CHƯƠNG 4 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực dạy học theo Góc cho sinh viên ngành sư phạm vật lí (Trang 26)

4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

TNSP được thực hiện nhằm kiểm tra giả thuyết: Nếu xây dựng được quy trình bồi dưỡng NL áp dụng một PPDH tích cực nói chung, DHTG nói riêng dựa trên quan điểm hiện đại về đào tạo nghề tiếp cận NLTH và DHVM thì có thể bồi dưỡng cho SV năng lực DHTG trong tổ chức DH học phần “Phương pháp dạy học vật lí phổ thông”.

Từ đó, mục đích cụ thể là:

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của quy trình đã xây dựng trong việc bồi dưỡng năng lực DHTG cho SV ngành Sư phạm Vật lí, Trường Đại học Tây Nguyên.

- Đánh giá NL DHTG của SV sau quá trình bồi dưỡng.

- Đánh giá bước đầu về khả năng vận dụng hai kiểu tổ chức góc đã xây dựng vào DH môn Vật lí ở trường phổ thông.

4.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành qua 2 vòng, vòng 1 trên đối tượng là SV lớp SP Vật lý khóa K2009 thời gian từ tháng 10 đến 12/2012, vòng 2 là SV lớp SP Vật lý khóa K2010, thời gian từ tháng 10 đến 12/2013, thuộc học phần Phương pháp dạy học vật lí phổ thông, Trường đại học Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk. Để có thể đối chứng kết quả, chúng tôi tiến hành chia lớp thành 2 nhóm: nhóm Thực nghiệm (TN) và nhóm Đối chứng (ĐC).

Các SV trong hai nhóm được chọn một cách ngẫu nhiên, có NL học tập tương đương. Cả 2 nhóm đều do chính tác giả trực tiếp giảng dạy, trong đó nhóm ĐC được dạy theo tiến trình dạy học thông thường, nhóm TN được dạy theo tiến trình dạy học đề xuất. Các tiết học đều được ghi hình, các sản phầm của người học được thu thập để làm dữ liệu phục vụ cho việc phân tích diễn biến giờ học, đánh giá kết quả.

4.3. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả TNSP4.3.1. Diễn biến TNSP vòng 2 4.3.1. Diễn biến TNSP vòng 2

Buổi chung 1: Quá trình trải nghiệm về DHTG cho cả 2 nhóm TN và ĐC được thực hiện ở buổi chung 1. Theo đó, từ bản KHBH dạy bài 45 “Định luật Boyle – Mariotte” – vật lý 10 NC mà mỗi SV được yêu cầu chuẩn bị trước, SV được lần lượt trải qua các góc để thực hiện các nhiệm vụ nhóm khác nhau nhằm thực hiện được một tiết học vật lý theo phương pháp thực nghiệm. Cụ thể là:

Góc Trải nghiệm: Dạy mục 1, 2, bài 45 “Định luật Boyle – Mariotte” – vật lý 10 NC theo phương pháp thực nghiệm.

Góc Quan sát: Quan sát một đoạn băng dạy học mẫu trích đoạn bài 45 “Định luật Boyle – Mariotte” theo PPTN, từ đó nhận xét về trích đoạn, đồng thời điều chỉnh giáo án cá nhân đã soạn cho phù hợp.

Góc Áp dụng: Soạn một KHBH bài 45 “Định luật Boyle – Mariotte”, vật lý 10 NC theo phương pháp thực nghiệm.

Góc Phân tích: Nghiên cứu một KHBH bài định luật Boyle – Mariotte, vật lý 10 NC cho sẵn, từ đó thảo luận, nhận xét, chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu một giáo án theo PPTN.

Buổi chung 2: Dạy học lí thuyết về DHTG

Sau bước trải nghiệm về DHTG, SV được giao nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết về DHTG với các nội dung trọng tâm về khái niệm, đặc điểm, quy trình tổ chức, các kiểu tổ chức và vai trò của GV và HS. Thông qua quá trình làm việc nhóm, kết hợp với sơ đồ tư duy, các nhóm đều hoàn thành được nhiệm vụ đề ra và trình bày được kết quả trước lớp.

Nhóm Thực nghiệm

Nhóm TN được chia thành 5 tổ, mỗi tổ từ 6 đến 7 thành viên, có nhóm trưởng, thư kí. Quá trình bồi dưỡng từng KN nhóm TN được thực hiện trong 9 buổi theo đúng kế hoạch thực nghiệm đề ra. Những diễn biến chính trong quá trình bồi dưỡng được thể hiện như sau:

 Giai đoạn chuẩn bị của cá nhân qua tự học trên website: Trong giai đoạn đầu tiên này, mỗi SV được yêu cầu nghiên cứu, thực hiện trước các KN sẽ bồi dưỡng ở buổi học trên lớp vi mô thông qua website (chọn mô đun bồi dưỡng, lần lượt nghiên cứu các mục: mục tiêu, phân tích công viêc, hỗ trợ), và cuối cùng là tự đánh giá việc thực hiện KN của bản thân qua mục Stop and test. Với chức năng hiển thị ngay đáp án các câu hỏi ngay sau khi nộp bài, phần mềm đã giúp từng SV xác định được mức độ tự thực hiện KN của mình trong bước chuẩn bị, từ đó hoàn thiện dần trong thực hiện các KN kế tiếp. Câu trả lời của mỗi SV được giảng viên đánh giá vào ngay trước mỗi buổi thực hiện bồi dưỡng KN trên lớp bằng kỹ thuật Vi mô. Kết quả đánh giá cho thấy: Ngoại trừ KN đầu tiên là chưa có sự chuẩn bị của từng cá nhân, ở các KN sau, đa phần các SV thực hiện khá nghiêm túc và đúng tiến độ. Có được sự chuẩn bị trên là do đa số SV đều có máy tính xách tay và có mạng internet tới tận nơi ở hoặc sử dụng mạng wifi của trường nên việc thực hiện NV và trả lời các câu hỏi qua mục ĐG là khá dễ dàng.

Giai đoạn bồi dưỡng trên lớp bằng kỹ thuật DHVM

+ Với các KN nhóm thiết kế KHBH: Sau bước trình bày và phản hồi cho thấy: Các KN 1.3, KN 1.6, KN 1.7 các tổ đều hoàn thành đạt yêu cầu ngay sau vòng phản hồi đầu tiên. Các KN 1.1, KN 1.2, KN 1.4, KN 1.5 các tổ hoàn thành sau vòng phản hồi lần 2, tuy nhiên số tổ phải thực hiện soạn lần 2 chỉ từ 1 đến 3 tổ, ít hơn nhiều so với lần TNSP vòng 1 (thể hiện cụ thể trong bảng số liệu tại phụ lục 21/file phu luc 21-03/TNSP lan 2). Đặc biệt là KN 1.2 - Lập sơ đồ TTKHXDKT, các tổ 1, 2 đã thực hiện tốt ngay sau vòng phản hồi đầu tiên. Việc các tổ thực hiện khá trôi chảy các KN thiết kế KHBH so với TNSP vòng 1 đã cho thấy việc sắp xếp lại các KN đã làm cho NV trở nên vừa sức hơn, SV kiểm soát được dần dần các KN. Bên cạnh đó, các KN mềm như sử dụng ngôn ngữ, soạn thảo và trình bày văn bản, sử dụng các phần mềm chuyên dụng, thuyết trình, tác phong của SV cũng được nâng lên dần theo quá trình bồi dưỡng các KN.

Trình bày KN 1.1 của tổ 5 Trình bày KN 1.2 của tổ 3 Phản hồi lần 1

Hình 4.23. Một số hình ảnh về bồi dưỡng các KN thiết kế KHBH

+ Với nhóm KN thực hiện DH: Nhìn chung, các SV thực hiện việc dạy trích đoạn khá tốt (SV Thùy Trang, Thu Hiền, Văn Hòa thực hiện đạt yêu cầu ngay sau phản hồi lần 1). Các SV được thực hiện DH còn lại đều đạt yêu cầu sau 2 vòng phản hồi. Trong quá trình phản hồi, việc phân tích băng hình dạy đoạn bài học của SV được khai thác hiệu quả, qua đó SV nhanh chóng rút ra kinh nghiệm và hoàn thiện nhanh trong vòng phản hồi lần sau.

Như vậy, với sự phân chia lại các KN nhóm thực hiện bài học (so với lần TNSP vòng 1) kết hợp với các đoạn băng hình mẫu trên website tự học đã hỗ trợ hiệu quả các KN nhóm trình bày bài học của SV và cũng tăng được số lượng các SV được thực hành dạy trong lượng thời gian giới hạn của đề tài.

4.3.2. Đánh giá định tính

Hình 4.26a. Tiết dạy của SV nhóm TN

Hình 4.26b. Tiết dạy của SV nhóm ĐC

Hình 4.26c. Thành phần ban Giám khảo

Hình 4.26d. Hình ảnh nhóm TN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.26. Một số hình ảnh về Hội thi giảng dạy theo phương pháp DHTG

Chi tiết các nội dung đánh giá được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: Đánh giá TNSP vòng 2

Mảng ĐG Nhóm Cơ sở đánh giá Nội dung đánh giá

Kỹ năng ĐC Qua KHBH; qua tiết dạy áp dụng DHTG

Sự biểu hiện của các KN thiết kế KHBH và KN thực hiện DH

Đán án h gi á đị nh nh TN

Qua KHBH, qua tiết dạy, quan sát và phân tích diễn biến quá trình bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực dạy học theo Góc cho sinh viên ngành sư phạm vật lí (Trang 26)