luận văn quản trị nhân lực Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
522 KB
Nội dung
Đề tài: Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã và đang bước vào Thế kỷ XXI - một kỷ nguyên mà mỗi quốc gia, mọi dân tộc và các cộng đồng đều đứng trước những vận hội và thách thức lớn của thời đại với các đặc trưng cơ bản: - Khoa học - công nghệ phát triển với những bước tiến nhảy vọt đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế trí thức. - Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của mỗi dân tộc. Những đặc trưng trờn đó tác động và làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đến tư duy và phương thức của mọi hoạt động xã hội, trong đó nổi bật là vấn đề giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa phát triển giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội. Đứng trước những cơ hội, thách thức và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nêu trên, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XI đã khẳng định: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững", “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sáng tạo". Những định hướng trên thể hiện rõ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ. Người đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Mọi thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém", “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong". Cùng với cả nước, tỉnh Sơn La cần có nguồn nhân lực có trình độ cao nhằm phát triển kinh tế - xã hội thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển vùng kinh tế khu vực Tây Bắc. Vì thế, phát triển giáo dục nói chung và xây dựng các cơ sở giáo dục tiên tiến hiện đại tnúi riờng của Sơn La là một tất yếu khách quan nhằm đáp ứng kịp thời nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội không những của đất nước mà còn của chính Tỉnh nhà. Vấn đề đú đó được Tỉnh uỷ và Hội đồng Nhân dân Tỉnh đưa vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, trong đó đã nhấn mạnh chủ trương xây dựng và thực thi Dự án nâng cấp trường Cao đẳng Sơn La thành trường Đại học tại tỉnh Sơn La giai đoạn 2011 - 2020. Thành lập Trường Đại học tại tỉnh là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nó mang tính khách quan cấp thiết, nhưng cũng không ít khó khăn đối với Tỉnh nhà; bởi vì khi đó cú Đề án tiền khả thi thì cần phải có một quá trình chuẩn bị công phu để giải quyết đồng bộ và kịp thời những lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, vật 1 chất kỹ thuật, nguồn tuyển sinh và vấn đề mang tính tiên quyết là nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên và nhân viên kỹ thuật) của Trường. Từ những vấn đề về lý luận, thực tiễn nêu trên, việc nghiên cứu để đề xuất “Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 202, định hướng tầm nhìn đến 2030” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm góp phần thực thi Đề án nâng cấp từ trường Cao đẳng Sơn La thành trường Đại học vào năm 2013. 2.Mục tiêu nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận chủ yếu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội cho hoạt động của một cơ sở giáo dục tiên tiến, hiện đại nói riêng. - Tìm hiểu nhu cầu, yêu cầu về tiêu chuẩn nguồn nhân lực của Trường cao đẳng và đánh giá thực trạng đội ngũ nhân lực (nguồn, cơ cấu, chất lượng, ) và các điều kiện xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Trường cao đẳng Sơn La. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các hoạt động của trường Cao đẳng Sơn La. 3. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu để cú cỏc luận cứ và luận chứng đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nguồn cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên kỹ thuật nhằm đáp ứng các hoạt động của cao đẳng Sơn La và hướng đến Trường Đại học Sơn La khi được thành lập. - Tập trung vào nghiên cứu nhu cầu và tiêu chuẩn nhân lực (Cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên kỹ thuật) cho Trường cao đẳng Sơn La trong giai đoạn 2011 - 2020 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lờnin, khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi phối hợp sử dụng một số phương pháp chủ yếu dưới đây: 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận. Bằng việc nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý, công trình khoa học đó cú và các tài liệu khác; phương pháp này được sử dụng nhằm xây dựng hoặc chuẩn hoá khái niệm, thuật ngữ; chỉ ra cơ sở lý luận, thực hiện phán đoán và suy luận nhằm xác định bản chất của các yếu tố cơ bản có ảnh hưởng hoạt động xây dựng và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và cho các hoạt động của cao đẳng học Sơn La nói riêng. 4.2. Nhúm cỏc phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2 4.2.1. Các phương pháp điều tra, quan sát, phỏng vấn, chuyên gia và tổng kết kinh nghiệm. Bằng việc điều tra xã hội học nhờ hệ thống các câu hỏi, quan sát, phỏng vấn các chuyên gia và đúc rút kinh nghiệm trong và ngoài nước, nhóm phương pháp này được sử dụng với mục đích tìm hiểu và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực trong tỉnh Sơn La, các điều kiện để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho việc hoạt động của Trường cao đẳng Sơn Lam và định hướng phát triển của trường. 4.2.2. Các phương pháp hỗ trợ khác. Bằng việc sử dụng một số phần mềm tin học và sử dụng các thuật toán thống kê trong việc xử lý và đánh giá sự tin cậy của phương pháp nghiên cứu; các phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giỏ đỳng thực trạng nguồn nhân lực của Tỉnh và bước đầu xem xét tính hợp lý và khả thi của các giải pháp đã được đề xuất trong đề tài. CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Vai trò lập kế hoạch chiến lược trương trong giai đoạn hiện nay Thực hiện Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 - 2020, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển của mình, trường Cao đẳng Sơn La huy động lực lượng của trường và sự trợ giúp của các chuyên gia để xây dựng Chiến lược phát triển trường giai đoạn 2011- 2020, tầm nhìn 2030. Bản Chiến lược phát triển trường nhằm hiện thực hóa chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tỉnh uỷ, Hội đồng nhõn nhõn, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc phát triển trường Cao đẳng Sơn La thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La, đào tạo đa ngành và đa hệ, là nhân tố quan trọng giúp tỉnh đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đồng bộ về cơ cấu, thích ứng với việc làm, phục vụ tốt yêu cầu phân công lại lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh, cho xuất khẩu lao động, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững, đồng thời góp phần cung ứng nguồn nhân lực cho vùng Tây Bắc, cho cả nước và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào. Trong thời gian qua, trường Cao đẳng Sơn La đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, tuy nhiên để tiến bước vững chắc vào tương lai, nhà trường cần có chiến lược phát triển cho thời gian tới. Nước ta đang từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang cơ chế thị trường. Cách làm kế hoạch, trong đó có việc xây dựng chiến lược đang thay đổi một cách cơ bản, giúp định hướng hành động trong môi trường phức tạp, đầy biến động hiện nay. Giáo dục là một lĩnh vực hoạt động có vai trò quan trọng, có quy mô to lớn, có những 3 mục đích lâu dài rất cần được định hướng về chiến lược. Việc đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế trong giáo dục đòi hỏi các tổ chức giáo dục phải có chiến lược phát triển để tận dụng thời cơ và vượt qua thách thức. Chiến lược phát triển là bản thiết kế sự phát triển dài hạn của trường trong đó chỉ ra mối quan hệ với môi trường, định hướng hành động tương lai, mục tiêu dài hạn, nguồn lực, các ưu tiên, các giải pháp chiến lược và chương trình hành động. Để tăng giá trị thực tiễn, chiến lược được xây dựng như là một kế hoạch, gọi là kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược của Trường trả lời 4 câu hỏi: Trường hiện đang ở đâu? Trường muốn đi đến đâu trong tương lai? Trường sẽ đi đến đó bằng cách nào? Sẽ đo sự tiến đến mục tiêu đó như thế nào? Trường đảm bảo 2 điều kiện của lập kế hoạch chiến lược thành công là: 1) Sự cam kết với quá trình và kết quả lập kế hoạch chiến lược từ lãnh đạo cao nhất của trường; 2) Huy động sự tham gia rộng rãi của mọi thành viên trong trường. 1.2. Những cơ sở pháp lý và nguồn tư liệu xây dựng chiến lược trường 1.2.1. Cơ sở pháp lý - Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI (2011) một lần nữa khẳng định giáo dục là quốc sách hàng đầu, có vai trò quyết định trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, phát triển giáo dục - đào tạo là nhu cầu bức thiết để phát triển đất nước; - Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam, công bố theo Quyết định số 38/2005/QH11 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giáo dục năm 2009 quy định các nội dung quản lý nhà nước về giáo dục, trong đó có xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; - Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020; - Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006-2020. - Đề án đổi mới giáo dục đại học Vịờt Nam giai đoạn 2006-2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020; - Điều lệ trường cao đẳng, ban hành theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; 4 - Kết luận của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 296/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2020; - Quyết định số 5521/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 13 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nâng cấp trường Trung học Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La; - Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sơn La; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (Nhiệm kỳ 2010-2015); - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường Cao đẳng Sơn La lần thứ XXX (nhiệm kỳ 2010-2015). - Đề án khả thi xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt tháng …/1996. - Nghị quyết số…. của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020. 1.2.2. Nguồn tư liệu - Dự thảo ngày 07-11-2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020; - Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020; - Quy hoạch phát triển giáo dục - đào tạo Tỉnh Sơn La giai đoạn 2008-2020; - Đề án đổi tên trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La thành trường Cao đẳng Sơn La đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. - Báo cáo về cung cấp số liệu thông tin phục vụ công tác xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển của trường giai đoạn 2011- 2020; - Kết quả các cuộc khảo sát trong quá trình xây dựng Kế hoạch chiến lược trường; - í kiến đóng góp tại các cuộc thảo luận trong xây dựng Kế hoạch chiến lược Trường; - Trang Web tỉnh Sơn La, Trang Web trường Cao đẳng Sơn La. 5 CHƯƠNG 2. THỰC TẾ TÌNH HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 2.1. Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La Tiền thân của trường Cao đẳng Sơn La là trường Sư phạm Dân tộc Sơn La, được thành lập ngày 15/10/1963, năm học 1973-1974 được Bộ Giáo dục quyết định chuyển thành trường Trung học Sư phạm cấp 1 tỉnh Sơn La; đến tháng 12/2000 được nâng cấp thành trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La theo Quyết định số 5521/QĐ- BGD&ĐT-TCCB ngày 13/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (đồng thời sáp nhập trường Trung cấp Mầm non tỉnh và trường Bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục tỉnh vào trường), tháng 11/2008 đổi tên thành trường Cao đẳng Sơn La theo Quyết định số 7599/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 2.2. Hiện trạng cơ cấu tổ chức Trường Hiện nay trường Cao đẳng Sơn La có các tổ chức, bộ phận: Đảng ủy; Ban Giám hiệu gồm Hiệu trưởng và 03 Phó Hiệu trưởng; Hệ thống các đoàn thể gồm: Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, Hội khuyến học và các Hội đồng tư vấn. Trường có 10 phòng, ban chức năng; 14 khoa đào tạo; 02 bộ môn trực thuộc; 07 cơ sở phục vụ đào tạo - nghiên cứu. Các đơn vị được sắp xếp trong sơ đồ dưới đây: 6 TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 12/11/2008 TRƯỜNG CĐSP SƠN LA 13/10/2000 TRƯỜNG THSP SƠN LA TRƯỜNG SP DÂN TỘC SƠN LA 15/10/1963 Trường Bồi dưỡng Cán bộ Quản lý Giáo dục Tỉnh Trường Trung cấp Mầm non tỉnh SƠ ĐỒ TỔ CHỨC TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 7 ĐẢNG BỘ TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG ĐOÀN THANH NIÊN HỘI SINH VIÊN BAN GIÁM HIỆU 1 Hiệu trưởng Các Phó hiệu trưởng CÁC HĐ TƯ VẤN 1. Phòng Tổ chức Cán bộ 2. Phòng Đào tạo 3. Phòng Tổng hợp - Hành chính 4. Phòng Kế hoạch - Tài chính 5. Phòng Công tác HSSV 6. Phòng Thanh tra - Pháp chế 7. Phòng QLKH và QHQT 8. Phòng Thiết bị - Công nghệ 9. Phòng Khảo thí và ĐBCL 10. Phòng Quản trị - Đời sống CÁC KHOA ĐÀO TẠO 1. Khoa SP Tự nhiên 2. Khoa SP Xã hội 3. Khoa ST Tiểu học - Mầm non 4. Khoa SP Nghệ thuật 5. Khoa Kỹ thuật - Công nghệ 6. Khoa Kinh tế 7. Khoa Nông Lâm 8. Khoa Văn hóa - Du lịch 9. Khoa GD Thể chất - QP 10. Khoa Lao động - Xã hội 11. Khoa Lý luận chính trị 12. Khoa Ngoại ngữ 13. Khoa Nội vụ 14. Khoa Đào tạo quốc tế CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC 1. Bộ môn Quản lý Giáo dục 2. Bộ môn Tiếng Dân tộc thiểu số CÁC CƠ SỞ PHỤC VỤ ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU 1. Ban quản lý Khu nội trú 2. Trung tâm Bồi dưỡng - DN 3. Trung tâm Tin học 4. Trung tâm Ngoại ngữ 5. Trung tâm Hướng nghiệp và Xúc tiến việc làm 6. Thư viện 7. Trạm Y tế Ghi chú: Mối quan hệ trực tiếp: Mối quan hệ phối hợp: 2.3. Hiện trạng đội ngũ giảng viên, nhân viên (Tính đến 31/7/2011) - Tổng số lao động toàn trường: 339 (Hợp đồng lao động: 62), trong đó GV: 292, CBVC hành chính - phục vụ: 47. - Trình độ giảng viên: Tiến sĩ và NCS: 07 (chiếm 1,7%), thạc sĩ và cao học: 174 (chiếm 58,6%), đại học: 114 (chiếm 39%). - Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp và tương đương: 33, trung cấp: 145. - Cán bộ quản lý: Tổ phó, Phó trưởng môn trở lên 115. Trường Cao đẳng Sơn La không ngừng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh về mọi mặt, phấn đấu để mỗi cán bộ giảng viên, nhân viên trở thành một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo. Để làm được điều đó trường đã thực hiện các biện pháp: - Phổ biến đầy đủ các nghị quyết, chính sách của Đảng về xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh. Mỗi đảng viên có quan hệ gắn bó và tích cực đóng góp xây dựng cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cư trú; - Quán triệt trong toàn thể cán bộ, giảng viên, nhân viên Chỉ thị 40/CT/TW về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cử cán bộ giảng viên đi đào tạo sau đại học và năng cao trình độ lý luận chính trị; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên đạt trình độ sau đại học; - Phổ cập ngoại ngữ, tin học trong giảng viên, phát động phong trào cán bộ giảng viên, nhân viên tham gia học tập nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ. Hiện nay hầu hết các giảng viên đều biết ngoại ngữ và sử dụng thành thạo máy tính phục vụ công tác chuyên môn. 2.4. Hiện trạng cơ sở vật chất, tài chính 2.4.1. Cơ sở vật chất 2.4.1.1. Đất đai Diện tích đất được giao là 12,6 ha, có đủ điều kiện về diện tích đất để xây dựng các hạng mục công trình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Để đáp ứng nhu cầu phát triển trường trong giai đoạn tới, UBND tỉnh Sơn La cho chủ trương bổ sung quỹ đất cho trường tại Công văn số 848/UBND-KTN ngày 19/04/2009 về việc đất xây dựng cơ sở II của Trường Cao đẳng Sơn La. 2.4.1.2. Xây dựng Tổng diện tích sàn xây dựng: 21.259 m2, bao gồm các công trình phòng học, phòng làm việc, phòng máy tính, phòng thí nghiệm, thực hành, phòng thường trực giảng dạy, phòng kho, ký tỳc xỏ sinh viên, phũng khách, nhà ăn sinh viên. Diện tích sàn xây dựng đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức đào tạo. 8 2.4.1.3. Tổng tài sản Khái toán tổng giá trị tài sản của nhà trưởng theo thời giá, bao gồm nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị, tài sản khác (chưa tính giá trị của đất vào giá trị tài sản) khoảng 200.000.000,00 VNĐ. 2.4.2. Tài chính 2.4.2.1.Các nguồn tài chính chủ yếu - Ngân sách nhà nước cấp (đào tạo HSSV trong nước, đào tạo Lưu học sinh Lào, đào tạo HSSV hệ cử tuyển; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; nghiên cứu khoa học, đầu tư phát triển…). Ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo trong nước: Ổn định và có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Năm 2009: Định mức chi cho đào tạo cao đẳng chính quy là 8.000.000,0 đồng/SV/năm; Trung cấp là 6.000.000,0 đồng/HS/năm. Năm 2010 và năm 2011: Định mức chi cho đào tạo cao đẳng là 12.000.000,0 đồng/SV/năm; Trung cấp là 10.000.000,0 đồng/HS/năm. Ngân sách Nhà nước cấp cho đào tạo Lưu học sinh Lào. Năm 2009: Định mức chi cho đào tạo là 6.000.000,0 đồng/LHS/năm và tiền phụ cấp sinh hoạt phí chi trực tiếp cho Lưu học sinh là 1.320.000,0 đồng/thỏng. Năm 2010 và năm 2011: Định mức chi cho đào tạo là 12.000.000,0 đồng/LHS/năm và phụ cấp cho Lưu học sinh là 2.320.000,0 đồng/thỏng - Nguồn thu sự nghiệp tại đơn vị (học phí, liên kết đào tạo, lệ phí tuyển sinh, thu từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ, lệ phớ…). Nguồn thu năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt và vượt mức 10% tổng thu của đơn vị đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính. Mức thu, cơ chế thu thực hiện đúng theo chế độ chính sách hiện hành. - Nguồn thu khác ổn định và có mở rộng, tăng trưởng qua các năm. Các số liệu trên cho thấy tỉnh Sơn La đã thực sự quan tâm đến sự nghiệp đào tạo của địa phương nói chung và nhà trường nói riêng, đảm bảo nguồn lực tài chính cho nhà trường thực hiện nhiệm vụ đào tạo có chất lượng và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giảng viên. Ngân sách cấp cho đầu tư phát triển và thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đều ổn định và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước; tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển của nhà trường. 2.4.2.2. Quản lý tài chính Công tác quản lý tài chính được quan tâm, tổ chức triển khai đúng quy định của nhà nước và đạt hiệu quả tốt. Nguồn lực tài chính được phân bổ hợp lý để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung công tác, các nhiệm vụ của nhà trường. 9 - Đảm bảo tổ chức đào tạo có chất lượng tốt, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội . - Đảm bảo triển khai nghiên cứu khoa học - ứng dụng và chuyển giao tiến nộ khoa học - công nghệ có hiệu quả; - Đầu tư phát triển về cơ sở vật chất - trang thiết bị đảm bảo đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học - ứng dụng công nghệ; - Đảm bảo đời sống vất chất, tinh thần của cán bộ, giảng viên, công nhân viên; đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ viên chức về mọi mặt. - Đảm bảo phục vụ công tác quản lý, ứng dụng tiến bộ khoa học quản lý để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý; - Có tích lũy tài chính để đầu tư phát triển hoạt động sự nghiệp. Nhà trường có nguồn lực tài chính ổn định và không ngừng được mở rộng, nâng cao. Hoạt động tài chính lành mạnh, tuân thủ các quy định của pháp luật. Công tác quản lý tài chính được quan tâm, đạt hiệu quả tốt. Các cơ quan quản lý tài chính cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra và kiểm toán đều đánh giá khá tốt về công tác quản lý tài chính của nhà trường. 2.5. Thành tích và kết quả hoạt động từ khi thành lập trường đến nay Sau 48 năm hoạt động (1963 - 2011), Trường Cao đẳng Sơn La đã đào tạo 10.773 giáo viên tiểu học, 3.927 giáo viên THCS; gần 2000 cử nhân cao đẳng xác ngành ngoài sư phạm (nông - lâm nghiệp, kinh tế, văn hóa - du lịch, thể dục thể thao, lao động - xã hội, nội vụ, kỹ thuật - công nghệ, tài nguyên - môi trường…); đào tạo lại 5.678 giáo viên tiểu học và mầm non, 947 giáo viên THCS; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ cho gần 10.000 giỏo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT; bồi dưỡng về quản lý giáo dục cho gần 1000 cán bộ quản lý (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và khối trưởng, tổ trưởng chuyên môn) các trường mầm non, tiểu học, THCS. Kết quả đào tạo của nhà trường đã góp phần quan trọng phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào. Với những thành quả nêu trên, nhà trường đã được Đảng và Nhà nước phong tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý: - 07 Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba cho tập thể và cá nhân. - 22 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân. - 02 Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ. - 02 Cờ thi đua xuất sắc của Bộ Giáo dục & Đào tạo. - 03 Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh Sơn La. - 02Nhà giáo ưu tú. 10 [...]... Tỉnh Sơn La nói chung và Trường Cao đẳng Sơn La nói riêng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới - Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ cũng như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước đặt ra các mục tiêu và tạo ra các điều kiện thuận 33 lợi để phát triển các trường đại học, cao đẳng ở cỏc vựng và các tỉnh, trong đó có vùng Tây Bắc, tỉnh Sơn La và trường Cao đẳng Sơn. .. cao CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN, TẦM NHèN, SỨ MẠNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 4.1 Quan điểm phát triển - Phát triển trường Cao đẳng Sơn La phục vụ vì sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng Tây Bắc và của cả nước Trường gắn chặt hoạt động của mình với chiến lược và các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La, bám sát nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài về đào tạo nhân. .. trong Đề án nâng cấp Trường trung học Sư phạm tỉnh Sơn La thành Trường Cao đẳng phạm Sơn La Hiện tại, trường Cao đẳng Sơn La đã cơ bản hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý - giảng viên và trình độ quản lý để phát triển thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La góp phần giải quyết yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, đặc biệt la con em đồng bào... xã hội 4.2 Tầm nhìn đến năm 2030 Trở thành cơ sở giáo dục đại học tiên tiến, hiện đại, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; có tác dụng tốt đến phát triển kinh tế, văn húa, xã hội của khu vực thích ứng với bước phát triển của ngành, của đất nước 4.3 Sứ mạng Trường Cao đẳng Sơn La Đào tạo nhân lực cho nền kinh... Trong tình hình đó, tỉnh Sơn La cần có trường đại học để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao cho tỉnh Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào Chủ trương xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La "làm nòng cốt để xây dựng Trường Đại học cộng đồng Sơn La trong tường lai" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt năm tháng... bào dân tộc thiểu số tại chỗ, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào 3.4.1 Các nhân tố bên ngoài trường - Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhõn dân tỉnh Sơn La, đặc biệt là chỉ đạo chiến lược phát triển trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trường về các mặt tổ chức, nhân sự và tài chính - cơ sở vật chất... nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, trước mắt là đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015) Hiện nay, nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ cao của Sơn La còn... dựng, thực hiện Chiến lược phát triển giai đoạn 2011- 2020 với mục tiêu sau: - Mục tiêu chung: + Đổi mới căn bản nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, hướng tới một xã hội học tập, có khả nămg hội nhập quốc tế + Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu... được kết quả khả quan, mở ra hướng sản xuất mới có thu nhập cao cho người dân Trong lĩnh vực xã hội nhân văn đã nghiên cứu, biên soạn: Lịch sử quan hệ quốc tế giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào, Lịch sử HĐND tỉnh Sơn La, Lịch sử Trường Chính trị tỉnh, Lịch sử Báo Sơn La , Xây dựng chương trình bảo tồn văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Sơn La nhằm duy trì và phát huy bản sắc văn. .. trong lịch sử nhân khẩu học của mỗi quốc gia, vì vậy các chuyên gia cho rằng “cơ cấu dân số vàng sẽ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nếu Chính phủ có những chính sách phát triển nguồn nhân lực và tạo cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt chú trọng đến lực lượng lao động trẻ” 3.2 Bối cảnh ngành giáo dục Trong 10 năm qua, ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giai đoạn 2001-2010 . Đề tài: Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 1. Lý do chọn đề tài Nhân loại đã và đang bước. nêu trên, việc nghiên cứu để đề xuất Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 202, định hướng tầm nhìn đến 2030 là hết sức cần thiết và cấp bách. dựng Kế hoạch chiến lược Trường; - Trang Web tỉnh Sơn La, Trang Web trường Cao đẳng Sơn La. 5 CHƯƠNG 2. THỰC TẾ TÌNH HÌNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƠN LA 2.1. Quá trình thành lập trường Cao đẳng Sơn La