1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình mô đun chuẩn bị thức ăn dê thỏ

83 662 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO DÊ,THỎ MÃ SỐ : MĐ02 NGHỀ : NUÔI DÊ, THỎ Trình độ : Sơ cấp nghề TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN : Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU : MĐ02 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây phong trào nuôi dê, thỏ ở Việt Nam phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về tiêu thụ thịt dê, sữa dê và thịt thỏ. Giá trị dinh dưỡng của thịt dê, sữa dê và thịt thỏ lại cao hơn so với một số loài vật nuôi khác. Hơn nữa chăn nuôi dê, thỏ vốn ban đầu thấp, chuồng trại có thể tận dụng các vật liệu sẵn có, rẻ tiền, tận dụng được lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Dê, thỏ là loài vật rất dễ nuôi có thể sử dụng các loại thức ăn như lá cây, rau cỏ tự nhiên và các phế phụ phẩm nông nghiệp do đó chi phí thấp, nhưng giá thành sản phẩm lại cao vì người tiêu dùng vẫn coi đây là các đặc sản. Xuất phát từ nhu cầu trên việc phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là cần thiết. Giáo trình nuôi dê, thỏ đã được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm rút ra từ đào tạo và thực tế, chúng tôi tổ chức biên soạn giáo trình một cách khoa học, hệ thống và cập nhật những kiến thức và kỹ năng thực tiễn phù hợp với đối tượng là lao động nông thôn. Giáo trình nuôi dê, thỏ là tài liệu sử dụng giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh các cơ sở dạy nghề cho đối tượng lao động nông thôn. Nội dung giáo trình mô đun chuẩn thức ăn cho dê, thỏ gồm có 3 bài : Bài 1 : Các loại thức ăn cho dê, thỏ Bài 2 : Phối trộn thức ăn cho dê, thỏ Bài 3 : Chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ Tập thể đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên soạn chương trình, giáo trình dạy nghề song còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Lê Công Hùng - Chủ biên 2. Nguyễn Danh Phương - Thành viên 3. Lâm Trần Khanh - Thành viên MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 1 Bài 1 : CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 1 A. Nội dung : 1 1.1. Xác định nguồn gốc của thức ăn 1 1.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn 2 1.2.1. Protein 2 1.2.2. Gluxit 3 1.2.3. Lipit 3 1.2.4. Khoáng 4 1.2.5. Vitamin 4 1.2.6. Nước 4 1.2.7. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn 4 1.3. Phân loại thức ăn 8 1.3.1. Phân loại thức ăn theo nguồn gốc 8 1.3.2. Phân loại thức ăn theo thành phần hóa học 9 1.4. Xác định các loại thức ăn cho dê, thỏ 11 1.4.1. Xác định thức ăn thô, xanh 11 1.4.2. Xác định thức ăn tinh 16 1.4.3. Các loại thức ăn bổ sung 17 1.4.4. Các loại thức ăn khác 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 18 C. Ghi nhớ : 20 Bài 2 : PHỐI TRỘN THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 21 A. Giới thiệu quy trình phối trộn thức ăn cho dê, thỏ 21 B. Các bước tiến hành: 22 3.1. Xác định các loại thức ăn cần phối trộn 22 3.2. Xác định tiêu chuẩn ăn 22 3.2.1. Xác định tiêu chuẩn ăn cho dê 22 3.2.2. Xác định tiêu chuẩn ăn cho thỏ 30 3.3. Lập công thức phối trộn 32 3.4. Xác định tỷ lệ thức ăn 36 3.5. Phối trộn thức ăn 36 3.5.1. Chuẩn bị thức ăn phối trộn 36 3.5.2. Chuẩn bị dụng cụ phối trộn 36 3.5.3. Phối trộn thức ăn 36 3.5.4. Bao gói và bảo quản 39 C. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên 39 D. Ghi nhớ 43 Bài 3 : CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 44 A. Giới thiệu quy trình chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ 44 B. Các bước tiến hành: 45 3.1. Ủ xanh thức ăn 45 3.1.1. Chuẩn bị thức ăn 45 3.1.2. Chuẩn bị dụng cụ chế biến 45 3.1.3. Kỹ thuật ủ xanh thức ăn 46 3.1.4. Bao gói bảo quản 47 3.2. Ủ rơm với urê 48 3.2.1. Chuẩn bị thức ăn 48 3.2.2. Chuẩn bị dụng cụ chế biến 48 3.3.3. Kỹ thuật ủ rơm 48 3.3.4. Bao gói bảo quản 50 3.3. Sản xuất tảng liếm 50 3.3.1. Chuẩn bị thức ăn 50 3.3.2. Chuẩn bị dụng cụ chế biến 51 3.3.3. Chế biến thức ăn 51 3.3.4. Bao gói bảo quản 54 3.4. Các phương pháp chế biến khác 54 3.4.1. Nấu chín : 54 3.4.2. Phơi, sấy và rang khô 54 3.4.3. Kiềm hóa 56 3.4.4. Đường hóa 57 3.4.5. Ủ men thức ăn tinh 57 C. Bài tập và (hoặc) sản phẩm thực hành của học viên 58 D. Ghi nhớ 60 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 61 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 61 II. Mục tiêu : 61 III. Nội dung chính của mô đun : 62 IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 62 4.1. Đánh giá bài thực hành 2.1.1: Khảo sát các loại thức ăn cho dê, thỏ tại cơ sở. 62 4.2. Đánh giá bài thực hành 2.1.2: Thảo luận đặc điểm các loại thức ăn cho dê, thỏ 63 4.3. Đánh giá bài thực hành 2.1.3: Phân loại thức ăn cho dê, thỏ 63 4.4. Đánh giá bài thực hành 2.1.4: Hướng dẫn cách tra bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn 64 4.5. Đánh giá bài thực hành 2.2.1: Tính nhu cầu dinh dưỡng và lập khẩu phần ăn cho một dê sữa nặng 60 kg, năng suất sữa là 2 kg/ngày 65 4.6. Đánh giá bài thực hành 2.2.2: Tính nhu cầu dinh dưỡng và lập khẩu phần ăn cho một dê nặng 45 kg, đang mang thai ở tháng thứ 3, tăng trọng 50 g/ngày và năng suất sữa là 1 lít/ngày 66 4.7. Đánh giá bài thực hành 2.2.3: Tính nhu cầu dinh dưỡng và lập khẩu phần ăn cho thỏ nuôi vỗ béo nặng 2 kg. Biết răng nhu cầu protein là 17g/con/ngày, chất xơ là 24 g/con/ ngày 66 4.8. Đánh giá bài thực hành 2.2.4: Tính nhu cầu dinh dưỡng và lập khẩu phần ăn cho một thỏ cái đang có chửa. Biết rằng nhu cầu protein là 28g/con/ngày, chất xơ là 26g/con/ngày 67 4.9. Đánh giá bài thực hành 2.2.5: Thực hiện phối trộn 30 kg thức ăn hỗn hợp cho dê và 20 kg thức ăn hỗn hợp cho thỏ 68 4.10. Đánh giá bài thực hành 2.2.6: Thực hiện bao gói và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ 69 4.11. Đánh giá bài thực hành 2.3.1: Ủ xanh thức ăn cho dê 69 4.12. Đánh giá bài thực hành 2.3.2: Ủ rơm với urê 70 4.13. Đánh giá bài thực hành 2.3.3: Sản xuất tảng liếm urê - rỉ mật 71 4.14. Đánh giá bài thực hành 2.3.4: Ủ men thức ăn tinh 72 V. Tài liệu tham khảo 73 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VI<T T=T MD : Vật chất khô TND : Tổng các chất dinh dương tiêu hóa CP : Protein thô DP : Protein tiêu hóa ME : Năng lượng trao đổi 1MJ ≈ 239 kcal Protein HTTDC : Protein hòa tan trong dạ cỏ dê Protein KHTTDC : Protein không hòa tan trong dạ cỏ dê p m : Hệ số năng lượng trao đổi 1 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun : Mô đun 02: Chuẩn bị thức ăn cho dê, thỏ với tổng số giờ là 68 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 48 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Các loại thức ăn cho dê, thỏ; phối trộn thức ăn cho dê, thỏ; chế biến và bảo quản thức ăn cho dê, thỏ đạt chất lượng và hiệu quả. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành. Bài 1 : CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ Mã bài: MĐ 02-01 Mục tiêu : - Xác định được các bước công việc trong việc phân loại thức ăn cho dê, thỏ. - Xác định được đặc điểm và cách sử dụng các loại thức ăn cho dê, thỏ. - Thực hiện được các bước trong công việc phân loại thức ăn cho dê, thỏ. A. Nội dung : 1.1. Xác định nguồn gốc của thức ăn Nguồn thức ăn cung cấp cho dê, thỏ rất phong phú và đa dạng bao gồm: Nguồn thức ăn tự nhiên, các loại cây trồng và các phế phụ phẩm nông, công nghiệp chế biến. - Nguồn thức ăn tự nhiên bao gồm: các loại cỏ tự nhiên, lá mít, keo tai tượng, lá tre, lá chuối, lá xoan… - Nguồn thức ăn trồng bao gồm: cỏ ghinê, cỏ voi, cỏ lông Para, cỏ Ruzi, chè khổng lồ, keo dậu, cây ngô… - Nguồn thức phế phụ phẩm của nông nghiệp, công nghiệp chế biến bao gồm: bã rượu, bã bia, bã sắn, rỉ mật, rơm, lá sắn, thân cây ngô,dây khoai lang, thân cây lạc, cây đậu, ngọn mía, cây chuối… Tuy nhiên để cung cấp đủ số lượng và chất lượng thức ăn cho dê, thỏ thì ngoài các thức ăn trên người chăn nuôi cần phải áp dụng các biện pháp chế biến, dự trữ thức ăn như: cỏ khô, rơm khô, ủ chua thức ăn xanh, ủ xanh thức ăn, ủ rơm với 2 ure, đướng hóa thức ăn, kiềm hóa thức ăn… có như vậy chăn nuôi dê, thỏ mới đem lại hiệu quả cao. 1.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn 1.2.1. Protein - Protein có các vai trò sau: + Protein là cấu trúc cơ bản hình thành nên mô mềm của các tổ chức của động vật như: cơ, mô liên kết, colagen, da, lông, móng. + Protein tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng + Protein có vai trò quan trọng trong quá trình duy trì, phát triển của mô và hình thành những chất cơ bản trong hoạt động sống. + Protein điều hoà trao đổi nước: điều chỉnh protein thẩm thấu và cân bằng toan kiềm trong cơ thể. + Protein có vai trò giải độc và bảo vệ: Tham gia tổng hợp kháng thể + Protein có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể. - Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng protein: + Protein thô: Tỷ lệ protein thô được xác định theo % Nitơ tổng số có trong thức ăn. Protein thô (%) = % N x k Trong đó: %N: % nitơ tổng số trong thức ăn k: hệ số chuyển đổi để xác định tỷ lệ protein thô Ví dụ: Tỷ lệ N trong protein của ngô là 17,7%, có nghĩa là trong 100g protein có 17,7g N. Hệ số trong trường hợp này là k = 100/17,7 = 5,65. Chú ý: % nitơ tổng số bao gồm cả Nitơ protein và Nitơ phi protein. + Protein tiêu hóa: Tỷ lệ protein tiêu hóa là tỷ lệ phần trăm của protein hấp thu được so với phần ăn vào. Tỷ lệ protein tiêu hóa (%) = Protein thu nhận (g) – Protein thải ra ở phân (g) x 100 Protein thu nhận (g) + Giá trị sinh học của protein (BV). BV = Protein thu nhận - (Protein phân + Protein nước tiểu) x 100 Protein thu nhận - Protein phân 3 BV = Protein tích lũy x 100 Protein tiêu hóa - Đối với dê, thỏ protein vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Dê, thỏ mẹ trong thời kỳ mang thai và nuôi con nếu thiếu chất đạm thì thai phát triển chậm, tỷ lệ chết thai cao, tỷ lệ nuôi sống giai đoạn sơ sinh thấp. Nuôi dê, thỏ con sau cai sữa nếu thiếu đạm sẽ còi cọc, chậm lớn, dễ mắc bệnh. 1.2.2. Gluxit - Tinh bột : Có nhiều trong các thức ăn hạt như lúa, ngô, khoai, sắn… Các chất này trong quá trình tiêu hóa sẽ được phân giải thành đường để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đối với dê, thỏ giai đoạn vỗ béo cần phải tăng lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần; Dê, thỏ hậu bị phải khống chế lượng thức ăn tinh để tránh làm dê, thỏ quá béo dẫn đến sinh sản kém hoặc vô sinh; đối với dê, thỏ nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh bột trong khẩu phần nhằm giúp cho dê mẹ, thỏ mẹ phục hồi sức khỏe và tạo sữa nuôi con, cuối giai đoạn nuôi con giảm dần nhu cầu tinh bột khẩu phần. - Xơ : Là yêu cầu thiết yếu trong khẩu phần thức ăn nhằm đảm bảo hoạt động sinh lý tiêu hóa bình thường của dê, thỏ. Tỷ lệ xơ trong khẩu phần thiếu xơ sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu từ cỏ, các loại rau, các phụ phẩm từ nông nghiệp rơm khô, ngọn mía, thân lá lạc, thân cây ngô … làm thức ăn cho dê, thỏ rất tốt. Tuy nhiên khi sử dụng cần rửa sạch, phơi héo làm giảm lượng nước tránh ảnh hưởng đến tiêu hóa. 1.2.3. Lipit - Lipit có các vai trò sau: + Lipit là nguồn năng lượng quan trọng: Giá trị năng lượng của 1 g lipit gấp 2,25 lần so với protein và đường (9,45 kcal so với 4,1kcal). + Lipit là dung môi hoà tan các vitamin tan trong dầu mỡ như vitamin A, D, E, K. Khi thiếu lipit trong khẩu phần ăn, các loại vitamin này khó hấp thu và dẫn đến những bệnh thiếu vitamin. + Lipit tham gia cấu trúc cơ thể: trong cơ thể, lipit là chất thiết yếu trong mỗi tế bào, không chỉ ở màng tế bào mà còn ở màng nhân tế bào, ty thể. + Lipit là nguồn nguyên liệu để tạo nên các chất nội tiết, như cholesterol, là nguyên liệu để tổng hợp progesterol, testosterol, estrogen và cũng là nguyên liệu để tổng hợp vitamin D 3 . [...]... THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ Mã bài: MĐ 02-02 Mục tiêu : - Xác định được các bước trong công việc phối trộn thức ăn cho dê, thỏ - Thực hiện được các bước trong công việc phối trộn thức ăn cho dê, thỏ A Giới thiệu quy trình phối trộn thức ăn cho dê, thỏ Bước 1: Xác định các loại thức ăn cần phối trộn Bước 2: Xác định tiêu chuẩn ăn Bước 3: Lập công thức phối trộn Bước 4: Xác định tỷ lệ thức ăn Chuẩn bị thức ăn. .. cho dê, thỏ ăn nhiều sẽ dẫn đến tiêu chảy B Câu hỏi và bài tập thực hành 1 Các câu hỏi : - Xác định giá trị dinh dưỡng của thức ăn chăn nuôi dê, thỏ - Nêu các nhóm thức ăn cho dê, thỏ theo thành phần hóa học - Xác định các loại thức ăn cho dê, thỏ ? Liên hệ thực tế các loại thức ăn cho dê, thỏ tại địa phương 2 Các bài thực hành : 2.1 Bài thực hành số 2.1.1: Khảo sát các loại thức ăn cho dê, thỏ tại... được các loại thức cho dê, thỏ hiện chó ở địa phương - Nguồn lực: Danh mục các loại thức ăn, mẫu ghi chép, bút, các loại thức ăn cho dê, thỏ - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; thực hiện khảo sát các loại thức ăn cho dê, thỏ - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Khảo sát các loại thức ăn thô xanh + Khảo sát các loại thức ăn tinh + Khảo... loại thức ăn bổ sung 1.4.3.1 Thức ăn bổ sung khoáng Các loại thức ăn tự nhiên trong khẩu phần ăn của dê, thỏ thường không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khoáng của cơ thể Vì vậy, để cân bằng đầy đủ trong khẩu phần, nâng cao khả năng sản xuất và khả năng kháng bệnh cần cho dê, thỏ ăn thêm các loại khoáng như : bột khoáng canxi, bột xương, bột vỏ sò, bột vỏ trứng và muối ăn Đối với dê có thể trộn vào thức ăn. .. Danh mục các loại thức ăn, bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn, mẫu ghi chép, bút, các loại thức ăn cho dê, thỏ - Cách thức tiến hành: Chia nhóm mỗi nhóm 5 - 10 học viên; các nhóm nhận nhiệm vụ được giao; nhóm thảo luận đặc điểm các loại thức ăn cho dê, thỏ - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Thảo luận đặc điểm các loại thức ăn thô xanh + Thảo luận đặc điểm các loại thức ăn tinh + Thảo luận... thức ăn hỗn hợp + Thảo luận đặc điểm các loại thức ăn bổ sung - Thời gian hoàn thành: 2 giờ - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Lập được bảng đặc điểm chính của các nhóm thức ăn 2.3 Bài thực hành số 2.1.3: Phân loại thức ăn cho dê, thỏ - Mục tiêu: Phân được các loại thức ăn ra từng nhóm theo giá trị dinh dưỡng - Nguồn lực : Tiêu bản các loại thức ăn, mẫu các loại thức ăn, ... là nguồn thức ăn rất tốt cho dê Nếu dê không ăn hết có thể ủ chua hoặc cắt nhỏ phơi khô làm thức ăn dự trữ Hình 2.1.5 Keo dậu Hình 2.1.6 Thân cây ngô 14 - Mía : Sử dụng thân và ngọn mía làm thức ăn cho dê có thể thay thế 50% khẩu phần thức ăn thô xanh Khi cho ăn nên chặt mía cả vỏ thành lát mỏng Đây là nguồn thức ăn thô xanh có tiềm năng nhất là vào mùa khô rét khi thiếu các nguồn thức ăn khác Hình... nhu cầu của dê + Có nhiều loại thức ăn khác nhau + Có độ choán thích hợp để dê ăn được hết và đủ no + Sử dụng tối đa các nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ + Đảm bảo hiệu quả kỹ thuật và kinh tế cao - Xác định các loại thức ăn + Thức ăn xanh : Cỏ, lá cây… + Thức ăn tinh : Cám gạo, ngô, bột đậu tương… + Thức ăn bổ sung : Các phụ phẩm như : bã đậu, bã bia… - Xác định giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn : Tra... chúng ta sẽ tính được lượng thức ăn cần thiết cho dê trong ngày như sau : 23 - Tính lượng vật chất khô trong các loại thức ăn : + Thức ăn thô xanh : 1,4 x 0,65 = 0,91 kg vật chất khô + Thức ăn tinh : 1,4 x 0,35 = 0,49 kg vật chất khô - Tính lượng thức ăn cần thiết cho dê + Thức ăn thô xanh : 0,91 kg/0,20 = 4,55 kg + Thức ăn tinh : 0,49 kg/0,90 = 0,54 kg b Xác định nhu cầu năng lượng Nhu cầu về vật chất... Chuẩn bị thức ăn phối trộn Chuẩn bị dụng cụ phối trộn Bước 5: Phối trộn thức ăn Phối trộn thức ăn Bao gói và bảo quản 22 B Các bước tiến hành: 3.1 Xác định các loại thức ăn cần phối trộn - Căn cứ vào tình hình sản xuất và nguồn thức ăn tự nhiên thực tế tại địa phương, khả năng có thể tìm mua được, giá thành các loại thức ăn hạ mà lựa chọn cho phù hợp - Khi xác định các loại thức ăn để phối trộn khẩu phần . dê Protein KHTTDC : Protein không hòa tan trong dạ cỏ dê p m : Hệ số năng lượng trao đổi 1 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun : Mô đun 02: Chuẩn bị thức ăn. THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 1 Bài 1 : CÁC LOẠI THỨC ĂN CHO DÊ, THỎ 1 A. Nội dung : 1 1.1. Xác định nguồn gốc của thức ăn 1 1.2. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn 2 1.2.1. Protein. định tiêu chuẩn ăn cho dê 22 3.2.2. Xác định tiêu chuẩn ăn cho thỏ 30 3.3. Lập công thức phối trộn 32 3.4. Xác định tỷ lệ thức ăn 36 3.5. Phối trộn thức ăn 36 3.5.1. Chuẩn bị thức ăn phối trộn

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w