Đánh giá sự phát triển các KN về công nghệ thông tin và KN mềm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực dạy học theo Góc cho sinh viên ngành sư phạm vật lí (Trang 33)

- Hiệu quả về sự bền vững, làm chủ các KN của sinh viên

4.3.2.3. Đánh giá sự phát triển các KN về công nghệ thông tin và KN mềm

Sự khác nhau về điểm tự đánh giá mỗi KN mềm của nhóm TN được mô tả cụ thể qua hình 4.29. Như vậy, điểm tự đánh giá từng KN mềm sau bồi dưỡng đều có sự vượt trội hơn so với trước bồi dưỡng (đường mô tả điểm đánh giá nằm phía ngoài, xa tâm hơn).

4.3.3. Đánh giá thái độ, hành vi

Đánh giá TĐ, HV không quan sát được và quan sát được thể hiện qua bảng 4.22 Bảng 4.22: Đánh giá TĐ, HV không quan sát được và quan sát được

Method: 95.0 percent LSD Nhóm Count Mean (Trung bình) Standard deviation (Độ lệch chuẩn) Homogeneous Groups (Nhóm đồng nhất) Difference (Sự khác biệt) P-Value (Mức ý nghĩa) Sig.

Đánh giá điểm TB về TĐ, HV không quan sát được của hai nhóm TN và ĐC

TN 31 40.7419 3.4348 X 8.74194 0.0000 *

ĐC 31 32.0 2.78089 X

Đánh giá điểm TB về TĐ, HV quan sát được của 2 nhóm TN và ĐC

TN 31 41.7742 3.80096 X 7.03226 0.0000 * ĐC 31 34.7419 4.44948 X

Ở độ tin cậy trên 95%, điểm TB đánh giá về TĐ, HV không quan sát được và quan sát được của các SV nhóm TN về DHTG đều cao hơn nhóm ĐC là hoàn toàn có ý nghĩa, nghĩa là quá trình bồi dưỡng từng KN theo quy trình đề xuất đã nâng cao được sự nhận thức và làm bộc lộ thái độ hành vi tích cực của SV nhóm TN về DHTG.

Tổng hợp kết quả cụ thể ĐG định lượng thể hiện qua bảng 4.24 như sau:

Bảng 4.24: Tổng hợp kết quả đánh giá định lượng TNSP vòng 2

Mảng ĐG Điểm TB Mức ý nghĩa

Nhóm TN Nhóm ĐC

Kiến thức 14.5 12.1 có ý nghĩa (P = 0)

Kỹ năng Thiết kế KHBH 23.6 14.2 có ý nghĩa (P = 0.0111)

Thực hiện dạy học 55.0 39.8 có ý nghĩa ( P = 0.0462)

Thái độ, hành vi

Không quan sát được 40.7 32.0 có ý nghĩa (P = 0)

Quan sát được 41.8 34.7 có ý nghĩa (P = 0)

Đánh giá chung sau TNSP vòng 2

Sau quá trình TNSP vòng 2, từ các kết quả quan sát, phân tích diễn biến TN, sự đánh giá định tính và định lượng trên cả ba mảng kiến thức, KN và TĐ, HV của hai nhóm TN và ĐC thấy rằng:

Về ưu điểm:

Giai đoạn chuẩn bị (qua sự tự học) trên website với các nội dung cụ thể từ xác định mục tiêu việc bồi dưỡng, quy trình thực hiện từng KN, các ví dụ mang tính làm mẫu việc thực hiện KN và phần tự đánh giá khả năng thực hiện KN của bản thân là phù hợp với đặc điểm về nhận thức và tâm lý của SV ngành SP Vật lí, Trường đại học Tây Nguyên, giúp từng SV có thể kiểm soát được quá trình thực hiện trước KN của mình, tạo bước chuẩn bị tốt trong giai đoạn thực hiện trên lớp học vi mô.

Giai đoạn thực hiện từng KN trên lớp vi mô qua kỹ thuật DHVM đã đề xuất là hiệu quả với SV ngành sư phạm vật lí. Mặc dù quy mô vận dụng DHTG đã mở rộng với 2 kiểu áp dụng với rất nhiều những thử thách từ quy mô số góc, NV góc, thiết bị cần chuẩn bị đến các phương án tổ chức, xoay vòng trong thời gian bồi dưỡng có giới hạn, nhưng SV đã đáp ứng khá tốt với yêu cầu và NV đặt ra trong từng buổi TN, các KN chỉ phải tiến hành đến lần 2 là đảm bảo mức làm chủ. Bên cạnh đó là những giải pháp về thiết bị, về cách thức tổ chức học tập rất hiệu quả và sáng tạo đã góp phần làm cho việc vận dụng DHTG vào dạy học môn vật lí trở nên khả thi hơn.

Với quy trình trên đã khắc phục được những hạn chế trong TNSP lần 1, cụ thể là: Mở rộng được phạm vi áp dụng DHTG trong môn Vật lí ở THPT, đánh giá được đầy đủ các thành tố cấu trúc của năng lực DHTG, đánh giá được sự tiến bộ, làm chủ dần trong rèn các KN thực hiện DH, tăng được số lượng SV được bồi dưỡng trong bước thực hiện trên lớp học vi mô.

- Về thời gian bồi dưỡng: Quá trình bồi dưỡng đã diễn ra theo như kế hoạch đặt ra.

- Về hiệu quả của việc bồi dưỡng:Dựa trên các kết quả đánh giá định tính (trọng tâm ở bảng 4.14) và định lượng (trọng tâm ở bảng 4.24) cho thấy các kết quả đánh giá trên nhóm TN đều cho kết quả vượt trội hơn hẳn so với nhóm ĐC.

- Về tính khả thi của lý luận về DHTG và hệ thống các KN cần thiết của SV trong DHTG: Từ kết quả tham vấn các chuyên gia và thực tiễn trong quá trình TNSP, có thể khẳng định rằng hệ thống 11 KN cần thiết cho SV trong tổ chức DHTG đã xây dựng và lý thuyết về

DHTG đã hoàn thiện có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn áp dụng hiện nay ở trường phổ thông. Các kết quả này đã được khẳng định hơn nữa trong quá trình thử nghiệm dạy học của 5 SV nhóm TN (gồm Hòa, Tú, Chi, Thanh Tâm B, Thùy Trang) tại trường phổ thông trong đợt thực tập SP năm học 2013 – 2014.

Về hạn chế:

- Do số lượng SV nhóm TN khá đông (31 SV), thời gian tiến hành TNSP có giới hạn (9 buổi với TNSP vòng 2) nên chưa thể đảm bảo được cho tất cả các SV được thực hiện KN thực hiện DH trên lớp học vi mô.

- Giai đoạn củng cố sau thực hiện KN trên lớp học vi mô chủ yếu là SV tự luyện tập, tự đánh giá mà chưa có sự giám sát, đánh giá của GiV. Nguyên nhân là do phương tiện kỹ thuật phục vụ còn hạn chế như: thiếu máy quay để SV tự ghi lại hình ảnh giờ dạy, thiếu phòng tập giảng, …

Từ các kết quả đạt được như trên, đối chiếu với mục tiêu đặt ra, có thể khẳng định rằng:

Quy trình bồi dưỡng NL áp dụng một PPDH tích cực nói chung, DHTG nói riêng đã xây dựng dựa trên quan điểm hiện đại về đào tạo nghề tiếp cận NLTH và DHVM đã hình thành và phát triển được năng lực DHTG của SV nhóm TN trong tổ chức DH học phần “Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông”.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực dạy học theo Góc cho sinh viên ngành sư phạm vật lí (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(25 trang)
w