Tháo nước ao

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng (Trang 66)

3. Cải tạo ao cũ (ao không tháo cạn được nước)

3.1.Tháo nước ao

Tháo nước ao bằng cống thoát nước đến khi không tiếp tục được. Tháo nước ao Bơm hút bùn đáy Sát trùng, diệt tạp Bón vôi Tu sửa bờ, cống ao Sửa lưới bờ ao

3.2. Bơm hút bùn đáy

Dùng máy bơm nối với ống nhựa dẻo đường kính 15-20cm để kết hợp bơm nước trong ao và hút bùn đáy ao.

Có thể đặt máy bơm trên bờ ao, ống nhựa dẻo được cột với các phao nhựa để nổi trên mặt nước.

Một người cầm đầu ống hút di chuyển qua lại dưới đáy ao để hút bùn đáy.

Khi thấy nước thoát ra ở đầu ống xả đã bớt màu đen của bùn đáy thì di chuyển đầu ống hút sang vị trí khác.

Nước bùn thoát ra được đưa vào bãi chứa bùn để phân hủy.

Hình 1.4.10. Bơm hút bùn đáy ao

3.3. Sát trùng, diệt tạp

Sát trùng đáy ao nhằm tiêu diệt các mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm... tồn tại ở đáy ao.

Hóa chất phổ biến để sát trùng đáy ao nuôi thủy sản là chlorine.

Sát trùng nước trong ao bằng chlorine sau khi bơm hút bùn đáy và để lắng trong nước vài ngày nhằm hạn chế chlorine giảm hiệu quả do tác dụng với các thành phần lơ lửng trong nước và sinh chất độc gây hại cho cá nuôi

Liều lượng để sát trùng bằng cách tạt vào đáy, bờ ao là 100-200ppm Thực hiện như sau:

- Xác định thời điểm xử lý sát trùng đáy ao qua dự báo thời tiết.

Thời điểm thích hợp là buổi chiều hay tối, trời mát, nhiệt độ không quá cao.

Hình 1.4.11. Không xử lý chlorine lúc trời mưa hoặc nắng nóng

- Ước lượng lượng nước cần đủ để tạt ướt đều đáy và bờ ao nuôi. Lấy nước vào vật chứa.

- Tính và cân lượng chlorine cần dùng theo hướng dẫn.

- Cho từ từ chlorine vào vật chứa nước.

Không đổ mạnh nước vào chlorine.

Hình 1.4.12. Cho chlorine vào nước

- Dùng que khuấy cho chlorine tan đều trong nước.

- Dùng ca múc nước chlorine trong xô, tạt đều vào đáy và bờ ao, đi từ hướng cuối gió lên đầu gió để không phải ngửi mùi chlorine hoặc chlorine dính vào người gây bỏng da.

Tạt chlorine nhiều hơn ở những chỗ đọng nước.

Hình 1.4.13. Hòa tan chlorine bằng que

Các hóa chất sát trùng khác cũng được dùng để sát trùng đáy ao như BKC, formol... với liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì.

Chất sát trùng chlorine Ca(OCl)2

Chlorine - hypoclorit canxi - là chất bột màu trắng, mùi hăng, dễ tan trong nước và sinh ra các thành phần có tính sát trùng mạnh.

Bảo quản không tốt, chlorine dễ bị ánh sáng, nhiệt độ cao phá hủy, dễ hút ẩm, vón cục làm suy giảm chất lượng.

Hình 1.4.14. Bột chlorine

- Hiệu quả diệt trùng của chlorine giảm ở môi trường kiềm (pH > 7) nên không bón vôi trước khi xử lý chlorine. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chỉ nên thả giống sau khi xử lý chlorine hơn 3 ngày để lượng clo dư phân hủy hoàn toàn. Không sử dụng chlorine trong ao đang nuôi cá.

- Sử dụng chlorine lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp, không mưa.

- Hòa tan chlorine trong xô nước (không sử dụng trực tiếp, không đổ mạnh nước vào chlorine) rồi tạt đều khắp ao.

- Mang khẩu trang, mắt kính, áo quần bảo hộ, không tiếp xúc trực tiếp khi làm việc với chlorine.

- Chlorine có thể làm mục áo quần, gây bỏng da. Phải rửa nước sạch nhiều lần ở vị trí cơ thể tiếp xúc với chlorine.

Cách quy đổi đơn vị tính

Trong nuôi trồng thủy sản, các đơn vị để tính khối lượng thường là ki-lô- gam (kg), gam (g), mi-li-gam (mg) với

1kg = 1.000g 1g = 1.000mg Đơn vị tính thể tích là mét khối (m3 ), lít (l), mi-li-lít (ml) 1m3 = 1.000l 1l = 1.000ml

Đơn vị tính nồng độ là phần trăm (%), phần ngàn (‰, ppt, g/l), phần triệu (ppm, g/m3, mg/l).

Cách tính lƣợng chlorine sát trùng đáy ao

Ví dụ: Tính lượng chlorine cần hòa tan với 400l nước để có dung dịch nước chlorine nồng độ 200ppm để sát trùng đáy ao

Giải:

Đổi 200ppm = 200mg/l nghĩa là mỗi lít nước hòa tan với 200mg chlorine Vậy: 400 lít nước cần 200mg/l x 400l = 80.000mg = 80g chlorine

Nồng độ chlorine để sát trùng nước ao là 15-30ppm tùy thuộc vào pH hoặc mức độ đục của nước.

Nếu pH nước > 7 hay nước đục nhiều thì sử dụng chlorine với nồng độ cao. Thời điểm thích hợp để xử lý là sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ mát, không mưa.

Thực hiện như sau:

- Xác định mức nước trong ao bằng thước đo hoặc que gỗ, tre. - Tính thể tích nước trong ao =

diện tích ao x mức nước Ví dụ: Diện tích ao 500m2 Mức nước 0,5m

Lượng nước trong ao là:

500m2 x 0,5m = 250m3 Hình 1.4.15. Xác định mức nước ao - Tính lượng chlorine cần dùng = thể tích nước trong ao x nồng độ chlorine xử lý Ví dụ: Thể tích nước trong ao là 250m3 Nồng độ chlorine xử lý là 30ppm = 30g/m3 Lượng chlorine cần dùng = 250m3 x 30g/m3 = 7500g = 7,5kg

- Cân, hòa tan và đánh chlorine vào nước ao được thực hiện như hướng dẫn.

Diệt tạp chủ yếu là tiêu diệt các loài cá tạp tồn tại trong ao bằng rễ dây thuốc cá.

Hình 1.4.16. Rễ dây thuốc cá

Lượng sử dụng là 2-3kg rễ dây thuốc cá cho 100m3

nước.

Xay hoặc đập dập rễ dây thuốc cá rồi ngâm trong nước khoảng 12 giờ.

Phải mang kính bảo vệ mắt khi

Vắt lấy nước dịch rễ dây thuốc cá rồi tạt đều khắp ao.

Tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp ao nuôi cá.

Vắt rễ dây thuốc cá Vớt bỏ cá chết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác diệt tạp trong ao nuôi cá bống tượng thường được thực hiện ở ao có nhiều cá dữ và khi phải thả cá bống tượng giống cỡ nhỏ.

Vớt cá chết sau khi xử lý

Hình 1.4.17. Diệt cá tạp bằng rễ dây thuốc cá

3.4. Bón vôi

Thực hiện như ở mục 2.3. Bón vôi

3.5. Tu sửa bờ, cống ao

Thực hiện như ở mục 2.5. Tu sửa bờ ao

3.6. Sửa lưới bờ ao

Thực hiện như ở mục 2.6. Sửa lưới bờ ao

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi

Trình bày cách cải tạo ao nuôi cá bống tượng cũ tháo cạn được nước và không tháo cạn nước

2. Các bài thực hành

2.1. Bài thực hành 1.4.1. Vét bùn, sát trùng đáy ao

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc vét bùn, sát trùng, bón vôi đáy, bao lưới bờ ao nuôi cá.

 Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Ao nuôi cá 100-500m2 đã tháo cạn nước

+ Trang, cào, xẻng 1-2 cái/loại

+ Xô, thùng, ca nhựa 5-10 cái/loại

+ Khẩu trang, nón, mắt kính 01 cái/loại/người

+ Chlorine 1-2kg

+ Nước ngọt 1-3m3

 Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên. Có thể thực hiện bài tập vào buổi chiều.

 Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập với các nội dung:

+ Vét bùn đáy ao theo hướng dẫn tại mục 2.2. Vét bùn đáy.

+ Sát trùng đáy ao bằng chlorine theo hướng dẫn tại mục 3.3. Sát trùng , diệt tạp. Nội dung này được thực hiện vào buổi chiều hay tối, không mưa.

 Thời gian hoàn thành: 4 giờ

 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành:

Ao sạch bùn, đáy bằng phẳng, sát trùng bằng chlorine đủ liều lượng, đúng cách và an toàn.

2.2. Bài thực hành 1.4.2. Bón vôi đáy, bao lưới bờ ao

 Mục tiêu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc bón vôi đáy, bao lưới bờ ao nuôi cá.

 Nguồn lực: cho mỗi nhóm

+ Ao nuôi cá 100-500m2 đã tháo cạn nước

+ Xô, thùng, ca nhựa 5-10 cái/loại

+ Khẩu trang, nón, mắt kính 01 cái/loại/người

+ Vôi nung 50-100kg

+ Lưới muỗi rộng 0,8-1m, giềng dây PE 5-10mm Đủ để bao quanh ao. + Cọc tre hoặc gỗ cao 1,2-1,5m 01 cọc/m rãnh quanh ao

+ Búa, cuốc, xẻng, dao 01 cái/loại

 Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5-10 học viên.

 Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập với các nội dung:

+ Bón vôi đáy ao theo hướng dẫn tại mục 1.2. Bón vôi.

+ Bao lưới bờ ao theo hướng dẫn tại mục 1.3. Bao lưới bờ ao.

 Thời gian hoàn thành: 4 giờ

 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ao được bón vôi đều khắp đáy, đủ liều lượng, đúng cách và an toàn. Lưới bao chắc chắn, căng, đẹp.

2.3. Bài thực hành 1.4.3. Diệt cá tạp trong ao bằng rễ dây thuốc cá

 Mục tiêu:

Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bước công việc diệt cá tạp trong ao bằng rễ dây thuốc cá.

 Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ao nuôi cá 100-500m2

+ Xô, thùng, ca nhựa 1-2 cái/loại

+ Búa, dao, thớt 01 cái/loại

+ Vợt vớt cá 01 cái

+ Khẩu trang, nón, mắt kính, găng tay 01 cái/loại/người

+ Rễ dây thuốc cá 5-10kg

 Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.

 Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập:

Các nhóm thực hiện bài tập diệt cá tạp trong ao bằng rễ dây thuốc cá theo hướng dẫn tại mục 3.3. Sát trùng, diệt tạp.

 Thời gian hoàn thành: 4 giờ

 Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Ao không còn cá tạp

Xử lý rễ dây thuốc cá đúng cách và an toàn.

Ghi nhớ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Phơi đáy ao để khoáng hóa đất, hạn chế khí độc, tiêu diệt mầm bệnh ở đáy ao.

 Khử phèn đáy ao bằng cách bón vôi nung hoặc vôi bung, ngâm, xả nước nhiều lần.

Bài 5. CHUẨN BỊ NƯỚC NUÔI CÁ Mã bài: MĐ 01-05

Môi trường, vật nuôi, mầm bệnh là ba yếu tố quyết định thành bại của nghề nuôi cá.

Khi môi trường nước tốt, cá khỏe, sức đề kháng tốt thì trong ao có mầm bệnh cũng khó có thể phát sinh bệnh.

Do đó, chuẩn bị tốt nước trong ao nuôi cá sẽ giúp cho việc chăm sóc, cho ăn dễ dàng, thuận lợi, cá mau lớn, tỷ lệ sống cao, chi phí xử lý bệnh thấp, hiệu quả sản xuất cao, góp phần rất lớn cho thành công của vụ nuôi.

Mục tiêu:

- Trình bày được kỹ thuật lấy nước, gây màu trong ao nuôi cá. - Lấy, gây được màu nước trong ao đúng kỹ thuật.

A. Nội dung

Một phần của tài liệu giáo trình chuẩn bị ao nuôi cá nghề nuôi cá bống tượng (Trang 66)