Cơ hội và thách thức 1 Các cơ hộ

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 (Trang 33)

3.5.1. Các cơ hội

- Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tác động đến nước ta, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa nước ta với các nước khác. Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư từ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho giáo dục, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

- Sau những năm đổi mới, thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, sự ổn định chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều so với trước. Sự đóng góp về nguồn lực của Nhà nước và nhân dân cho phát triển giáo dục ngày càng tăng lên. Việc hoàn thiện cơ chế thị trường trong nước tạo điều kiện cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học và chuyên nghiệp phát huy vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước và từng địa phương.

- Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng được thực hiện trờn vựng trung du, miền núi phía Bắc và tỉnh Sơn La, đặc biệt là chủ trương của Chính phủ về phát triển tỉnh Sơn

La thành trung tâm vùng Tây Bắc và đầu tư xây dựng dự án Thủy điện Sơn La sẽ tạo

ra những cơ hội mới cho Tỉnh Sơn La nói chung và Trường Cao đẳng Sơn La nói riêng tiếp tục phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới.

- Chiến lược phát triển giáo dục của Chính phủ cũng như quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước đặt ra các mục tiêu và tạo ra các điều kiện thuận

lợi để phát triển các trường đại học, cao đẳng ở cỏc vựng và các tỉnh, trong đó có vùng Tây Bắc, tỉnh Sơn La và trường Cao đẳng Sơn La.

- Trường Cao đẳng Sơn La phát triển theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, tích cực phục vụ và đáp ứng nhu cầu cộng đồng, xã hội. Đây là một hướng đi mới, hiệu quả trong mô hình giáo dục đại học Việt Nam nhằm thay đổi chất lượng lao động ở nông thôn, huy động thờm cỏc nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đồng thời gắn liền đào tạo với nhu cầu sử dụng, nhu cầu học tập ở các địa phương.

- Trường Cao đẳng Sơn La là trường công lập, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí nên mức thu học phí thấp, có thuận lợi trong việc thu hút con em đồng bào các dân tộc ở cỏc vựng khó khăn trong tỉnh và trong vùng Tây Bắc vào học tập.

- Tỉnh Sơn La được xác định là trung tâm của vùng Tây Bắc, có 250 km đường biên giới với nước CHDCND Lào, có quan hệ hợp tác đặc biệt với 8 tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào đang có nhu cầu rất lớn về đào tạo nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Trường Cao đẳng Sơn La có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo lưu học sinh Lào sẽ có thuận lợi rất lớn trong hợp tác đào tạo với các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w