Xác định tiêu chuẩn ăn cho thỏ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị thức ăn dê thỏ (Trang 37)

C. Ghi nhớ :

B. Các bước tiến hành:

3.2.2. Xác định tiêu chuẩn ăn cho thỏ

Thỏ là động vật ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi thỏ bằng các loại rau, cỏ, củ quả và các phế phụ phẩm. Nhưng muốn tăng năng suất trong chăn nuôi thỏ, cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, đạm, khoáng và vitamin ở dạng premix hoặc ở dạng thức ăn giàu dinh dưỡng về chất đó. Điều quan trọng là phải biết bổ sung các chất dinh dưỡng đó ở lứa tuổi và thời kỳ nào để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của chúng.

Bảng 2.2.9 : Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ (INRA, 1999)

Giai đoạn nuôi Nhu cầu các chất dinh dưỡng (g/con/ngày)

Bột đường Protein

Giai đoạn nuôi Nhu cầu các chất dinh dưỡng (g/con/ngày)

Bột đường Protein

+ 0,5 - 1,0 kg 15 - 35 2,5 - 9 + 1,0 - 2,0 kg 35 - 80 9 - 13 + 2,0 - 3,0 kg 80 - 110 13 - 17 - Hậu bị giống, nghỉ đẻ 70 20 20 - 26 - Cái có chửa 90 28 26 - 28 - Mẹ nuôi con + 10 ngày đầu + 11 - 20 ngày + 21 - 30 ngày + 31 - 40 ngày 180 205 200 165 48 56 52 44 28 - 31

a. Nhu cầu bột đường

Bột đường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn... Những chất này trong quá trình tiêu hoá sẽ được phân giải thành đường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nhu cầu bột đường của thỏ có thể tham khảo ở bảng 2.8. Đối với thỏ sau cai sữa cho đến thời kỳ vỗ béo cần tăng dần lượng tinh bột. Đối với thỏ hậu bị (4 - 6 tháng tuổi) và thỏ cái giống không sinh đẻ thì phải khống chế lượng tinh bột để tránh hiện tượng vô sinh do béo quá. Đến khi thỏ đẻ và nuôi con trong vòng 20 ngày đầu phải tăng lưọng tinh bột gấp 2 - 3 lần so với khi có chửa, bởi vì thỏ mẹ vừa phải phục hồi sức khoẻ, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. Đến giai đoạn sức tiết sữa giảm (sau khi đẻ 20 ngày) nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn.

b. Nhu cầu protein

Protein đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Nếu thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa và nuôi con mà thiếu protein thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, sữa mẹ ít, dẫn đến tỷ lệ nuôi sống đàn con thấp. Sau khi cai sữa, cơ thể chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu protein thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật trong giai đoạn vỗ béo.

c. Nhu cầu chất xơ

Do đặc điểm sinh lý tiêu hoá của thỏ, thức ăn thô vừa là chất chứa đầy dạ dày và manh tràng, vừa có tác dụng chống đói, đảm bảo sinh lý tiêu hoá bình

thường, đồng thời là nguồn thức ăn cung cấp thành phần xơ chủ yếu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đối với cơ thể. Nếu cho thỏ ăn ít rau lá cỏ mà không đáp ứng được 8% vật chất khô là chất xơ thì thỏ dễ bị ỉa chảy; ngược lại nếu tỷ lệ đó cao quá 16% thì thỏ tăng trọng chậm, dễ bị táo phân. Nhu cầu chất xơ cho các loại thỏ có thể tham khảo ở bảng 2.3. Khi khẩu phần ăn của thỏ không có đủ chất xơ hay quá nhiều bột đường thì đường tiêu hoá của thỏ sẽ kém nhu động, gây cứng ruột, làm cho thỏ đau bụng và chết.

d. Nhu cầu khoáng

Khoáng cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với thỏ, nhất là thỏ nuôi nhốt. Nếu thiếu canxi, phốt pho thỏ con còi xương, thỏ giống sinh sản kém, thai hay chết. Nếu thiếu muối, thỏ hay bị rối loại tiêu hoá và chậm lớn.

e. Nhu cầu vitamin

Đối với thỏ sinh sản và thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin từ thức ăn nên thường bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin A, D, E. Nếu thiếu vitamin A thỏ sinh sản kém hoặc rối loại sinh lý sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm và các hội chứng viêm da, viêm kết mạc niêm mạc và viêm đường hô hấp thường xuyên xảy ra. Nếu thiếu thai phát triển kém hoặc chết khi sơ sinh, thỏ đực giống giảm tính hăng, tinh trùng kém hoạt lực dẫn đến tỷ lệ thụ thai thấp. Nếu thiếu vitamin nhóm B thỏ hay bị viêm thần kinh, bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu vitamin D thỏ dễ bị còi cọc, mềm xương.

f. Nhu cầu nước uống

Cơ thể thỏ sử dụng hai nguồn nước chủ yếu : nước có trong thức ăn và nước uống. Nhu cầu nước uống phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn khô cần lượng nước nhiều gấp 3 lần so với bình thường. Ngoài ra nhu cầu về nước của thỏ còn phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau :

- Thỏ vỗ béo và thỏ hậu bị : 0,2 - 0,5 lít/ngày - Thỏ chửa : 0,5 - 0,6 lít/ngày - Sau khi đẻ : 0,6 - 0,8 lít/ngày - Khi tiết sữa tối đa : 0,8 - 1,5 lít/ngày

Nếu cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh và củ quả, lượng nước có trong thức ăn thực vật đáp ứng được 60 - 80% nhu cầu nước tổng số, nhưng vẫn cần cho thỏ uống nước. Thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát được đến ngày thứ hai là bỏ ăn, gầy dần đến ngày thứ 10 - 12 là chết.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chuẩn bị thức ăn dê thỏ (Trang 37)