giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng

90 638 4
giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá bống tượng có giá trị kinh tế rất cao do được tiêu thụ nhiều trong các nhà hàng, khách sạn và được xuất khẩu tươi sống sang các quốc gia và vùng lãnh thổ lân cận như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… với giá cao hơn một số loài thủy sản xuất khẩu phổ biến khác. Cá bống tượng được bà con nông ngư dân Tiền Giang và Bến Tre nuôi nhiều ở vùng nước ngọt và nước lợ ven biển với hai hình thức nuôi ao và nuôi bè. Cá còn được nuôi ao và bè trên sông, hồ chứa ở các tỉnh miền Đông Nam bộ và miền Bắc Tuy nhiên, nhiều bà con không được tiếp nhận đầy đủ, có hệ thống các hiểu biết và cách thực hiện thao tác của nghề nên cá hao hụt nhiều, hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho người làm nghề nuôi cá bống tượng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá bống tượng phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp do Trường Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012 theo quy trình được hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 03. Thả và chăm sóc cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thương phẩm Thời gian thực hiện 64 giờ Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá của nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cá bống tượng, nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc khảo sát, chọn địa điểm 3 đào ao, chuẩn bị, cải tạo ao, chuẩn bị nước nuôi cá bống tượng. Nội dung giảng dạy gồm 5 bài: Bài 1. Tìm hiểu đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống của cá Bài 2. Chọn địa điểm xây dựng ao nuôi Bài 3. Xây dựng ao Bài 4. Chuẩn bị, cải tạo ao Bài 5. Chuẩn bị nước nuôi cá Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận được nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ nuôi cá bống tượng, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trường Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn LÊ TIẾN DŨNG 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ 6 Bài 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH TRƯỞNG 7 VÀ YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ 7 1. Mô tả các bộ phận ngoài và nội tạng của cá 7 2. Đặc điểm dinh dưỡng 8 2.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa 8 2.2. Tính ăn 9 3. Đặc điểm sinh trưởng 9 4. Các yếu tố môi trường sống của cá 10 Bài 2. CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI 12 1. Khảo sát địa hình 12 2. Kiểm tra chất đất 12 2.1. Lấy mẫu đất 13 2.2. Đo pH đất 13 2.3. Đo gián tiếp bằng bộ kiểm tra pH nước Error! Bookmark not defined. 2.4. Quan sát trạng thái đất và nước 15 2.5. Thực vật chỉ thị vùng đất phèn 16 3. Kiểm tra chất lượng nguồn nước 18 3.1. Đo pH 19 3.2. Đo hàm lượng oxy hòa tan 23 3.3. Đo độ kiềm 26 3.4. Đo hàm lượng amoniac (NH 3 ) 29 3.5. Đo độ mặn 31 3.6. Đo nhiệt độ nước 36 3.7. Đo độ trong 37 Bài 3. XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ 41 1. Vẽ sơ đồ ao nuôi, ao chứa lắng 41 1.1. Hình dáng 42 1.2. Bờ ao 42 1.3. Đáy ao 43 1.4. Cống cấp thoát nước 43 1.5. Hệ thống xử lý nước thải 48 2. Chuẩn bị mặt bằng 49 2.1. Dọn mặt bằng thi công 49 2.2. Cắm tiêu, căng dây 50 3. Đào, đắp bờ ao 51 3.1. Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ 51 3.2. Đào, đắp đất 52 5 4. San đáy ao 53 5. Xây lắp cống 53 5.1. Chọn vị trí đặt cống 53 5.2. Gia cố nền cống 54 5.3. Đặt ống cống 54 6. Kiểm tra hoàn thiện 54 Bài 4. CHUẨN BỊ, CẢI TẠO AO 57 1. Chuẩn bị ao mới đào 57 1.1. Rửa phèn 57 1.2. Bón vôi 58 1.3. Bao lưới bờ ao 60 1.4. Làm sàng cho ăn 61 2. Cải tạo ao cũ (ao tháo cạn được nước) 62 2.1. Tháo cạn nước ao 63 2.2. Vét bùn đáy 63 2.3. Bón vôi 63 2.4. Phơi đáy ao 64 2.5. Tu sửa bờ, cống ao 64 2.6. Sửa lưới bờ ao 65 3. Cải tạo ao cũ (ao không tháo cạn được nước) 65 3.1. Tháo nước ao 65 3.2. Bơm hút bùn đáy 66 3.3. Sát trùng, diệt tạp 66 3.4. Bón vôi 70 3.5. Tu sửa bờ, cống ao 70 3.6. Sửa lưới bờ ao 70 Bài 5. CHUẨN BỊ NƯỚC NUÔI CÁ 73 1. Cấp nước vào ao chứa 73 1.1. Kiểm tra nguồn nước 73 1.2. Lấy nước vào ao 73 2. Sát trùng nước 75 2.1. Để lắng nước 75 2.2. Diệt khuẩn 75 3. Gây màu nước 76 3.1. Cấp nước vào ao nuôi 76 3.2. Bón phân gây màu 76 4. Đánh giá chất lượng nước ao 77 4.1. Đo các chỉ tiêu môi trường nước ao 77 4.2. Kết luận về chất lượng nước ao 77 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 81 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM 89 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 89 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ Mã mô đun: MĐ 01 Mô đun 01: “Chuẩn bị ao nuôi cá” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, chuẩn bị, cải tạo ao, chuẩn bị nước nuôi cá bống tượng đạt chất lượng và hiệu quả cao. Mô đun được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô đun được trình bày ở lớp học và học viên được thực hành tại các ao, trại nuôi cá bống tượng thương phẩm. Kết quả học tập của học viên được đánh giá qua trả lời các câu hỏi về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc: khảo sát, chọn địa điểm đào ao, chuẩn bị, cải tạo ao, chuẩn bị nước nuôi cá bống tượng. 7 Bài 1. TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG, SINH TRƯỞNG VÀ YÊU CẦU MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA CÁ Mã bài: MĐ 01-01 Cá bống tượng là loài cá có kích thước lớn nhất của nhóm cá bống nước ngọt, được nuôi nhiều ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Việc tìm hiểu một số đặc điểm sinh học chủ yếu của loài cá này là cần thiết cho người học nghề, trước tiên là cho việc chọn nơi đào ao nuôi cá. Mục tiêu - Trình bày được đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống của cá bống tượng; - Nhận biết được các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá. A. Nội dung 1. Mô tả các bộ phận ngoài và nội tạng của cá Cá bống tượng có tên khoa học là Oxyeleotris marmoratus thuộc họ cá bống nước ngọt. Hình 1.1.1. Hình dạng ngoài của cá bống tượng Cá có thân dài, phần trước hơi tròn, phần sau dẹp ngang về phía đuôi. Toàn thân được phủ lớp vẩy lược, có màu nâu nhạt, hơi xám, trên thân có những đốm vân lớn như da beo. Đầu rộng. Mắt hơi lồi, nằm ở phía trên của đầu. 8 Miệng rộng, hướng lên trên, trong hàm có nhiều răng mọc thành dãy. Vây to, mềm. Vây đuôi tròn, vây ngực hơi nhọn. Hình 1.1.2. Sơ đồ nội tạng của cá Trong xoang bụng của cá có tim, dạ dày, gan, mật, ruột, bóng bơi, tuyến sinh dục (buồng trứng, túi tinh). Sát và dọc theo xương sống là thận cá. 2. Đặc điểm dinh dưỡng 2.1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa Cơ quan tiêu hóa của cá bống tượng gồm: Bên ngoài là miệng rộng, trong khoang miệng có răng hàm dài và sắc. Trong xoang bụng có dạ dày to, vách cơ phát triển. Gan và túi mật lớn. Ruột ngắn, tỷ lệ chiều dài của ruột / chiều dài thân = 0,7. Tận cùng của ruột là hậu môn mở ra ngoài ở phía trước vây hậu môn. Hình 1.1.3. Miệng và răng cá bống tượng 9 2.2. Tính ăn Cá bống tượng mới nở tự dưỡng bằng noãn hoàng. Sau 70-120 giờ, cá hết noãn hoàng, bắt đầu ăn thức ăn ngoài như tảo, luân trùng, bột đậu, bột sữa, lòng đỏ trứng… Khi đạt kích thước1,5-2cm, cá thích ăn Daphnia, Moina (trứng nước, bo bo), trùn chỉ, ấu trùng muỗi lắc, lăng quăng Trong các vực nước, đây là các sinh vật làm thức ăn tự nhiên cho cá bống tượng. Cá lớn thích ăn mồi sống như cá nhỏ, tôm tép, cua ốc… Tảo lục Luân trùng Daphnia Moina Trùn chỉ Ấu trùng muỗi lắc Hình 1.1.4. Một số loại sinh vật là thức ăn tự nhiên của cá bống tượng Cá nhỏ rất tích cực tìm thức ăn. Cá lớn thường nằm rình tại chỗ, không rượt đuổi mồi. Cá ăn mạnh về đêm hơn ngày, nước lớn ăn mạnh hơn nước ròng, kỳ nước cường ăn mạnh hơn nước kém. 3. Đặc điểm sinh trưởng Cá bống tượng có tốc độ tăng trưởng chậm ở giai đoạn dưới 100g. Từ 100g trở lên, cá tăng trưởng nhanh hơn. Từ cá bột, phải mất thời gian 2-3 tháng mới đạt cá hương dài 3-4cm. Từ cá hương, nuôi 4-5 tháng, cá đạt kích cỡ cá giống 100g/con (để có cỡ [...]... nguồn nước tốt chưa phải là đủ để nuôi cá Địa hình, chất đất của vùng nuôi sẽ tác động rất lớn đến quá trình nuôi cá Mục tiêu - Chọn được địa điểm xây dựng ao nuôi cá bống tượng theo yêu cầu kỹ thuật; - Sử dụng được các dụng cụ, thiết bị để các đo chỉ tiêu môi trường nước; - Rèn luyện tính cẩn thận, đảm bảo an toàn lao động A Nội dung Khu vực nuôi cá bống tượng cần thỏa mãn các yêu cầu về: - Địa hình, chất... nội tạng của cá bống tượng  Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc nhận biết các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá  Nguồn lực: cho mỗi nhóm 11 + Mẫu cá bống tượng tươi 01 con + Tranh ảnh cá bống tượng 01 cái + Bộ dao, kéo mổ 01 bộ + Khay nhựa 01 cái  Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên  Nhiệm vụ của nhóm /cá nhân khi... của cá C Ghi nhớ Cá bống tượng sống chủ yếu trong nước ngọt hoặc có độ mặn thấp hơn 15‰, nước không bị nhiễm phèn Cá bống tượng lớn thường nằm rình tại chỗ, không rượt đuổi mồi như cá lóc 12 Bài 2 CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG AO NUÔI Mã bài: MĐ 01-02 Nguồn nước đồi dào với pH, nhiệt độ, oxy hòa tan, NH3… ở phạm vi thích hợp là điều kiện tiên quyết để chọn vị trí đào ao nuôi cá bống tượng Tuy nhiên, chọn được... tập: Các nhóm thực hiện quan sát hình dạng ngoài, đối chiếu với tranh ảnh và nêu tên các bộ phận bên ngoài của mẫu cá tươi theo hướng dẫn của giáo viên Mổ xoang bụng cá theo hướng dẫn của giáo viên, quan sát và nêu tên nội tạng cá  Thời gian hoàn thành: 1 giờ  Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Học viên gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài và nội tạng của cá C Ghi nhớ Cá bống. .. nhiên, cá phân bố khắp các loại thủy vực như sông rạch, mương ao, ruộng, hồ chứa Cá bống tượng sống chủ yếu trong nước ngọt hoặc có độ mặn thấp hơn 15‰, nước không bị nhiễm phèn, pH = 7 Cá có thể chịu đựng pH = 5 Cá có thể chịu đựng nhiệt độ nước 15-41,50C, thích hợp nhất cho phát triển là 26-320C Cá cần oxy hòa tan trên 3mg/l Cá có cơ quan hô hấp phụ nên có thể chịu đựng môi trường oxy thấp Cá sống... gian nuôi 7-9 tháng) Trong tự nhiên, sau khi nở, cần khoảng 1 năm để có thể đạt cỡ từ 100300g/con Cá giống có trọng lượng 100g, phải nuôi ở ao từ 5-8 tháng, ở bè 5-6 tháng để có cá thương phẩm 400g trở lên 4 Các yếu tố môi trường sống của cá Cá bống tượng là loài đặc trưng của vùng nhiệt đới Cá tự nhiên bắt gặp ở Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Brunei, Lào, Indonesia, Campuchia Ở miền Nam Việt Nam, cá. .. hạn chế sử dụng nguồn nước thải 2 Kiểm tra chất đất Đất thịt, thịt pha cát thì dễ xây dựng công trình, công trình ổn định lâu dài do có độ kết dính tốt Đất cát, đất than bùn, chứa mùn bã hữu cơ làm ao dễ sạt lở, không giữ được nước, công trình dễ bị hư hỏng Đất chua phèn làm pH nước ao giảm thấp, gây ngộ độc cho cá nuôi Đất đào ao nên là đất chua trung bình (pH > 5) trở lên Loại đất pH Chua ít 5,5-6... hốc, bộng Khi gặp nguy hiểm, cá có thể vùi xuống bùn sâu đến 1m và sống hàng chục giờ Cá bống tượng thường hoạt động vào đêm Nơi có điều kiện thuận lợi như môi trường nước yên tĩnh, có cỏ cây thủy sinh làm giá thể, cá hoạt động cả ban ngày B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Câu hỏi: Trình bày đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và yêu cầu môi trường sống của cá bống tượng 2 Các bài thực hành: 2.1 Bài thực... hình, chất đất - Nguồn nước 1 Khảo sát địa hình Ao nuôi cá bống tượng nên được xây dựng dọc theo các sông hay kênh rạch có thủy triều lên xuống để dễ dàng thay nước, kích thích cá ăn Địa hình khu vực nên bằng phẳng, hơi nghiêng về phía sông, rạch, trống trải để dễ quan sát, không có nhiều mương rạch chạy qua gây khó khăn trong xây dựng công trình Khu vực ao phải có hướng mở rộng, tăng quy mô sản xuất... tra chất lượng nguồn nước Ao nuôi được đặt gần sông, kênh rạch lớn để thuận tiện cho việc cấp thoát nước, vận chuyển cá giống, sản phẩm, thức ăn… Nguồn nước cấp vào ao cần đảm bảo yêu cầu: pH = 7-8 Hàm lượng oxy hòa tan: 4-6mg/l Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l nếu là nước lợ 19 NH3 ≤ 0,02mg/l Độ mặn: < 15‰ Thực tế sản xuất cho thấy cá bống tượng nuôi ở vùng nước lợ ít mắc bệnh hơn là nuôi trong nước ngọt Nhiệt . thụ cá thương phẩm Thời gian thực hiện 64 giờ Giáo trình Chuẩn bị ao nuôi cá được biên soạn theo Chương trình mô đun Chuẩn bị ao nuôi cá của nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp. Giáo trình. sơ cấp. Chương trình dạy nghề Nuôi cá bống tượng trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ AO NUÔI CÁ MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các

Ngày đăng: 26/06/2015, 11:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan