- Hiệu quả về sự bền vững, làm chủ các KN của sinh viên
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Căn cứ vào mục tiêu và NV của đề tài, trong khuôn khổ luận án, chúng tôi đã thực hiện và đạt được những kết quả sau:
1- Xây dựng được mô hình cấu trúc NL vận dụng trong luận án là NLTH sử dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề SP, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của mô đun học tập và quy trình biên soạn mô đun học tập.
2- Điều tra và đánh giá được hiện trạng công tác bồi dưỡng các PPDH tích cực cho GV và SV, việc áp dụng các PPDH tích cực nói chung, DHTG nói riêng ở trường THPT hiện nay trên địa bàn Tây Nguyên, từ đó xác định được nguyên nhân và đề xuất giải pháp bồi dưỡng cho hiệu quả hơn.
3- Đề xuất được một quy trình bồi dưỡng NL áp dụng một PPDH tích cực. Từ đó, vận dụng trong bồi dưỡng NL DHTG cho SV ngành Sư phạm Vật lí với trọng tâm là xây dựng được một quy trình bồi dưỡng một KN tổ chức DHTG cho phép bồi dưỡng từng KN một cách tuần tự và bền vững. Trong đó, xây dựng được một website tự học nhằm hỗ trợ cho SV trong bước chuẩn bị và thực hiện bồi dưỡng từng KN bằng kỹ thuật DHVM.
4- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá NL DHTG của SV về các mặt KT, KN và TĐ, HV theo NLTH.
5- Bổ sung, cụ thể hóa lý luận về DHTG áp dụng trong DH Vật lí ở trường THPT, trong đó đề xuất được hai kiểu tổ chức góc có tính khả thi trong thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó, xác định được hệ thống các KN (11 KN) chuyên môn cần thiết cho SV trong tổ chức DHTG.
6- Tiến hành TNSP 2 vòng để bồi dưỡng NL DHTG cho SV ngành SP Vật lí, Trường đại học Tây Nguyên theo quy trình đã đề xuất. Kết quả TNSP thu được cho thấy: Các SV nhóm TN đều có sự vượt trội hơn về KT, KN và TĐ, HV đối với DHTG so với nhóm ĐC. Nghĩa là, quy trình bồi dưỡng trong luận án đã phát triển được NL DHTG cho SV nhóm TN.
Ngoài những kết quả đạt được, đề tài còn một số hạn chế, đó là:
- Chưa thể đảm bảo được cho tất cả các SV nhóm TN được thực hiện các KN dạy học trên lớp học vi mô vì thời gian TNSP có giới hạn. Do đó, đề tài chưa đánh giá được đầy đủ các KN này cho từng SV.
- Chưa có sự giám sát, ĐG của GiV trong giai đoạn củng cố sau thực hiện KN trên lớp học vi mô.
- Vẫn còn một số ít các SV nhóm TN chưa thực hiện bước chuẩn bị trên website một cách nghiêm túc và đầy đủ, làm ảnh hưởng đến sự đồng đều về việc hình thành và làm chủ KN của nhóm TN.
Các kết quả đạt được của đề tài cho phép kết luận:
Quy trình bồi dưỡng NL áp dụng một PPDH tích cực nói chung, DHTG nói riêng dựa trên quan điểm hiện đại về đào tạo nghề tiếp cận NLTH và DHVM mà đề tài đã xây dựng có thể bồi dưỡng cho SV năng lực DHTG trong tổ chức DH học phần “Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông”. Quy trình xây dựng đã thể hiện rõ tính cá thể, tính tuần tự và làm chủ dần trong bồi dưỡng từng KN.