Những đối tác, quan hệ cơ bản và xu thế phát triển của nhà trường

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 (Trang 30)

Trường Cao đẳng Sơn La được thành lập và hoạt động nhằm đáp ứng các nhu cầu giáo dục - đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của cộng đồng, góp phần tích cực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà, trước mắt là đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006 - 2020 và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2010-2015).

Hiện nay, nguồn nhân lực đã qua đào tạo và có trình độ cao của Sơn La còn thấp hơn nhiều địa phương khác, số liệu so sánh thể hiện trong bảng sau:

Bảng 7. So sánh chất lượng nguồn lao động tỉnh Sơn La với một số địa phương Trình độ Tỉnh Lao động chưa có CMKT (%) Lao động trình độ TCCN (%) Lao động trình độ CĐ, ĐH (%) Sơn La 96,59 1,84 0,46 Lào Cai 90,85 2,44 1,23 Bắc Cạn 94,53 3,74 0,69 Thái Nguyên 85,58 16,39 19,03

Để góp phần từng bước giải quyết tình trạng trên, nhà trường đã chủ động tăng cường các mối liên hệ, hợp tác với các đại học, học viện, trường đại học có truyền thống, uy tín, chất lượng đào tạo để vừa học hỏi kinh nghiệm vừa kịp thời đáp ứng nhiệm vụ được tỉnh giao là đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ của cộng đồng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện để người lao động sau đào tạo chủ động tham gia thị trường lao động.

Hiện nay nhà trường đang liên kết với gần 20 đại học, học viện, trường đại học để đào tạo trình độ đại học nhằm nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động (Đại học Thỏi Nguyờn, Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông; Học viện Quản lý giáo dục; Học viện Hành chính Quốc gia; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, Trường Đại học Lao

động - Xã hội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, Trường Đại học Luật Hà Nội, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Cán bộ Phụ nữ Trung ương, Trường Chính trị Tỉnh Sơn La).

Nhà trường luôn thực hiện tốt sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời chủ động phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh (Hội Khuyến học, Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản HCM...), các huyện - thành phố, các trường học, các doanh nghiệp để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được tỉnh giao, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cộng đồng, xã hội.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa giáo dục chuyên nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng cho xã hội những người lao động trẻ có kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời đào tạo lại để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động hiện có. Trong giai đoạn hiện nay, hàng vạn học sinh THCS và THPT của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc và các tỉnh lân cận lân cận sau tốt nghiệp THCS và THPT đều có nguyện vọng học một ngành nghề chuyên môn nhất định để tìm kiếm việc làm. Trong điều kiện khó khăn của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc thì thuận lợi nhất đối với đa số học sinh là tiếp tục được đào tạo nghề nghiệp tại địa phương. Trường Cao đẳng Sơn La cần tiếp tục mở rộng đào tạo đa ngành, đa hệ để cùng với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác đáp ứng nhu cầu nhân lực của tỉnh Sơn La, vỳng Tây Bắc và các tỉnh lân cận.

Theo xu thế phát triển hiện nay, nhu cầu nâng cao năng lực đào tạo của các trường đại học và mở thờm cỏc trường đại học là tất yếu, đa số các địa phương đều đều mong muốn xây dựng trường đại học để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ có trình độ đại học trở lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong những năm sắp tới. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn phát triển giáo dục và đào tạo nước ta cho thấy xây dựng và phát triển các trường đại học địa phương là giải pháp có hiệu quả. Một số tỉnh trong toàn quốc đó cú trường đại học trực thuộc tỉnh (Trường Đại học Hùng Vương - Tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hồng Đức - Tỉnh Thanh Hóa, Trường Đại học Phỳ Yờn - Tỉnh Phỳ Yờn, Trường Đại học Tiền Giang - Tinh Tiền Giang. Trường Đại học An Giang - Tỉnh An Giang…). Đối với tỉnh Sơn La, sự phát triển kinh tế - xã hội và ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ, đảm bảo an ninh - quốc phòng phía Tây Bắc của cả nước với 250 km đường biên giới với nước CHDCND Lào, đòi hỏi phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, nhu cầu nhân lực các ngành, nghề và hợp tác đào tạo với nước bạn Lào sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới, đặc biệt trong điều kiện tỉnh Sơn La đóng vai trò trung tâm của

vùng Tây Bắc và đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực ASEAN, toàn cầu hóa và gia nhập WTO.

Trong tình hình đó, tỉnh Sơn La cần có trường đại học để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ có trình độ cao cho tỉnh Sơn La, các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào. Chủ trương xây dựng Trường Cao đẳng Sư phạm Sơn La "làm nòng cốt để xây dựng Trường Đại học cộng đồng Sơn La trong tường lai" đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh Sơn La phê duyệt năm tháng …/1996 trong Đề án nâng cấp Trường trung học Sư phạm tỉnh Sơn La thành Trường Cao đẳng phạm Sơn La. Hiện tại, trường Cao đẳng Sơn La đã cơ bản hội đủ điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý - giảng viên và trình độ quản lý để phát triển thành Trường Đại học cộng đồng Sơn La góp phần giải quyết yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tại địa phương, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, bồi dưỡng nhân tài và đào tạo cán bộ, nguồn nhân lực cho các tỉnh phía Bắc nước CHDCND Lào.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị nhân lực Kế hoạch chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho trường Cao đẳng Sơn La giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tầm nhìn đến 2030 (Trang 30)