Đo độ trong

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng (Trang 38)

3. Kiểm tra chất lượng nguồn nước

3.7. Đo độ trong

Đo độ trong của nước bằng đĩa Secchi, đơn vị tính là cm. Đĩa Secchi là tấm kim loại tròn,

đường kính 20 - 25cm

Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen - trắng xen kẽ nhau Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm

Hình 1.2.30. Đĩa Secchi Cách đo độ trong của nước

1. Thả dây hoặc thanh gỗ để đĩa Secchi xuống nước từ từ.

Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng.

2. Ngừng thả đĩa khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa. 3. Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây

(thanh gỗ).

Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) bị ướt.

Không phân biệt được màu đĩa

Hình 1.2.31. Các bước đo độ trong của nước

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

Trình bày yêu cầu về địa hình, chất đất và nguồn nước nuôi cá bống tượng.

2. Các bài tập thực hành

2.1. Bài thực hành 1.2.1. Nhận diện loại đất ở khu vực nuôi

 Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc nhận diện loại đất ở khu vực nuôi.

 Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Cuốc xẻng: ` 1-2 cái/loại

+ Thiết bị đo pH đất: 01 cái

 Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.

 Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bước:

+ Lấy mẫu và nhận diện đất theo hướng dẫn tại mục 2.1. Lấy mẫu đất. + Đo trực tiếp pH đất bằng thiết bị đo pH đất theo hướng dẫn tại mục 2.2.1. Đo trực tiếp bằng thiết bị đo pH đất

+ Quan sát màu của đất và các vũng nước trong khu đất theo hướng dẫn tại mục 2.3. Quan sát trạng thái đất và nước

+ Quan sát sự hiện diện thực vật chỉ thị vùng đất phèn theo hướng dẫn tại mục 2.4. Thực vật chỉ thị vùng đất phèn.

 Thời gian hoàn thành: 8 giờ

Các mẫu đất và báo cáo nhận diện khu đất, kết luận lựa chọn làm ao nuôi của khu đất.

2.2. Bài thực hành 1.2.2. Đo pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nguồn nước

 Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc đo các chỉ tiêu môi trường của nước sông, rạch khu vực nuôi.

 Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Các bộ thử nhanh pH, oxy hòa tan, độ kiềm, NH3 01 bộ/loại

+ Tỷ trọng kế, khúc xạ kế 01 cái/loại

+ Nhiệt kế 01 cái

+ Đĩa Secchi đo độ trong . 01 cái

 Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.

 Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi theo hướng dẫn tại mục 3. Kiểm tra chất lượng nguồn nước.

 Thời gian hoàn thành: 4 giờ

 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Báo cáo kết quả đo các chỉ tiêu pH, oxy hòa tan, độ kiềm, hàm lượng NH3, độ mặn, nhiệt độ, độ trong của nước sông, rạch khu vực nuôi và kết luận chất lượng nguồn nước.

C. Ghi nhớ

Đất thích hợp để đào ao nuôi cá là đất thịt, thịt pha cát, không phèn hoặc phèn nhẹ (pH từ 5 trở lên).

Nguồn nước thích hợp có: pH = 7-8

Hàm lượng oxy hòa tan: 5-6mg/l Độ kiềm: 80-120mg CaCO3/l NH3 ≤ 0,02mg/l

Độ mặn: tốt nhất là nước ngọt Nhiệt độ: 26-320C

Độ trong > 10cm vào mùa lũ Đầy đủ trong suốt vụ nuôi.

Bài 3. XÂY DỰNG AO NUÔI CÁ Mã bài: MĐ 01-03

Ao nuôi cá bống tượng xây dựng đúng kỹ thuật giúp môi trường nước ổn định, chăm sóc, quản lý cá thuận tiện, cá phát triển tốt, ít bệnh, hạn chế ô nhiễm khu vực nuôi.

Mục tiêu

- Biết được tiêu chuẩn kỹ thuật ao nuôi, hệ thống xử lý chất thải.

- Vẽ được sơ đồ ao với các thông số kỹ thuật phù hợp nuôi cá bống tượng. - Thi công hoặc theo dõi, giám sát thi công ao nuôi đúng kỹ thuật.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)