C. Ghi nhớ :
B. Các bước tiến hành:
3.5.2. Chuẩn bị dụng cụ phối trộn
- Chuẩn bị đầu đủ các dụng cụ phối trộn như : máy đảo, xẻng, cuốc, ca, xô, thùng, quẩn áo bảo hộ, khẩu trang …
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ bao gói bảo quản đối với thức ăn tinh sau khi phối trộn không sử dụng ngay.
3.5.3. Phối trộn thức ăn
+ Đối với thức ăn tinh phải có mùi thơm, không bị bẩn mốc, không có mùi lạ, không vón cục và không lẫn tạp chất.
Một số nguyên liệu có độc tố và có chất kháng enzyme phải được sơ chế trước để dễ tiêu hóa : ví dụ như đậu tương phải được rang chín trước khi nghiền.
+ Đối với thức ăn xanh phải đảm bảo còn tươi xanh, có hàm lượng nước theo quy định, không bị dập nát hoặc thối… Một số loại thức ăn nhiều nước cần được phới tái trước khi chế phối trộn.
- Cách phối trộn hỗn hợp thức ăn tinh : + Đổ dàn đều các
loại nguyên liệu theo thứ tự : loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. + Đối với nguyên liệu có khối lượng ít như khoáng, vitamin, kháng sinh… phải trộn trước với một ít bột (ngô, cám gạo) sau đó mới trộn dần với các nguyên liệu khác để đảm bảo trộn đều trong hỗn hợp.
Hình 2.2.1. Dàn đều các loại nguyên liệu + Dùng xẻng
hoặc tay trộn thật đều cho đến khi thức ăn có mầu sắc đồng đều.
Hình 2.2.2a. Dùng xẻng đảo đều nguyên liệu
Hình 2.2.3. Ép viên thức ăn đã phối trộn
+ Khi nào ăn thì trộn với thức ăn xanh hoặc cho ăn riêng + Sau khi trộn xong phải bao gói, bảo quản.
+ Không để thức ăn quá lâu, tốt nhất là không quá 5 ngày.