiện sống, về lối sống, về tâm lý, về văn hóa xã hội, về hệ thống chính trị ở nông thôn 1.2.3 Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn có thể tóm tắt: Một là, nông dân giữ vai trò quyết định trong thực hiện thành công công nghiệp hóa, ... trưng của con người mới và gia đình mới xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Xây dựng nông thôn mới thực chất là xây dựng những người nông dân mới, xây dựng gia đình mới, xây dựng nông thôn mới còn phải xây dựng đời sống mới ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới tất yếu phải gắn liền với việc xây dựng Đảng ở nông thôn 1.2.2 Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn *Khái niệm văn. .. mặt của đời sống xã hội người nông dân phát huy cao độ khả năng của mình và đã có những đóng góp hết sức quan trọng 2.1 Thực trạng và nguyên nhân thực trạng vai trò giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trƣờng văn hóa nông thôn nƣớc ta những năm qua 2.1.1 Những thành tựu và hạn chế vai trò giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta những năm đổi mới vừa qua * Giai cấp. .. học để các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng vận dụng trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 2 chương 4 tiết 9 CHƢƠNG 1: GIAI CẤP NÔNG DÂN VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA NÔNG THÔN 1.1 Giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay 1.1.1 Khái niệm giai cấp nông dân Nhìn... nông thôn 15 Năm là, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở nông thôn là công việc của chính giai cấp nông dân Sáu là, giai cấp nông dân là người quyết định trong giữ gìn an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn Kết luận chƣơng 1: Xây dựng môi trường văn hóa nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể tách rời vị trí, vai trò của giai cấp nông dân với tư cách là chủ thể của quá trình đó Bởi... nghĩa của luận văn Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về giai cấp nông dân và vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa trong đó quan trọng là trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn ở nước ta hiện nay Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu các chủ thể xây dựng nông thôn mới và cung cấp những luận... đổi của giai cấp nông dân Việt Nam Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã làm cho giai cấp nông dân Việt Nam có biến đổi lớn như sau: Một là, tỷ lệ nông dân trong dân số ngày một giảm Hai là, vai trò chủ thể kinh tế và chính trị của người nông dân nước ta đã và đang có sự biến đổi mạnh mẽ Ba là, sự hình thành những chủ thể sản xuất kinh doanh trong kinh tế hộ nông dân và trong. .. - Nông dân cũng có vai trò quan trọng trong phong trào giữ gìn và bảo vệ môi trường nông thôn Tuy nhiên ý thức của người nông dân chưa cao, vì vậy ô nhiễm môi trường và nguồn nước nhiều nơi đang ở mức báo động *Vai trò của giai cấp nông dân trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa ở các vùng nông thôn - Người nông dân đã thường xuyên đến với các di tích lịch sử văn hóa, người nông dân bỏ tiền của, ... năng suất cao; vai trò trong thay đổi phong tục, tập quán, nếp sống nông thôn theo hướng tiến bộ; là người giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa ở các vùng nông thôn; vai trò trong xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh ở nông thôn; trong giữ gìn an ninh trật tự, xã hội ở nông thôn Những vai trò trên thể hiện bước tiến rất quan trọng của người nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Điều đó cho . cứu: Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn nước ta. Phạm vi nghiên cứu: Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt. văn hóa xã hội, về hệ thống chính trị ở nông thôn. 1.2.3. Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn hóa nông thôn Việt Nam hiện nay Vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam. 1.2.1. Xây dựng nông thôn mới Việt Nam hiện nay 18 1.2.2. Một số khái niệm liên quan đến xây dựng môi trường văn hóa nông thôn 21 1.2.3. Vai trò của giai cấp nông dân trong xây dựng môi trường văn

Ngày đăng: 26/06/2015, 14:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan